Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 năm 2012

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 năm 2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS

 - Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

 - Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩ thời sự.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm

 - Tính cấp thiết của vấn đề được được đề cập đến trong văn bản.

 - Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.

 2. Kĩ năng:

 - Biết cách đọc – Hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

 - Thể hiện những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một tác phẩm văn nghệ.

 - Rèn luyện thêm cách viết một đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

 3. Thái độ: - Học tập tác phong con người của thế kỉ mới

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản:
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI - Vũ Khoan - 
Tuần: 22 Tiết PPCT: 101	 
Ngày soạn: 28/01/2012 
Ngày dạy: 30/01/2012
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS
	 - Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
 - Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩ thời sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - THÁI ĐỘ: 
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm
 	 - Tính cấp thiết của vấn đề được được đề cập đến trong văn bản.
 - Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
 2. Kĩ năng: 
	- Biết cách đọc – Hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
 	- Thể hiện những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một tác phẩm văn nghệ.
 	- Rèn luyện thêm cách viết một đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
 3. Thái độ: - Học tập tác phong con người của thế kỉ mới
C. PHƯƠNG PHÁP: 
	Vấn đáp, nêu vấn đề. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp: Vắng: P; KP. 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 	 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/S
 3. Bài mới: 
	a. Giới thiệu bài: Vào Thế kỷ XXI, thanh niên Việt Nam ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì trong hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Một trong những lời khuyên, những lời trò chuyện về một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001.
	b. Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
 * Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
(?) Dựa vào phần chú thích * trong SGK, hãy giới thiệu những nét chính về tác giả?
- HS Tìm hiểu trả lời.
(? )Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản?
(?) Nêu thể loại của văn bản?
* Hướng dẫn Hs Đọc – Hiểu văn bản
Yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng, mạch lạc, tình cảm phấn chấn.
- Giáo viên: Đọc mẫu, mời 3 học sinh đọc.
- Giáo viên: Nhận xét cách đọc
(?) Văn bản này có bố cục mấy phần?Nội dung từng phần? 
- HS: Thảo luận nhóm 
(?) Nêu đại ý của văn bản.
(?) Văn bản thuộc kiểu văn bản gì? Được viết theo phương thức biểu đạt chính nào. 
- Kiểu văn bản: Nghị luận
(?) Quan sát toàn bộ văn bảnà xác định luận điểm trung tâm và hệ thống luận cứ trong văn bản?
- Luận điểm trung tâm: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
 - Hệ thống luận cứ (4).
(?) Đọc phần nêu vấn đề?
(?) Em có nhận xét như thế nào về cách nêu vấn đề của tác giả ? Việc đặt vấn đề vào thời điểm đầu thế kỉ mới có ý nghĩa như thế nào?
(?) Phần giải quyết vấn đề tác giả đưa ra luận cứ nào? Để làm rõ luận cứ người viết đã dựng những dẫn chứng nào?
- HS: + Trong nền kinh tế tri thức, trong thế kỉ XXI vai trò con người càng nổi trội.
+ Một thế giới khoa học công nghệ phát triển nhanh.
+ Sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.
- Đọc đoạn 4 + đoạn 5 (Phần 2)
(?) Tác giả đã nêu những cái mạnh, cái yếu nào của con người Việt Nam? Nguyên nhân vì sao có cái yếu?
(?) So với đoạn 4 thì ở đoạn 5 tác giả phân tích những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam như thế nào? Ông sử dụng những thành ngữ nào? Tác dụng? 
(?) Đọc đoạn 6 và đoạn 7? Phát hiện những cái mạnh, cái yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam?
(?) Em có nhận xét như thế nào về cách lập luận của tác giả?(Cụ thể, rõ ràng, lôgíc)à Sức thuyết phục cao
- Đọc phần 3?
(?) Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì? Vì sao?
(?)Em có nhận xét như thế nào về nhiệm vụ tác giả nêu ra?
(?) Tác giả đã sử dụng những tín hiệu nghệ thuật gì trong văn bản?
(?) Nêu ý nghĩa văn bản?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Vũ Khoan, sinh ngày 7 tháng 10 năm
 1937.
- Quê: Phú Xuyên- Hà Tây.
- Giữ những trọng trách cao trong nhà nước
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: - Đăng trên tạp chí Tia Sáng năm 2001 in vào tập Một Góc Nhìn Của Trí Thức
b. Thể loại: Văn bản nghị luận 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 
1. Đọc và tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Đặt vấn đề.
- Phần 2: Giải quyết vấn đề.
- Phần 3: Kết thúc vấn đề.
b. Đại ý: 
c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
d. Phân tích: 
d.1. Nêu vấn đề.
- Nêu vấn đề một cách trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể
- Ý nghĩa: Đây là thời điểm quan trọng, thiêng liêng, đầy ý nghĩa đặc biệt là lớp trẻ Việt Nam phải nắm vững cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam à từ đó phải rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
d.2.Giải quyết vấn đề.
* Luận cứ quan trọng: là sự chuẩn bị cho bản thân con người để bước vào thế kỉ mới.
- Luận chứng làm sáng tỏ luận cứ.
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người, lịch sử không thể tiến lên, phát triển
* Luận cứ trung tâm của văn bản là:
- Chỉ rõ những cái mạnh, yếu của con người Việt Nam trước mắt lớp trẻ.
- Cái mạnh truyền thống: Thông minh, 
nhạy bén với cái mới à có tầm quan trọng hàng đầu và lâu dài à Cái yếu được tiềm ẩn trong cái mạnh đó là thiếu kiến thức, kĩ năng thực hành. 
- Cái mạnh: Cần cù, sáng tạo trong công việc 
à Đáp ứng với thực tế cuộc sống hiện đại.
à Cái mạnh vẫn tiềm ẩn cái yếu đó là thiếu tỉ mỉ.
- Cái mạnh: Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau trong lịch sử dựng, giữ nước xong thực tế hiện nay còn đố kị nhau.
- Cái mạnh: Bản tính thích ứng nhanhà Cái yếu: Kì thị kinh doanh + thói quen bao cấp, ỷ lại, kém năng động, tự chủ, khôn vặt, 
d.3. Kết thúc vấn đề
- Mục đích: “Sánh vai châu”
- Con đường, biện pháp: Lấp đầy những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếuà Làm cho lớp trẻ nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu tạo thói quen tốt để vận dụng vào thực tế.
- Nhiệm vụ đề ra thật cụ thể, rõ ràng, giản dị, tưởng như ai cũng có thể làm theo.
d.4. Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, cách nói trực tiếp, dễ hiểu, giản dị.
+ Sử dụng cách so sánh của ngời Nhật, người Hoa trong cùng một sự việc, hiện tượng xong lại có các thói quen và ứng xử khác nhau.
 + Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao cụ thể, sinh động.
3. Tổng kết:
* Ý nghĩa văn bản: - Những điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam; Từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
* Ghi nhớ: ( Sgk/tr.)
à Hướng dẫn tự học:
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 * Bài học:
- Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản.
- Luyện viết đoạn văn, bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ về một vấn đề xã hội.
* Chuẩn bị bài: 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Tuần: 22 Tiết PPCT: 102	 
Ngày soạn: 29/01/2012 
Ngày dạy: 31/01/2012
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Sau tiết học này, giúp học sinh:
	- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần tình thái và cảm thán.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - THÁI ĐỘ: Giúp học sinh
 1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
- Nắm chắc được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức học tập
- Ý thức sử dụng hai thành phần biệt lập này trong nói và viết. 
C. PHƯƠNG PHÁP: 
	- Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp: Vắng: P; KP.
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu thế nào là khởi ngữ ? Cho một ví dụ minh họa ? (9 đ)
	- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với. (4điểm)
	- Cho ví dụ đúng: (4điểm)
 3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Các em đã được tìm hiểu về các thành phần câu như CN, VN, bổ ngữ trực tiếp, trạng ngữcác thành phần câu này nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu. Giờ học này chúng ta sẽ được tìm hiểu về các thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Vậy “Trời ơi!” Đó là các thành phần gì và vai trò của chúng trong câu ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
	b. Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
 * GV Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
Hình thành khái niệm về thành phần tình thái, thành phần cảm thán 
* Ngữ liệu 1: (SGK 18)
(?) Các từ ngữ: “chắc”, “có lẽ”, trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
- HS: “Chắc”, “có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu:
(?) Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ:” nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không ? Vì sao ?
(?) Các từ “chắc”, “có lẽ” được gọi là thành phần tình thái. Em hiểu thế nào là thành phần tình thái?
(?) Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần tình thái hay trong chương trình Ngữ Văn?(Bảng phụ)
Ví dụ: 1 - “Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”
 ( “Sang thu”- Hữu Thỉnh)
 2 - “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện “ của mình.
(“Phong cách Hồ Chí Minh”- Lê Anh Trà)
* Ngữ liệu 2: (SGK /18)
- Học sinh: Đọc to phần ngữ liệu, chú ý các từ gạch chân.
(?) Các từ ngữ “ồ”, “trời ơi” trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không ?
- HS: Các từ ngữ: “ồ”, “trời ơi” không chỉ sự vật sự việc. 
(?) Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi”
 - HS: Chính những phần câu tiếp sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
(?) Các từ “ồ ”,“trời ơi” được dùng để làm gì ?
(?) Các từ “ồ ”, “trời ơi” được gọi là thành phần cảm thán. Em hiểu như thế nào là thành phần cảm thán ?
(?) Vị trí của thành phần cảm thán trong câu?
(?) Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần cảm thán hay trong chương trình Ngữ Văn?
 - HS: Ví dụ “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa” (“Bếp lửa”- Bằng Việt)
(?) Các thành phần tình thái và thành phần cảm thán được gọi là các thành phần biệt lập.Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập.
1 H/ S đọc ghi nhớ?
* GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét. GV đúc kết, cho điểm.
HS đọc yêu cầu BT 1 và đọc các câu (a),(b),(c), (d)
- Gọi HS đọc yêu cầu Bài tập 2
- Thực hiện việc sắp xếp
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 3
- HS đọc và nhìn bảng phụ 
à Hướng dẫn tự học:
I. TÌM HIỂU CHUNG: 
1. Thành phần tình thái:
a. Xét ví dụ (SGK /18)
* “Chắc”, “có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu:
 - “Chắc” thể hiện độ tin cậy cao, 
 - “Có lẽ”: thể hiện độ tin cậy thấp hơn.
=> Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ” thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.
Vì các từ ngữ “chắc”, “có lẽ” chỉ thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu ( chúng không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu)
b. Ghi nhớ1: Sgk/18
2. Thành phần cảm thán:
a. Xét ví dụ (SGK /18)
a1. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
 ( Kim Lâ ... trang 33).
a)- “Kể cả anh” à giải thích cho cụm từ “mọi người”/
b)- “Các thầy côngười mẹ” à giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khoá này”
c)- “Những người thực sự của kỉ tới” à giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”.
d)- “Có ai ngờ” à thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật “Tôi”.
- “Thương thương quá đi thôi” à thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật “Tôi” với nhân vật “Cô bé nhà bên”.
Bài tập 4: (SGK trang 33).
 - Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
* Bài học:
- Hệ thống nội dung bài: - Hướng dẫn học bài.
+ Học thuộc phần ghi nhớ (SGK trang 32).
+ Hoàn thiện bài tập 5.
* Bài soạn:
- Chuẩn bị Viết bài Tập làm văn số 5
E. RÚT KINH NGHIỆM:	
___________________________ 
THAM KHẢO (Sưu tầm) 
            Bài tập: Cách nghị luận trong Tiếng nói văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) có gì giống , khác so với Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)?
-         Giống: Lập luận giàu lí lẽ, dẫn chứng và giàu nhiệt huyết.
-         Khác: Bàn về đọc sáchlà nghị luận về vấn đề xã hội, giọng văn khúc chiết, Tiếng nói văn
nghệ là nghị luận văn học nên có sự tinh tế trong phân tích, lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm.
___________________________
Đề: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói  văn nghệ)
Suy nghĩ về ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
            Gợi ý:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo đựơc một số ý chính:
* Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói của văn nghệ:
- Giải thích từ ngữ:
+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.
+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.
- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, làTiếng nói của văn nghệ.
* Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở: 
Có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình (các lớp 6,7,8,9) để qua đó chứng minh hai vấn đề chính:
- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷỉ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật)
-  Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.
(Lưu ý: Chú ý đến tính toàn diện, tiêu biểu của dẫn chứng). 
* Đánh giá chung:
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc.
- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn.
___________________________
 * Đề bài : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồibên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống...
Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
 * Đáp án và biểu điểm
A. Yêu cầu :
- Kiểu văn bản phải tạo lập : Nghị luận
- Nội dung : Hiện tượng vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng.
B. Dàn ý :
1. Mở bài 
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
* Biểu hiện của hiện tượng vứt rác bừa bãi :
- Vứt rác ra đường : ăn quà, rác thải của gia đình....
- Vứt rác ở những nơi công cộng ( khu du lịch, trường học, bên hồ...) : cá nhân, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ...
* Nguyên nhân của hiện tượng trên :
- Do thói quen mất vệ sinh, cẩu thả.
- Do sự ích kỉ, không quan tâm đến lợi ích chung.
- Do chưa hiểu rõ tác hại của việc vứt rác bừa bãi.
- Do khách quan : một số nơi chưa có tổ chức thu gom rác, thùng đựng rác nơi công cộng.
* Tác hại của việc vứt rác bừa bãi :
- Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Mất mĩ quan, ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
- Tạo thói quen xấu.
* Đề xuất hướng giải quyết hiện tượng :
- Về phía các nhân : cần nhận thức rõ tác hại của việc vứt rác bừa bãi, tự giác giữ gìn vệ sinh.
- Về phía các tổ chức kinh doanh, dịch vụ : chấp hành đúng nội qui vệ sinh nơi công cộng.
- Về phía các nhà quản lý : 
+ Giáo dục, tuyên truyền tác hại của việc vứt rác bừa bãi.
+ Tổ chức thu gom rác, đặt thùng đựng rác nơi công cộng, đưa ra những nội qui và xử phạt hành chính khi vi phạm.
 3. Kết bài
- Đưa ra lời khuyên, kêu gọi mọi người không vứt rác bừa bãi.
1. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra dường và những nơi công cộng. Ngồi bên bờ hồ, dù là đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài nêu suy nghĩ của mình.
2. Yêu cầu HS cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Đặt tên ( 1 điểm) – Phải nêu được vấn đề môi trường đang là sự bức xúc của toàn XH.
VD: - Tiếng kêu cứu cửa nhà truờng.
 - Hãy dừng tay với môi trường.
 - Nỗi đau của môi trường.
- Nội dung: + Nêu vấn đề cần nghị luận : Bảo vệ môi trường
 + Thực tế nhiều người chưa có ý thức BVMT 
	( biểu hiện)
- Những tác hại :
+ Ô nhiễm môi trường.... phá vỡ cảnh quan
+ Gây bệnh tật
Đánh giá 
+ Những việc làm đó là thiếu ý thức với BVMT.
 + Chưa có tinh thần trách nhiệm cộng đồng.
 + Phải lên án phê phán...
- + Hướng giải quyết: 
+ Rèn cho mình có ý thức BVMT
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo
+ Đây là vấn đề cấp bách của toàn XH
* Yêu cầu về hình thức
- Rõ ràng mạch lạc, có tính liên kết
- Có luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Lập luận xác đáng, thuyết phục.
Hoạt động 2. – Thu bài.
 - Nhận xét ý thức làm bài của HS.
* Biểu điểm:
- Điểm 9-10: Làm đúng các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc đúng đặc trưng thể loại
- Điểm 7-8: Đúng thể loại nhưng viết chưa trôi chảy, một vài chỗ còn chưa sâu
- Điểm 5-6: Đúng thể loại nhưng còn sai sót một vài lỗi chính tả, trình bày còn lủng củng
- Điểm dưới 5: Bài viết còn sơ sài, ý nghèo
I. Đề bài:
	Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ dù hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
 II. Tìm hiểu đề:
1. Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
2. Nội dung: Hiện tượng thiếu ý thức của con người: tiện tay vứt rác bừa bãi.
 III. Dàn bài:
1. Mở bài:
	- Giới thiệu, nêu sự việc hiện tượng cần bình luận ở đề bài này là: Rác thải, nguy cơ ô nhiễm môi trường.
	- Học sinh có thể đặt những tiêu đề khác nhau để viết bài. Nhưng cần phải đảm bảo được: sự vật, hiện tượng cần bình luận.
2. Thân bài:
	- Nêu các biểu hiện của hiện tượng thiếu ý thức của con người: tiện tay vứt rác bừa bãimột cách vô tình không ngần ngại.kể cả những nơi du lịch, những danh lam thắng cảnhngười ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
	- Nêu tác hại của hiện tượng vứt rác bừa bãi là vô cùng to lớncản trở đường đi, tắc đường đi, tắc cống, ô nhiễm đồng ruộng.ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, bệnh tật, ô nhiễm không khí.
	- Nêu nguyên nhân sâu sa của hiện tượng này suy cho cùng là do chính con người thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ phát triển, nhu cầu cuộc sống cao
	- Bày tỏ thái độ: khen, chê đối với sự việc; người có ý thức, người vô ý thức.
	- Biện pháp khắc phục: Con người phải giác ngộ, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mìnhThanh niên học sinh hãy thi đua.bảo vệ môi trường: xanh, sạch ,đẹp.Tuyên truyền phát động mọi người hãy vì ngôi nhà chung của chúng ta.
3. Kết bài:	- Nêu ý kiến khái quát nhất đối với sự việc, hiện tượng.
 IV. Thang điểm:
1. Yêu cầu về nội dung:
- Nêu được các biểu hiện của h/tượng thiếu ý thức của con người: tiện tay vứt rác bừa bãi.
- Nêu được nguyên nhân của hiện tượng
- Nêu được tác hại của hiện tượng..
- Đưa ra biện pháp khắc phục.
- Nêu được ý kiến cá nhân của bản thân học sinh .
2. Yêu cầu về hình thức: - Bài viết phải có tiêu đề rõ ràng.
 - Có bố cục ba phần: Mở, Thân, Kết.
 - Văn viết mạch lạc, lô gic, đúng thể loại nghị luận.
3. Thang điểm:
- Điểm 9-10: Đảm bảo hai nội dung trên, văn viết tốt, đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, khoa học, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 7- 8: Đảm bảo hai nội dung trên, văn viết đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, khoa học, mắc ít lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6: Đảm bảo hai nội dung trên, văn viết đúng thể loại. Trình bày sạch sẽ, mắc ít lỗi chính tả và một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Chưa đáp ứng đầy đủ hai nội dung trên, văn viết còn mắc nhiều lỗi chính tả một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9 tuan 22.doc