Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Phúc Cường

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Phúc Cường

Tiết 1+2 : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 - HS thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng theo gương Bác.

B. Chuẩn bị

 HS soạn bài, sưu tầm những tư liệu về cuộc đời Bác.

 GV: bài dạy, những mẩu chuyện về Bác.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 1. Ổn định lớp : Ở lớp 7 học VB nào?( “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ”)

 2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn của HS

 3.Bài mới

Giới thiệu : Hồ Chí Minh - tên Người là cả một bài ca, Người là sự kết tinh những giá trị tinh thần của ND ta suốt 4000 năm lịch sử ; Ở Người truyền thống DT được kết hợp hài hoà với tinh hoa văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong p/cách Hồ Chí Minh.

 

doc 249 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Phúc Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn14 tháng 8 năm 2011
Tiết 1+2 : PHONG CáCh Hồ Chí Minh
	- HS thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	- Từ lòng kính yêu Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng theo gương Bác.
B. Chuẩn bị
	HS soạn bài, sưu tầm những tư liệu về cuộc đời Bác.
	GV: bài dạy, những mẩu chuyện về Bác.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	1. ổn định lớp : ở lớp 7 học VB nào?( “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ”)
	2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn của HS
	3.Bài mới 
Giới thiệu : Hồ Chí Minh - tên Người là cả một bài ca, Người là sự kết tinh những giá trị tinh thần của ND ta suốt 4000 năm lịch sử ; ở Người truyền thống DT được kết hợp hài hoà với tinh hoa văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong p/cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động GV - Học sinh
Nội dung cần đạt
.Hướng dẫn học sinh đọc VB
(VB thuyết minh kết hợp lập luận, cần đọc khúc chiết, mạch lạc. )
HS đọc VB.
? VB thuộc kiểu VB nào? đề cập đến vấn đề gì?
(HS suy nghĩ độc lập dựa vào VB)
? VB có thể chia làm mấy phần? 
 ND chính của từng phần?
HS dọc phần chú thích
? Giải nghĩa từ Phong cách?
? Nêu luận điểm chính?
HS đọc phần đầu.
? Theo em, tác giả tập trung khẳng định điều gì?
GV: Có thể nói, trên thế giới, ít có được lãnh tụ nào có được một vốn văn hoá sâu rộng như của HCM. Nhưng vốn văn hoá uyên thâm đó không tự nhiên mà có.
? Vậy, do đâu người có được vốn văn hoá uyên thâm đó?
?Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ?
- Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước 1911, Người ra nước ngoài. Bác đã trải hơn 10 năm lao động cực nhọc, đói rét, làm phụ bếp, quét tuyết, đốt than, làm thợ ảnh miễn sao sống được để làm CM. Người đã sang Pháp vòng quanh châu Phi, sang Anh, châu Mỹ, nhiều nước châu Âu
? Vốn trí thức văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng ntn? Người đã làm ntn để có được vốn trí thức sâu rộng ấy?
 HS thảo luận nhóm và trả lời
- Chìa khoá để mở ra tri thức văn hoá nhân loại đó là sự học hỏi.
 + Lấy d/chứng : Bác học, vĩ nhân...
 Thuế máu, N~ trò lố..., Nhật ký trong tù.
? Qua những vấn đề đã trình bày, theo em điều kỳ lạ nhất để tạo nên p/cách HCM đó là gì ? 
HS thảo luận.
? Đoạn văn đã sử dụng những biện pháp nt gì?
GV : Kết thúc phần 1 VB có dấu... cho biết người biên soạn đã lược bỏ phần tiếp theo trong sự nghiệp CM của HCM.
? Hãy cho biết phần 1 VB nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của HCT ?
( Thời kỳ Bác hoạt động ở nước ngoài )
 Hoạt Động 2
 HS đọc tiếp phần 2.
? Phần 2, VB nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của Bác? ( Khi Người đã là vị chủ tịch nước. )
? PTBĐ chính ở phần này?
? Nét nổi bật?
 HS đọc thầm P2
? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện qua những phương diện nào ?
Nơi ở, làm việc
Trang phục
ăn uống
? Nhận xét về cách viết của tác giả?
? Từ lối sống của HCM tác giả đã liên tưởng đến cách sống của ai trong lịch sử DT ?
 ( Ng~ Trãi, Ng~ Bỉnh Khiêm )
?Tác giả đã bình luận như thế nào? ( HS tìm trong sgk). Những lời bình luận đó có tác dụng gì?
? Tác giả đã khẳng định như thế nào?
? Nêu lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
I . Giới thiệu chung
* Xác định kiểu văn bản: Kiểu văn bản nghị luận( phân tích, biểu dạt là chính. Nghị luận xen kể, tả, biểu cảm)
+ Xét về mặt nội dung: Đây là văn bản nhật dụng, vì nó đặt ra vấn đề vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài, giữ gìn bản sắc dân tộc.
* Chủ đề, sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
* Bố cục : 3 phần
* Phần 1 : Từ đầu à rất hiện đại :
 HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
* Phần 2: còn lại : Những nét đẹp trong phong cách HCM.
* Phần 3: Lời khẳng định của tác giả.
II. Vài nét về tác giả, tác phẩm.
1.Tác giả: Lê Anh Trà.
2. Tác phẩm: trích trong “ Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, trong “ HCM và văn hoá Việt Nam”, 1990.
+ Là bài nghiên cứu HCM trên phương diện văn hoá.
3. Đọc: HS đọc rõ ràng, khúc chiết.
4. Tìm hiểu chú thích.
Phong cách: Là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử, tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.
* Luận điểm chính:HCM là một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
III . Phân tích
 1 Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM 
* Tác giả tập trung khẳng định:
+ HCM có một vốn văn hoá vô cùng sâu rộng.
+ Tại sao người lại có vốn văn hoá đó.
+ Phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa bình dị và vĩ đại.
* Trong cuộc đời hoạt động CM đầy truân chuyên, Người tiếp xúc với văn hoá nhiều nước: á, âu, phi, mỹ => Vốn hiểu biết của người vô cùng phong phú
+ Ghé lại nhiều hải cảng
+ Thăm các nước á Phi
+ Sống dài ngày ở Anh, Pháp.
+ Có ý thức tìm hiểu, học hỏi văn hoá các dân tộc ở mọi nơi, mọi lúc.
+ Học hỏi và tiếp thu văn hoá nhân loại một cách chọn lọc ( Tiếp thu văn hoá nhân loại nhưng vẫn giữ vững gốc rễ là văn hoá dân tộc việt nam)
* Bác nói, viết thạo nhiều thứ tiếng => Ngoại ngữ là chiếc chìa khoá để cho người mở cánh cửa của nền văn hoá các dân tộc.
- Am hiểu nhiều về các dân tộc và ND thế giới, VH thế giới sâu sắc
- Tiếp thu cái hay cái đẹp, phê phán những tiêu cực của CN tư bản.
- Trên nền tảng VH dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
=> Có thể nói: Vốn văn hoá sâu rộng mà HCM có được là do học hỏi, trau dồi, rèn luyện không ngừng trong suốt cuộc đời (Cuộc đời của người là cuộc đời cm đầy truân chuyên, bị bắt, bị giam cầm, phải khó nhọc mưu sinh)
* Cốt lõi p/c HCM là vẻ đẹp văn hoá, là sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn tinh hoa VH DTộc với VH thế giới.
* Nét nổi bật nhất trong phong cách HCM: Kết hợp một cách hài hoà những mặt tưởng chừng như đối lập.
* NT: Sử dụng biện pháp đối lập, tương phản để khẳng định HCM là tinh hoa VH dân tộc, vừa là tinh hoa VH nhân loại.
(chuyển tiết 2)
2.Phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh.
+ Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận xen kể, tả rất nhuần nhuyễn.
+ Nét nổi bật: Giản dị mà thanh cao và vĩ đại.
=> Được thể hiện đầy đủ trên các phương diện:
- Nơi ở làm việc – nhà sàn nhỏ bằng gỗ, cạnh ao – chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc mộc mạc đơn sơ
- Trang phục giản dị
- ăn uống đạm bạc : cá kho rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... món ăn dân tộc.
- Không xây dựng gia đình, giành toàn tâm, toàn sức cho việc phục vụ tổ quốc và nhân dân.
* Cách viết khúc chiết, rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, xác thực, tiêu biểu, toàn diện, đầy tính thuyết phục, TG đã khẳng định lối sống của HCM rất đẹp, rất giản dị, rất thanh cao. Đó là lối sống không coi trọng vật chất, không nhằm mục đích hưởng thụ mà coi trọng giá trị tinh thần, hài hoà giữa con người và thiên nhiên.
+ TG bình luận: ( GV cho hs đọc, gạch chân)
=> Khẳng định đậm nét hơn: Lối sống giản dị của Bác Hồ thật là hiếm có. Đồng thời bộc lộ tình cảm ngưỡng mộ, khâm phục của tác giả đối với người.
3.Lời khẳng định của tác giả:
+ Cách sống giản dị mà thanh cao của Bác Hồ giống các nhà nho xưa.
+ Nhưng đó không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác người đời. Sự giản dị của người rất tự nhiên, như là một nhu cầu của tâm hồn.
+ Lối sống đó vừa là để di dưỡng tinh thần, vừa thể hiện một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống: Cái giản dị, tự nhiên chính là cái đẹp.
IV.Tổng kết:
1.Nghệ thuật: Phương thức nghị luận xen kể, tả, biểu cảm rất tự nhiên. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo đầy thuyết phục. Lý lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể.
+ Sử dụng các biện pháp so sánh, đối lập rất hiệu quả. Ngôn ngữ chuẩn xác, mạch lạc. Lời văn thấm đẫm tình cảm ngưỡng mộ, khâm phục đối với lãnh tụ.
2.Nội dung: 
Bài viết đã khẳng định một cách đầy thuyết phục về vẻ đẹp của phong cách HCM: Là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc và hiện đại nhân loại, giữa giản dị và vĩ đại.
Bài viết đặc biệt có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay: Trong hoàn cảnh đất nước đang mở cửa, hội nhập thì vấn đề mà bài viết đặt ra( Truyền thống và hội nhập) đặc biệt có ý nghĩa. Bác Hồ chính là một tấm gương cho chúng ta noi theo.
D. Luyện tập và củng cố
	Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị cao đẹp của Bác.
E. Hướng dẫn học
 - Bài tập về nhà: Trước xu thế hội nhập toàn cầu hoá hôm nay, theo em, thế hệ trẻ cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc dân tộc?
	- Chuẩn bị bài : “ Các phương châm hội thoại ”
----------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn16 tháng 8 năm 2011
tiết 3 : 	 Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu
	- HS nắm được các phương châm về lượng, về chất
	- Biết vận dụng những p/c này trong giao tiếp
B. Chuẩn bị
	- Bảng phụ
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
	1. ổn định
	2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài của HS
	3. Bài mới : Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng, NP, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những qui định đó được thể hiện qua các p/c hội thoại.
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
 Hoạt Động 1: Hướng dẫn HS làm BT 1.
HS đọc lời thoại 1
? Qua câu hỏi của mình, An muốn biết điều gì?
HS đọc lời thoại 2. Nêu nhận xét?
? Từ đó, em rút ra được bài học gì trong hội thoại? 
 Hoạt động 2 HS đọc truyện “ Lợn cưới áo mới”.
? nhận xét về các câu hỏi và trả lời của các nhân vật trong truyện?
? Từ đó, em rút ra bài học gì?
? Như vậy trong hội thoại cần chú ý điều gì?
Hoạt động 3
HS đọc “ Quả bí khổng lồ”
? Câu chuyện phê phán điều gì? Vì sao em biết điều đó?
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách trả lời 1 số trường hợp cụ thể.
- Nếu không biết chắc vì sao bạn nghỉ học à có nên nói là bạn bị ốm không?
- Nếu không có bằng chứng mà nói bạn xấu có được không?
? Từ đó em tự rút ra được bài học gì?
GV: Những điều nên tránh ấy chính là để đảm bảo chất lượng thông tin =› p/c về chất
hoạt động 
HS đọc kỹ các bài tập trong SGK.
GV cho HS tự lập suy nghĩ.
Gọi HS lên bảng giải quyết từng bài tập
I. Phương châm về lượng 
1. Bài 1
+ Lời thoại 1: Qua câu hỏi, An muốn biết địa điểm học bơi.
+ Lời thoại 2: Câu trả lời chưa đáp ứng được điều An muốn biết. => như vậy, đây là câu trả lời không có nội dung.
* Rút ra bài học trong hội thoại: Cần phải chú ý xemngười nghe cần biết điều gì để đáp ứng. Nói phải có nội dung. Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
Bài tập 2.
+ Các câu hỏi và trả lời của 2 nhân vật đều thừa thông tin: “ Cưới, áo mới” => Là những yếu tố gây cười.
=> Như vậy, không nên nói nhiều hơn những điều mà giao tiếp đòi hỏi
* trong hội thoại, cần chú ý nói không thiếu, không thừa.
Ghi nhớ 1:
Phương châm về lượng trong giao tiếp là: Nói phải có nội dung.Nội dung phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
II. Phương châm về chất
1. Bài tập 1
+ Phê phán tín ...  động:
 Hoạt động 1 I. Bảng thống kê các TP VH từ lớp 6 - lớp 9
Lớp
VH dân gian
VH trung đại
VH hiện đại
6
* Truyện
- Con Rồng cháu Tiên
- Bánh trưng
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh
- Sự tích Hồ Gươm
- Sọ Dừa
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
- ếch ngồi
- Thầy bói
- Đeo nhạc
- Chân, tay
- Treo biển
- Lợn cưới áo mới
- Con hổ có nghĩa
- Mẹ hiền dạy con
- Thầy thuốc...
- Bài học đường đời
- Sông nước
- Bức tranh
- Vượt thác
- Đêm nay
- Lượm
- Cô Tô (ký)
- Cây tre (tuỳ bút)
- Lao xao
7
- Những câu hát về t/c gia đình
- Những câu hát về ty quê hương đất nước
- Những câu hát than
- những câu hát châm biếm 
- Tục ngữ về thiên nhiên và LĐ SX
- Tục ngữ về con người
- Sông núi
- Phò giá
- Buổi chiều đứng
- Bài ca Côn Sơn
- Sau phút chia ly
- Bánh trôi
- Qua đò
- Bạn đến chơi
- Xa ngắm
- Cảm nghĩ 
- Ngẫu nhiên
- Bài ca nhà tranh
- Cảnh khuya
- Rằm tháng
- Tiếng gà trưa
- Một thứ quà của lúa non (kí)
- Sài Gòn tôi yêu (tuỳ bút)
- Mùa xuân của tôi (tuỳ bút - bút kí )
- Tinh thần y/n (nghị luận)
- Sự giàu đẹp ( NL)
- Đức tính 
- ý nghĩa v/c
- Sống chết
- Những trò lố
- Quan Ân
- Ca Huế
8
- Chiếu dời đô
- Hịch TS
- Nước Đại Việt
- Bàn luận phép học
- Tôi đi học
- Trong lòng mẹ
- Tức nước
- Lão hạc
- Vào nhà ngục
- Đập đá
- Muốn làm
- hai chữ
- Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường
- Thuế máu
9
- Chuyện người con gái NX
- Chuyện cũ trong phủ
- Hoàng lê
- Truyện Kiều
- Lục Vân Tiên
- Đồng chí
- Bài thơ về tiểu đội xe
- Đoàn thuyền
- Bếp lửa
- Khúc hát ru
- ánh trăng
- Làng
- Lặng lẽ
- Chiếc lược ngà
Hoạt động 2
GV lấy DC trong các TPVH để c/minh
- Tiếng nói của văn nghệ
- Chuẩn bị hành trang
- Con cò
- Mùa xuân nho nhỏ
- Viếng lăng Bác
- Sang thu
- Nói với con
- Bến quê
- Những ngôi sao
- Bắc Sơn
- Tôi và chúng ta
II. Định nghĩa các thể loại
- Truyền thuyết: Truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. TT thể hiện thái độ cách đánh giá của nd đ/v các sự kiện và NV lịch sử được kể.
- Truyện cổ tích: kể về cuộc đời của một số NV: NV bất hạnh, NV dũng sĩ, NV có tài năng kì lạ, NV thông minh và NVngốc nghếch, NV là động vật " ước mơ
- Truyện cười: loại ttruỵen kể về những hiện tượng đáng cười trong cs nhằm tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu tr XH
- Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể = văn xuôi hoặc văn vần mượn ttruyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ dăn dạy người ta bài học nào đó trong cs.
- Ca dao dân ca: Chỉ các loài trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả nội tâm con người .
- Tục ngữ: Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu h/a thẻ hiẹn những kinh nghiệm của nd về mọi mặt được ND vận dụng vào đs, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày
- Chèo: loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyến diễn tích = hình thức sân khấu
3.
4. Các thể loại trong TP VH, phương thức biểu đạt chủ yếu.
- Truyện kí: tự sự
- Tuỳ bút: biểu cảm.
- Thơ: biểu cảm 
- Kịch: tự sự
- Nghị luận
III. Tiến trình lịch sử VH Việt Nam
VH Việt Nam trải qua 3 thời kỳ lớn
- Từ thế kỷ X đến Thhế kỷ XIX: VH trung đại
- Từ đầu thế kỷ XX -1945:
- Từ sau CMT 8 - nay:
IV. Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN
1. Về ND tư tưởng
- Tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng
- Tinh thần nhân đạo
- Sức sống bè bỉ và tinh thần lạc quan
2.Về hình thức nghệ thuật 
Hết tiết 167 - Chuyển tiết 168
GV: Nam Quốc Sơn Hà, Bình Ngô Đại Cáo
Hoạt động 3
GV: Làng, Chiếc lược ngà, Khúc hát ru, Bếp lửa...
GV: Bến quê, ánh trăng
Hoạt động 4
A. Nhìn chung về nền VHVN
- Vị trí giá trị của nền VHVN
I. Các bộ phận hợp thành nền VHVN
1. Văn học dân gian
- Được hình thành từ thời xa xưa và được tiếp tục bổ xung phát triển trong các thời kì lịch sử tiếp theo. VH dân gian nằm trong rổng thể văn hoá dân gian
- Là sản phẩm của nd chủ yếu là tầng lớp bình dân.
- Được lưu truyền = truyền miệng, di bản
- Vai trò nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của nd và là kho tàng phong phú cho VH viết khai thác và phát triển.
- Thể loại: vè, chèo, tuồng, truyện, thơ
2. VH viết 
- Văn học chữ Hán: xuất hiện từ buổi đầu của VH viết và tồn tại, phát triển trong suốt thời kì VH trung đại (Từ thế kỷ X - XIX) còn 1 số TP ở thế kỷ XX.
 ảnh hưởng của VH Trung Hoa nhưng vẫn mang t2, tinh thần dt
- Văn học chữ Nôm: Xuất hiện thế kỷ XIII nhưng tác phẩm cổ điển nhất còn lại đến nay là Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi. Tồn tại song song với VH chữ Hán, đặc biệt phát triển mạnh ở thế kỷ 18 - 19 đỉnh cao truyện Kiều thơ HXH.
- VH chữ Quốc ngữ: xuất hiện thế kỷ 17. Cuối thế kỷ 19 được dùng để sáng tác VH. Từ đầu thế kỷ 20 chữ Quốc ngữ được dùng rộng rãi và trở thành văn tự duy nhất của nước ta dùng sáng tác VH
II. Tiến trình lịch sử VHVN
* Trải qua 3 thời kỳ lớn
1. Từ thế kỷ X đến hết XIX
- VH trung đại phát triển trong hoàn cảnh: XH Phong kiến - một Quốc gia PK độc lập chống lại nhiều cuộc xâm lược và ách đô hộ của PK phương Bắc.
- Có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ hệ thống thể loại, ngôn ngữ.
- Có nhiều thành tựu kết tinh ở những tác giả lớn, xuất sắc
2. Từ đầu thế kỷ XX - 1945.
- VH chuyển sang thời kỳ hiện đại
- H/c: Cuộc xl của Thực dân Pháp
- Đặc điểm: VH phát triển theo hướng hiện đại hoá, có sự biến đổi toàn diện và mau chóng
- Thành tựu: giai đoạn 1980 - 1945 (thơ - văn xuôi)
3. Từ sau CMT 8 - nay:
Chia 2 giai đoạn:
a, Giai đoạn 1945 - 1975:
- H/c: 2 cuộc kháng chiến vĩ đại
- Đặc điểm: VH phục vụ k/c nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hy sinh
- Thành tựu: VH sáng tạo những h/a cao đẹp về đ/n con người VN thuộc nhiều thế hệ trong 2 cuộc kháng chiến, trong lao động XD
b, Giai đoạn 1975- nay
 VH bước vào thời kỳ đổi mới, mở rộng phạm vi tiếp cận đời sống một cách toàn diện, khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới sự thức tỉnh cá nhân và tinh thần dân chủ
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN
1. Về ND tư tưởng
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng
- Tinh thần nhân đạo
- Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan
2. Về quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật
- Kết tinh ở các TP có quy mô ko lớn
- Chú trọng sự tinh tế mà dung dị, có vẻ đẹp hài hoà.
IV. Luyện tập
Bài 1,2 ,3
B. Sơ lược về một số thể loại VH
I. Một số thể loại VH dân gian
- Cổ tích
- Truyền thuyết
- Ngụ ngôn
- Ca dao
- Tục ngữ
II. Một số thể loại VH trung đại
* Thơ: Thất ngôn bát cú, Thất ngôn tứ tuyệt
* Văn xuôi: truyền kì, biến ngẫu
II. Một số thể loại VH hiện đại
* Thơ: tự do
* Văn xuôi
 Ngày soạn 26-4-2011
Tiết 169 - 170. Kiểm tra tổng kết cuối năm
A. Mục tiêu cần đạt: 
Học sinh làm và nắm được các kiến thức cơ bản của học kì hai
Làm được bài nghị luận cốt yếu về : đoạn thơ ,bài thơ; đoạn trích hoặc tác phẩm
B. Tiến trình giờ kiểm tra
1. ổn định tổ chức
2. Phát đề : Đề chung của phòng GD
:Tự luận:
Câu1:Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các BPTT đó? (2,5đ)
 Mặt tròi của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
? xác định tư loại của 2 dòng thơ?
Câu 2: Chép chính xác đoạn thơ:
“ Dâu lam sao thì cha vẫn muốn
..chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
Cho biết người cha mong muốn điều gì?
Câu 3: Suy nghĩ của em nhân vật Phương Định qua Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê . (6đ)
 Đáp án:
Câu 1 : ẩn dụ ,tạo cho 2 dòng thơ sự cân đối ,đẹp,so sánh hay
-các từ “ của ,thì là QHT ;nằm :Đt ;còn lại là DT
Câu 2 : Chép thơ .Người cha muốn con mình luôn tự hào về quê hương,cho dù quê hương mình nghèo khó..xấu hình thức bên ngoài và luôn sống mạnh mẽ.
Câu 3 :Nhân vật Phương Định .
3. HS làm bài
4. GV thu bài 
5. Dặn dò: 
- Thư điện chúc mừng thăm hỏi
 -------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Ngày soạn 23-4-2011
Tiết 171- 172. Thư điện chúc mừng và thăm hỏi
A. Mục tiêu cần đạt: SGV
B.Tiến trình hoạt động 
Hoạt động 1
HS đọc 4 trường hợp
GV nêu các câu hỏi a, b, c
Hs thảo luận trao đổi - trả lời
Hoạt động 2
HS đọc thầm 3 bức điện trong SGK và lần lượt trả lời 4 câu hỏi tiếp đó
HS tập diễn đạt
HS thảo luận nhóm rút ra cách viết thư điện theo 2 mục đích khác nhau
Hoạt động 3
HS kẻ lại mẫu bức thư
Điền những thông tin cần thiết vào mẫu 
GV chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm hoàn chỉnh một bức điện
I. Những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng và hỏi thăm
1. Ví dụ :a, b, c, d
2. Nhận xét 
a, Những trường hợp cần giữ
- Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau
- Có những khó khăn trở ngại nào đó khiến người viết ko thể đến nơi trực tiếp.
b, Có 2 loại:
- Thăm hỏi: chia vui
- Thăm hỏi: chia buồn
c, Mục đích:
- Chia vui: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận
- Chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những khó khăn.
II. Cách viết thư điện 
1. Thư điện chúc mừng
2. Thư điện thăm hỏi
3. Nội dung:
- Lý do gửi thư điện
- Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, điều ko mong muốn của người nhận điện
- Lời chúc mừng, mong muốn
- Lời thăm hỏi, chia buồn
III. Luyện tập
Bài 1 : Điền vào mẫu
Bài 2 : Chọn các tình huống
a, Chúc mừng
b, Chúc mừng
c, Thăm hỏi
d, Thăm hỏi
e, Thăm chúc mừng
Bài 3 : HS tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện
C. Dặn dò: 
- Trả bài kiểm tra
 ----------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn 25-4-2011
Tiết 173- 174 - 175. Trả bài văn - Tiếng việt - Học kỳ
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp HS củng cố khả năng ghi nhớ tổng hợp kiến thức, khả năng chuyển hoá, vận dụng kiến thức
- Rèn kỹ năng tự nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh bài viết
- Tích hợp toàn diện trong các bài tự luận
B. Chuẩn bị:
- Các tư liệu dẫn chứng trong bài làm của HS 
- Định hướng những bài làm thành công, những hạn chế cơ bản của HS
C.Tiến trình các hoạt động 
 -GV đọc đáp án (đáp án kèm theo đề bài)
 -Cho học sinh đối chiếu với bài làm.
 -GV chỉ ra những ưu, khuyết trong quá trình làm bài.
 -GV đọc điểm.
 -HS đọc một số bài viết mẫu
 + Bài loại yếu
 +Bài loại trung bình
 +Bài loại khá-tốt
*Hướng dẫn :học sinh làm lại 1 số câu sai,một số chỗ dùng từ,đặt câu chưa phù hợp.
Đáp án 
 BPTT: điệp ngữ,ẩn dụ
Tự luận:
1. BPTT điệp ngữ , ẩn dụ
-Tác dụng :mặt trời đem lại cho bắp sự sống.Con là sự sống của mẹ.
2.Dàn ý:
-MB: giới thiệu tác giả,tác phẩm,nhân vật
-TB: +Cô gái thủ đô ,tuổi đời còn trẻ
 +Làm thanh niên xung phong: vất vả ,nguy hiểm,đối mặt với cái chết
 +Yêu đời ham mê ca hát
 +Yêu quý chị em trong nhóm
*Nhận xét ,cảm nhận chủ yếu của HS ở các điểm trên và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
-KB : Đánh giá chung về nhân vật một lần nữa
Gv nhận xét chất lượng bài làm của hs và cho các em chữa bài theo đáp án

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(56).doc