Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 năm 2011

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 năm 2011

I/ Mục đích yêu cầu:

Giúp cho học sinh:

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

II/ Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Chuẩn bị của trò:

Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.

2. Chuẩn bị của thầy:

Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.

III/ Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

2.Kiểm tra bài cũ: ()

3.Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)

 

doc 152 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 03/01/2011
Tuần: 20 – Bài: 18 – Tiết: 107 + 108
BAØN VEÀ ÑOÏC SAÙCH
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: ()
3.Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)
TG
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
33’
10’
Hết
Tiết
1
12’
12’
10’
5’
I/ Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986), là nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ :
- Văn bản trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
b. Đọc:
c. Từ khó:
 d. Thể loại: Nghị luận văn hoá - xã hội.
e. Bố cục: 3 phần
- P1:“Từ đầu thế giới mới”
è Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
- P2: “Lịch sử lực lượng”
è Các khó khăn, các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- P3: “Phần còn lại”
è Bàn về phương pháp đọc sách.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
- Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà nhân loại thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm.
- Đọc sách là một con đường tích luỹ để nâng cao vốn tri thức.
2. Cách lựa chọn sách khi đọc:
- Phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
- Cần chọn cho kỹ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
- Cần đọc thêm những loại sách thường thức; loại sách ở lĩnh vực gần gủi, kế cận với chuyên môn của mình.
3. Phương pháp đọc sách:
- Không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, nhất là những quyển sách có giá trị.
- Cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Không nên đọc một cách tràn lan theo hứng thú cá nhân.
4. Nghệ thuật xây dựng văn bản:
- Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa thấu tình vừa đạt lý.
Bố cục chặt chẽ, hợp lý. Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh.
III/ Tổng kết:
Trang 7 – Sgk.
HĐ 1:
* Gọi Hs đọc phần (¶) trong Sgk.
CH: Cho biết sơ lược về tác giả Chu Quang Tiềm?
CH: Nêu xuất xứ của văn bản?
* Gọi Hs đọc văn bản.
* Gọi Hs đọc trong Sgk.
CH: Cho biết về thể loại của văn bản?
CH: Xác định bố cục của văn bản và nêu ý nghĩa từng phần?
HĐ 2:
* Gọi Hs đọc lại phần 1.
CH: Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?
CH: Từ đó cho thấy đọc sách có ý nghĩa gì?
* Gọi Hs đọc lại phần 2.
CH: Tại sao cần phải lựa chọn sách khi đọc?
CH: Vậy theo tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
CH: Hãy cho biết về phương pháp đọc sách mà tác giả bài viết đã chỉ ra?
CH: Văn bản đã có sức thuyết phục cao, theo em điều đó được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
HĐ 3:
* Gọi Hs đọc phần ghi nhớ trong Sgk.
* Đọc.
- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986), là nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Văn bản trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
* Đọc.
* Đọc.
- Nghị luận văn hoá – xã hội.
* 3 phần:
- P1: “Từ đầu thế giới mới”
è Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
- P2: “Lịch sử lực lượng”
è Các khó khăn, các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- P3: “Phần còn lại”
è Bàn về phương pháp đọc sách.
* Đọc.
- Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà nhân loại thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm.
- Đọc sách là một con đường tích luỹ để nâng cao vốn tri thức.
* Đọc.
- Nhằm để tránh hai thiên hướng sai lệch thường gặp:
1. Không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
2. Lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
- Không tham đọc nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
- Cần chọn cho kỹ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
- Cần đọc thêm những loại sách thường thức; loại sách ở lĩnh vực gần gủi, kế cận với chuyên môn của mình.
- Không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ – “trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do” – nhất là những quyển sách có giá trị.
- Cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Không nên đọc một cách tràn lan theo hứng thú cá nhân.
- Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa thấu tình vừa đạt lý.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý. Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh.
* Đọc và ghi vào vở.
4. Củng cố: (3’)
Nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa học:
- Cho biết những luận điểm đã được tác giả trình bày trong văn bản này.
- Nhắc lại nghệ thuật đã được xây dựng trong văn bản này?
- Hãy phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài “Bàn luận về phép học”?
5.Dặn dò: (3’)
- Học bài và tập đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị bài mới: “Khởi ngữ”
a/ Đọc và trả lời các câu hỏi trong Sgk để từ đó nắm được khái niệm và công dụng của khởi ngữ.
b/ Chuẩn bị trước phần luyện tập.
-----------------------------------------
Ngày dạy: 05/01/2011
Tuần: 20 – Bài: 19 – Tiết: 109
KHÔÛI NGÖÕ
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. (Câu hỏi thăm dò như sau: “Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này”).
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: ()
3.Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)
TG
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
23’
14’
I/ Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với.
VD: Giàu, tôi cũng giàu rồi.
ð Về việc giàu, tôi cũng giàu rồi.
II/ Bài tập:
1. Bài tập 1:
Trang 8 – Sgk.
2. Bài tập 2:
Trang 8 – Sgk.
HĐ 1:
* Gọi Hs đọc mục 1 trong Sgk.
CH: Các từ ngữ in đậm trong các câu trên có vị trí và quan hệ với vị ngữ khác với chủ ngữ trong câu như thế nào?
CH: Xác định công dụng của các từ in đậm?
CH: Những từ in đậm là khởi ngữ. Vậy khởi ngữ là gì?
CH: Trước các từ in đậm có thể thêm các quan hệ từ nào?
* Gọi Hs đọc phần ghi nhớ trong Sgk.
HĐ 2:
* Gọi Hs lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi trong Sgk.
- Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích trên?
- Bài tập 2: Viết lại các câu trên bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ?
* Đọc.
* Xác định chủ ngữ trong các câu:
a/ anh (thứ 2).
b/ tôi
c/ chúng ta
* Phân biệt:
- Về vị trí: các từ in đậm đứng trước chủ ngữ.
- Về quan hệ với vị ngữ: các từ in đậm không có quan hệ 
C – V với vị ngữ.
- Thông báo về đề tài, nội dung được nói đến trong câu.
- Như mục ghi nhớ 1.
- Về; đối với.
* Đọc và ghi vào vở.
* Đọc – Thảo luận – Trả lời các bài tập.
a/ Điều này.
b/ Đối với chúng mình
c/ Một mình
d/ Làm khí tượng
e/ Đối với cháu
a/ Làm bài, anh ấy làm cẩn thận lắm.
b/ Hiểu, tôi đã hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
4. Củng cố: (3’)
Nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa học:
- Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ.
- Trước khởi ngữ có thể thêm vào bằng các quan hệ từ nào?
5.Dặn dò: (3’)
- Học bài và tập đặt câu có khởi ngữ.
- Chuẩn bị bài mới: “Phép phân tích và tổng hợp”
a/ Đọc và trả lời các câu hỏi trong Sgk để từ đó hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong Tập làm văn nghị luận.
b/ Chuẩn bị trước phần luyện tập.
-----------------------------------------
Ngày dạy: 05/01/2011
Tuần: 20 – Bài: 18 – Tiết: 110
PHEÙP PHAÂN TÍCH VAØ TOÅNG HÔÏP
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: ()
3.Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)
TG
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
22’
15’
I/ Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
1. Phép lập luận phân tích:
Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
2. Phép lập luận tổng hợp:
Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
II/ Luyện tập:
- Bài tập 1:
Trang 10 – Sgk.
- Bài tập 2:
Trang 10 – Sgk.
- Bài tập 3:
Trang 10 – Sgk.
HĐ 1:
* Gọi Hs đọc văn bản trong Sgk.
CH: Bài văn đã nêu ra những dẫn chứng gì về trang phục?
CH: Ngoài những dẫn chứng về trang phục, tác giả còn mở rộng để nói về vấn đề gì?
CH: Từ các dẫn chứng, tác giả đã nêu ra những vấn đề gì?
CH: Vì sao “không ai” làm cái điều phi lý như tác giả nêu ra?
CH: Việc không ai làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người?
CH: Để đi đến các quy tắc trên, tác giả đã vận dụng các biện pháp nào?
CH: Việc tác giả tách ra từng phần, từng trường hợp để cho thấy “quy tắc ngầm của văn hoá”, chi phối cách ăn mặc của con người gọi là phép lập luận gì?
CH: Vậy phép lập luận phân tích là gì?
* Gọi Hs đọc phần ghi nhớ 2.
CH: Câu nào là câu tổng hợp các ý đã phân tích về trang phục?
CH: Để bàn về vấn đề ăn mặc đẹp, tác giả cũng đã tổng hợp lại bằng câu văn nào?
CH: Để chốt lại vấn đề như trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận gì? Phép lập luận này đặt ở vị trí nào của bài văn?
CH: Vậy phép lập luận tổng hợp là gì?
* Gọi Hs đọc phần ghi nhớ 3.
HĐ 2:
* Gọi Hs lần lượt đọc các bài tập trong Sgk.
- Bài tập 1: “Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm”?
- Bài tập 2: Tác giả đã phân tích những lý do phải chọn sách để đọc như thế nào?
- Bài tập 3: Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?
* Đọc.
1. Có lẽ không ai trước mặt mọi người.
2. Cố ấy  móng chân, móng tay.
3. Anh thanh niên là phẳng tắp.
4. Đi đám cưới lắm bùn.
5. Đi đám tang nói cười oang oang.
- Ăn mặc đẹp.
1. Ăn mặc phải chỉnh tề.
2. Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung v ... viết VN được viết bằng những chữ nào? Bắt đầu từ những thế kỉ nào?
CH: Kể tên những tác giả, tác phẩm đầu tiên nổi tiếng viết bằng chữ Hán, chữ Nôm. Chữ Quốc ngữ?
* Gọi Hs đọc mục II – Sgk.
CH: NHìn trên tổng thể, LSVH viết VN từ thế kỉ X đến nay có thể chia làm mấy thời kì lớn? Mỗi thời kì lại có thể chia ra các giai đoạn như thế nào?
CH: Nêu tên mỗi thời kì 1, 2 tác phẩm, tác giả tiêu biểu đã học.
* Gọi Hs đọc mục III – Sgk.
CH: Những đặc điểm lớn về nội dung tư tưởng của VHVN là gì ?
* Gọi Hs đọc phần ghi nhớ.
* Gọi Hs đọc mục I – Sgk.
CH: VHDG gồm các thể loại nào?
CH: Nêu khái niệm của từng thể loại vừa nêu.
* Gọi Hs đọc mục II – Sgk.
CH: Nêu các thể loại trong văn học Trung đại?
CH: Chọn một thể loại và cho biết về đặc điểm của thể loại đó.
* Gọi Hs đọc mục III – Sgk.
CH: Chứng minh văn học hiện đại kế thừa và biến đổi phong phú và đa dạng.
CH: Cho ví dụ ở các thể loại văn học hiện đại.
* Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Đọc.
- Khái quát vị trí, giá trị của nền VHVN trong lịch sử VN.
* Đọc.
* Gồm 2 bộ phận chủ yếu:
- Văn học dân gian.
- Văn học viết.
- Tự bộc lộ.
- Nhân dân lao động.
- Lưu truyền bằng lời nói từ người này sang người khác, nơi này sang nơi khác, đời này sang đời khác.
- Ngoài tính truyền miệng, tính dị bản còn chú ý chọn lựa những cái tiêu biểu chung cho nhân dân, mỗi tầng lớp trong cộng đồng xã hội. Có nhiều cái chung tương đồng trong những thể loại giữa các dân tộc, các nước trên thế giới (môtip)
- Là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ cả hàng nghìn thế hệ.
- Kho tàng chất liệu vô cùng phong phú cho các nhà văn học tập, khai thác phát triển và nâng cao.
* Đọc.
- Văn học chữ Hán từ TK 10.
- Văn học chữ Nôm từ TK13.
- Văn học chữ quốc ngữ từ TK 19.
* Chữ Hán: Quốc Tộ (Pháp Thuận), Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn); Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt); Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
* Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm).
* Chữ quốc ngữ: Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà); Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn).
* Đọc.
* Chia 3 thời kỳ lớn:
- Từ Tk10 è hết TK 19 
(VH Trung đại); Trải qua nhiều giai đoạn: X – XV; XVI – nửa Tk XVIII; nửa sau TK XVIII đến nửa đầu TK XIX; nửa sau TK XIX.
- Từ đầu TKXX đến 1945 
(VH chuyển sang thời kỳ hiện đại).
- Từ 1945 đến nay (VH hiện đại).
- Tự bộc lộ.
* Đọc.
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng.
- Ca ngợi giá trị, thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân, người bình dân lao động.
* Đọc và ghi vào vở.
* Đọc.
- Trữ tình DG: ca dao, dân ca.
- Tự sự DG: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười.
- Sân khấu DG: chèo, tuồng, kịch.
- N.Luận DG: Tục ngữ, câu đố.
- Tự bộc lộ.
* Đọc.
- Trữ tình TĐ: Thơ đường, cổ phong, ngâm, lục bát, song thất lục bát, hát nói, ca trù.
- Tự sự TĐ: Truyện ngắn trữ tình, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi chữ Hán, truyện thơ Nôm, kí sự, tuỳ bút.
- Nghị luận TĐ: chiếu, biểu, hịch, cáo, luận.
- Tự bộc lộ.
* Đọc.
- Các thể loại không còn được sử dụng: chiếu, biểu, hịch, cáo.
- Các thể loại mới được du nhập từ phương tây: kịch nói, phóng sự, phê bình văn học
- Kế thừa và đổi mới: Thơ mới, thơ 8 tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi, thơ bậc thang, thơ chính luận, anh hùng ca, trường ca truyện ngắn, truyện mi ni, truyện vừa, truyện kí, truyện dài, tiểu thuyết nhiều tập, bút kí, du kí, tuỳ bút, kí sự, tản văn, truyện thơ, kịch thơ
- Tự bộc lộ.
* Đọc và ghi vào vở.
4. Củng cố: (3’)
Nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa học:
5.Dặn dò: (3’)
- Tập đọc diễn cảm một số bài thơ.
- Chuẩn bị bài mới: “Trả bài kiểm tra Văn, Tiếng việt”
-----------------------------------------
Ngày soạn: 17/05/2009 Ngày dạy: 22/05/2009
Tuần: 36 – Bài: 34 – Tiết: 169, 170
TRAÛ BAØI KIEÅM TRA VAÊN, TIEÁNG VIEÄT
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
- Nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá trình học tập Ngữ văn học kì II, lớp 9 nói riêng, chương trình Ngữ văn THCS nói chung về các mặt: Khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức, khả năng chuyển hoá và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đề bài.
- Rèn luyện kĩ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Ôn lại những kiến thức vừa học trong học kì II.
2. Chuẩn bị của thầy:
Chấm bài và nhận xét bài làm của học sinh.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)
TG
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
43’
40’
I/ Trả bài kiểm tra văn:
II/ Trả bài kiểm tra tiếng việt:
* Trả bài kiểm tra tổng hợp:
- Cùng với học sinh tiến hành xây dựng đáp án.
- Phát bài kiểm tra cho học sinh.
- Nêu nhận xét chung về bài làm của học sinh.
 * Ưu điểm, khuyết điểm.
 * Tỉ lệ đạt yêu cầu.
- Gọi Hs đọc và bình một số bài, đoạn, câu trả lời hay.
* Thực hiện các bước như tiết trả bài kiểm tra văn.
* Thực hiện các bước như ở 2 tiết trước.
* Tổng hợp nhận xét chung về kết quả học tập Ngữ văn của học sinh trong lớp.
* Xây dựng đáp án.
* Nhận lại bài kiểm tra.
* Lắng nghe.
* Đọc.
4. Củng cố: (2’)
Nhắc lại những kiến thức cơ bản:
5.Dặn dò: (3’)
- Chuẩn bị bài mới: “Kiểm tra học kì II” 
---------------------------------------
Ngày soạn: 17/05/2009 Ngày dạy: 25/05/2009
Tuần: 37 – Bài: 34 – Tiết: 171, 172
KIEÅM TRA HOÏC KÌ II
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
- Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong Sgk Ngữ văn 9, chủ yếu là tập hai.
- Biết cách vận dụng những kiến thứcvà kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện, theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
II/ Đề bài:
Câu 1: (1 điểm)
Thế nào là nghĩa tường minh? Hàm ý? Cho ví dụ.
Câu 2: (1 điểm)
Em hãy nêu ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong khổ thơ sau:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ)
Câu 3: (2 điểm)
Hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh trong các truyện đã được trong Sgk 9, tập 2 – học kì II.
Câu 4: (6 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
--------------------------------
Ngày soạn:17/05/2009 Ngày dạy: 27/05/2009
Tuần: 37 – Bài: 34 – Tiết: 173, 174
THÖ (ÑIEÄN) CHUÙC MÖØNG VAØ THAÊM HOÛI
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
- Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Viết được thư (điện) chúc mừng và thăn hỏi.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem và trả lời các câu hỏi trong Sgk.
2. Chuẩn bị của thầy:
Xem tài liệu tham khảo – Soạn giáo án.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Giảng bài mới: (Có lời dẫn) (1’)
TG
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
18’
25’
Hết tiết 1
39’
I/ Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:
Thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
II/ Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:
- Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lý do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành.
- Thư (điện) cần được viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
III/ Luyện tập:
- Bài tập 1:
Trang 204 – Sgk.
- Bài tập 2:
Trang 205 – Sgk.
- Bài tập 3:
Trang 205 – Sgk.
* Gọi Hs đọc mục I-1 trong Sgk.
CH: Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng và những trường hợp nào cần gửi thư (điện) thăm hỏi?
CH: Hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi?
CH: Cho biết mục đích và tác dụng của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào?
CH: Vậy thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi là gì?
* Gọi Hs đọc phần ghi nhớ 1.
* Gọi Hs đọc mục II-1 trong Sgk.
CH: Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có gì giống và khác nhau?
CH: Em có nhận xét gì về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi?
CH: Trong thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi tình cảm được thể hiện như thế nào?
CH: Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau?
CH: Cụ thể hoá những nội dung trong SGK mục II-2 bằng những cách diễn đạt khác nhau.
CH: Hãy cho biết nội dung chính của thư (điện) chúc mừng, thư (điện) thăm hỏi và cách thức diễn đạt trong các bức thư (điện) đó?
* Gọi Hs đọc phần ghi nhớ 2,3.
* Gọi Hs lần lượt đọc và thức hiện yêu cầu các bài tập.
- Bài tập 1: Hoàn chỉnh các bức điện ở mục II.1 theo mẫu?
- Bài tập 2: Trong các tình huống trên, tình huống nào cần viết thư (điện) chúc mừng, tình huống nào cần viết thư (điện) thăm hỏi?
- Bài tập 3: Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện với tình huống tự đề xuất.
* Đọc.
- (a), (b) gửi thư (điện) chúc mừng.
- (c), (d) gửi thư (điện) thăm hỏi.
- Thư (điện) chúc mừng: người thân được tặng huy, huân chương; đạt được học hàm, học vị cao
- Thư (điện) thăm hỏi: người thân bị ốm đau, bệnh tật; bị hoả hoạn, động đất 
- Thư (điện) chúc mừng: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận.
- Thư (điện) thăm hỏi: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
- Như mục 1 phần ghi nhớ.
* Đọc và ghi vào vở.
* Đọc.
* Giống: đều ghi đầy đủ, chính xác họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận.
* Khác: mục đích gửi (chúc mừng hay thăm hỏi).
- Thường ngắn gọn.
- Tình cảm phải chân thành, tự nhiên; đều mong những điều tốt đẹp cho người nhận.
- Thường ngắn gọn, súc tích.
- Tự bộc lộ
è Đọc, sửa chữa, bổ sung.
- Như mục ghi nhớ 2, 3.
* Đọc và ghi vào vở.
* Đọc – Thảo luận – Thự hiện yêu cầu các bài tập.
* Tự bộc lộ
è Đọc, sửa chữa, bổ sung.
- Thư (điện) chúc mừng: a, b, c, d.
- Thư (điện) thăm hỏi: c.
- Tự bộc lộ.
è Đọc, sửa chữa, bổ sung.
4. Củng cố: (3’)
Nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa học:
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi là gì?
- Nêu nội dung chính của thư (điện) chúc mừng , thư (điện) thăm hỏi và cách thức diễn đạt trong các bức thư (điện)?
5.Dặn dò: (3’)
- Học bài và tập viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Chuẩn bị bài mới: “Trả bài kiểm tra học kì II”
-----------------------------------------
Ngày soạn: 17/05/2009 Ngày dạy: 29/05/2009
Tuần: 37 – Bài: 34 – Tiết: 175
TRAÛ BAØI KIEÅM TRA HOÏC KÌ II
I/ Mục đích yêu cầu:
Giúp cho học sinh:
Hệ thống hoá kiến thức văn học, tiếng việt và tập làm văn thông qua đề bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. Từ đó, học sinh tự đánh giá năng lực làm văn nghị luận về vấn đề văn học hay xã hội và các kỹ năng khác trong làm văn.
II/ Nội dung:
- Giáo viên cùng học sinh xây dựng đáp án các câu của phần tự luận.
- Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của học sinh:
* Nội dung .
* Hình thức trình bày.
- Tỉ lệ bài đạt yêu cầu ( sửa chữa theo đáp án)
----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 HKII 04 COT.doc