Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 27 - Tiết 123 đến tiết 126

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 27 - Tiết 123 đến tiết 126

Tiếng việt: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

 - Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.

 - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.

 - Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức tự giác học tập.

II. Chuẩn bị:

 - Gv: Giáo án+bảng phụ.

 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi sgk.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 27 - Tiết 123 đến tiết 126", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/ 2012 Tuần 27
Ngày dạy: 03/2012	 Tiết: 123
Tiếng việt: Nghĩa tường minh và hàm ý
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
 - Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
 - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
 - Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. Chuẩn bị:
 - Gv: Giáo án+bảng phụ.
 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi sgk. 
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1
 - Gọi học sinh đọc ví dụ SGK trang 74.
 ? Em hiểu nhân vật anh thanh niên muốn nói điều gì?
 ? Vậy nhờ đâu mà em lại hiểu như vậy? (Chính nhờ những từ ngữ trong câu nói của anh)
 - Gv: Đó là cách hiểu mang tính phổ biến, ai cũng có thể hiểu nhờ vào chính những từ ngữ được diễn đạt 1 cách trực tiếp. 
 Thảo luận: Ngoài cách hiểu trên, ta còn có thể hiểu theo những cách nào khác?
 (Sự tiếc nuối, lưu luyến chưa muốn chia tay)
 ? Vậy cách hiểu này có đươc diễn dạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu không?
 ? Thế tại sao nhân vật anh thanh niên không nói thẳng ra điều anh nghĩ?
 (Vì anh ngại ngùng, xấu hổ và muốn che dấu tình cảm)
 - Gv: Đây là cách hiểu không mang tính phổ biến và không phải ai cũng có thể hiểu được.
 -Gv chốt.
 ? Vậy em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
 Thảo luận: Nghĩa tường minh và hàm ý có gì giống và khác nhau?
 + Giống: Cùng dùng để diễn đạt thông tin, nội dung trong giao tiếp.
 + Khác: Nghĩa tường minh dùng những từ ngữ có liên quan trực tiếp để diễn đạt(Nói thẳng những điều mình muốn nói) – Nghĩa hàm ý thì sử dụng những từ ngữ gián tiếp để diễn đạt.
 - Gv nêu một tình huống: Trong lớp học, gv nói “Các em đã nghe thấy tiếng trống vào lớp chưa?” thì các em sẽ hiểu ntn?
 (Nhắc nhở vì các em mất trật tự, chưa chú ý học tập)
 ? Vậy em hãy cho biết khi nào ta thường sử dụng hàm ý? (Lịch sự, tế nhị)
 Bài tập nhanh: Câu nào chứa hàm ý?
a. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ.
b. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
c. Chả ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
d. Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó. 
Hoạt động 2.
 ? Tìm câu văn cho thấy ông hoạ sĩ chưa muốn chia tay? Từ ngữ nào giúp ta nhận được thái độ ấy?
 ? Tìm từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái?
 ? Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì có liên quan đến chiếc khăn?
 (Cô đang bối rối đến vụng về vì ngượng ngùng xấu hổ vì cô đã kín đáo cố tình để quên chiếc khăn lại làm kỷ vật cho chàng trai. Vậy mà chàng trai không hiểu, lại thật thà tưởng cô để quên. Cô ngượng với anh TN thì ít mà ngượng với ông hoạ sĩ thì nhiều bởi hành động ấy và sự lúng túng của cô không qua khỏi con mắt tinh đời của người hoạ sĩ từng trải) 
I. Bài học:
1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
a. Ví dụ:
- Trời ơi, chỉ còn có 5 phút.
=> Chỉ còn có 5’ nữa là phải chia tay.
- Tiếc quá, sắp hết thời gian rồi.
b. Ghi nhớ:Sgk
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Xác định câu có nghĩa hàm ý.
 a. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy
=> Thái độ tiếc nuối, lưu luyến chưa muốn chia tay.
 b. Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái:
- mặt đỏ ửng(Ngượng ngùng, xấu hổ, e thẹn)
- nhận lại chiếc khăn
- quay vội đi(xấu hổ, lúng túng)
2. Bài tập 2: Xác định hàm ý
“Tuổi già cần nước chè, ở Lào Cai đi sớm quá” => Người hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi ngay.
3.Bài tập 3:Tìm câu chứa hàm ý
- Cơm chín rồi=>Vào ăn cơm.
4.Bài tập 4: 2 câu in đậm không có hàm ý.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Học bài và hoàn thiện các BT. 
 - Chuẩn bị bài “ NL về một đoạn thơ, bài thơ”.
IV. Rỳt kinh ngiệm:
	.
Ngày soạn: 03/ 2012 Tuần 27
Ngày dạy: 03/2012	 Tiết: 124
Tập làm văn: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
 Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng:
 - Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị: 
 - Gv: Soạn bài+bảng phụ.
 - Đọc và trả lời các câu hỏi sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là NL về một tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)? Nêu tóm tắt các bước làm bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
3. Bài mới :
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 - Học sinh đọc văn bản Sgk trang 77.
 ? Văn bản đã nghị luận về vấn đề gì?
 ? Để chứng minh cho vấn đề trên, tác giả đã nêu ra mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm ấy?
 - Gv: Ba luận điểm được triển khai thành ba đoạn văn.
 Thảo luận nhóm: Tìm hệ thống luận cứ, luận chứng mà tác giả sử dụng để CM cho các luận điểm trên?
 - Học sinh trình bày vào bảng phụ. Gv nhận xét, bổ xung.
 ? Em có nhận xét gì về các lý lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra?
 ? Theo em, tác giả bài viết này đã sử dụng phương pháp lập luận nào?(Phân tích, chúng minh)
 ? Xác định bố cục của bài viết?
 Bảng phụ:
 1. Từ đầu đến “trân trọng” (Đ1): Giới thiệu về hình ảnh mùa xuân và tình cảm của tác giả. 
 2. Đ2,3,4 : Lần lượt phân tích và chứng minh về hình ảnh mùa xuân và tình cảm, cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”.
 3. Đoạn 5( Còn lại): Nhận xét khái quát về giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
 ? Đối chiếu với bố cục 3 phần của bài nghị luận, em sẽ xác định như thế nào?
 Đ1: MB Đ234: TB Đ5: KB
 ? Nhận xét về bố cục của bài viết?
 ? Thái độ, tình cảm của người viết thể hiện ntn?
 - Gv: Tác giả Hà Vinh đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá về bài thơ bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động sâu sắc, chân thành trước những hình ảnh đặc sắc, giọng điệu tràn ngập sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.
 ? Vậy ở bài viết này, Hà Vinh đã đánh giá về cái hay, cái đẹp của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” dựa trên những phương diện, khía cạnh nào? (Nội dung và nghệ thuật)
 - Gv chốt: ở bài viết này, tác giả Hà Vinh đã trực tiếp trình bày những suy nghĩ, bày tỏ thái độ, đưa ra những lời đánh giá nhận xét của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ bằng những cảm nhận chân thành, rung động sâu sắc. Đó là bài nghị luận về một bài thơ.
 ? Vậy em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? Bố cục của bài nghị luận về  phải đảm bảo yêu cầu gì?
 - Gọi học sinh đọc ghi nhớ Sgk.
Hoạt động 2.
 ? Muốn đánh giá, nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ thì ta sẽ phải tìm hiểu những yếu tố nào?
 (Ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật, các lớp nghĩa.)
 ? Suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm cho bài “Khát vọng mùa xuân” của Hà Vinh?
 - Học sinh làm, gv nhận xét và sửa chữa, bổ xung.
 ? Triển khai một luận điểm thành 1 đoạn văn cụ thể?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
a. Ví dụ: “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”.
* Vấn đề NL: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm của tác giả trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
* Luận điểm:
- Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa.
- Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập, sống dâng hiến cho đời. 
* Cách lập luận:
- Lý lẽ: Chính xác, phù hợp với nội dung bài thơ.
- Dẫn chứng: Chi tiết, tiêu biểu, sát thực.
* Bố cục: 
 3 phần (MB – TB – KB)
=> Rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. 
b. Ghi nhớ:
II. Luyện tập: 
 Hãy bổ sung thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
+ Bức tranh mùa xuân.
+ Tính nhạc của bài thơ.
+ Âm điệu.
+ Tâm nguyện được cống hiến cho cuộc đời, đất nước.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Học bài cũ. 
 - Chuẩn bị bài “Cách làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ”.
IV. Rỳt kinh ngiệm:
	.
Ngày soạn: 03/ 2012 Tuần 27
Ngày dạy: 03/2012	 Tiết: 125
Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận 
 về một đoạn thơ, bài thơ
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng:
 - Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Tổ chức, triển khai các luận điểm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
 - Gv: Soạn bài+bảng phụ.
 - Hs: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 - Các đề bài SGK trang 79,80.
 ? Các đề bài trên được cấu tạo ntn?
 + Đề 1,2,3,5,6,8: Có chứa từ ngữ nêu yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể.
 + Đề 4,7: Không chứa các từ ngữ nêu yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể( Đề mở)
 ? Đề có các từ ngữ nêu yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể hay không chứa các từ ngữ nêu yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm?
 - Gv: Những từ ngữ từ ngữ nêu yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể sẽ định hướng sự khác nhau về sắc thái của kiểu bài chứ không phải là các kiểu bài khác nhau.
 ? Em hãy xác định đối tượng nghị luận của 8 đề bài trên?
 ? Nhận xét về cách định hướng của các đề bài trên?
 - Gv: Như vậy đề bài có thể định hướng cụ thể hoặc không định hướng cụ thể khi nêu ra 1 vấn đề, 1 khía cạnh nào đó của đoạn thơ, bài thơ. Nên các em cần đọc kỹ đề bài để tìm ra yêu cầu.
 ? Qua tìm hiểu các đề bài trên, em thấy đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường có mấy loại? Đó là những loại đề nào?
 - Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiến trình 5 bước(SGK trang 80,81)
 Bảng phụ: Dàn ý chung
 - Học sinh đọc văn bản SGK trang 81.
 - Xác đinh bố cục của văn bản?
 MB: Từ đầu đến “khởi đầu rực rỡ”
 TB: Tiếp đến “thành thực của Tế Hanh”.
 KB: Còn lại.
 ? Trong phần TB, người viết đã trình bày những nhận xét gì về t/y quê hương trong bài thơ “Quê hương”?
 - Gv: Trình bày thành 3 luận điểm.
 1. Nhà thơ đã viết về quê hương bằng tất cả t/y tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình
 2. Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một t/y tha thiết
 3. Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường
 ? Nhận xét về cách triển khai và chứng minh các luận điểm của bài viết?
 (Hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc. Phân tích và lấy các d/c cụ thể, chính xác)
 ? Từ đó, em học tập được gì khi trình bày, tổ chức các luận điểm trong bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ?
Hoạt động 3.
 - Gv gợi ý:
 - Nội dung cảm xúc của khổ thơ là gì?
 - Cảm xúc của tác giả được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của TN?
 - Hình ảnh, ngôn từ trong khổ thơ ntn?
I. Đề bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
1. Ví dụ:
- Có các từ ngữ nêu yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể: Suy nghĩ, phân tích, cảm nhận.
- Không chứa các từ ngữ nêu yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể( Đề mở)
* Đối tượng nghị luận:
+ Đề 1,2,6: Đoạn thơ
+ Đề 3,4,5,7,8: Bài thơ.
2. Ghi nhớ 1
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
1. Các bước làm bài văn NL về 1 đoạn thơ, bài thơ:
 * Ví dụ : Phân tích tình yêu quê hương trong bài “Quê hương” (Tế Hanh)
 * Ghi nhớ 2: Dàn ý chung
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm:
 * Ví dụ “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”.
* Ghi nhớ 2
III. Luyện tập: 
- Lập dàn ý cho đề bài sau:
- Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Học bài cũ và đọc thêm văn bản Sgk trang 84.
 - Chuẩn bị bài “Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí”.
IV. Rỳt kinh ngiệm:
	.
Ngày soạn: 03/ 2012 Tuần 27
Ngày dạy: 03/2012 	 Tiết: *
Tập làm văn : Cách làm bài nghị luận về một vấn đề 
tư tưởng, đạo lý
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 - Giúp học sinh ôn và củng cố kiến thức về bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
2. Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: 5 bước làm bài, kỹ năng lập dàn ý.
3. Thái độ: 
 Giáo dục ý thức độc lập, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị:
 - Gv : Giáo án+bảng phụ.
 - Hs : Soạn bài theo hướng dẫn.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 - Gv treo bảng phụ. Gọi học sinh lên điền vào bảng yêu cầu nội dung từng phần trong bố cục bài văn NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Hình thức
(Bố cục)
 Yêu cầu về nội dung
 Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý.
 Thân bài
 Kết bài
Hoạt động 2.
 Bảng phụ: Đề bài số 5 (Sgk trang 52).
 Trắc nghiệm: ý nào không phù hợp với đề bài trên?
a. Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người.
b. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
c. Người có chí là người luôn gặp may trong cuộc sống.
d. Người học sinh cần rèn luyện chí trong học tập và trong cuộc sống.
 - Học sinh trao đổi, thảo luận lập dàn ý theo các nhóm. 
 Bảng phụ: Dàn ý
1. Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề đạo lý.
 - Trích dẫn câu TN.
2. Thân bài: 
 * Giải thích: Thế nào là chí? Nên nghĩa là gì?(Thành công)
 * Nhận định, đánh giá:
 + Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
 + Có chí thì làm việc gì cũng xong, cũng đạt kết quả như mong muốn, cũng thành công.
 + Học sinh cần rèn luyện chí ntn?
 * Mở rộng: Phê phán những biểu hiện thiếu ý chí: Nhụt chí, thiếu kiên trì (Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo; Có công mài sắt có ngày nên kim; Thất bại là mẹ thành công)
3. Kết bài: Khảng định vấn đề đạo lý. Liên hệ bản thân.
- Các tổ viết các đoạn văn phần MB, TB, KB. Đại diện các nhóm trình bày, học sinh nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và sửa .
I. Lý thuyết:
1. Khái niệm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
2. Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí:
II. Luyện tập:
- Hs làm theo hướng dẫn.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Ôn kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.
 - Chuẩn bị bài “Mây và sóng”.
IV. Rỳt kinh ngiệm:
	.
Ngày soạn: 03/ 2012 Tuần 27
Ngày dạy: 03/20112 Tiết: 126
Văn bản: MÂY VÀ SểNG
 - Ta-Go - 
I. Mục tiờu cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Tỡnh mẫu tử thiờng liờng qua lời thủ thỉ chõn tỡnh của em bộ với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trờn “mõy và súng”.
 -Những sỏng tạo độc đỏo về hỡnh ảnh thơ qua trớ tưởng tượng bay bổng của tỏc giả.
2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuụi.
 - Phõn tớch để thấy được ý nghĩa sõu sắc của bài thơ.
3. Thỏi độ: 
 - Tỡnh yờu quờ hương cú thỏi độ nõng niu, giữ gỡn truyền thống bản sắc dõn tộc.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: bảng phụ, chõn dung tỏc giả.
 - HS: soạn bài
III. Tiến trỡnh lờn lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lũng bài thơ “Núi với con” và nờu nội dung của bài?
3. Bài mới: 
 Gv yờu cầu hs kể tờn những bài thơ đó học cú nội dung viết về tỡnh cảm mẹ con (Cổng trường mở ra, mẹ tụi, trong lũng mẹ) => Tỡnh cảm mẹ con là thứ tỡnh cảm thiờng liờng nhất của con người. Đú là suối nguồn của thi ca. Nhiều bài thơ hay viết về tỡnh cảm đú đó nuụi dưỡng tõm hồn con người. Nhà thơ Ta-go (Ấn Độ) đó viết về tỡnh mẫu tử với một tỡnh cảm tụn thờ, chứa chan yờu thương và tin tưởng, đồng thời cũng gửi gắm vào đú những ý nghĩa triết lớ sõu sắc.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 - Yờu cầu hs đọc thầm chỳ thớch * sgk
 ? Dựa vào chỳ thớch dấu *sgk giới thiệu đụi nột về cuộc đời và sự nghiệp của tỏc giả Ta-go?
 - Gv bổ sung- cho hs quan sỏt ảnh tỏc giả
 ? Nờu xuất xứ của bài thơ?
 - Gv cho hs đọc bài thơ.
 ? Em hóy xỏc định giọng cho bài thơ?
 (Giọngđọc phõn biệt lời kể và lời thoại, thể hiện giọng thiết tha sõu lắng song vẫn hồn nhiờn, trẻ thơ).
 - Yờu cầu hs giải nghĩa một số từ khú.
 ? Xỏc định thể thơ?
 ? Tỡm hiểu về bố cục của bài thơ và nhận xột về bố cục đú? 
 (Mỗi đoạn đều triển khai theo hướng giống nhau)
 ? Hỡnh ảnh người mẹ trong bài thơ cú được miờu tả trực tiếp khụng? Vỡ sao?
 (Khụng, chỉ xuất hiện giỏn tiếp qua lời con)
 ? Nhõn vật trữ tỡnh ở đõy là ai? (Em bộ)
Hoạt động 2.
 - Gọi hs đọc phần 1.
 ? Trũ chơi trờn mõy được mời gọi ntn?
 ? Đú là trũ chơi ntn?
 ? Đứng trước lời mời gọi, sự lựa chọn của em bộ ntn?
 ? Em hiểu gỡ về bộ qua lời từ chối này?
 ? Bộ đó sỏng tạo ra một trũ chơi ntn? í nghĩa của trũ chơi đú?
 Gv bỡnh: Trũ chơi của bộ đó trộn lẫn cỏi ảo vào cỏi hiện hữu, biến cỏi khụng thể thành cỏi cú thể: mõy, trăng, trời của thế giới thiờn nhiờn đó chuyển húa thành con, mẹ và mỏi ấm gia đỡnh của cuộc đời trần thế. Tỡnh cảm gia đỡnh cũng giống như sự tồn tại của mõy, trăng, bầu trời nú là vĩnh cửu. Được ụm mẹ trong nhà của mỡnh là điều hạnh phỳc nhất, thiờng liờng nhất. Tỡnh cảm ấy đó thắng lời mời gọi khỏc. Đú là tớnh nhõn văn.
 ? Nột nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ?
 - Gọi hs đọc phần 2.
 ? Súng đó mời em bộ trũ chơi ntn?
 ? Trước lời mời gọi của súng thỏi độ của em bộ ntn?
? Vỡ sao em bộ lại từ chối lời mời gọi đú?
? Bộ đó sỏng tạo trũ chơi thứ 2 ntn? í nghĩa của trũ chơi đú?
 Gv liờn hệ: sự vẫy gọi từ chốn cao x a đầy sức hỳt bởi nú động đến niềm mơ ước lớn lao cảu con người: tự do và nguồn vui song lực hỳt của mẹ yờu thương đó chiến thắng lực kộo của mõy, lực đẩy của súng. về với mẹ, bộ tỡm được trũ chơi thỳ vị hơn nhiều trũ chơi cảu mõy và súng: trũ chơi tỡnh mẫu tử. Sợi dõy liờn kết yờu thương mẹ con đó mở ra thiờn đường giữa cuộc đời trần thế, mở ra cỏi vụ hạn tong cỏi hữu hạn.
 ? Phần sỏng tạo của đoạn thơ này là gỡ?
Hoạt động 3.
 ? Cảm nhận của em về tõm hồn, sức sỏng tạo của nhà thơ Ta-go trong bài thơ?
I. Tỡm hiểu chung:
1. Tỏc giả:
- Ta-go (1861 - 1941)
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, ụng là nhà thơ Chõu Á đầu tiờn nhận giải Nobel về văn học.
2. Tỏc phẩm:
- Viết bằng tiếng Bengan in trong tập “Trẻ thơ” (1909).
3. Đọc, tỡm hiểu chỳ thớch:
4. Thể thơ: Tự do
5. Bố cục: 2 phần 
- Phần 1: cuộc trũ chuyện của em bộ với mõy.
- Phần 2: Cuộc trũ chuyện của em bộ với súng.
II. Phõn tớch:
1. Tõm sự với mẹ về mõy:
- Trũ chơi: từ lỳc thức dậy -> chiều tà.
- Chơi với bỡnh minh vàng, vầng trăng bạc.
=> Hấp dẫn, vui vẻ.
- Em bộ: Khụng muốn đi chơi mà ở nhà với mẹ.
=> Bộ yờu mõy, ham chơi, yờu thiờn nhiờn nhưng yờu mẹ hơn.
- Trũ chơi mà bộ sỏng tạo: 
+ Con là mõy, mẹ là trăng.
+ Mỏi nhà là bầu trời.
+ Con được ụm mẹ.
- Nghệ thuật: Sử dụng đối thoại, độc thoại, hỡnh ảnh được xõy dựng bằng trớ tưởng tượng bay bổng, tuyệt vời.
2. Cuộc trũ chuyện của em bộ với súng và trũ chơi thứ 2 của bộ:
- Trũ chơi:
+ Ca hỏt từ sỏng sớm -> hoàng hụn
+ Ngao du nơi này nơi nọ.
- Em bộ : Muốn đi chơi
 Mẹ luụn muốn mỡnh ở nhà.
=> Bộ yờu mẹ, gắn bú với mẹ.
- Trũ chơi của bộ:
+ Con là súng, mẹ là bến bờ kỡ lạ.
+ con lăn ... lũng mẹ.
Mơ ước được đi xa nhưng tỡnh mẫu tử cuốn hỳt hơn.
- Nghệ thuật: Lặp cấu trỳc thơ.
=> Tỡnh mẫu tử thiờng liờng, bất diệt.
III. Tổng kết:
- Ghi nhớ-sgk.
4. Củng cố - dặn dũ:
 - Đọc diễn cảm bài thơ – đọc bản dịch của Đào Xuõn Quý.
 - Nếu vẽ tranh về đề tài mẹ thỡ em sẽ vẽ ntn?
 - Học thuộc lũng bài thơ – Làm thơ về đề tài này.
 - Chuẩn bị tiết “ễn tập thơ”
IV. Rỳt kinh ngiệm:
	.
Kớ duyệt, ngày 3/2012
Tổ trưởng:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an NV 9 tuan 27.doc