Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 12

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 12

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 ----------Huy Cận-----------

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn chỉnh ra đời của bài thơ.

- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sóng lao động của ngư dân trên biển.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách mạng tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, tráng lệ, lãng mạn.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuạtt tiêu biểu trong bài thơ.

- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

- Thầy :soạn bài lên lớp

 Vẽ tranh cảnh đánh cá, tập ’’Huy Cận-Thơ và đời’’

 - Trò học bài cũ ,xem ,soạn bài mới

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 56,57
Ngày soạn: 06/11/2011
Ngày dạy: 07/11/2011 
	 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ 
 ----------Huy Cận-----------
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn chỉnh ra đời của bài thơ.
- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sóng lao động của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách mạng tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuạtt tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
- Thầy :soạn bài lên lớp
 Vẽ tranh cảnh đánh cá, tập ’’Huy Cận-Thơ và đời’’
 - Trò học bài cũ ,xem ,soạn bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm ‘ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật ? Em hiểu như thế nào về hình ảnh " Chỉ cần trong xe có một trái tim " ? 
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
 * Huy Cận là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ mới và là một trong những tên tuổi sáng giá của trào lưu thơ ca lãng mạn trước 1945 . Cảm hứng chính trong sáng tác của ông thường là hướng về thiên nhiên vũ trụ . Năm 1943 Huy Cận tham gia phong trào văn hoá cứu quốc và trở thành một nhà thơ cách mạng . Tuy nhiên sự chuyển mình trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận diễn ra khá chậm . Phải đến năm 1958 sau những chuyến đi thực tế, hoà mình với cuộc sống mới và những con người lao động mới thì cảm hứng sáng tác trong ông mới thực sự chín muồi và nở rộ thành chùm hoa nghệ thuật . Bài thơ’ Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những sáng tác thể hiện rõ dấu ấn của sự chuyển mình này. 
 * Huy Cận nổi tiếng trong phong trào “Thơ mới” (1932 – 1945) với những vần thơ lãng mạn “Sầu vũ trụ”. Sau 1945, đổi mới phong cách, Huy Cận viết nhiều về con người mới, cuộc sống mới cách mạng – “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách mới của Huy Cận .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, dùng sơ đồ
Thời gian: .. phút.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hãy thuyết minh về tác giả Huy Cận?Quan sát chân dung t/g ?
 HS dựa vào sgk trả lời
I/Tìm hiểu chung
Tác giả.
- Tên đầy đủ Cù Huy Cận (1919 - 2005)- Quê: Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
GV hướng dẫn hs đọc.
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Em hiểu gì về đất nước ta năm 1958? Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào?
Hs đọc : Giọng vui phấn chấn ,chú ý nhịp 4/3,2/2/3 khoẻ khoắn,sôi nổi. Khổ 2-3-7 giọng cao và nhanh hơn 
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.
- Sau kết thúc thắng lợi của cuộc k/c chống TDP 1954 Miền Bắc đi lên CNXHvới KH 5 năm lần 1-không khí hào hứng phấn khởi tin tưởng bao trùm trong đs XH và dấy lên phong trào sản xuất xây dưng đất nước
2. Tác phẩm.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.
Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
-Bố cục: 3 phần
+ P1: Hai khổ thơ đầu: Cảnh ra khơi 
+ P2: Bốn khổ thơ tiếp theo: Cảnh lao động trên biển.
+ P3: Khổ thơ cuối: Cảnh trở về.
Hãy nêu cảm hứng bao trùm bài thơ?
Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động.
- Mạch cảm xúc trong bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; nêu vấn đề. thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: ... phút.
Hãy đọc lại đoạn 1, nêu nội dung chính của đoạn?
Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả qua những hình ảnh nào?
ND chính
Hoàng hôn trên biển,đoàn thuyền đánh cá ra khơi
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Hoàng hôn trên biển,đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để miêu tả khung cảnh đó? Tác dụng?
Nghệ thuật so sánh, nhân hoá ,liên tưởng ->cảnh hoàng hôn huy hoàng ,rực rỡ tráng lệ gần gũi với con người.
Câu hỏi thảo luận:
Đặt trong khung cảnh TN đó con người và đoàn thuyền đã làm gì?
Từ ‘lại”thể hiện ý gì?
(hành động lặp-nhịp điệu lđ thường xuyên )
 HS thảo luận nhóm 
Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: Vũ trụ nghỉ ngơi > Làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.(đánh cá về đêm mới có hiệu quả)
Phân tích hình ảnh thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”? (Tiếng hát diễn tả điều gì?)
Tác giả đã tạo ra một hình ảnh thật khoẻ khoắn,mạnh mẽ, là sự gắn ba sự vật hiện tượng: cánh buồm, gió khơi, câu hát -> niềm vui, sự phấn chấn tiếng hát của niềm tin,yêu đời của người lao động.
à hình ảnh ẩn dụ ,nhân hoá
GV: Đó là tiếng hát chứa chan niềm vui của người dân lđ làm chủ TN,công việc ,đ/n.Tiếng hát của người yêu lđ tưởng như có sức mạnh căng cánh buồm
Qua khổ thơ đầu, em hiểu gì về tâm trạng của người lao động? Với tâm trạng ấy , mọi người bắt đầu làm việc vào thời điểm nào trong ngày ? 
->Đoàn thuyền,con người khoẻ khoắn hào hứng mạnh mẽ ra khơi cùng câu hát tươi vui lạc quan,yêu đời đầy niềm tin. 
- Hoàng hôn.
H.hôn xuống, đoàn thuyền,con người khoẻ khoắn hào hứng mạnh mẽ ra khơi cùng câu hát 
tươi vui lạc quan,yêu đời đầy niềm tin. 
GV bình thêm: Là cảnh đánh cá về đêm tưởng như chỉ có màu tối nhưng ở đây t/g đã cho ta thưởng thức một bức tranh rực rỡ chan hoà ánh sáng như bức sơn mài-khác với thơ trong VH trung đại khi nói về cảnh hoàng hôn thường buồn “Bước xuống Đèo Ngang bóng xế tà” “Buồn trông cửa bể chiều hôm”
Đọc đoạn 2, nêu nội dung chính? (HS quan sát tranh)
Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng
2. Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng
Cảnh biển về đêm hiện lên như thế nào?Tả lại qua tranh?
- Khung cảnh biển đêm: thoáng đãng, lấp lánh, ánh sáng, vẻ đẹp lãng mạn kỳ ảo của biển khơi-> không gian rộng lớn.
-> Cảm hứng lãng mạn -> con thuyền kì vĩ khổng lồ
Đoàn thuyền được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Hình ảnh “lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng”gợi em suy nghĩ gì?BPNT được sử dụng?
 Em có nhận xét gì hình ảnh con thuyền ở đây ?
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
mây caobiển bằng
-Biện pháp tả thực +lãng mạn
->Con thuyền vốn nhỏ bé trở nên kì vĩ khổng lồ hoà nhập vào thiên nhiên vũ trụ
 Em hiểu như thế nào về câu thơ “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”?
- Tưởng tượng ngược lại bóng sao lùa nước Hạ Long làm lên tiếng thở của đêm -> sự liên tưởng sáng tạo độc đáo, thú vị.
Hình ảnh người lao động và công việc của họ trong khung cảnh đó như thế nào?
 Dàn đan thế trận nghĩa là gì?Nói lên nét nổi bật ở họ là?
-Họ chủ động dò bụng biển
dàn đan thế trận
-
>như trong một trận đánh,họ hăm hở tham gia lđ của những người được làm chủ
Câu hỏi thảo luận: Cảm nhận của các em về công việc của người đánh cá trong những câu “Ta hátchùm cá nặng”
HS thảo luận nhóm bàn.- Trả lời
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để sáng tạo hình ảnh về người lao động ? Tác dụng?
- Thủ pháp nghệ thuật phóng đại, bút pháp lãng mạn, sức 
tượng tượng phong phú 
Quan sát h/a con người trong công việc đánh cá và cho biết kéo xoăn tay là ntn? Tưởng tượng nội dung câu hát lúc này của họ là gì?
-Câu hát gọi cá,mong cho cá vào lưới nhiều 
-Hoạt động của con người phối hợp nhịp nhàng với sự vận động của TN.
à Thủ pháp nghệ thuật phóng đại, bút pháp lãng mạn, tượng tượng->công việc đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, biểu hiện niềm say sưa hào hứng chinh phục TN.
- Công việc đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, biểu hiện niềm say sưa hào hứng chinh phục TN.
Tiếng hát ở khổ thơ thứ 5 diễn tả cảm xúc gì của người đánh cá?
Niềm say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động.
- Niềm say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động.
Những câu thơ miêu tả về loài cá?
 Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả loài cá? Tác dụng?
+ Đại từ “em” để gọi cá, động từ “loé”, tính từ “vàng choé” -> Tạo được hình ảnh sinh động, mới lạ về cá.
+ Liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực.
-> hiện thực trở lên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên .
-So sánh với lòng mẹ,biển luôn ưu đãi con người,người biết ơn biển nuôi sống mình.
-> Bức tranh sơn mài lung linh huyền ảo.biển vừa giàu vừa đẹp
Cảm nhận của em về biển VN?
 HS tự nêu cảm nhận của bản thân
Đắm mình trong khung cảnh ấy,t/g đã có cảm nhận gì về biển?
 Cảnh vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ :Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then đêm sập cửa 
 Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửạ 
Mặt trời xuống biển như hòn lửạ
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Nhận xét âm hưởng,giọng điệu, cách gieo vần ở khổ 3,4,5,6?
Qua đoạn thơ em cảm nhận được điều gì về cảnh thiên nhiên và người lao động trên biển?
Nhiệm vụ của mỗi người với biển là gì?
-Âm hưởng khoẻ, sôi nổi,bay bổng/Lời thơ dõng dạc,điệu thơ như khúc hát say mê/gieo vần biến hoá
--> Thiên nhiên giàu có, con người hăng say chinh phục thiên nhiên.
->biển giàu đẹp và cần được bảo vệ (môi trường biển)
Đọc khổ thơ cuối. Nêu nội dung chính của khổ thơ?
Cảnh bình minh trên biển , đoàn thuyền đánh cá trở về.
3. Cảnh bình minh trên biển , đoàn thuyền đánh cá trở về.
Cảnh đoàn thuyền trở về được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào?
Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ?
Câu hát căng buồm...
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển...
Mắt cá huy hoàng...
- Nghệ thuật nhân hoá, cách nói khoa trương -> nâng con người lên ngang tầm với trời biển.
- Câu hát cất lên sau một đêm lao động miệt mài trở về trong cảnh huy hoàng của thiên nhiên .
- Niềm vui với thành quả lao động đã đạt được.
Vẫn là câu hát căng buồm cùng gió khơi như mở đầu bài thơ nhưng ý thơ có gì khác?
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi có ý nghĩa gì?
- Câu hát cất lên sau một đêm lao động miệt mài trở về trong cảnh huy hoàng của thiên nhiên .
- Niềm vui với thành quả lao động đã đạt được.
Qua khổ thơ, em cảm nhận được một cuộc sống lao động như thế nào trên vùng biển Tổ Quốc?(môi trường)
- Nhịp sống hối hả, mãnh liệt
- Yêu lao động
 Qua bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cái nhìn v ... t
P.C lịch sự, P.C cách thức
Số câu: 02
Số điểm:0.5 Tỉ lệ 5%
Câu 1
Số điểm:
0.25
Câu 2
Số điểm:
0.25
2
Xưng hô trong hội thoại
Hiểu thế nào là xưng và hô trong hội thoại
Số câu: 1 
Số điểm: 0.25
 Tỉ lệ 2.5 %
 Câu 3
Số điểm: 0.25
1
Lời dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp
Các cách dẫn lại trong dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp
Số câu:1
Số điểm: 0.25
 Tỉ lệ 2.5 %
Câu 4
Số điểm: 0.25
1
Trau dồi vốn từ
Nhận thấy được từ vựng là bộ phận không ngừng biến đổi và bộ phận mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là mượn từ tiếng Hán
Số câu: 1 
Số điểm:0.25 Tỉ lệ 2.5%
Câu 5 
Số điểm: 0.25
1
Biện pháp nghệ thuật
S.dụng các b. pháp tu từ
S.dụng các b. pháp tu từ
S.dụng các b. pháp tu từ
Số câu:03
Số điểm: 4.5
 Tỉ lệ 45%
Câu 6
Số điểm: 0.25
Câu 7
Số điểm: 0.25
Câu 11
Số điểm: 04
3
Thuật ngữ
Khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ
Số câu: 1
Số điểm: 0.25
 Tỉ lệ 2.5 %
Câu 8
Số điểm: 0.25
1
Sự phát triển của từ vựng
Nối được từ với định nghĩa đúng của mỗi từ đó
Số câu: 1
Số điểm: 01
 Tỉ lệ 10%
Câu 9
Số điểm: 01
1
Thành ngữ
Xác định được thành ngữ
Số câu: 1
Số điểm: 03 
Tỉ lệ 30%
Câu 10
Số điểm: 03
1
Tổng số câu: 11
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
Số câu 5 
Số điểm 1.25
12.5%
Số câu 4
Số điểm 1.75
1.7.5%
Số câu 2
Số điểm 07
70%
Số câu
11
Số điểm
10
ĐÁP ÁN
Đề A
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
C
B
A
C
B
A
Đình
A
1c;2a;3d;4d
Đề B
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
C
A
B
B
A
C
Hoa 
Nguyệt
A
1b;2c;3a;4d
Phần tự luận:
Câu 10: Thành ngữ: Kín cổng cao tường
 Sông cạn đá mòn
Câu 11: Sử dụng điệp từ: Tre, giữ. 
 BPNT nhân hóa
Đề A
I- Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng.
Câu 1: Phương châm về lượng có thể được diến giải là:
A/ Thông tin người nói đưa ra cần ít hơn yêu cầu mà cuộc giao tiếp đòi hỏi.
B/ Thông tin người nói đưa ra cần nhiều hơn yêu cầu mà cuộc giao tiếp đòi hỏi.
C/ Thông tin người nói đưa ra cần đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không ít hơn hay nhiều hơn yêu cầu mà nó đòi hỏi.
Câu 2: Để không vi phạm phương châm cách thức chúng ta:
A/ Nên chọn cách diễn đạt sao cho càng ngắn gọn càng tốt.
B/ Nên chọn cách diễn đạt sao cho dễ hiểu, ngắn gọn, rành mạch.
C/ Nên chọn cách nói mập mờ, mơ hồ.
Câu 3: Tiếng “xưng” trong xưng hô có nghĩa:
A/ Tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác.
B/ Gọi người khác là gì đó khi nói với mình.
C/ Tự nhận cho mình một danh hiệu cao quý nào đó.
Câu 4: Người tacủa một người hay một nhân vật
A/ Chỉ có thể dẫn lại lời nói.
B/ Chỉ có thể dẫn lại ý nghĩ.
C/ Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Trong một ngôn ngữ, từ vựng là bộ phận:
A/ Bất biến.
B/ Không ngừng phát triển.
C/ Ít biến đổi.
Câu 6: Câu sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì: Cây đa cỗi và cái quán gạch vẫn đứng đợi nàng ở đầu làng (Thạch Lam- Cô hàng xén)
A/ Nhân hóa.
B/ So sánh
C/ Ẩn dụ.
Câu 7: Gạch chân các từ lặp (Điệp ngữ) có trong câu thơ sau:
 Qua đình ngả nón trông đình
 Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
 ( Ca dao)
Câu 8:Thuật ngữ: 
A/ Không bao giờ mang tính biểu cảm.
B/ Mang tính biểu cảm cao.
C/ Ít khi mang tính biểu cảm.
Câu 9(1 điểm) Ghép mỗi từ ở cột A với định nghĩa đúng ở cột B
A
B
A+B
1- Ngoại giao
a- Khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kỳ này sang thời kỳ khác
1-
1- Giao thời
b- Việc quan hệ giữa người này với người khác trong xã hội
2-
3- Giao ước
c- Giao thiệp với người nước ngoài
3-
4- Xã giao
d- Giao ước với nhau về điều mỗĩ bên sẽ làm
4-
II- Tự luận
Câu 10 (3 điểm) Gạch chân dưới thành ngữ trong các câu thơ sau:
 Thâm niên kín cổng cao tường
 Cạn dòng lá thắm đứt đường chim xanh 
	( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
	Cho dù sông cạn đá mòn
 Còn non còn nước vẫn còn thề xưa
 ( Thề non nước-Tản Đà)
Câu 11: (4 điểm) Đoạn trích sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre gữ làng, giữ nước,giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre – anh hùng lao động. Tre – anh hùng chiến đấu.
 (Thép Mới)
Đề B 
I- Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng.
Câu 1: Phương châm về chất có thể được diễn giải là:
A/ Không nói điều mà người nói tin là sai.
B/ Không nói điều mà người nói tin là thiếu bằng chứng.
C/ Cả A và B đều đúng.
Câu 2: Nhóm từ nào sau đây thường được liên tưởng đến khái niệm lịch sự.
A/ Nhã nhặn, tế nhị, khiêm nhường, lịch thiệp.
B/ Ba hoa, tán phét, khoác lác, khoe khoang.
C/ Coi thường, miệt thị, khinh rẻ.
Câu 3: Tiếng “hô” trong xưng hô có nghĩa: 
A/ Tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác.
B/ Gọi người nói chuyện với mình là gì đó.
C/ Nói to.
Câu 4: Có.........cách dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật.
A/ Một cách..
B/ Hai cách.
C/ Ba cách.
Câu 5: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong vốn từ vựng tiếng Việt là:
A/ Mượn từ tiếng Hán.
B/ Mượn từ tiếng Anh.
C/ Mượn từ tiếng Pháp.
Câu 6: Câu sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Dưới manh áo rét rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết.
 ( Thạch Lam – Nhà mẹ Lê)
A/ Nhân hóa.
B/ Hoán dụ.
C/ So sánh.
Câu 7: Gạch chân các từ lặp (Điệp ngữ) có trong câu thơ sau:
 Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
 ( Chinh phụ ngâm)
Câu 8: Về nguyên tắc, một thuật ngữ:
A/ Chỉ có thể biểu thị một khái niệm duy nhất.
B/ Có thể biểu thị nhiều khái niệm khác nhau thuộc cùng một chuyên nghành.
C/ Có thể biểu thị nhiều khái niệm thuộc nhiều chuyên nghành khác nhau.
Câu 9(1 điểm) Ghép mỗi từ ở cột A với định nghĩa đúng ở cột B
A
B
A+B
1- Giao thừa
a- Đổi chác, mua bán.
1-
1- Giao liên
b- Lúc 0 giờ đêm cuối cùng của năm âm lịch.
2-
3- Giao dịch
c- Làm liên lạc, dẫn đường.
3-
4- Giao hảo
d- Có quan hệ tốt với nhau.
4-
II- Tự luận
Câu 10 (3 điểm) Gạch chân dưới thành ngữ trong các câu thơ sau:
 Thâm niên kín cổng cao tường
 Cạn dòng lá thắm đứt đường chim xanh 
	( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
	Cho dù sông cạn đá mòn
 Còn non còn nước vẫn còn thề xưa
 ( Thề non nước-Tản Đà)
Câu 11 (4 điểm) Đoạn trích sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre gữ làng, giữ nước,giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre – anh hùng lao động. Tre – anh hùng chiến đấu.
 (Thép Mới)
Tiết 60
Ngày soạn: 06/11/2011
Ngày dạy: 09/11/2011 
Luyện tập viết đoạn văn tự sự
có sử dụng yếu tố nghị luận
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	- Đoạn văn tự sự.
	- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
	- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
	- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp. Chuẩn bị tư liệu để cung cấp cho HS.
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	 Dấu hiệu và đặc điểm của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ? Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ? 
	( Trong văn bản tự sự, để người đọc phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.)
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
Mục tiêu: HS nắm được kiến thức về các yếu tố trong VBTS, các yếu tố nghị luận.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm
Thời gian: 10 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
 Hướng dẫn HS thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
I. Thực hành tìm yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
 Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào ?
 Các yếu tố nghị luận ấy có vai trò gì trong việc làm nổi bật nội dung của bài văn ?
- Đọc VD ( bảng phụ )
- HS phát hiện
-> yếu tố nghị luận được thể hiện trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản .
- HS trả lời.
- Đọc yêu cầu bài tập 1, 2 / 161.
- Thảo luận, trình bày, nhận xét.
1. Ví dụ :Đoạn văn “ Lỗi lầm và sự biết ơn”.
- Các yếu tố nghị luận: “Những điều... trong lòng người”: yếu tố nghị luận này mang dáng dấp của một triết lí về “Cái giới hạn và cái trường tồn” trong đời sống tinh thần con người.
- “Vậy mỗi chúng ta...”: yếu tố này nhắc nhở con người cách cư xử có văn hoá trong cuộc sống vốn phức tạp.
2.Tác dụng của yếu tố nghị luận:
Nếu giả định, ta tước bỏ ngững yếu tố nghị luận ấy thì tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm và do đó ấn tượng về câu chuyện cũng nhạt nhòa. Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân tình.
 àYếu tố nghị luận làm cho bài văn thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
3. Kết luận: 
- Sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể,.... 
- Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá.... 
- Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn át tự sự.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về các yếu tố nghị luận trong VBTS để làm các bài tập.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
Thời gian: 20 phút.
Hướng dẫn HS thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Nêu hướng làm bài tập ?
- GV sửa chữa, bố sung.
- GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm viết 1 đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS nhận xét , sửa chữa.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Nhóm 1 : bài tập 1
- Nhóm 2 : bài tập 2
Các nhóm viết đoạn văn theo gợi ý trong 10 phút.
Đại diện các nhóm trình bày -> nhận xét .
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
Bài tập 1.
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn ?
- Nội dung của buổi sinh hoạt ? Em đã phát biểu vấn đề gì ?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt ntn ?
Bài tập 2.
- Người em kể là ai ?
- Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
- Nội dung cụ thể là gì ? ND đó giản dị mà sâu sắc, cảm động ntn ?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
Bài vừa học 
Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố nghị luận: đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố nghị luận được đưa vào bài khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện.
 - Viết đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học.
	b. Bài sắp học
- Chuẩn bị bài: ÁNH TRĂNG 
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 12-3 cột.doc