Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 17

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 17

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 HS nắm được nội dung và nghệ thuật bài thơ, cảm nhận được tình yêu quê hương, niềm tự hào với đất nước và con người Phú Yên.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác trong thời kì chống Mĩ cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

 1. Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA.

 2. Trũ : Học bài cũ, soạn bài mới.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị bài ở nhà của hs

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 81
Ngày soạn: 11/12/2011
Ngày dạy: 12/12/2011 	 
Chương trình địa phương
 Chiều An Ninh 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 	HS nắm được nội dung và nghệ thuật bài thơ, cảm nhận được tình yêu quê hương, niềm tự hào với đất nước và con người Phú Yên.
2. Kĩ năng:
	- Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
	1. Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA.
 	 2. Trũ : Học bài cũ, soạn bài mới.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị bài ở nhà của hs
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 2 phút.
Quê hương đất nước trong nỗi nhớ của con người từ xưa đến nay. Có khi đó là nỗi niềm của những người tha phương cầu thực, hay những người lưu lạc vì sự lỡ lầm, nhưng cũng có khi đó là vì mục đích lí tưởng cao đẹp- Vì tổ quốc quê hương. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gọi hs nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
HS chú thích trong tài liệu
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả, tác phẩm: 
- Đặng Nam Phong sinh năm 1934, Hoà Trị- Phú Yên. Tham gia kháng chiến chống Mĩ. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
- Tác phẩm chính: Khẩu súng hành quân (1970), Núi rừng mở cánh ( 1973), Trên cát trắng (1973) ... 
HD đọc ( chú ý 4 câu cuối đọc với giọng mạnh, như khắc sâu một lời thề quyết tử với kẻ thù)
Tìm hiểu từ khó.
HS đọc bài thơ
CHIỀU AN NINH
Chiều An Ninh những ghềnh đá nhấp nhô
Cát sỏi tới chân trời sóng vỗ
Những rừng dương reo gió
Mặt trời treo trên núi xa
Nghe tiếng em hò trên biển mặn
Kéo ghe về đậu bên quê ta
Tiếng hát bay quanh cột buồm gió đánh
Cột buồm gầy như dáng ông cha
Có những người em phiêu bạt
Trôi cánh buồm trên biển bao la
Như sóng biển đập vào bờ vật vã
Gọi tên từ những ngôi nhà
Và gọi tên từng con thuyền kiêu hãnh
Thuyền quay về giương hết cánh buồm ra
Gió giận nổi lên
Dừa xù lông nhím
Mía sột soạt lau gươm
Chiều An Ninh
 Mĩ đến.
 Liên Nam
2. Đọc, tìm hiểu chú thích 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 20 phút
Hình ảnh quê hương và con người quê hương được tác giả biểu hiện như thế nào?
HS trả lời
II. Đọc, hiểu văn bản:
Quê hương và con người quê hương:
 Trong lao động kiếm sống gian khổ nhưng nghĩa tình và kiên cường bất khuất trong chiến đấu chống ngoại xâm.
- Quê hương gian khổ, khó khăn nhưng nồng ấm nghĩa tình được biểu hiện qua những chi tiết nào? Phân tích các chi tiết tiêu biểu để làm rõ?
HS trả lời
2. Quê hương nồng ấm nghĩa tình:
 - Hình ảnh quen thuộc, gần gũi nhưng rất gợi cảm:
 + “Những ghềnh đá nhấp nhô
 Cát sỏi tới chân trời sóng vỗ”
 + “ Những hàng dương reo gió”
 + “Mặt trời treo trên núi xa”
 + “tiếng em hò trên biển mặn”
Hãy nêu cảm nhận của em về “Cột buồm gió đánh”. So sánh hình ảnh “Cây buồm” trong khổ thơ Huy Cận:
Em bé thuyền ai ra giỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm.
 ( Mưa xuân)
HS trả lời
Hình ảnh “Cột buồm gió đánh”; so sánh, hoán dụ “Cột buồm gầy như dáng ông cha”.
- Nhận xét cách dùng từ, nghệ thuật?
HS trả lời
Các động từ có sức gợi cảm: trôi, đập, vật vã.
--> Con người quê hương với cuộc sống lao động kiếm sống cực khổ nguy hiểm nhưng đầy kiêu hãnh.
- Đọc lại 4 câu thơ cuối. Tinh thần, thái độ tình cảm của tác giả và cũng là của con người quê hương khi giặc đến?
- Phân tích ý nghĩa biện pháp nhân hoá có trong đoạn thơ.
- Cách tạo dòng thơ cuối có gì đặc biệt không?
HS thảo luận
 3. Quê hương bất khuất, kiên cường: 
- Giọng thơ chắc khỏe, câu thơ ngắn, đói câu, nhân hóa, cách dùng từ gợi cảm ( xù, sột soạt lau gươm, giận) thể hiện tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu- Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút
Bằng những hình ảnh gần gũi, gợi cảm, các BPTT và cách dùng từ ngữ hay, tác giả đã thể hiện niềm tự hào về đất và người quê hương cần cù nghĩa tình trong lao động và bất khuất quật khởi trong chiến đấu chóng giặc ngoại xâm.
HS trả lời
III. Tổng kết : (Ghi nhớ)
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ( 5 phút)
1. Bài vừa học:
- Học thuộc bài thơ, nắm được ND, NT của bài thơ.
 - Hãy thể hiện những cảm nhận của riêng mình về hình ảnh của đát và người Phú Yên.
 2. Bài sắp học:
 Soạn bài: Những đứa trẻ
Đọc trước văn bản, tóm tắt văn bản, xác định bố cục....
Tìm hiểu nội dung văn bản theo câu 2,3- SGK trang 233
Tìm hiểu giá trị nghệ thuật theo câu 4- SGK trang 233
Nêu được ý nghĩa văn bản
Tiết 82
Ngày soạn: 11/12/2011
Ngày dạy: 12/12/2011 
NHỮNG ĐỨA TRẺ
	 MAC XIM GO-RƠ-KI ( 1868-1936)
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
	Đọc bài thơ “Chiều An Ninh”. Hình ảnh quê hương và con người quê hương được tác giả biểu hiện như thế nào?
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Giới thiệu bài : chúng ta làm quen với một đại văn hào Nga qua trích đoạn ở tiểu thuyết tự thuật của ông, đó là nhà văn Go-rơ-ki với văn bản “ Những đứa trẻ”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I-Tìm hiểu chung
1.Tác giả: 
Giới thiệu tác giả , tác phẩm.
 Nêu những nét cơ bản về tác giả. 
- HS đọc phần chú thích (*).
TL:
- Tên thật:A-lếch-xây Pê-scốp
- Nhà văn Nga xuất sắc, người có công đầu tạo lập nền văn học Xô Viết, là nhà văn lớn của nhân loại thế kỷ XX.
Mac-xim Go-rơ-ki(1868-1936) là nhà văn Nga nổi tiếng. Hoàn cảnh sống mồ côi từ nhỏ,vất vả tự kiếm sống,tự học là những nhân tố giúp phần tạo nên tấm lòng nhân hậu và tài năng nghệ thuật của tác giả 
- Thể loại tác phẩm “Thời thơ ấu” ?
Xuất xứ của đoạn trích “Những đứa trẻ”?
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Tiểu thuyết:(xem sgk).
2.Tác phẩm: “Thời thơ ấu" gồm 13 chương. 
Đoạn trích những đứa trẻ ở chương IX của tác phẩm khi đó A-Li-Ô-Sa khoảng 9,10 tuổi.
GV – HS đọc
Lưu ý các đoạn đối thoại .
Tóm tắt theo gợi ý của GV.
- Bố cục 3 phần . Em hãy đặt tiêu đề từng phần.
HS tóm tắt theo gợi ý GV
TL:- 3 phần:
+ Phần1:Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
+ Phần 2:Tiếp theo đến “không được đến nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán.
+ Phần còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
3 .Đọc-tìm hiểu chú thích- Bố cục: 
3 phần
-Phần 1: đầu->cúi xuống: Tình bạn tuổi thơ trong trắng 
-Phần 2: tiếp ->đến nhà tao: Tình bạn bị cấm đoán 
-Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục 
Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, theo ngôi kể thứ nhất 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 20 phút.
Quan sát văn bản cho biết: hoàn cảnh của những đứa trẻ trong đoạn trích
-TL:mồ côi cha, không có mẹ, thường bị ông ngoại đánh đòn.
-TL:mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn.
II. Đọc, hiểu văn bản:
1.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
- Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ:Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp tuy con nhà quan chức giàu sang nhưng lại là những đứa trẻ sống thiếu tình thương, mẹ mất sớm,chúng phải sống với dì ghẻ và người cha độc đoán. A-li-ô-sa cùng cảnh ngộ với chúng.
Vì sao những đứa trẻ lại sớm quen thân và quý mến nhau
GV tổng kết
Trong thời thơ ấu của mình điều gì để lại ấn tượng sau nhiều năm nhà văn vẫn nhớ?
Học sinh thảo luận và trả lời
Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở thành thân thiết đó là tình cảm tự nhiên rất ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên của trẻ thơ.
-> ấn tượng để lại sâu đậm trong lòng nhà văn: 
- Ngọt ngào của tình cảm trong trắng trẻ thơ đồng thời hình ảnh ông đại tá mặc áo choàng đen như một bóng đen đè nặng lên tuổi thơ của những đứa trẻ sống thiếu tình thương này
 Tìm trong bài văn những chi tiết kể về cảm nhận của A-Li-Ô-Sa về 3 đứa trẻ hàng xóm?
(Những đứa trẻ đến với nhau theo lối nào? Em nhận xét gì về chúng?)
- Chúng nói với nhau những chuyện gì? nói trong tư thế nào?
Học sinh trả lời
+ Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
- Không đi bằng cổng chính
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào
*Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
*Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên.
Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất 
lâu”
2.Tuổi thơ trong trắng mơ mộng 
 Những chuyện của bọn trẻ là gì?
Học sinh trả lời
*Truyện của bọn trẻ
- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích.
Chuyện cổ tích bà đã kể 
“Những con chim non bẫy được"
-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì
 Thái độ của người kể và người nghe?
-> Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”
-> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em : “im lặng lắng nghe”
thằng anh: "mỉm cười"
Những đứa trẻ dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm và trở thành những người bạn thân thiết. Điều này thể hiện ở những câu chuyện chúng kể hàng ngày, ở những điều mà A-li-ô-sa tin tưởng trong thế giới cổ tích. Bất chấp sự cấm đoán, tình bạn giữa những đứa trẻ vẫn thân thiết.Tình cảm đó vẫn vẹn nguyên trong kí ức nhân vật người kể chuyện mấy chục năm sau.
 Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-Lếch-Xây Pê-S cốp?
(Thảo luận)
Học sinh trả lời
+ Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích
Khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút
III. Tổng kết:
Những nét đặc sắc của nghệ thuật ?
HS trả lời
1.Nghệ thuật: 
--Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng,khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
-Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực, sinh động và đầy cảm xúc.
Những nét đặc chính về nội dung?
HS trả lời
2. Ỷ nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng,đẹp đẽ và những khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
Đọc ghi nhớ SGK 234
3.Ghi nhớ: SGK 234
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
 a. Bài vừa học:
Đọc nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi”về tình bạn tuổi thơ.
 b. Bài sắp học: Ôn tập tổng hợp 
Tiết 83
Ngày soạn: 11/12/2011
Ngày dạy: 13/12/2011 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I- Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh: 
- Thấy được ưu khuyết điểm của bản thân trong bài kiểm tra truyện Trung đại.
- Rút kinh nghiệm, sữa chữa những sai sót trong bài kiểm tra này.
- Cũng cố thêm kiến thức về truyện trung đại.
II- Chuẩn bị: Bài kiểm tra văn học Trung đại đã chấm, bảng bìa
III- Các hoạt động dạy hoc:
	A- ổn định:
B- Bài cũ: Không.
C- Trả bài: 
1- Giáo viên ghi 8 câu bài tập trắc nghiệm lên bảng bìa, giáo viên treo bảng bìa gọi 1 HS TB lên khoanh tròn đáp án đúng, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt ý.
2- Phần tự luận:
Có 3 câu khác nhau:
a) Câu 1 (chung cho 2 đề) Gọi 1 em khá lên bảng trình bày ý chính – cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung, giáo viên chốt ý.
b) Câu 2 ở đề A và B: gọi 2 em lên trình bày ở bảng (gọi 2em giỏi ). Khi HS trình bày xong, GV hướng dẫn cả lớp cùng chữa.
* Giáo viên phát bài cho HS, cho các em đối chiếu bài làm với bài ở bảng để thấy được chỗ đúng, chỗ sai ở trong bài KT của bản thân.
* Nhận xét:
1- Ưu điểm:
- Phần câu hỏi trắc nghiệm các em nắm khá chắc, có khoảng 90% số học sinh đúng yêu cầu.
- Phần tự luận: Các em đã biết cách phân tích NT của 1 đoạn thơ, song phần cảm thụ còn hạn chế.
- Một số em làm bài đạt điểm cao như: 
2- Khuyết điểm: 
- Nhiều em viết chữ khó đọc
- Một số em kỹ năng cảm thụ thơ còn quá hạn chế.
- Một số em làm bài yếu như:
D- Giáo viên ghi điểm vào sổ:
	E- Biện pháp khắc phục khuyết điểm:
	Các em bị điểm bé hơn 5 về nhà làm lại câu 1 (phần tự luận) theo các ý chính trên bảng (Cho HS ghi vào vở). Làm bài vào vở Luyện tập và phụ đạo HS yếu. Nộp bài vào ngày thứ 2.
	Hướng dẫn tự học:
 Soạn bài : Ôn tập tổng hợp
Tiết 84,85
Ngày soạn: 11/12/2011
Ngày dạy: 12/12/2011 
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
 	 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 	 
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	`- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
	- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
	- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng
	- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
	- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh,văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp
* Trò: ôn bài cũ, soạn bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về các kiểu văn bản đã học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Hoạt động dạy-học
Nội dung cần đạt
Ôn tập dựa theo các câu hỏi trong sgk.
1. Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9 có những nội dung lớn nào
Các nội dung lớn :
a. Thuyết minh :luyện tập kết hợp với các bịện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
b.Văn bản tự sự : 2 trọng tâm :
- Tự sự kết hợp biểu cảm và miêu tả nội tâm; tự sự với lập luận.
- Một số nội dung mới trong văn bản tự sự :đối thoại, độc thoại nội tâm ; người kể chuyện, vai trò của người kể chuỵện.
Sinh động, hấp dẫn.
2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào?
3. Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả , tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự như thế nào? 
4. Những nội dung của văn bản tự sự ? Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào ?
- Cho ví dụ một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
Miêu tả
Thuyết minh
(Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể)
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
- Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Ít tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
(Đối tượng của thuyết minh thường 
là các loại sự vật, đồ vật)
- Trung thành với đặc điểm của 
đối tượng, sự vật .
- Bảo đảm tính khách quan ,khoa học.
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống
 cuộc sống, văn hoá, khoa học,
- Thường theo một số yêu cầu
 giống nhau (mẫu)
- Đơn nghĩa.
5. Thế nào là đối thoại, độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng hình thức thể hiện ?
- Tìm các ví dụ minh hoạ.
6. Tìm hai đoạn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện theo ngôi thứ nhất, một đoạn người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện.
7. Các nội dung văn bản tự sự
 8 có gì giống và khác văn bản tự sự những lớp dưới?
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đều là ngôn ngữ của nhân vật, là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các dấu gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc một ai đó trong tưởng tượng.
-Trong văn bản, khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước của lời độc thoại có gạch đầu dòng; khi độc thoại không thành lời thì đó là độc thoại nội tâm. Trong văn bản tự sự, độc thoại nội tâm không có gạch đầu dòng.
các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận bổ trợ ; phương thức chính là tự sự.
9. Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự? Theo em, có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không?
- Không một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
10. Tại sao bài tập làm văn tự sự của HS phải có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài ?
Rèn luyện chuẩn mực.
11. Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự giúp gì trong việc đọc hiểu các văn bản tác phẩm văn học ? Phân tích vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Soi sáng thêm.
.
12. Kiến thức và kỹ năng về các tác phẩm tự sự giúp những gì trong việc viết bài văn tự sự
- Giúp học tốt hơn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.	
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: .... phút.
a. Bài vừa học
b. Bài sắp học
 Ôn tập tổng hợp( tt)
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 17-3 cột.doc