Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 25 - Lê Hà

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 25 - Lê Hà

MÙA XUÂN NHO NHỎ

 Thanh Hải

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

 1.Kiến thức:

- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

 2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu một văn bản thơ trũ tình hiện đại.

-Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

3. Thái độ: GD tình yêu TN, quê hương, đất nước, khát vọng sống đẹp có ích cho đời

 * Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:

 + Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước qua bài thơ.

 + Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 25 - Lê Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25	 Ngày soạn : 13/02/2012 
Tiết : 116	
 MÙA XUÂN NHO NHỎ
 	Thanh Hải
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
 1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
 2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trũ tình hiện đại. 
-Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
3. Thái độ: GD tình yêu TN, quê hương, đất nước, khát vọng sống đẹp có ích cho đời
 * Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:
	 + Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước qua bài thơ.
	 + Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
+ Phương pháp: Thuyết trình , nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, động não.
Giáo án, SGK.
Chân dung nhà thơ, hình ảnh minh họa.
	2. Học sinh :
	- Soạn bài.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới. 
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
 	- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tỷ mỷ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là công việc chiến đấu chống giặc ngoại xâm nhưng lại thường đố kị nhau trong cuộc sống hàng ngày và trong làm ăn.
- Bản tính thích ứng nhanh, khưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen nếp nghĩ kỳ thị kinh doanh quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói "khôn vặt", ít giữ chữ "tín".
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hơn hai mươi năm qua, mỗi khi tết đến xuân về, chúng ta thường nghe bài ca “Mùa Xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải . Nhà thơ muốn nói cùng người đọc điều gì , khi mùa xuân mới đang về, khi chính bản thân ông thì lại vĩnh biệt tất cả mọi mùa xuân ? Chúng ta sẽ biết được sau khi tìm hiểu văn bản này .	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1:HD tìm hiểu chung .
? Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích ó trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Thanh Hải?
- Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp.
- Hoạt động văn nghệ trong thời kì chống Pháp, chống Mỹ. Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu .năm 1965 được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu .
Giọng thơ Thanh Hải là tiếng thét căm thù tội ác quân xâm lược ,là khúc hát tâm tình tha thiết của đồng bào miền Nam gửi ra Miền Bắc .
- Thơ ông chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành .
? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
-Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt.
? Theo em, cần phải đọc văn bản như thế nào để làm nổi bật nên nội dung, ý nghĩa của văn bản này?
*GV:Cho HS đọc văn bản.
Hướng dẫn cách đọc. Chú ý thể thơ năm chữ của bài thường không ngắt nhịp trong từng câu và các khổ thơ cũng không đều đặn. Nhịp điệu và giọng điệu của bài thơ có biến đổi theo mạch cảm xúc, say sưa , trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân đất trời: nhịp nhanh, hối hả phấn chấn khi nói về mùa xuân của đất nước, Giọng tha thiết trầm lắng khi nói về tâm nguyện nho nhỏ của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
GV: Đọc mẫu một đoạn ® gọi 2 – 3 học sinh đọc Þ RKN, nhận xét giọng đọc của học sinh, chú ý sửa cách đọc cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong SGK 
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định cách nhắt nhịp chủ yếu của bài?
? Em đã học các tác phẩm thuộc thể thơ 5 chữ nào?
- Ông đồ (Vũ Đình Liên)
- Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
? Xác định bố cục của bài thơ?
- Bố cục 4 phần:
 + Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, 
 + Khổ 2, 3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước;
 + Khổ 4, 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước;
 + Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + Miêu tả.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
*GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc của nhà thơ.
*HS: Đọc lại khổ thơ .
*GV: Cho học sinh phát hiện những hình ảnh và âm thanh thể hiện trong khổ thơ , và dành cho học sinh thời gian cho các em bình ngắn khổ thơ . Theo câu hỏi gợi ý:
H- Hãy nhận xét bức tranh thiên nhiên được tác giả thể hiện trong khổ thơ đầu ? 
H- Cảm xúc của tác giả?
*HS: Thảo luận trong bàn, sau đó trình bày trước lớp .
- Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên đất trời. Vài nét phát họa: dòng sông xanh, bông hoa tím , tiếng chim chiện hót vang trời, tác giả vẽ ra được cả không gian bao rộng, màu sắc tươi thắm của mùa xuân ( sông xanh hoa tím biếc, màu đặc trưng của xứ Huế ), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện hót vang trời. 
Từ " mọc " được đặt ở đầu câu : Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh khắc hoạ sự khoẻ khoắn , sự vươn lên trỗi dậy. Cảnh xuân tươi đẹp , giàu chất thơ và chất sống .
 -Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diển tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình ảnh:
 "Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng"
 Hai câu thơ trên có hai cách hiểu , từng giọt ở đây là từng giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân, nhưng cũng còn có thể hiểu hai câu nầy gắn với hai câu thơ trước nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim. Hiểu như vậy thì ở đây có sự thay đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh ( cảm nhận được bằng thính giác) chuyển thành từng giọt( hình và khối, cảm nhận được bằng thị giác, xúc giác) . Cả hai cách hiểu đều biểu hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân trong bài thơ cũng như ở quê hương em. ( Phương pháp động não, thảo luận).
*GV: Hướng học sinh phân tích mùa xuân con người, đất nước.
*HS: Đọc khổ thơ 2-3 
*GV: Hướng học sinh cảm nhận khổ thơ qua những câu hỏi gợi ý .
? Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước với hình ảnh nào? 
? Có ý nghĩa gì? 
? Hình ảnh lộc của mùa xuân có ý nghĩa gì đặc biệt?
- Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước.
- Mùa xuân của đất trời động lại trong hình ảnh lộc non, đã theo cùng người cầm súng và người ra đồng, hay chính là họ đã đêm mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
*HS: Đọc hai câu thơ cuối đoạn .
*GV: Nêu câu hỏi :
? Sự sống của mùa xuân đất nước còn được thể hiện qua từ ngữ nào? 
? Biện pháp nghệ thuật nào đã thể hiện niềm tin của tác giả đối với tương lai đất nước?
*HS: Phân tích hai câu thơ trên giấy, sau đó trình bày trước lớp .
- Trong nhịp điệu hối hả, xôn xao.
- Cách so sánh đất nước như vì sao cứ đi lên phía trước.
Tất cả biểu hiện được cuộc sống đầy khẩn trương háo hức, sự tồn tại, phát triển tất yếu của LS dân tộc.
 *GV: Nhận xét, bổ sung .
 Một đất nước với 4000 năm dựng nước và giữ nước đã trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, gian khổ ác liệt, tưởng chừng như không thể vượt qua, thế mà vẫn hiên ngang, dũng cảm. Nghệ thuật so sánh " Đất nước như vì sao ", sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên được so sánh với tầm vóc của dân tộc Việt Nam . Qua đó tác giả thể hiện niềm tin vào cách mạng , vào tương lai của đất nước, định hướng mục đích sống của mỗi con người . Đó cũng là sức sống vươn lên không ngừng của đất nước vào xuân .
*GV: Giúp học sinh tìm hiểu tâm niệm của nhà thơ
- Gọi HS đọc diễn cảm 8 câu tiếp theo.
? Điệp ngữ nào đã được sử dụng và có tác dụng gì?
- Nhân vật “ta” trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình.
- Điệp ngữ: ta, ta làm => tô đậm tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả...
- Điệp từ “ta” và điệp ngữ “ta làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp. Tác dụng: tô đậm tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả với đất nước, với nhân dân.
? Trước cảnh tưng bừng náo nức vào xuân của thiên nhiên đất nước cách mạng, nhà thơ có ước nguyện gì ?
*HS: Thảo luận phân tích .
- Một con chim hót vang trời(mang âm thanh) 
- Một nhành hoa ( Hương thơm ngọt ngào )
-Một nốt trầm ( Sự vui vẻ yêu đời ) 
Nhưng tất cả chỉ đều một mà thôi . Lời ước nguyện thật chân thành tha thiết : Làm một mùa xuân nho nhỏ, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho mùa xuân lớn cho đất nước. của cuộc đời chung . Sự chuyển dổi cách xưng hô từ tôi (riêng )sang ta(chung ) chính là thể hiện khát vọng hoà nhập ấy . Hình ảnh có tính chất biểu tượng " Mùa xuân "-tuổi hai mươi "trẻ trung sung sức, " Tóc bạc " trở về già. Mạch cảm xúc chuyển từ sôi nổi sang thầm lặng. Ta cảm nhận khát vọng mãnh liệt muốn cống hiến mà nhà thơ đã gởi gắm vào trong bài thơ .
? Theo em sự cống hiến của tác giả ở đây như thế nào ?
- Liên tục 
? Điều tâm niệm của nhà thơ là gì? Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đặc sắc của những hình ảnh ấy là gì ?
Þ Mong ước tự góp mình vào vẻ đẹp và sức sống mùa xuân, ý nguyện được chung sống, được sẻ chia buồn vui với mọi người.
? Ý nguyện chân thành nhưng lớn nhất của nhà thơ được bộc lộ trong những lời thơ nào?
- Hình ảnh có tính chất biểu tượng: mùa xuân – tuổi hai mươi: trẻ trung sung sức, “tóc bạc”: trở về già. Mạch cảm xúc chuyển từ sôi nổi sang trầm lắng.
? Ý nguyện dâng hiến của nhà thơ có gì khác so với thông thường?
? Từ tình cảm trào dâng suy tư đó của tác giả, em cảm nhận thêm được một quan niệm cống hiến như thế nào ?
-GV bình liên tưởng thơ Tố Hữu.
 “Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
- Một mùa xuân nho nhỏ... tóc bạc.
Þ Thể hiện điều tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ: dâng hiến giá trị nhỏ bé của mình cho cuộc sống.
- Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc
Þ Sự cống hiến không ở tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp của con người bất chấp thời gian, không gian nghịch cảnh.
Þ Đó là sự dâng hiến thầm lặng, suốt đời
Þ Cách sống giản dị, tốt đẹp, cao cả.
? Vậy em hiểu nhan đề ” Mùa xuân nho nhỏ” như thế nào cho đúng ? 
* Mùa xuân nho nhỏ => cuộc sống tốt đẹp, khiêm nhường tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ muốn cống hiến sức xuân nho nhỏ của mình cho đất nước.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh: Giao tiếp: trình bày, trao đổi về niềm khát khao được cống hiến của mỗi con ... àm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
2. Kĩ năng:
XĐ yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện...
Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo đúng các yêu cầu của kiểu bài.
3. Thái độ: Rèn luyện tư duy tổng hợp và phân tích khi viết văn bản nghị luận
II. Chuẩn bị:
 1. GV: 
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận.
+ Bài soạn, các ngữ liệu phục vụ cho tiết học, bảng phụ
+ Sách CKT Ngữ văn
 2. HS: chuẩn bị SGK - bài soạn.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS về bài tập đã giao ( mỗi bàn một HS ).
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung
*Gv cho hs đọc phần I trên bảng phụ.
 Đọc các đề sau đây và trả lời câu hỏi.
Đề 1 : Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Đề 2 : Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Đề 3 : Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
Đề 4 : Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
H. Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nàovề TP truyện?
H. Các từ Suy nghĩ, phân tích trong đề bài có sự khác nhau không ?
H- Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào ?
- Cùng nêu lên nghị luận về một TP.
- Phân tích, suy nghĩ về nhân vật, cốt truyện, thân phận, đời sống tình cảm
+Phân tích : Phân tích tác phẩm ’ nêu ra nhận xét.
+Suy nghĩ : đề xuất nhận xét trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó.
Hoạt động 2 : 
- Cho đề bài: Suy nghĩ về nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
GV cho HS nhận xét đề bài. Tập tìm hiểu đề, tìm ý, làm dàn ý, viết bài, đọc và sửa chữá.
* GV hướng dẫn HS nên tìm hiểu theo các câu hỏi như:
H. Cái gì là nét nổi bật nhất ở nhân vật Ông Hai ?
H-Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?.........
GV cho HS đọc kỹ theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài trong mục lập dàn ý SGK ’ rút ra nhận xét. (Qua việc trình bày cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật ’ nắm vững yêu cầu, các bước làm bài.)
*GV cho HS đọc các bước tìm hiểu đề và tìm ý trong SGK tr.65
* GV cho HS đọc kỹ phần dàn bài trên bảng phụ để từ đó rút ra được dàn ý chung cho kiểu bài này.
a.Mở bài : Giới thiệu truyện ngắn “Làng”, nhân vật ông Hai và khẳng định lòng yêu quê hương – yêu nước của ông.
b.Thân bài: Triển khai ý chính về tình yêu làng, yêu nước và nghệ thuật đặc sắc của TP. 
* Nội dung. Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt tác phẩm:
 + Chi tiết đi tản cư nhớ làng.
 + Theo dõi tin tức kháng chiến.
 + Tâm trạng khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây.
 + Niềm vui khi tin đồn được cải chính.
* Nghệ thuật. 
 + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật.
 + Các chi tiết miêu tả nhân vật sinh động thể hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động..
 + Cách thức trần thuật: Đối thoại, độc thoại.
c.Kết bài: 
 Sức hấp dẫn về nhân vật và thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Kim Lân?... 
Hoạt động 3 : Luyện tập
*Suy nghĩ độc lập:
* GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét.GV đúc kết , cho điểm.
 Cho đề bài : Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Yêu cầu HS viết đoạn mở bài và một đoạn phần thân bài.
I/ Tìm hiểu chung
1. Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về vấn đề gì?
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
2. Bố cục của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
 Bài văn cần đảm bảo các phần của một bài nghị luận:
 a/ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu sơ bộ ý kiến đánh giá của mình.
 b/ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
 c/ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm.
3. Chú ý.
 - Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của bản thân về tác phẩm.
 - Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên. 
II/ Luyện tập
1. Xác định yêu cầu của đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
- Cảm nghĩ về nhân vật Lão Hạc và định hướng: 
- Nỗi khốn khổ của người nông dân trước cách mạng.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Lão Hạc
- Giải quyết cái sống và cái chết...
2. Lập dàn ý chi tiết, viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.
4.Củng cố 
 -Gọi HS đọc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn tự học
 - Ôn lại các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
- Nắm chắc yêu cầu của phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
 *************************************
Tiết 120:	 
LUYỆN TẬP
LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
VIẾT BÀI TLV SỐ 6 ( HS LÀM Ở NHÀ)
I. Mục tiêu cần đạt: Học xong, học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Ôn tập lại kiến thức đã học ở hai tiết 118 và 119
2. Kĩ năng: 
- Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.
 - Học sinh có ý thức học tập nghiêm túc, nắm chắc cách làm những bài nghị luận này.
Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và kĩ năng viết văn.
Ra đề về nhà cho học sinh viết bài Tập làm văn số 6, rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
3. Thái độ: Ý thức vận dụng kiến thức đã học để viết bài ở nhà
II. Chuẩn bị:
 1. GV: 
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, ván đáp, thảo luận.
+ Đề bài viết số 6
+ Sách CKT Ngữ văn
 2. HS: Học sinh chuẩn bị bài Luyện tập ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra việc viết phần kết bài của đề bài trong phần luyện tập ở tiết học 119.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: Củng cố kiến thức 
? Đối tượng của việc nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
? Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ? 
- Tìm hiểu đề và tìm ý 
- Lập dàn ý:
- Viết bài 
- Đọc và sửa bài viết:
? Các kỹ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ?
? Cần nắm tác phẩm về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) như thế nào để phục vụ tốt cho bài viết nghị luận về tác phẩm văn học ?
 HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
HS đọc kĩ đề bài và tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
GV hướng dẫn HS khai thác các luận điểm, luận cứ, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.. HS thảo luận trả lời.
GV tổ chức cho HS xây dựng dàn bài chi tiết.
? Đề yêu cầu nêu lên vấn đề gì ? Cần chú ý đến các từ nào để định hướng đúng hướng làm bài ?
? Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử của miền Nam nước ta trước đây khiến cho nhiều người như ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu và chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình như thế.
? Nêu những nhận xét về hai nhân vật bé Thu, ông Sáu trong đoạn trích : những mất mát, thiệt thòi, sự chịu đựng hy sinh và nghị lực, niềm tin...
? Những đặc điểm cụ thể về tình cha con trong từng nhân vật : tìm và phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng ...., nhật là việc công phu tỉ mẩn làm chiếc lược cho con gái... hành động bất ngờ khi nhận cha ở phút chia ly cuối cùng... để chứng minh những nhận xét của mình ?
? Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết... có tác dụng gợi cảm xúc như thế nào ?
I/ Củng cố kiến thức 
 1.Đối tượng của việc nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Đối tượng của việc nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là những vấn đề về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
 2. Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
 - Tìm hiểu đề và tìm ý.
 - Lập dàn ý theo bố cục ba [hần rõ ràng.
 - Viết bài.
 - Sử bài.
II/ Luyện tập 
Đề bài : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà cùa Nguyễn Quang Sáng
* Nhận diện (dạng đề, dạng mệnh lệnh) và phân tích đề (xác định được đúng yêu cầu về tính chất, nội dung, hình thức, giới hạn của đề ).
1.Tìm hiểu đề, tìm ý, :
+ Thể loại : Nghị luận về đoạn trích truyện.
+ Nội dung : Tình cảm của cha con ông Sáu- bé Thu.
+ Phạm vi : Đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà.
2.+ Lập dàn ý chi tiết bài nghi luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và trình bày trước lớp.
 + Xác định các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp  được sử dụng trong văn bản.
a.Mở bài : Giới thiệu tác phẩm- tác giả, nhân vật. hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b.Thân bài :
-Nhân vật bé Thu
*Ngơ ngác, hoảng sợ khi lần đầu gặp lại cha vì ông có vết sẹo trên mặt.
*Cương quyết không chịu gọi tiếng “cha” mà người lớn tạo mọi điều kiện cho em gọi.
*Lúc nhận ra sự thật, bé bộc lộ tình cảm một cách quyết liệt với tiếng kêu như xé không gian, xé trái tim bao người; bé dùng chân, dùng tay bấu lấy ba không cho ba đi nữa.
-Nhân vật ông Sáu
*Xa nhà tham gia hai cuộc kháng chiến, sau 8 năm mới được về thăm nhà trong 3 ngày.
*Ông khao khát được nhìn thấy đứa con gái, được nghe con gọi tiếng “ba” nhưng mọi cố gắng đều vô vọng vì con bé thấy anh lạ quá, nhất định không chịu nhận.
*Đến lúc chia tay, con bé mới kịp nhận ra nhưng khoảnh khắc hạnh phúc thật ngắn ngủi.
*Ông Sáu mang theo nỗi nhớ thương vào chiến trướng và gửi nỗi nhớ thương ấy trong việc làm chiếc lược ngà cho con.
*Ông không kịp trao cho con chiếc lược ngà. chiến tranh đã cướp mất của ông niếm vui sum họp.
*Vật ký thác thiêng liêng của ông được người bạn chiến đấu trao lại cho bé Thu khi cô đã là một cô giao liên dũng cảm.
-Những nhân vật khác
*Ông Ba, người bạn, là người chứng kiến và kể lại câu chuyện để sự việc thêm tính khách quan.
-Nghệ thuật truyện
*Cách kể tự nhiên, giản dị kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
*Nhập vai nhân vật “tôi” phù hợp.
*Tạo tình huống bật ngờ.
c.Kết bài : Ý kiến đánh giá chung
4.Củng cố 
-Gọi học sinh đọc phần mở bài, kết bài 
5. Hướng dẫn tự học
+ Nắm vững kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích),
+ Hoàn thành bài văn nghị luận theo dàn bài trên.
+ Làm bài viết số 6 (HS làm ở nhà.)
Đề: Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 
 -Làm tự do ở nhà,
 -Nộp bài vào ngày học kế tiếp (có tiết Ngữ văn)
5. Dặn dò: Chuẩn bị tiết 121 “Sang thu”: đọc Vb, Tìm hiểu kĩ về tác giả và tác phẩm., trả lời các câu hỏi trong phàn đọc-hiểu.
 *************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25 NGU VAN 9 Chuan KTKN.doc