Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 năm 2010

I/ Mục đích yêu cầu:

Giúp cho học sinh:

- Củng cố lại khái niệm về văn bản thuyết minh, vai trò và đặc điểm của nó.

- Nắm lại các phương pháp thuyết minh.

- Nắm được các kiểu thuyết minh thường gặp.

- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh.

II/ Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Chuẩn bị của trò:

Tự ôn tập lại những kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh.

2. Chuẩn bị của thầy:

Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.

III/ Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)

 

doc 209 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy daïy: 16/08/2010
Tuaàn 01 – Tieát: 01+02+03
OÂN TAÄP VEÀ VAÊN BAÛN THUYEÁT MINH
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
- Củng cố lại khái niệm về văn bản thuyết minh, vai trò và đặc điểm của nó.
- Nắm lại các phương pháp thuyết minh.
- Nắm được các kiểu thuyết minh thường gặp.
- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Tự ôn tập lại những kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)
TG
NỘI DUNG BÀI HỌC
H.Đ CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
18’
25’
Hết Tiết 1
15’
10’
20’
Hết Tiết 2
39’
I/ Văn bản thuyết minh là gì?
VBTM là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội, bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
II/ Vai trò và đặc điểm chung của VBTM:
- VBTM có tính chất tri thức, khách quan, thực dụng. Có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
- Một VBTM hay là một văn bản trình bày rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
- VBTM sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
III/ Những yêu cầu về VBTM:
- Phải có tri thức, kiến thức về đối tượng cần thuyết minh.
- Phải biết đối tượng thuyết minh là cái gì? Có đặc điểm tiêu biểu gì? Có cấu tạo như thế nào? Hình thành ra sao? Có giá trị ý nghĩa gì đối với con người?
- Để có tri thức, ta phải:
+ Quan sát: Không chỉ là nhìn, xem mà còn phải xét để phát hiện những đặc điểm tiêu biểu.
+ Tra cứu: Từ từ điển, sách báo. . .
+ Hỏi: hỏi những người có hiểu biết.
+ Phân tích: Đối tượng chia làm mấy bộ phận; quan hệ giữa các bộ phận như thế nào
IV/ Các phương pháp thuyết minh:
Các phương pháp thuyết minh thường dùng:
- Nêu định nghĩa.
- Nêu ví dụ.
- Nêu số liệu.
- So sánh.
- Liệt kê.
- Phân loại.
- Giải thích.
. . .
V/ Các kiểu thuyết minh:
Các kiểu thuyết minh:
-TM một đồ vật.
-TM một động vật.
- TM một thực vật.
- TM một thể loại văn học.
- TM. Một trò chơi.
- TM một món ăn (d.tộc).
- TM một sản phẩm (d. tộc)
- TM một tác phẩm.
- TM một thí nghiệm.
- TM một nhân vật (danh nhân).
- TM một danh lam, thắng cảnh.
- TM một phương pháp, cách làm.
VI/ Thực hành:
a. Mở bài:
Giới thiệu về trò chơi.
b. Thân bài:
- Nêu đặc điểm của trò chơi.
- Nêu đối tượng của trò chơi.
- Nêu cách chơi.
c. Kết bài:
Lời nhận xét về trò chơi.
Hoạt động 1:
CH: Cho biết văn bản thuyết minh là gì?
Hoạt động 2:
CH: Cho biết về vai trò và đặc điểm chung của VBTM?
CH: Vì sao nói VBTM có tính chất tri thức, khách quan, thực dụng?
Hoạt động 3:
CH: Để viết được một VBTM, yêu cầu người viết phải như thế nào?
CH: Muốn có tri thức ta phải làm gì?
Hoạt động 4:
CH: Hãy nêu các phương pháp thuyết minh thường dùng?
Hoạt động 5:
CH: Hãy nêu các kiểu thuyết minh mà em biết?
Hoạt động 6:
* Dựa vào dàn ý: Hãy thuyết minh cách làm chiếc đèn ông sao.
- VBTM là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội, bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- VBTM có tính chất tri thức, khách quan, thực dụng. Có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
- Một VBTM hay là một văn bản trình bày rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
- VBTM sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
- Tri thức: vì không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng.
- Khách quan: vì phải phù hợp với thực tế và không đòi hỏi người làm bài phải bộc lộ cảm xúc cá nhân, chủ quan của mình.
- Thực dụng: vì cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp như tác phẩm văn học.
- Phải có tri thức, kiến thức về đối tượng cần thuyết minh.
- Phải biết đối tượng thuyết minh là cái gì? Có đặc điểm tiêu biểu gì? Có cấu tạo như thế nào? Hình thành ra sao? Có giá trị ý nghĩa gì đối với con người?
* Ta phải:
- Quan sát: Không chỉ là nhìn, xem mà còn phải xét để phát hiện những đặc điểm tiêu biểu.
- Tra cứu: Từ từ điển, sách báo. . .
- Hỏi: hỏi những người có hiểu biết.
- Phân tích: Đối tượng chia làm mấy bộ phận; quan hệ giữa các bộ phận như thế nào
* Các phương pháp thuyết minh thường dùng:
- Nêu định nghĩa.
- Nêu ví dụ.
- Nêu số liệu.
- So sánh.
- Liệt kê.
- Phân loại.
- Giải thích.
. . .
* Các kiểu thuyết minh:
- TM một đồ vật.
- TM một động vật.
- TM một thực vật.
- TM một thể loại văn học.
- TM. Một trò chơi.
- TM một món ăn (d.tộc).
- TM một sản phẩm (dtộc)
- TM một tác phẩm.
- TM một thí nghiệm.
- TM một nhân vật (danh nhân).
- TM một danh lam, thắng cảnh.
- TM một phương pháp, cách làm.
* Mở bài:
- Giới thiệu về cách làm chiếc đèn ông sao.
* Thân bài:
1/ Chuẩn bị nguyên vật liệu
- 10 thanh tre có chiều dài bằng nhau, dày từ 5mm đến 1cm được vót nhẳn.
- 5 que tre dài từ 8cm đến 10cm tuỳ đèn to hay nhỏ, dài độ 5mm.
- Giấy bóng màu
- Dây để buộc.
2/ Cách thực hiện:
a/ Làm khung
Lấy 10 thanh tre có chiều dài bằng nhau, buộc 5 thanh lồng vào nhau thành hình sao 5 cánh. Như vậy được một đôi hình sao 5 cánh.
- Ráp hai hình sao lại với nhau và buộc chặt ơ 5 đầu cánh sao.
- Lấy 5 que tre ngắn chống ở 5 góc của cánh sao. Ta sẽ được khung của đèn
b/ Dán giấy vào khung:
- cắt giấy theo đúng hình tam giác các cánh ngôi sao và hình ngũ giác ở giữa. 
- Dán giấy lên đèn , chừa khoảng phía dưới để cho nến vào và khoảng phía trên để làm chỗ thông hơi.
* Kết bài:
Làm đồ chơi là một trong những hoạt động kĩ thuật trong nhà trường giúp cho các em học sinh tính khéo léo, sáng tạo và mang lại niềm vui lao động. 
4. Củng cố: (3)
Nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa ôn.
5. Dặn dò: (3)
- Xem lại nội dung bài học.
- Đọc những văn bản mẫu về VBTM; Tập viết đoạn.
- Chuẩn bị bài mới: “Ôn tập về các kiểu câu”
+ Xem lại Sgk ngữ văn 8 tập 2
+ Xác định đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu: cầu khiến, cảm thán, nghi vấn, trần thuật và phủ định.
+ Giải lại các bài tập về các kiểu câu trên.
--------------------------------------------
PHỤ LỤC
(Dàn bài chi tiết của một số đề bài thuyết minh)
THUYẾT MINH VỀ MỘT ĐỒ VẬT.
Đề: Hãy thuyết minh về chiếc phích nước.
Dàn bài:
1. Mở bài: (Giới thiệu về phích nước)
Phích nước là một vật dụng dùng để giữ nước nóng.
2. Thân bài: 
a. Cấu tạo: (Các bộ phận của phích nước)
- Vỏ của phích nước được làm bằng sắt hoặc bằng nhựa, có những trang trí đẹp mắt.
- Nắp phích được làm bằng nhôm hoặc bằng nhựa.
- Nút phích (nắp đậy ruột phích) thường bằng bấc hoặc bằng nhựa.
- Ruột phích làm bằng thuỷ tinh có tráng thuỷ để giữ nhiệt độ luôn nóng.
b. Sử dụng:
- Ruột phích nước là bộ phận quan trọng nhất. Vì thế khi mua phích nước, ta nên mang nó ra ngoài ánh sáng nhìn suốt từ trên miệng xuống đáy, ta có thể nhìn thấy những điểm sáng màu tím ở chỗ van hút khí. Nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí càng tốt và như vậy sẽ giữ nhiệt càng tốt.
- Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt, vỡ. Ta nên chế nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào trước 30 phút, rồi sau đó mới chế nước sôi vào.
c. Bảo quản:
- Khi phích đựng nước dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện cáu bẩn. Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
- Nếu ta muốn phích nước giữ nóng lâu hơn, khi đổ nước vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút phích vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần bằng bốn lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi. Nhiệt dễ tuyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
3. Kết bài: (Tác dụng của phích nước)
Phích nước là một vật dụng rất cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hàng ngày.
----------------------------
THUYẾT MINH VỀ MỘT ĐỘNG VẬT:
Đề: Hãy thuyết minh về con lợn.
Dàn bài:
1. Mở bài: (Giới thiệu con lợn)
Lợn là vật nuôi cho nhiều thịt, có khả năng sinh sản cao.
2. Thân bài:
a. Các giống lợn: (Với những đặc điểm riêng)
- Lợn ỉ: nuôi phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ, lợn ỉ toàn thân màu đen, chân ngắn, mõm nhọn, thành thục hơn, bụng sệ, lưng võng, đẻ nhiều con trong một lứa, khéo nuôi con. Thịt mềm, trắng và thơm ngon. Là loại hình nuôi lấy mỡ.
- Lợn Móng Cái: phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ, có toàn thân màu loang, trên lưng có dạng hình yên ngựa màu đen, đẻ nhiều, nuôi con khéo. Lợn Móng Cái cũng là loại hình nuôi lấy mỡ.
- Lợn Mường Khương: nuôi phổ biến ở niền núi, trung du Bắc bộ. Lợn Mường Khương thân cao to, lưng thẳng, phàm ăn, chịu rét giỏi. Nhược điểm của giống lợn này là phẩm chất thịt kém, đẻ con ít và nuôi con vụng.
- Lợn Ba Xuyên (heo bông): màu lông lang trắng đen, thân ngắn, tai nhỏ, nuôi nhiều ở niềm Tây, niềm Trung nam bộ.
- Lợn Thuộc Nhiêu: màu lông trắng tuyền hoặc có đốm đen, tai nhỏ, chân thấp. Nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Lợn Yoóc Sai: có nguồn gốc từ nước Anh. Đặc điểm nổi bật là thân hình cao, to, thích nghi rộng, mắn đẻ, nuôi 6 tháng tuổi có thể đạt 80 – 100 kg thịt.
b. Giá trị kinh tế:
Nghề chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi vì nó là nguồn cung cấp thực phẩm nhiều nhất, thường xuyên nhất cho nhu cầu của nhân dân. Là nguồn cung cấp phân bón chủ yếu cho ngành trồng trọt. Lợn còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (da, làm đồ hộp). . .
3. Kết bài: (Vai trò của con lợn)
Hiện nay, lợn và sản phẩm của nó còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.
----------------------------
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỰC VẬT:
Đề: Thuyết minh về một loài hoa – Hoa mai.
Dàn bài:
1. Mở bài: ( giới thiệu hoa mai)
Ngày tết, nếu hoa đào là đặc sản của miền Bắc thì hoa mai là đặc sản của miền Nam.
2. Thân bài: (giới thiệu các đặc điểm của hoa mai)
a. Cây mai trong đời sống hằng ngày:
Trong vườn cây của từng nhà thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai. Mai thực chất là một loại cây rừng. Cây cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên, xoè rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay người trai tráng, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.
b. Miêu tả các loại hoa mai:
Hoa mai thực chất là một loại cây rừng. Hoa mai có nhiều loại:
- Mai vàng: hoa mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoa màu vàng có mùi thơm, e ấp kín đáo. . .
- Mai tứ quý hay còn gọi là nhị độ mai: đây là loại mai vàng nhưng sau khi cho hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt bóng như ngọc.
- Mai trắng: còn có tên gọi là Chi ...  1____c ; 2____b.
Chọn ý đúng:
Caâu
1
2
3
4
5
6
7
Ñaùp aùn
B
B
C
B
A
C
A
Điền khuyết:è Mặt trời (2).
B/ Phần tự luận: (Tổng cộng 5 điểm)
1. Phần ghi nhớ trang 54 Sgk. (1 điểm)
2. Các trường từ vựng: (2 điểm)
- Màu sắc: đỏ, xanh , hồng.
- Liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.
3. Viết đoạn văn nghị luận: (2 điểm)
Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng”.
4. Dựa vào đáp án, định hướng cho học sinh cách sửa chữa, rút kinh nghiệm:
5. Dặn dò một số điều cần lưu ý.
---------------------------------------------------
Ngaøy daïy: 09/12/2010
Tuaàn 17 – Baøi 17 – Tieát: 97
 TRAÛ BAØI KIEÅM TRA VAÊN
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
- Củng cố lại những kiến thức đã học về thơ và truyện hiện đại đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại.
- Thấy được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình để từ đó có ý thức tự sửa chữa, khắc phục qua bài kiểm tra Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
- Ôn lại những kiến thức về phần Văn – Thơ hiện đại đã học.
2. Chuẩn bị của thầy:
- Chấm bài kiểm tra của Hs.
- Tổng hợp kết quả, nhận xét, đánh giá.
III/ Các bước lên lớp:
1. Nhận xét khái quát về bài làm của học sinh:
- Ưu điểm.
- Khuyết điểm.
- Tỉ lệ bài làm đạt yêu cầu.
2. Phát bài kiểm tra cho học sinh:
3. Cùng cới học sinh xây dựng đáp án:
A/ Phần trắc nghiệm: (Mỗi ý đúng 0.5 điểm – Tổng cộng 5 điểm)
Chọn ý đúng:
Caâu
1
2
3
4
5
6
Ñaùp aùn
D
B
B
B
B
C
Nối cột: 1___d; 2___c; 3___b.
B/ Phần tự luận: (Tổng cộng 5 điểm)
1. Chép thuộc lòng: “Quê hương anh nước mặn đồng chua. . . Sốt run người vừng tráng ướt mồ hôi”. ( 12 câu – 2 điểm)
2. Phần ghi nhớ trang 174 – Sgk. (2 điểm)
3. Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hoá họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng nhân dân ta trên khắp nẻo đường đất nước. (1 điểm)
4. Dựa vào đáp án, định hướng cho học sinh cách sửa chữa, rút kinh nghiệm:
5. Dặn dò một số điều cần lưu ý.
---------------------------------------------
 Ngaøy daïy: 13/12/2010
Tuaàn 18 – Baøi 17 – Tieát: 98+99+100
 OÂN TAÄP PHAÀN TAÄP LAØM VAÊN
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
- Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong Ngữ văn 9; thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách só sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp trước.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15’)
A/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Chọn ý đúng trong các câu sau:
1. Nhận xét nào đúng với tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn?
A. Là một truyện ngắn giàu chất trữ tình.
B. Là một tiểu thuyết lịch sử nhưng mang đậm chất trữ tình.
C. Là một hồi kí đậm chất trữ tình.
D. Là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí và đậm chất trữ tình.
2. Nhân vật chính của truyện Cố hương hiện lên chủ yếu ở phương diện nào?
A. Những lời đối thoại với các nhân vật khác.
B. Những hành động, cử chỉ, đối với các nhân vật khác.
C. Những lời độc thoại, suy tư, day dứt.
D. Trong lời giới thiệu của các nhân vật khác.
3. Ý nào không phải là tính cách con người Nhuận Thổ trong hồi ức của nhân vật “tôi”?
A. Là một chú bé khoẻ mạnh.
B. Là một chú bé luôn giữ lễ nghĩa khi giao tiếp với những người bề trên.
C. Là một chú bé biết nhiều chuyện lạ lùng.
D. Là một chú bé hồn nhiên, giàu tình cảm.
B/ Phần tự luận: (7 điểm)
Nêu nội dung ý nghĩa và nghệ thuật khái quát của văn bản Cố hương?
* Đáp án:
A/ Phần trắc nghiệm: (Mỗi ý đúng 1đ – Tổng cộng 3đ)
1___ D, 2___ C; 3___ B.
B/ Phần tự luận: (7 điểm)
Phần ghi nhớ trong SgK – Trang 219.
3. Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)
TG
NOÄI DUNG BAØI HOÏC
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA THAÀY
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA TROØ
28’
Hết
Tiết
1
75’
I/ Văn bản thuyết minh:
Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong VBTM.
II/ Văn bản tự sự:
* Những kiến thức cũ có nâng cao:
- Tự sự kết hợp với biểu cảm.
- Tự sự kết hợp với nghị luận.
- Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm.
* Những nội dung kiến thức mới:
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong VBTS.
* Trong phần Tập làm văn lớp 9 HKI có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm, cần chú ý?
Hoạt động 1:
CH: Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong VBTM như thế nào? Cho ví dụ.
CH: VBTM có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở những điểm nào?
Thuyết minh:
- Trung thành với đặc điểm đối tượng một cách khách quan, khoa học.
- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.
- Đơn nghĩa.
- Theo 1 số y. cầu giống nhau.
- Nhiều số lượng cụ thể.
Hoạt động 2:
CH: Nêu lên những nội dung về VBTS đã học?
CH: Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong VBTS?
CH: Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm? Cho biết vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện các yếu tố này trong VBTS như thế nào?
CH: Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là VBTS?
* Yêu cầu Hs kẻ bảng và thực hiện theo yêu cầu trong Sgk.
è Hướng dẫn Hs sửa chữa.
CH: Vì sao bài Tập làm văn tự sự của Hs phải có đầy đủ 3 phần?
CH: Những kiến thức và kỹ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV có giúp được gì trong việc đọc hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong Sgk Ngữ văn không? Phân tích một vài tác phẩm để làm nổi bật.
CH: Những kiến thức và kỹ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ.
- Hai phần: Thuyết minh và Tự sự.
- Trong đó, Tự sự đóng vai trò trọng tâm.
* Giúp người đọc, người nghe hiểu biết về đối tượng.
- Cần giải thích các từ ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng.
- Cần miêu tả để tránh sự khô khan của văn bản.
* Tự bộc lộ.
è Có thể lập bảng so sánh như sau:
Miêu tả:
- Xây dựng hình tượng về một đối tượng này thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
- Mang đến cho người nghe, người đọc mõt cảm nhận mới về đối tượng.
- Đa nghĩa.
- Ít tính khuôn mẩu.
- Ít số lượng cụ thể, chi tiết.
- Cũ có nâng cao: kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm; giữa tự sự với lập luận.
- Nội dung mới: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong VBTS.
- Miêu tả nội tâm è Trang 117 Sgk.
- Nghị luận trong VBTS è Trang 138 Sgk.
- Trang 178 Sgk.
- Đi sâu vào nội tâm nhân vật, độc thoại nội tâm để thấy rõ diễn biến tâm lý nhân vật, giúp cho bài văn sinh động, giúp cho câu chuyện có không khí, màu sắc như cuộc sống thật.
- Vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là: kể lại hiện thực bằng con người và sự việc.
* Kẻ bảng và thực hiện yêu cầu trong Sgk.
è Sửa chữa theo hướng dẫn của giáo viên.
- Vì khi là Hs phải rèn luyện theo những yêu cầu chuẩn mực của nhà trường. Khi trưởng thành người viết mới có thể viết tự do.
- Góp phần soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc hiểu văn bản – Tác phẩm văn học.
è Tự tìm và phân tích 1 ví dụ.
- Cung cấp cho học sinh những trí thức cần thiết để làm bài văn tự sự. Đó là các gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, ngôi kể, sự việc, các yếu tố miêu tả, nghị luận.
4. Củng cố: (12’)
Nhắc lại những kiến thức vừa ôn.
5. Dặn dò: (3’)
- Học bài và tập đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị bài mới: “Kiểm tra tổng hợp HKI”
a. Ôn lại những kiến thức đã học ở HKI.
b. Tập viết các đoạn văn tự sự và thuyết minh.
c. Giải lại các bài tập cơ bản trong Sgk.
------------------------------------------------
 TAÄP LAØM THÔ TAÙM CHÖÕ
Tuaàn 19 – Baøi 17 – Tieát: 103+104+105
Ngaøy daïy: ___/___/2010
Ngaøy daïy: 20/12/2010
Tuaàn 19 – Baøi 17 – Tieát: 103+104+105
 TAÄP LAØM THÔ TAÙM CHÖÕ
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
- Ôn lại những kiến thức đã học về thể thơ tám chữ: đặc điểm, khả năng miêu tả, khả năng biểu hiện.
- Rèn luyện khả năng sáng tạo, làm thơ tám chữ; khả năng đánh giá, nhận xét về thơ tám chữ. 
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)
TG
NOÄI DUNG BAØI HOÏC
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA THAÀY
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA TROØ
33’
90’
I/ Đặc điểm của thể thơ tám chữ:
III/ Tập làm thơ tám chữ theo đề tài:
Hoạt động 1:
* Gọi Hs lần lượt nhắc lại những kiến thức đã học về đặc điểm của thơ tám chữ:
- Số câu, số chữ.
- Vần.
- Nhịp.
Hoạt động 2:
CH: Hãy viết một bài thơ với chủ đề: Nhớ trường hoặc Nhớ bạn.
* Nhớ trường:
Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thế, 
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông.
Khăn quàng tung bay, rực rỡ nắng hồng,
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng.
CH: Hãy viết một bài thơ với chủ đề: Môi trường.
* Tự nhắc lạikiến thức đã học:
* Tự sáng tác theo chủ đề đã cho:
è Đọc, sửa chữa, bổ sung.
* Nhớ bạn:
Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời,
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui.
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời,
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi.
* Tự sáng tác theo chủ đề đã cho.
4. Củng cố: (7’)
Nhắc lại những kiến thức vừa học:
5. Dặn dò: (3’)
- Học bài và tập đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị bài mới: “Trả bài kiểm tra Tổng hợp” 
a. Xem và tự trả lời các câu hỏi trong Sgk.
b. Tập đọc diễn cảm văn bản.
------------------------------------------------
 Ngaøy daïy: 22/12/2010
Tuaàn 19 – Baøi 17 – Tieát: 106
 TRAÛ BAØI KIEÅM TRA TOÅNG HÔÏP HKI
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
Ôn lại những kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm văn của mình; tìm ra phương hướng khắc phục và sử chữa.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
- Ôn lại những kiến thức đã học ở Học kỳ I.
2. Chuẩn bị của thầy:
- Chấm bài kiểm tra của Hs.
- Tổng hợp kết quả, nhận xét, đánh giá.
III/ Các bước lên lớp:
1. Nhận xét khái quát về bài làm của học sinh:
- Ưu điểm.
- Khuyết điểm.
- Tỉ lệ bài làm đạt yêu cầu.
2. Phát bài kiểm tra cho học sinh.
3. Cùng cới học sinh xây dựng đáp án.
4. Dựa vào đáp án, định hướng cho học sinh cách sửa chữa, rút kinh nghiệm.
5. Dặn dò một số điều cần lưu ý.
6. Thu lại bài làm của học sinh.
------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 HKI 04 COT.doc