Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 - Trường THCS NTN

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 - Trường THCS NTN

I. MøC §é CÇN §¹T.

 1. Kiến thức :

 - Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.

 - Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.

 2. Kỹ năng :

 - Thu nhập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.

 - Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.

 - Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.

3. Thái độ:- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu các sự việc hiện tượng ở địa phương.

 -Giáo dục ý thức BVMT.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGV- SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học- Tư liệu.

 - HS: Lập bảng ôn tập.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 22 - Trường THCS NTN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22: Ngày soạn: 09-01-2012
Tiết 101:	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập làm văn)
I. MøC §é CÇN §¹T.
 1. Kiến thức : 
 - Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
 - Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.
 2. Kỹ năng : 
 - Thu nhập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.
 - Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
 - Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Thái độ:- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu các sự việc hiện tượng ở địa phương.
 -Giáo dục ý thức BVMT.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: SGV- SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học- Tư liệu.
 - HS: Lập bảng ôn tập.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:	
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:(3’)
 HS trình bày khái niệm các đơn vị kiến thức ôn tập tiết 44.
3 Bài mới: GV giới thiệu bài (2’)
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung- Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức, 
Giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình.
H: Đọc yêu cầu sgk/25.
H: Em hiểu như thế nào về SV, HT nào đó có ý nghĩa ở địa phương?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm.
H: Đọc lần lượt các ý đã nêu trong sgk?
H: Em thấy ở địa phương mình có SV, HT nào đáng quan tâm?
H: Em có hiểu SV, HT đó không? có thể nêu đẫn chứng?
H: Việc làm đó em nhận định nó ra sao? 
( Đ, S)?
H: Bày tỏ thái độ của mình về SV, HT đó?
GV đưa ra yêu cầu bài viết
HS lắng nghe
HS đọc yêu cầu
HS trao đỏi, thảo luận và trả lời
HS đọc lần lượt các ý đã nêu ở SGK
Đó là các hiện tượng như: vấn đề ô nhiễm môi trường, đổ rác bừa bãi, trò chơi điện tử...
HS suy nghĩ và trả lời
Đó là những việc làm chưa đúng
Những hiện tượng đó là đáng phản đối
HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn
1.Củng cố kiến thức:
-Yêu cầu của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống:
+Ghi nhớ (trang 21, 24 SGK NV9/T2)
-Nắm được nhiệm vụ, yêu cầu nội dung của chương trình: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về 1 SV, HT nào đó ở địa phương.
2. Cách làm.
- Chọn bất cứ SV, HT nào có ý nghĩa ở địa phương.
- Đối với SV, HT được lựa chọn, phải có dẫn chứng như là 1 SV, HT của XH nói chung cần được quan tâm.
- Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ.
- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của XH, không vì lợi ích cá nhân.
-Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương (em chọn viết bài)
-Viết bài ( gần 1500 chữ trở lại) yêu cầu có bố cục đầy đủ: MB, TB, KB.
* Yêu cầu bài viết.
1. Về nội dung.
- Tình hình, ý kiến, nhận định phải rõ ràng, cụ thể, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục.
-Chú ý: Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan đơn vị cụ thể, có thật vì như vậy sẽ làm bài làm mất tính chất của bài TLV.
2. Thời gian thu bài.
 Đầu tuần 29 để thực hiện tiết 142: Chương trình địa phương (phần TLV) 
 4. Củng cố: (3’)
 - Mỗi HS sẽ chuẩn bị 1 bài viết phản ánh tình hình địa phương.
 - Em nhận thấy địa phương em những vấn đề nào đáng quan tâm.
 - Nêu dẫn chứng cụ thể:
 Hiện tượng ô nhiễm môi trường.
5. Hướng dẫn tự học:
 -Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ .
 - Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:
 +Đọc kĩ VB, nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm xác định bố cục của văn bản.
 +Trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu.
=======================================
Tiết 102-103 : 
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
 (Vũ Khoan)
I. Mục tiêu cần đạt:
 1- Kiến thức
 - Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
 - Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
 2- Kĩ năng.
 - Đọc- hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
 - Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
 - Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn , bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh thấy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* GDKNS: Tự nhận thức được những hành trang bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới.
- Làm chủ bản thân: tự xác định được mục tiêu phấn đấu của bản thân khi bước vào thế kỉ mới.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và suy nghĩ cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam và những hành trang thanh niên Việt Nam cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới.
*Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, giảng bình kết hợp với thảo luận nhóm, động não 
II. Chuẩn bị: 
Gv: Giáo án + Chân dung Vũ Khoan
 Hs: Đọc văn bản, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nội dung-ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản “ Tiếng nói văn nghệ”. 
3. Bài mới.
 Hoạt động giới thiệu bài mới.
*Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs.
Vào thế kỉ XXI, thiên niên kỉ III, thanh niên VN chúng ta đã – đang và sẽ chuẩn bị những gì cho hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong mỏi ngay từ ngày độc lập đầu tiên không? Một trong những lời khuyên, lời trò truyện về những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài NL của thủ tướng Vũ Khoan nhân dịp đầu năm 2001.
Hoạt động của thầy và trò.
Noäi dung baøi hoïc
*Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
*Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản về Vũ Khoan và xuất xứ của văn bản.
? Dựa vào chú thích sgk hãy nêu vài nét sơ lược về tác giả?
- Vũ Khoan nhà hoạt động chính trị
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại
- Nguyên Phó Thủ tướng chính phủ.
? Nêu xuất xứ của văn bản?
“Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” ra đời đầu năm 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. Vấn đề rèn luyện phẩm chất và năng lực của con người có thể đáp ứng những yêu cầu của thời kì mới trở nên cấp thiết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu bước đầu về văn bản.
*Mục tiêu:Hs có kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nghị luận xã hội. Nắm được hệ thống luận cứ, cách viết một văn bản nghị luận xã hội. 
Gv hướng dẫn cách đọc.
Giọng: Phấn chấn, tình cảm
Đọc: To, rõ ràng, diễn cảm.
Gọi hs đọc – Gv nhận xét.
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu một số từ khó sgk.
- Động lực: Lực tác động vào vật hay đồ vật, đối tượng nào đó.
- Thế giới mạng: Liên kết trao đổi thông tin trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông.
- Bóc ngắn cắn dài: Thành ngữ chỉ lối sống, lối suy nghĩ, làm ăn hạn hẹp, nhất thời không có tầm nhìn xa.
*Thảo luận nhóm: ghi vào bảng nhỏ học tập, các nhóm giơ bảng, GV nhận xét
? Thể loại của bài văn?
? Văn bản NL về vấn đề gì?
- Nghị luận về vấn đề XH và giáo dục (LL giải thích).
Gvdg: Bài văn đã nêu ra vấn đề ở XH và giáo dục.
*Suy nghĩ độc lập, trả lời nhanh
? Hãy nêu ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề mà bài văn nghị luận đã nói?
- Thời sự: Là sự chuyển giao hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ.
- Lâu dài: Công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối thế kỉ trước đã có những mặt mạnh, mặt yếu, thành quả cao. Vậy bước sang thế kỉ mới của xu hướng CNH – HĐH chúng cần có những bước phát triển cao hơn để hội nhập với nền kinh tế mới của thế giới.
*Thảo luận nhóm: Chọn 3 nhóm, các nhóm còn lại nhận xét- GV chốt ý.
? Hãy tìm bố cục?
- Nêu vấn đề (MB): Hai câu đầu.
à Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Giải quyết vấn đề (TB)
à Cái mạnh cái yếu, 
- Kết thúc vấn đề (KB)
à Việc giải quyết đầu tiên đối với thề hệ trẻ VN.
? Hãy xác định luận điểm chính của bài (trung tâm)
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
? Tìm hệ thống luận cứ.
- Vấn đề quan trọng nhất khi bước vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị cho bản thân con người .
- Bối cảnh chung của thế giới hiện nay đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề cho đất nước ta.
- Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách , thói quen của con người VN cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới.
? Em có nhận xét gì về hệ thống LC?
-Chặt chẽ, lô gíc.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn hs phân tích văn bản theo hệ thống LC
*Mục tiêu 1: Luận cứ 1:
*Suy nghĩ độc lập, trả lời nhanh:
Hs nắm được chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
?Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?
-Trực tiếp, ngắn gọn, rõ ràng.
? Tìm dẫn chứng làm sáng tỏ luận cứ?
-HS phát hiện chi tiết SGK/ 27
-VN là thành viên của ASEAN, WTO
-Trong bài viết này tác giả cho rằng: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất, điều đó có đúng không? Vì sao? 
- Đúng: Vì con người là động lực phát triển của Lsử, có vai trò nổi trội.
*Mục tiêu 2: Luận cứ 2.
Hs nắm được bối cảnh chung của thế giới, những mục tiêu và nhiệm vụ của đất nước ta.
*Thảo luận nhóm: Chọn 3 nhóm, các nhóm còn lại nhận xét- GV chốt ý.
? Em hãy cho biết tình hình thế giới hiện nay?
KHCN phát triển như huyền thoại
Có sự giao thoa hội nhập kinh tế
? Trước tình hình đó nước ta phải giải quyết những nhiệm vụ nào?
*Mục tiêu 3: Luận cứ 3.
 Hs nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN.
*Suy nghĩ độc lập, trả lời nhanh:
? Hãy chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của con người VN?
-HS trả lời 
- Cái mạnh: Thông minh, nhanh nhạy, cần cù, đoàn kết
- Những điểm yếu của con người VN: Đố kị trong làm KT, kì thị với kinh doanh, sùng ngoại hoặc bài ngoại, thiếu coi trọng chữ tín.
? Những điểm yếu này gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vàơ thời kì mới?
-> Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền KT tri thức, không tương tác với nền KT công nghiệp hóa, không phù hợp với SX lớn, gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
? Tác giả đã sử dụng phép LL nào ttrong đoạn văn?
?: Tác dụng của cách lập luận này?
-> Nêu bật cả cái mạnh, yếu của người VN.
-> Dễ hiểu với nhiều đối tượng người đọc.
H: Sự PT của tác giả nghiêng về điểm mạnh hay điểm yếu của con người VN?điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?
-> Nghiêng về chỉ ra điểm yếu của người VN. Muốn mọi người VN không chỉ biết tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn biết băn khoăn, lo lắng về những yếu kém rất cần khắc phục....
? Nguyên nhân dẫn đến những cái yếu?
Chạy theo môn học thời thượng
Học chay, học vẹt
Chịu ảnh hưởng của phương châm SX nhỏ, lối sống thôn dã, tự do
? Thái độ của tác giả khi nêu lên những mặt mạnh, yếu của con người VN?
*Kết hợp với GDKNS: Động não, suy nghĩ, trả lời độc lập.
? Vậy thế hệ trẻ VN cần có nhiệm vụ gì?
Phát huy điểm mạnh
Khắc phục những điểm yếu
Rèn luyện cho mình thói quen tốt
Đi vào CNH – HĐH
? Hành trang là những thứ cần mang... nhưng tại sao với chúng ta lại có những cái cần vứt bỏ?
* Hành trang vào thế kỉ mới phải là những giá trị hiện đại. Do đó cần loại bỏ những cái yếu kém, lỗi thời mà người VN ta mắc phải. Những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất mà chúng ta phải làm là tạo thói quen của nếp sống công nghiệp, từ giờ giấc học tập, làm việc.... đến định hướng nghề nghiệp tương lai.
 Tg đã đặt lòng tin trước hết vào lớp trẻ. Đó là sự lo lắng, tin yêu và hi vọng... 
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết.
*Mục tiêu: Hs khái quát được những nét nghể thuật và nội dung chính của văn bản.
? Nhân xét ngôn ngữ của bài viết và đặc điểm NT?
Giản dị, trực tiếp dễ hiểu
Sử dụng thành ngữ, tục ngữ sinh động, hàm súc
LL đối chiếu, chặt chẽ, lô gíc
? Tìm những câu tục ngữ thể hiện điểm mạnh, yếu của con người VN?
Đủng đỉnh như chỉnh trôi song
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập.
*Mục tiêu: Hs khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
? Nêu những điểm mạnh, yếu của con người VN?
? Ý nghĩa của văn bản.
Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN; từ đó cần phát huy
những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
*Kết hợp với GDKNS:
Nêu dẫn chứng trong thực tế nhà trường và XH để làm rõ 1 số điểm mạnh, yếu của người VN.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và suy nghĩ cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam và những hành trang thanh niên Việt Nam cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả. Vũ Khoan nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
 2. Tác phẩm: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được viết đầu năm 2001 đăng trên tạp chí “Tia sáng”, được in vào tập “Một góc nhìn của tri thức” năm 2002.
3.Đọc:
*Văn bản: SGK
*Từ khó: SGK/29
II. Tìm hiểu văn bản
1.Chuẩn bị hành trang là sự chuẩn bị bản thân con người.
-Con người là động lực phát triển của Lsử.
-Trong nền kinh tế tri thức con người đóng vai trò nổi trội.
2.Bối cảnh chung của thế giớ hiện nay và nhiệm vụ của đất nước.
- Thế giới KHCN phát triển, có sự giao thoa hội nhập.
- Nước ta phải giải quyết 3 nhiệm vụ.
+Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
+ Đẩy mạnh CNH – HĐH
+ Tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
3. Cái manh, cái yếu của con người VN.
- Cái mạnh: Thông minh, nhanh nhạy, cần cù, đoàn kết
- Cái yếu:Thiếu kiến thức cơ bản, kém kĩ năng thực hành,
Không coi trọng quy trình CN, chưa khẩn trương, đố kị nhau trong làm ăn, cuộc sống.
-LL đối chiếu
=>Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề KQ, toàn diện, ca ngợi những P/ C tốt.
-Thẳng thắn chỉ ra cái mạnh, cái yếu, không miệt thị DT
4. Tổng kết (Ghi nhớ SGK/30)
1. Nghệ thuật.
 - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.
 - Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
 2.Nội dung- Ý nghĩa văn bản:
 Những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN; từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
* ghi nhớ / 31.
III.Luyện tập.
Bài 1/31
Bài 2/31
Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu, và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những đểm yếu.
4: Hướng dẫn về nhà.
-Học bài, lập lại hệ thống luận điểm của văn bản. 
-Luyện viết đoạn văn, bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ về một vấn đề xã hội.
-Chuẩn bị bài: Các TP biệt lập:
+Tìm hiểu các ví dụ,
+Tìm hiểu các bài tập trong phần LT
=====================================================
Tiết 104: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
(TT)
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh :
1.Kiến thức:
-Đặc điểm của thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú.
-Công dụng của thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú
2.Kĩ năng:
-Nhận biết thành phần gọi-đáp và thnh phần phụ chú trong câu.
-Đặt câu có sử dụng thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú.
3.Giáo dục: Cách xưng hô trong giao tiếp
B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, tư liệu, bảng phụ, SGK
 -Trò: SGK, Bài soạn, nghiên cứu tài liệu.
C. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định tổ chức: (1 phút)
 2. Bài cũ: : Thế nào là thành phần biệt lập của câu ? Nêu đặc điểm của thành phần cảm thán, tình thái ?
 3.Bài mới: 
 Giới thiệu bài : Trong câu ngòai các thành phần chính của câu, còn có các thành phần biệt lập. Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu thnh phần phụ tình thái, cảm thán. Ở bài học nầy chúng ta tiếp tục tìm hiểu hai thành phần tiếp theo: gọi – đáp và phụ chú.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
*Hoạt động 1:
I/ Thành phần gọi – đáp:
GV gọi HS đọc phần I (SGK).
*Thảo luận nhóm(3 phút): ghi vào bảng học tập của nhóm- GV chọn 2 nhóm nhanh nhất, các nhóm khác nhận xét
- Những từ in nghiêng: từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp ? Những từ ngữ đó có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sv của câu không ?
- Trong từ ngữ gọi – đáp, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc hội thoại, từ ngữ nào duy trì cuộc thoại ?
- VD (SGK):
a/ “Này” => gọi, mở đầu hội thoại.
b/ “Thưa ông”=> đáp, thể hiện duy trì cuộc trò chuyện.
* Những từ ngữ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là những thành phần biệt lập.
- Công dụng:
+ Từ “này”: tạo lập cuộc thoại, mở đầu GT.
+ Từ “thưa ông”: duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại.
*Hoạt động 2:
II/ Thành phần phụ chú
GV gọi HS đọc VD 2 ở SGK.
Nếu lược bỏ từ ngữ in nghiêng, nghĩa của mỗi câu trên có thay đổi khơng?Vì sao?
- Ở câu (a) ở từ ngữ in nghiêng được thêm vào để chú thích cho những từ ngữ nào ?
- Ở câu (b)cụm C-V in đậm chú thích cho điều gì ? Dấu hiệu nhận biết phần phụ chú trong câu ?
- HS thảo luận, trả lời.
a) VD (SGK):
- Nếu lược bỏ từ ngữ in nghiêng, nghĩa của mỗi câu trên không thay đổi, vì đó làTPBL.
- Ở câu (a) các từ ngữ: “Và cúng...anh” chú thích thêm: “Đứa con gái đầu lòng”.
- Ở câu (b): “Tôi nghĩ vậy” chú thích cho cụm C-V (1) và là lí do cho C-V (3) =>nêu cho việc diễn ra trong tâm trí tác giả.
* Dấu hiệu: đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc một dấu gạch ngang và một dấu phẩy.
b)Ghi nhớ (SGK)
*Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập
III/Luyện tập
-HS đọc bài tập 1, 2, 3 – yêu cầu: làm theo SGK.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình by.
1/ - Các thành phần gọi - đáp gồm:
+ Này: để gọi.
+ Vâng: để đáp.
2/ Bầu ơi: gọi – đáp, hướng tới nhiều người.
3/ Phần phụ ch: 
Kể cả anh (giải thích thêm cho CN)
Các thầy ...mẹ (bổ sung cho CN)
Những người...nước;
Có ai ngờ; thương thương ..
 4. Củng cố: - GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK , Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ (SGK), lưu ý cách dùng.
 5. Dặn dò: 
- Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ;
	- Làm BT 4,5/tr33.
 *Chuẩn bị làm bài viết số 5: Xem, lập dàn ý các đề 1,2,3,4 SGK/33-34.
	********************************
Tiết 105-106: 
Tập làm văn: BÀI VIẾT SỐ 5
I. MøC §é CÇN §¹T.
 1. Kiến thức : 
 - Xây dựng được các luận điểm, luận cứ.
 - Vận dụng những hiểu biết của minhg vào baig viết.
 2. Kỹ năng : 
 Viết được bài văn nghị luận có bố cục 3 phần, lập luận chặt chẽ, khoa học với các luận điểm rõ ràng, luận cứ, dẫn chứng xác thực.
 3.Giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Đề bài.
 - HS: Giấy kiểm tra.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:	
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3 Bài mới: 
 GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra và ghi đề bài lên bảng:
 Đề : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác, vật thải ra đường, sông, suối, ao, hồ... và những nơi công cộng
 Em hãy đặt nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của mình.
* Yêu cầu
- kiểu bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội 
- Nội dung: Bài văn phải đảm bảo những yêu cầu sau:
 - Bài làm cần có nhan đề tự đặt:
 - VD: + Việc làm thiếu văn hóa, văn minh,
 + Thói quen thiếu văn hóa
 + Nỗi đau của môi trường
 +
 - Dàn ý : 
 MB: Giới thiệu chung, khái quát hiện trạng môi trường.
 Hành động được nêu ra là hành động gây ô nhiễm môi trường 
-> đáng bị phê phán và cần phải chấm dứt ngay.
 TB: * Phân tích cụ thể thực trạng môi trường địa phương:
 +Biểu hiện:
Môi trường ngày càng ô nhiễm.
Bầu không khí, nguồn nước bị ảnh hưởng.
Mĩ quan đường phố không được đảm bảo.
Rác thải còn vứt bừa bãi, đặc biệt rác thải ni-lông khắp nơi
+Nguyên nhân:
- Do ý thức của người dân.
- Do thiếu quan tâm, đầu tư của các ngành chức năng.
- Công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt.
- Chưa có chế tài phù hợp với các hành vi vi phạm.
+ Hậu quả: 
- Môi trường sống bị ảnh hưởng.
- Cảnh quan ngày một xấu đi -> giảm sự thu hút khách du lịch, tham quan...
- Công tác bảo vệ môi trường gặp khó khăn.
- Gây ô nhiễm nguồn nước, không khí -> dịch bệnh tăng cao, các sinh vật ở ao, hồ ngày càng cạn kiệt...
- Hình thành thói quen xấu ở mỗi người dân.
+Biện pháp khắc phục:
-Mỗi người, nhất là HS phải có ý thức bảo vệ môi trường: giữ gìn vệ sinh chung.
-Tuyệt đối không được xả vứt rát...bừa bãi, bỏ vào nơi qui định và tiêu hủy đúng cách.
-Thường xuyên nhắc nhở mọi người thực hiện
-Phát hiện và có biện pháp nghiêm khắc đối với những người đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố tình vi phạm.
 KL:
-Suy nghĩ của bản thân
-Hành động của em.
- Bố cục : rõ ràng mạch lạc, các phần mở bài, thân bài, kết bài có liên kết , lô gíc.
- Diên đạt : trôi chảy, rõ ràng mạch lạc, không mắc lỗi...
 * Biểu điểm :
 + Điểm 9, 10: Bài làm trình bày đầy đủ các phần trên, bố cục rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả, diễn đạt trôi chảy, sử dụng các luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục.
 + Điểm 7, 8: Trình bày đầy đủ, tương đối các ý phần dàn bài, sạch sẽ, khoa học, sử dụng các luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục.
 + Điểm 5, 6: Viết đúng thể loại, kết hợp các luận điểm, luận cứ nhưng chưa nhuần nhuyễn, sai câu và chính tả, diễn đạt còn lủng củng.
 + Điểm 3, 4: Bài viết sơ sài, ý nghèo, diễn đạt lủng củng.
 + Điểm 1, 2: Lạc thể loại.
4. Tổ chức thu bài.
 - Sau 2 tiết làm bài, giáo viên cho học sinh nộp bài.
 - Học sinh nộp bài theo đơn vị bàn.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
 *Chuẩn bị bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông Ten
 +Đọc kĩ văn bản,
 +Tìm hiểu nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm
 +Trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu, thực hiện phần luyện tập. 
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TUAN 22.doc