Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 37 - Tiết 171 đến tiết 175

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 37 - Tiết 171 đến tiết 175

TUẦN 37

TIẾT 171

Tập Làm văn: HỢP ĐỒNG

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm được những kiến thức cơ bản về hợp đồng.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.

 2. Kĩ năng:

 - Viết một hợp đồng đơn giản.

 3. Thái độ:

 - Biết viết một hợp đồng đơn giản.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra bài tập tiết 148 làm ở nhà

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài

 - Trong làm ăn, đặc biệt hoạt động kinh doanh buôn bán để ràng buộc lẫn nhau và bảo đảm công việc thu được kết quả tốt, tránh thiệt hại hai bên cần có loại giấy tờ gì? (Hợp đồng).

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 37 - Tiết 171 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 37
TIẾT 171
Tập Làm văn: HỢP ĐỒNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được những kiến thức cơ bản về hợp đồng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
 2. Kĩ năng: 
 - Viết một hợp đồng đơn giản.
 3. Thái độ: 
 - Biết viết một hợp đồng đơn giản.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra bài tập tiết 148 làm ở nhà
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
 - Trong làm ăn, đặc biệt hoạt động kinh doanh buôn bán để ràng buộc lẫn nhau và bảo đảm công việc thu được kết quả tốt, tránh thiệt hại hai bêncần có loại giấy tờ gì? (Hợp đồng).
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : Đặc điểm của hợp đồng,Cách làm hợp đồng:
- Gv: Đọc văn bản trong SGK.
+ Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
? Tại sao cần phải có hợp đồng?
? Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
? Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
? Hãy kể tên những hợp đồng mà em biết?
- Hs: + Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm
+ Các nhóm nhận xét bài của nhóm vừa trình bày
- GV : kết luận
? Thế nào là hợp đồng?
 Đọc mục 1 Ghi nhớ
Cách làm hợp đồng:
- Dựa vào ngữ liệu vừa phân tích, trả lời các câu hỏi sau:
? Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?
? Tên của hợp đồng được viết như thế nào?
? Phần nội dung gồm những mục nào? cách ghi những nội dung này như thế nào?
? Phần kết thúc có những mục nào?
? Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Chốt, ghi bảng
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện tập
- Đọc bài tập 1
? Cần viết hợp đồng trong những tình huống nào?
- HS: Thảo luận nhóm trình bày
- GV: Chốt ghi bảng
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đặc điểm của hợp đồng:
1.1. Xét văn bản:Hợp đồng mua bán sách giáo khoa
1.2. Nhận xét:
a. Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.
b. Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng thoả thuận với nhau.
c. Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác,chặt chẽ và phải có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.
d. Các hợp đồng thường gặp: hợp đồng lao động, hợp đồng thuê xe, thuê nhà. Xây dựng...
* Kết luận: (Mục 1 Ghi nhớ/ sgk/138)
2. Cách làm hợp đồng:
a. Các mục trong hợp đồng:
- Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng.
- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc: Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có)
b. Lời văn của hợp đồng phải chính xác,chặt chẽ.
* Ghi nhớ SGK/ 138
II. LUYỆN TẬP:
1. Làm bài tập 1 SGK
Cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau:
b,c,e
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
? Thế nào là hợp đồng?; 
? Nêu cách viết một hợp đồng?
- Về nhà: Học bài, làm bài tập 2
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp đồng
E. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 37
TIẾT 172
Tập Làm văn:
LUYỆN TẬP HỢP ĐỒNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Củng cố lại lí thuyết về đặc điểm của hợp đồng và cách viết hợp đồng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng.
 2. Kĩ năng: 
 - Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.
 3. Thái độ: 
 - Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức tuân thủ hợp đồng.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra bài tập tiết 148 làm ở nhà
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
 - Sự cần thiết phải viết được một bản hợp đồng trong cuộc sống.
 - Những bản hợp đồng đơn giản và quen thuộc cần biết ® đó là những yêu cầu cần luyện ở tiết học
 - G/V: Giới thiệu sự cần thiết phải viết thành thạo một bản hợp đồng trong cuộc sống. 
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn tập lý thuyết:
? Mục đích, tác dụng của hợp đồng?
? Văn bản nào có tính pháp lí?
* G/v: Cho học sinh quan sát làm quen với 1 bản hợp đồng.
? Những mục cần có của một bản hợp đồng? Phần nội dung chính được trình bày ntn?
? Những yêu cầu về hành văn, số liện cuả hợp đồng?
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS Luyện 
? H/S đọc BT1?
? Chọn cách diễn đạt nào? tại sao?
? Chú ý những gì khi lập một bản hợp đồng ở BT3?
? Chú ý gì về lời văn?
VD: Những bản hợp đồng nào cần thiết phục vụ cho gia đình em?
- Viết hợp đồng trong những tình huống nào?
- HS: Thảo luận nhóm trình bày
- GV: Chốt ghi bảng
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
I. TÌM HIỂU CHUNG:
* Ôn tập lý thuyết:
1. Mục đích và tác dụng của hợp đồng.
2. Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính pháp lý
- Tường trình - Biên bản - Báo cáo - Hợp đồng x
3. Những mục cần có của một bản hợp đồng:
- Các điều khoản
4. Những yêu cầu về hành văn số liệu của hợp đồng:
-Chặt chẽ, chính xác, đơn nghĩa
II. LUYỆN TẬP:
1. Chọn cách diễn đạt nào trong 2 cách sau? Tại sao
a,Cách 1
b, c, d: Cách 2
2. Lập hợp đồng cho thuê xe đạp:
Chú ý cách bố trí sắp xếp các nội dung theo đúng thể thức của một bản hợp đồng.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
- Sự cần thiết của viết hợp đồng trong cuộc sống xã hội?
- Các nội dung, trình tự cảu một bản hợp đồng
- Lời văn và những số liệu trong bản hợp đồng.
- Kiểm tra: Phần bài tập luyện viết.
* Về nhà: Luyện tập viết những bản hợp đồng đơn giản và gần gũi, quen thuộc.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 37
TIẾT 173+174
Tập Làm văn:
 THƯ ( ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được đặc điểm, tác dụng và cách viết thư ( điện) chúc mừng thăm hỏi.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Mục đích tình huống và cách viết thư ( điện) chúc mừng thăm hỏi.
 2. Kĩ năng: 
 - Viết thư ( điện) chúc mừng thăm hỏi. 
 3. Thái độ: 
 - Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Việc chuẩn bị cho bài TK VH đã yêu cầu ở những tiết trước.
 ? Nhìn chung về nền VHVN.- Các bộ phận hợp thành nền VHVN?
 ? Những nét đặc sắc nổi bật của VHVN? cho ví dụ?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
 - Sự cần thiết dùng thư điện trong đời sống xã hội; cần hiểu phải dùng thế nào ? để đạt được yêu cầu và thực hành việc dùng thư điện đó là mục đích của tiết học này.
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 :Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: 
Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:
- H/S: Đọc mục (1) trang 202 
? Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng? Trường hợp nào cần gửi thăm hỏi?
- Hs: a, b: Chúc mừng.
 c, d: Thăm hỏi.
? Hãy kể thêm những trường hợp khác?
? Mục đích, tác dụng của thư điện chúc mừng và thăm hỏi khác nhau ntn? 
? Gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong hoàn cảnh nào? để làm gì?
? Khi có điều kiện đến tận nơi có dùng việc gửi như vậy không? Tại sao?
- H/S: Đọc mục (1) trang 202.
? Nội dung thư (điện) chúc mừng thăm hỏi giống, khác nhau ntn?
? NX về độ dài của những văn bản trên?
? Tình cảm được thể hiện ntn?
? Lời văn ntn? Có gì giống nhau khi gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
- H/S: Đọc mục (2) trang 203 và thực hiện yêu cầu diễn đạt trong các nội dung đó? 
? Nội dung chính của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
? Cách thức diễn đạt ntn?
(H/S thảo luận)
HẾT TIẾT 173 CHUYỂN TIẾT 174
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
 * HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: (SGK/203)
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Làm việc độc lập.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: (SGK/203) 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Làm việc độc lập.
- GV: Chốt ghi bảng
3. Bài tập 3: (SGK/203) 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Làm việc độc lập.
- GV: Chốt ghi bảng
4. Bài tập 4: (SGK/203)
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Làm việc độc lập.
- GV: Chốt ghi bảng
5. Bài tập 5: (SGK/203) 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Làm việc độc lập.
- GV: Chốt ghi bảng
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: 
® Những trường hợp cần có sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gữi đến người nhận.
® Mục đích, tác dụng của gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi khác nhau.
2. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Nội dung thư (điện) cần nêu được lí do, lời chúc hoặc lời thăm hỏi.
- Cần được viết ngắn gọn súc tích tình cảm chân thành. 
* Ghi nhớ (Trang 124)
- Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
- Mục đích, tác dụng của việc dùng đó khác nhau ntn?
- Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
- Nêu những trường hợp cụ thể em đã dùng thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
HẾT TIẾT 173 CHUYỂN TIẾT 174
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- H/S kẻ mẫu bức điện trang 204 vào vở và điền nội dung vào các phần của bức điện.
Chia 3 nhóm để hoàn thành BT
(Với nội dung 3 bức điện ở mục II1 trang 202)
2. Bài tập 2:
- a,b (Điện chúc mừng)
- d,e (Thư, điện chúc mừng) c (điện thăm hỏi)
3. Bài tập 3:
- Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện (ở BT1); với tình huống tự đề xuất.
4. Bài tập 4:
- Em hãy viết một bức thư (điện) thăm hỏi khi biết tin gia đình bạn em có việc buồn.
5. Bài tập 5:
- Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
- Cách viết một bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
- Kiểm tra 5 BT ở tiết 2
- Ý nghĩa của việc học 2 tiết học này với em ntn?
 - Tập viết thư điện ở các tình huống khác ngoài nội dung đã luyện tập.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 37
TIẾT 175
 Ngữ Văn : 
 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn lập luận giải thích; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức Ngữ Văn đã học ở HKII.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn lập luận giải thích; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức Ngữ Văn đã học ở HKII.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt
 3. Thái độ: 
 - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
 - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
 - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề Kiểm tra HKII.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp trong tiết học.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đó cùng nhau làm bài kiểm tra tổng hợp HKII. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài văn 
Đọc lại đề bài
Nêu đáp án
* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Hệ thống Nhận xét ý thức học tập trong giờ
I. ĐỀ BÀI: 
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM :
1. Nội dung: 
2. Đáp án chấm:
*PhầnTrắc nghiệm :
*Phần tự luận :
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm:
- Xác định đúng yêu cầu của đề bài
- Phần trắc nghiệm làm rất tốt
- Phần tự luận: Nêu được những ý cơ bản
- Một số bài viết tốt đạt kết quả cao:
- Một số bài trình bày sạch sẽ, khoa học:
b. Tồn tại: 
- Phần tự luận hiểu song viết chưa sâu
- Hầu hết mới nêu suy nghĩ chưa có dẫn chứng từ tác phẩm -> Chưa thuyết phục
- Còn mắc nhiều lỗi dựng từ, diễn đạt, câu chính tả:
- Một số bài kết quả thấp
c. Đọc bài là khá và bài làm mắc lỗi nhiều, sửa sai.
d. Trả bài học sinh rút kinh nghiệm
 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.

Tài liệu đính kèm:

  • dochaihangu van 9 T37.doc