Tiếng việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
( Tiếp theo )
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến Thức:
- Đặc điểm của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
- Công dụng của các thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
2. Kĩ năng:
- Nhân biết thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
- Đặt câu có sử dụng thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
3. Thái độ:
- Hiểu rõ sử dụng có hiệu quả khi nói và viết.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án + bảng phụ.
- Hs: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn địnhtổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Ta đã học các thành phần biệt lập nào? Tác dụng của nó.
- Trình bày bài tập số 4 trang 19?
3. Bài mới:
Giờ trước chúng ta đã học thành phần cảm thán, thành phần tình thái trong câu mặc dù
nó không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu xong nó cũng có những tác dụng nhất định: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp những thành phần biệt lập đó?
Ngày soạn:2/2012 Tuần: 23 Ngày dạy: 2/2012 Tiết: 105 Tiếng việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP ( Tiếp theo ) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến Thức: - Đặc điểm của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú. - Công dụng của các thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú. 2. Kĩ năng: - Nhân biết thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú. - Đặt câu có sử dụng thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú. 3. Thái độ: - Hiểu rõ sử dụng có hiệu quả khi nói và viết. II. Chuẩn bị: - Gv: Giáo án + bảng phụ. - Hs: Soạn bài theo hướng dẫn. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn địnhtổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Ta đã học các thành phần biệt lập nào? Tác dụng của nó. - Trình bày bài tập số 4 trang 19? 3. Bài mới: Giờ trước chúng ta đã học thành phần cảm thán, thành phần tình thái trong câu mặc dù nó không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu xong nó cũng có những tác dụng nhất định: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp những thành phần biệt lập đó? Hoạt động của gv và hs Nội dung Hoạt động 1. Hình thành khái niệm về thành phần Gọi đáp. Hình thành khái niệm thành phần phụ chú * Ngữ liệu 1( SGK- Trang 31) ? Các từ ngữ: “này”; “thưa ông” từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp? - HS: Từ “này” dùng để gọi; cụm từ “thưa ông”dùng để đáp. ? Những từ ngữ dùng để gọi-đáp có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? Tại sao? - HS: Những từ ngữ “này”, “thưa ông” không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu vì chúng là thành phần biệt lập. ? Trong các từ ngữ gọi-đáp ấy, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại? ? Các từ ngữ “này”, “thưa ông” được gọi là thành phần gọi- đáp. Em hiểu thế nàolà thành phần gọi- đáp? - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1/SGK/32 ? Học sinh xác định à Học sinh khác nhận xét bổ xung à Giáo viên nhận xét, đánh giá? *Ngữ liệu 2 (SGK-Trang 31+32) - Học sinh đọc rõ ràng ngữ liệu chú ý các từ ngữ gạch chân. ? Nếu lược bỏ những từ ngữ gạch chân “và cũng là đứa con duy nhất của anh”“tôi nghĩ vậy” thì nghĩa của sự việc của mỗi câu có thay đổi không? Vì sao? ? Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? - HS: Chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”. ? Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú thích điều gì? - Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú thích điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”. ? Các cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh”, “tôi nghĩ vậy” là thành phần phụ chú. Em hiểu thế nào là thành phần phụ chú? ? Các thành phần gọi - đáp và phụ chú được gọi là các thành phần biệt lập. Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập? - Hai học sinh đọc ghi nhớ? Hoạt động 2. ? Học sinh đọc to bài tập 2 à Xác định yêu cầu? Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao? Lời gọi - đáp đó hướng đến ai? - HS: Một học sinh nhận xét, bổ sung à - GV: Nhận xét, đánh giá. ? Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 3. Xác định theo yêu cầu? Từng đoạn trích à học sinh nhận xét, bổ sung à giáo viên nhận xét, đánh giá? ? Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 4? Xác định theo yêu cầu? à Học sinh nhận xét,bổ sung à giáo viên nhận xét đánh giá? I. Thành phần Gọi đáp: 1. Tìm hiểu ví dụ: * Ví dụ: sgk. - Từ “này” dùng để gọi; cụm từ “thưa ông” dùng để đáp. - Những từ ngữ “này”, “thưa ông” không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. - Từ “này” được dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp. - Cụm từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại. * Kết luận: Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập cuộc thoại để duy trì quan hệ giao tiếp. * Bài tập 1: Trang 32 - Tìm thành phần gọi-đáp trong đoạn trích. + Từ dùng để gọi “này”. + Từ dùng để đáp “vâng”. + Quan hệ trên - dưới. + Thân mật: Hàng xóm láng giềng cùng cảnh ngộ. 2. Thành phần phụ chú: * Tìm hiểu ví dụ: (SGK-Trang 31+32) - Nếu ta lược bỏ những từ ngữ gạch chân thì nghĩa sự việc của các câu không thay đổi. Vì những từ ngữ đó nó không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, nã vẫn đủ C-V - Cụm từ “và cũng là đứa con duy nhất của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm “đứa con gái đầu lòng”. - Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” chú thích cho suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”. * Kết luận: Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. * Ghi nhớ: (SGK trang 32). II. Luyện tập: 1. Bài tập 2: (SGK trang 32). - Cụm từ dùng để gọi “bầu ơi”. - Đối tượng hướng tới của sự gọi: Tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt. 2. Bài tập 3: (SGK trang 33). a)- “Kể cả anh” à giải thích cho cụm từ “mọi người”/ b)- “Các thầy côngười mẹ” à giải thích cho cụm từ “những người nắm giữ chìa khoá này” c)- “Những người thực sự của kỉ tới” à giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”. d)- “Có ai ngờ” à thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật “Tôi”. - “Thương thương quá đi thôi” à thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật “Tôi” với nhân vật “Cô bé nhà bên”. 3. Bài tập 4: (SGK trang 33). - Các thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau 4. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống nội dung bài: - Hướng dẫn học bài. - Học thuộc phần ghi nhớ (SGK trang 32). - Hoàn thiện bài tập 5. - Chuẩn bị " Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten" IV. Rút kinh ngiệm: . Ngày soạn:22/1/2011 Tuần: 23 Ngày dạy: 25/1/2011 Tiết: 106+107 Văn bản: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG - TEN ( Trích ) - Hi-pô-lit- ten I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến Thức: - Đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật là yếu tố tượng tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. - Cách lập luận của tác giả trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Biết cách đọc – Hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương. - Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận ( Luận điểm, luận cứ, luận chứng) Trong văn bản. 3. Thái độ: - Học tập, rút kinh nghiệm để viết văn nghị luận về một vấn đề, hiện tượng II. Chuẩn bị: - Gv: Giáo án + bảng phụ + Tranh (vẽ) - Hs: Soạn bài theo hướng dẫn. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Phân tích những điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam? Nguyên nhân? - Em cần phải làm gì để phát huy điểm mạnh, hạn chế, điểm yếu - Kiểm tra sự chuẩn bị bài , đồ dùng học tập của học sinh. 3. Bài mới: - Ở lớp 8 đã học bài Đi bộ ngao du của nhà văn Pháp Ruxô – bài văn mang tính chất nghị luận xã hội. Đến lớp 9 chúng ta được làm quen với bài nghị luận văn chương của nhà văn Pháp là H.Ten qua bài “Chó sói và cừu” Hoạt động của gv và hs Nội dung Hoạt động 1. - Đọc chú thích * ? ? Nêu vài nét về t/g – t/p ? - GV: KTra việc đọc hiểu các chú thích khác ? Nêu đôi nét về thể loại và vị trí đoạn trích ? - Hs: Suy nghĩ, trả lời. - GV: Đọc mẫu, nêu cách đọc ( thơ đúng nhịp; Lời doạ dẫm của chó sói, van xin thê thảm của cừu non ) - Gọi 2 HS lần lượt đọc tiếp. ? Tìm bố cục đoạn trích ? ? Cách lập luận của t/g ? - HS: Thảo luận trình bày. ? Xác định mạch NL ở từng phần ? - HS : Khi bàn về con cừu t/g thay bước 1 bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn LPTen nhờ đó bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn. Hoạt động 2. - HS: Đọc “Buy-phông –> xua đi” ? Nhà khoa học có viết về 1 con cừu cụ thể ? viết về chúng như thế nào ? và tỏ thái độ gì -> con cừu ? Đọc đoạn “Buy-phông viết... vô dụng” Nhà khoa học có viết về 1 con cừu cụ thể ? Viết về chúng như thế nào ? Nêu dẫn chứng ? - HS: Tình mẫu tử loài nào cũng có; nối bất hạnh của chó sói không được nhắc đến vì đấy không phải là nét cơ bản của nó ở mọi lúc, mọi nơi. ? Tóm tắt những ghi chép của Buy Phông về chó sói? ? Tình cảm của ông đối với con vật này như thế nào? ? Nhận xét của Buy Phông về chó sói có đúng không? - HS: Đọc lại đoạn văn phần 1 * Hoạt động nhóm: ? Tóm tắt cách nhìn nhận của La Phông ten về cừu? ? Đọc đoạn thơ này ta hiểu thêm gì về con cừu? ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ? Tình cảm của La Phông ten đối với con vật này như thế nào? thông qua câu văn nào? - HS: Tỏ thái độ xót thương thông cảm như với con người bất hạnh: " Thật cảm động tốt bụng như thế "Em nghĩ gì về cách cảm nhận này? ? Trong thơ của La Phông ten chó sói hiện ra như thế nào? ? Tình cảm của La Phông ten với chúng? ? Em nghĩ gì về cách cảm nhận này? ? Tác giả đã bình luận 2 cách nhìn ấy như thế nào? - HS: Trình bày ? Theo em nhà thơ thấy và hiểu con sói khác với nhà bác học ở điểm nào? ? Nêu nhận xét của em về cách nghị luận của tác giả trong đoạn bình luận này? ? Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản này? Hoạt động 3. - Đọc lại phần phân tích, nhắc lại nội dung chính đã học. - Học bài và chuẩn bị những nội dung còn lại. - Hệ thống toàn bài. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Hi - pô - lít Ten (1828 – 1893 ) là nhà triết học, nhà sử học và nhà nghiên cứu văn học, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp. 2.Tác phẩm: - Tác giả công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng “La Phông Ten và thơ ngụ ngôn của ông” (3 phần, mỗi phần nhiều chương) - Đoạn trích từ chương II, phần 2 3. Đọc – tìm hiểu từ khó: 4. Bố cục: + Từ đầu -> "Chết rồi thì vô dụng": Nhìn nhận của Buy-phông và La- phông-ten về chó sói và cừu + Còn lại: Lời bình của tác giả về hai cách nhìn trên - Mạch nghị luận: + Dưới ngòi bút của La Phông-ten + Dưới ngòi bút của Buy-Phông 5. Phương thức biểu đạt: Nghị luận II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Hai con vật dưới ngòi bút nhà khoa học: - Viết về loài cừu ( con cừu nói chung ) loài chó sói (con chó sói nói chung). Bằng ngòi bút chính xác của nhà khoa học nêu những đặc tính cơ bản của chúng. - Không nhắc đến “tình mẫu tử thân thương của loài cừu; không nhắc đến nỗi bất hạnh của chó sói". -> Sói là loài vật đáng ghét, đáng trừ. -> Cừu là con vật đần độn, nhút nhát, thụ động không biết trốn tránh hiểm nguy. * Nhìn nhận của Buy- Phông về chó sói: - Buy Phông nhìn thấy những hoạt động bản năng về thói quen và sự xấu xí. - Ông khó chịu và thấy ghét con sói vì lúc sống chúng có hại, lúc chết cũng vô dụng. => Đó là lời nhận xét đúng vì dựa trên sự quan sát những biểu hiện bản năng xấu của con vật này. * Nhìn nhận của La Phông -ten về cừu: - Mọi chuyện đều đúng(như Buy- Phông) - Nhưng không chỉ có vậy - Khi bị sói gầm lên đe dọa..còn đang bú mẹ. => Hình ảnh con cừu cụ thể đã được nhân hóa như một chú bé ngoan đạo, ngây thơ, đáng thương nhỏ bé, yếu ớt và tội nghiệp. => Tỏ thái độ xót thương thông cảm như với con người bất hạnh: - Nhắc đến tình mẫu tử thân thương cảm động. à Kết hợp cái nhìn khách quan và cảm xúc chủ quan tạo được hình ảnh vừa chân thực vừa xúc động về con vật này. * Nhìn nhận của La-Phông -Ten về chó sói: - Sói là bạo chúa của cừu, là bạo chúa khát máu, là con thú điên, là gã vô lại. Bộ mặt lấm lét -> Sói là loài vật tàn bạo khát máu. => ... èn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội. 3. Thái độ: - Suy nghĩ , sáng tạo trong bài viết của mình - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy. II. Chuẩn bị: - Gv: Bài viết của hs + các lỗi trong bài + cách chữa - Hs: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 5,các câu ở bài văn. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong tiết học. 3. Bài mới: - Chúng ta đó cùng nhau viết bài TLV số 5: Đó là kiểu bài yêu cầu các yếu tố nghị luận về tư tưởng đạo lí, với việc tạo lập văn bản tự sự, về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong Tiếng Việt HKI. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này. Hoạt động của gv và hs Nội dung Hoạt động 1. ? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết) Hoạt động 2. Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm. - Gv: Đọc lại đề bài, bài viết số 5 ? Kiểu đề thuộc thể loại nào? ? Nội dung của đề Y/c? ? Hình thức của bài viết? - Gv: Định hướng qua một ví dụ. ? Yêu cầu của việc mở bài ntn? ? Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài? ? Việc sắp xếp các luận điểm ntn? ? Thái độ, quan điểm của người viết trước vấn đề này ntn? ? Qua văn bản ở lớp 8 “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” có những thông tin gì em cần nhớ? - HS: Dùng làm luận cứ cho bài văn ? Em có sự khẳng định gì về vấn đề? ? Bài học cho bản thân là gì? a. Ưu điểm: - Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết) - 1số bài vận dụng yếu tố miêu tả khá linh hoạt - Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s: Hậu, Ru Lai, Jiêm, Ha Bích.. - Trình bày sạch đẹp. b. Tồn tại: - Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. - Sử dụng dẫn chứng chưa linh hoạt, chưa nhiều - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu: - Còn sai chính tả - Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học. - Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao - GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa - GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt - Trả bài cho H/s I. Đề bài: - Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về vấn đề trên. II. Yêu cầu làm bài: 1. Nội dung: - Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm - Nội dung: Câu chuyện giữa em với thầy cô giáo 2. Đáp án chấm: a. Mở bài: (1,5 điểm) - Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay. - Nêu khái quát tác hại của việc làm này.. b. Thân bài: (7 điểm) - Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến. - Đánh giá việc vứt rác bừa bãià gây những hậu quả - Nếu không vứt rác bừa bãi có kết thúc ra sao? c. Kết bài: (1,5 điểm) - Khẳng định, phủ định vấn đề vứt rác bừa bãi - Rút ra bài học cho bản thân. - Hình thức: + Chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số . + Bài viết trình bày khoa học 3. Nhận xét ưu, nhược điểm: a. Ưu điểm: - Hs đã nghị luận được đúng thể loại mà đề bài yêu cầu; vấn đề đó rất bức xỳc và có ý nghĩa với cuộc sống, nghị luận rõ hiện thực và tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi, lên án phê phán. - Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng. b. Nhược điểm: - Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu. - Lí lẽ để bàn bạc sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu. 4. Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc, trả bài: - Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình. - Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn - Lỗi về chữ viết - Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi. * Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có). 4. Củng cố - dặn dò: - Kiểm tra lại việc sửa lỗi của H/S. - Viết lại những đoạn đã mắc lỗi trong bài viết. - Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống - Chuẩn bị bài mới dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý đã học phần lý thuyết. IV. Rút kinh ngiệm: . Ngµy so¹n: 10/02/ 2011 TuÇn 24 Ngµy d¹y: 19/02/2011 TiÕt: 114 Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến Thức: - Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học để làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 3. Thái độ: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo đức. II. Chuẩn bị: - Gv: Giáo án. - Hs: Soạn bài theo câu hỏi sgk. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? ? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này? 3. Bài mới: - Nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lí: là một lĩnh vực rộng lớn: bàn bạc về những vấn đề chính trị, chính sách, đạo đức, lối sống, những vấn đề có tầm chiến lược, tư tưởng triết lí đến những sự việc về một vấn đề tư tưởng đạo lí . Hoạt động 1. Nội dung Hoạt động 1. Tìm hiểu các đề văn,Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - HS: Đọc, tìm hiểu 10 đề bài SGK trang 51, 52. - HS: Có bảng phụ ghi 10 đề bài treo trên bảng. ? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? - HS: Đều nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. ? Ở đề 1, đề 3, đề 10 cách hỏi có gì khác (có mệnh lệnh). - Học sinh tự đặt 1 số đề bài tương tự? - Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” ? “Suy nghĩ” đòi hỏi người viết phải thể hiện những yêu cầu gì? - HS: Thể hiện sự hiểu biết, sự đánh giá ý nghĩa của vấn đề này. ? Cụ thể đề yêu cầu gì ? - HS : Giải thích đúng câu tục ngữ, thể hiện suy nghĩ nêu ý kiến về câu tục ngữ. ? Tìm hiểu đề phải chú trọng đến những yêu cầu gì của đề? - Gv gợi ý: Khi tìm ý để giải quyết vấn đề ta thường nêu câu hỏi: Nghĩa là gì? Đúng, sai ntn? Có tác dụng ra sao? ý nghĩa ntn? ? Dựa vào các ý đã tìm sắp xếp và lập thành một dàn bài? ? Mở bài cho đề bài trên ntn? - HS : Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội). ? Giải thích câu tục ngữ ntn? “Nước? Nguồn? Uống nước? Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ” ? Nhận định, đánh giá của em về câu tục ngữ. GV gợi: Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? có tác dụng ra sao? ? Em có sự khẳng định vấn đề ntn? ý nghĩa lớn lao của vấn đề là gì? Bài học gì cho em qua đề bài trên? - Gv: Cho HS tiếp tục tìm hiểu các bước làm. bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí. - Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn” - HS: Đọc VD phần mở bài (SGK/ 53) ? Có nhiều cách mở bài; Đó là những cách mở bài nào? - GV: Cung cấp thêm: mở bài trực tiếp:người dân Việt Nam ta luôn có truyền thống tốt đẹp đó là uốngnguồn. Điều này đó được chứng minh rất nhiều trong thực tế và điều này cũng đó được đúc kết trong cả những câu ca dao tục ngữ. Một trong những câu ca dao tục ngữ đó là “Uống nước nhớ nguồn”. ? Những ý cần bàn luận cho đề bài là gì? (chúng ta sẽ làm gì với đề bài trên) - HS: Giải thích nội dung câu tục ngữ ? Những nhận định đánh giá câu tục ngữ là gì? (gợi ý: câu tục ngữ này có mấy lớp nghĩa? Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?) - HS: Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên; Câu tục ngữ có nhiều lớp nghĩa ? Có sự khẳng định gì về câu tục ngữ? Nhiệm vụ của mỗi người là gì qua học câu tục ngữ? - GVgợi: Đây là một truyền thống ntn? Chúng ta có nhiệm vụ gì? ? Trong bài nghị luận cần những yêu cầu gì về lời văn và việc liên kết đoạn? ? Đọc phần C (Kết bài)SGK Trang 54 ? Y/c của phần kết bài là gì? ? Sự cần thiết của bước 4 ntn? ? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần chú ý vận dụng các phép lập luận gì? ? Yêu cầu dàn bài cho bài văn nghị luận này. Hoạt động 2. Hướng dẫn HS Luyện tập - Hs: Đọc đề 7 trong SGK. ? Y/c tìm ý gì để làm rõ vấn đề tinh thần tự học. Học sinh thảo luận nhóm 4 phút Vd: Giải thích rõ thế nào là tự học? Vd: Cần có tinh thần tự học ntn? Vd: ý nghĩa lớn lao của vấn đề này? I. Tìm hiểu chung: 1. Tìm hiểu các đề văn: - 10 đề văn Sgk/53 - Đề 1,3, 10 là đề có mệnh lệnh. - Đề 2,4,5,6,7,8,9 đề mở không có mệnh lệnh - Yêu cầu trình bày ý kiến, giải thích chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp để làm rõ vấn đề. 2. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: + Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý. - Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. * Tìm hiểu đề: - Chú trọng yêu cầu của đề - Thường là những câu tục ngữ, danh ngôn chú trọng ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh. * Tìm ý: - Đặt những câu hỏi để tìm ý là gì? Như thế nào? Tại sao? tác dụng gì? ý nghĩa ra sao?..... - Mục đích: Phân chia vấn đề thành các luận điểm. + Bước 2: Lập dàn bài. * Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội). * Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ ntn? “Nước? Nguồn? Uống nước? Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ” - Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? có tác dụng ra sao?) * Kết bài: Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam + Bước 3: Viết bài. a. Mở bài: Có nhiều cách mở bài: - Đi từ cái chung đến cái riêng. - Từ thực tế đến đạo lí. - Mở bài trực tiếp. b.Thân bài: - Những ý cần viết, mỗi ý hình thành một đoạn văn. + Giải thích chứng minh vấn đề của đề bài. + Nhận định, đánh giá, khẳng định vấn đề. - Lời văn chặt chẽ, mạch lạc và biểu cảm sống động. - Thực hiện việc liên kết các đoạn văn để có tính thống nhất, hoàn chỉnh. C. Kết bài: Có nhiều cách: - Đi từ nhận thức đến hành động. - Có tính chất tổng kết. + Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa. * Ghi nhớ: - Ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp cho dạng nghị luận này. - Yêu cầu về dàn bài cho bài văn. (Đọc ghi nhớ trang 54 SGK). II. Luyện tập: + Lập dàn bài cho đề 7 ở mục I “Tinh thần tự học” + Lập được dàn bài rõ 3 phần. - Mở bài: + Giới thiệu khái quát tinh thần tự học: Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng. Cần phải nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người. - Thân bài: + Giải thích thế nào là tự học + Đánh giá tinh thần tự học + Nêu lên một số tấm gương tự học +Ý nghĩa lớn lao của vấn đề này? - Kết bài: + Kết luận, nêu lên nhận thức mới , lời kêu gọi mọi người cần có tinh thần tự học 4. Củng cố - dặn dò: - Nêu rõ yêu cầu của các bước làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí? - Chú ý vận dụng các phép lập luận nào để làm bài văn nghị luận này? - Kiểm tra phần luyện tập. - Học bài theo yêu cầu phần bài học. - Viết bài cho đề đã luyện tập IV. Rút kinh ngiệm: . Kí duyệt, ngày 2/2012 Tổ trưởng:
Tài liệu đính kèm: