Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 năm 2012

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 năm 2012

Tiết 21. Tiếng việt:

 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

1. Mục tiêu. Giúp học sinh nắm được

 a) Về kiến thức:

 - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

 - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.

 b) Về kĩ năng:

 - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN - BÀI 4, 5
Kết quả cần đạt
- Hiểu được một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiến việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
- Qua “chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh và giá trị nghệ thuật của một bài tuỳ bút cổ
- Quan đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”, cảm nhận được ve đẹp hào hùng củ người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân, hiểu được giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
- Hiều được việc tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng việt
Ngày soạn: 12.9.2012 Ngày dạy: 17.9.2012 Dạy lớp: 9B
Tiết 21. Tiếng việt:
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
1. Mục tiêu. Giúp học sinh nắm được
 a) Về kiến thức:
	- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
	- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
 b) Về kĩ năng: 
	- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
	- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
 c) Về thái độ: 
	Giáo dục các em ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
2. Chuẩn bị của GV và học sinh. 
 a) Giáo viên:
 - Nghiên cứu tài liều: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, soạn giáo án.
 b) Học sinh:
 - Học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
 * Ổn định tổ chức: (1’) 
- Kiểm tra sĩ số lớp 9B:./17 Vắng:.
 - Lớp phó học tập báo cáo tình thình chuẩn bị bài của học sinh
 a) Kiểm tra bài cũ: (5’)
 * Câu hỏi kiểm tra miệng:
 ? Trình bày cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Lấy ví dụ cho mỗi cách dẫn?
 * Đáp án - Biểu điểm:
 (2đ’)	- Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật.
 (2đ’) - Dẫn trực tiếp: tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
 (2đ’) - Dẫn gián tiếp: tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dâu ngoặc kép.
 (4đ’) – HS lấy được ví dụ theo đúng yêu cầu (mỗi ví dụ đúng được 2 điểm)
 * Giới thiệu bài: (1’) Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của tiếng việt, cũng như ngôn ngữ nói chung, được thể hiện trên cả ba mặt: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bài học hôm nay chỉ đề cập đến sự phát triển của tiếng việt về mặt từ vựng.
 b) Dạy nội dung bài mới:
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng. (16’)
 	1. Ví dụ:
 	* Ví dụ 1.
HS: Đọc lại bài thơ “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: của Phan Bội Châu? 
?Kh. Trong bài thơ có câu: “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. Cho biết từ “kinh tế” trong bài thơ này có nghĩa là gì? 
 HS: Từ “kinh tế” trong bài thơ là hình thức nói tắt của “kinh bang tế thế”, có nghĩa là trị nước cứu đời (có cách nói khác là “kinh thế tế dân”, nghĩa là trị đời cứu dân). Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời
?Kh. Ngày nay chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng hay không? 
HS: Ngày nay ta không còn dùng từ “kinh tế” theo nghĩa như vậy nữa mà theo nghĩa toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.
?Tb: Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ? 
HS: - Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
GV: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội.
 	* Ví dụ 2.
HS: Đọc ví dụ, chú ý những từ in đậm:
- Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân(1).
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
- Ngày xuân(2) con én đưa thoi, 
 Xót tình máu mủ thay lời nước non.
- Được lời như cởi tấm long,
 Giở kim thoa với khăn hồng trao tay(1).
- Cũng nhà hành viện xưa nay,
 Cũng phương bán thịt, cũng tay(2) buôn người 
?Kh. Em cho biết nghĩa của từ “xuân” trong ví dụ a? 
HS: - Xuân 1: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm. – nghĩa gốc)
 - Xuân 2: thuộc về tuổi trẻ.
?Kh.Tương tự giải nghĩa từ “tay” trong ví dụ b? 
HS - Tay 1: bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm. (nghĩa gốc)
 - Tay 2: người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó.
GV: Từ “xuân, tay” mỗi từ có hai nghĩa trở lên. Nghĩa là có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
?Kh. Nhắc lại thế nào là nghĩa gốc, thế nào là nghĩa chuyển? 
HS: - Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu ngay từ khi mới xuất hiện, và là nghĩa cơ sở làm nảy sinh ra các nghĩa khác) Trong từ điển bao giờ nghĩa gốc cũng được xếp ở vị trí đầu.
 - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc, được phát sinh từ nghĩa gốc vì vậy trong điển nghĩa chuyển bao giờ cũng xếp sau nghĩa gốc)
?Tb. Trở lại ví dụ, trong hai từ: xuân, tay vừa được giải thích. Cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? 
 HS: - Xuân 1, tay 1: nghĩa gốc
 - Xuân 2, tay 2: nghĩa chuyển
GV: Hầu hết các từ ngữ khi mới hình thành chỉ có một nghĩa) Qua quá trình phát triển, từ ngữ có thêm nghĩa mới. Khi nghĩa mới hình thành mà nghĩa cũ không bị mất đi thì kết cấu nghĩa của từ ngữ trở nên phong phú hơn, phức tạp hơn và xuất hiện cái gọi là từ ngữ nhiều nghĩa) Nhờ đó, từ ngữ có khả năng biểu đạt nhiều khái niệm hơn, nghĩa là từ vựng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người bản ngữ.
?Kh. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? 
 a) Xuân: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
 b) Tay: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (trong trường hợp này là lấy tên bộ phận để chỉ chỉnh thể).
GV: Ở lớp dưới các em đã học ẩn dụ, hoán dụ như là những biện pháp tu từ “nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt”. trong bài này là ẩn dụ ngôn ngữ (hay ẩn dụ từ vựng) và hoán dụ ngôn ngữ (hay hoán dụ từ vựng học). Điều quan trọng cần phân biệt là. Tuy đều là hiện tượng gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng (ẩn dụ) hoặc có quan hệ tương cận (hoán dụ) nhưng ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ (các biện pháp tu từ) chỉ làm xuất hiện nghĩa lầm thời của từ ngữ, còn ẩn dụ từ vựng và hoán dụ từ vựng (các phương thức phát triển nghĩa của từ) làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, nghĩa chuyển này được đông đảo người bản ngữ thừa nhận, vì thế có thể được giải thích trong từ điển.
?Tb. Qua ví dụ vừa phân tích, em có nhận xét gì về sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ? 
	 2. Bài học:
 	 - Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
 	- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
HS: Đọc lại * Ghi nhớ: (sgk – Tr.26)
II. Luyện tập. (18’)
 	 1. Bài tập 1: (sgk – Tr.56)
GV: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 và cho các em thảo luận theo nhóm, sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời.
?Kh. Xác định các nghĩa của từ “chân”? 
HS: Đứng tại chỗ xác định (có nhận xét, chữa bổ sung): 
a) Từ “chân” được dùng với nghĩa gốc)
b) Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
c) Từ “chân” được dùng với nghĩa (gốc) chuyển theo phương thức ẩn dụ.
d) Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
 	2. bài tập 4: (sgk – Tr.57)
HS: Đọc yêu cầu bài tập 4
?Giỏi. Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ: “hội chứng, ngân hàng, sốt, vua” là những từ nhiều nghĩa? 
	a) Hội chứng: 
 - Có nghĩa gốc là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. 
Ví dụ: “Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp”
Nghĩa chuyển là: tập hợp nhiều hiện tượng sự kiện để biểu hiện một tình trạng, một vân đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi.
Ví dụ: “Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.
	b) Ngân hàng:
 - Có nghĩa gốc là: tở chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.
Ví dụ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
 - Nghĩa chuyển là kho lưu trữ những thành phần, bộ phận cơ thể để sử dụng khi cần như trong ngân hàng máu, ngân hàng gen, hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng như trong: ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi.Trong những kết hợp này, nét nghĩa “tiền bạc” trong nghĩa gốc bị mất đi, chỉ còn nét nghĩa: “tập hợp, lưu giữ, bảo quản”.
 	 c) Củng cố, luyện tập: (2’). GV nhắc lại quá trình phát triển của từ vựng qua phương thức chuyển nghĩa.
 	d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’).
 - Các em về nhà học bài, làm tiếp bài tập còn lại.
 - Hướng dẫn làm bài tập 5 và bài tập 2, 3 (T 57).
 - Hướng dẫn chuẩn bị bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
Về phương pháp:..
==========================================
Ngày soạn: 13.9.2012 Ngày dạy: 19.9.2012 Dạy lớp: 9B
Tiết 22. văn bản:
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 (Trích: “Vũ trung tuỳ bút” ) - Phạm Đình Hổ-
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
 a) Về kiến thức: - Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thởi Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
 b) Về kĩ năng: - Bước đầu biết được đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy hiện thực này.
 c) Về thái độ: - Bồi dượng tình cảm yêu thương xót xa cho số phận người nông dân và căm ghét bọn vua chúa thời bấy giờ.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, học tốt văn 9; soạn giáo án.
 b) Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức (1’) Sĩ số lớp 9b: ./15 Vắng:.
 - Lớp phó học tập báo cáo sự chuẩn bị bài của lớp
 a) Kiểm tra bài cũ. (5’)
 Câu hỏi kiểm tra miệng:
 - Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương “chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ đã thể hiện điều gì ?
 Đáp án - Biểu điểm
 (8đ) - Qua câu chuỵên về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
 (2đ) – Kiểm tra vở soạn.
 * Giới thiệu bài:  ... khi đã chạy sang tàu, phải cạo đầu, tết tóc, ăm mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây? 
 - Nhận xét về lối văn trần thuật: kể chuyện xem kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể gây được ấn tượng mạnh.
Ngòi bút tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy ( một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? hãy giải thích vì sao có sự khác biết đó? 
 - Hai đoạn văn miêu tả được hai cuộc tháo chạy một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống. Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau. Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh hối hả”ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông sô đẩy nhau”ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước)
 - Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc tiếp đãi thịnh tình “giết gà làm cơm” của kẻ bề tôiâm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng thờ phụng, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.
 * Vua tôi Lê Chiêu Thống hèn mạt, phản nước hại dân thì phải chịu số phận thảm hại, nhục nhã, ê chề.
Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? 
III. Tổng kết – Ghi nhớ (4’).
 - Nghệ thuật: Khắc hoạ nhân vật kết hợp tự sự với miêu tả, đối thoại vừa có tính chất văn học vừa có tính chất lịch sử, xây dựng hình ảnh đối lập.
 - Nội dung: Tác phẩm đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi chiều Lê Chiêu Thống.
Đọc ghi nhớ * Ghi nhớ: (sgk – 72)
IV. Luyện tập:
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ở nhà. 
 c) Củng cố (2’).
 - GV nhắc lại 3 nội dung chính đã phân tích.
 d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’).
 - Các em về nhà phân tích lại văn bản, làm tiếp bài tập.
 - Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoặn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm kỉ dậu (1789)?.
 - Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.(đọc kĩ bài, trả lời các câu hỏi trong SGK)
 ===========================================
Ngày soạn: 22/09/2011 Ngày dạy: 17/9/2011 Dạy lớp: 9B
Tiết 25. Tiếng việt:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
1. Mục tiêu:
 a) Về kiến thức: - Giúp học sinh nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ:
 + Tạo thêm từ ngữ mới.
 + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 b) Về kĩ năng: - Học sinh vận dụng làm bài tập và có khả năng sử dụng trong khi giao tiếp.
 c) Về thái độ : - Giáo dục lòng yêu mến tiếng việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Giáo viên:
 - Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9.
 - Soạn giáo án.
 b) Học sinh: - Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của gv.
3. Tiến trình bài dạy
 * Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số lớp 9B: ../15 Vắng:.
 - Lớp phó học tập báo cáo sự chuẩn bị bài của lớp.
 a) Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu hỏi kiểm tra miệng:
 - Trình bày sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ ? Lấy ví du?
 Đáp án – Biểu điểm
 (5đ) - Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
 (4đ) - Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
 (1đ) - Lấy được ví dụ theo yêu cầu
 * Giới thiệu bài: (1’) Trong tiết học trước các em đã hiểu được sự cần thiết của việc phát triển từ vựng và những phương thức chủ yếu phát triển từ vựng. Đó là cách phát triển về chất. Bài học hôm nay sẽ đề cập đến sự phát triển từ ngữ về lượng.
 b) Dạy nội dung bài mới:
I. Tạo từ ngữ mới. (10’)
 1. Ví dụ:
 a) Tạo từ ngữ mới
GV: Trong tiết trước bài học đã đề cập đến vấn đề cùng với sự phát triển của xã hội từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong xã hội và trong lĩnh vực khác.
?Tb. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ?
 HS: Điên thoại di động, kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế, sở hữu trí tuệ.
?Kh. Tại sao cần phải tạo ra những từ ngữ mới đó? 
HS: Đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong xã hội trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học trong thời đại ngày nay.
GV: Như đã nói, trong thời đại khi mà nền kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kĩ thuật đang ngày càng phát triển. Nếu chúng ta không phát triển những từ ngữ mới sẽ không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của con người trên các lĩnh vực.
?Giỏi. Em hãy giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó? 
HS: Điện thoại di động: điện thoại nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
 - Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc (sử dụng) sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
 - Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thi hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi.
 - Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.
b) Từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình X+tặc
GV: Như vậy để đáp ứng yêu cầu giao tiếp trong các lĩnh vực, trong thời đại ngày nay người ta đã tạo ra được rất nhiều những từ ngữ mới.
 - Trong tiếng việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình X + tặc)
?Tb. Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó? 
 - Lâm tặc, tin tặc
?Kh. Giải nghĩa hai từ em vừa nêu ra? 
 - Lâm tặc: kẻ cướp phá tài nguyên rừng.
 - Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
?Kh. Việc tạo ra từ ngữ mới có ý nghĩa gì trong sự phát triển của từ vựng tiếng việt?
2. Bài học:
 - Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng việt.
HS: * Ghi nhớ: (sgk – Tr.73)
?Tb. Ngoài những từ ngữ mới vừa tìm được, em có thể tìm thêm một vài từ ngữ khác mới đựơc tạo ra trong thời gian gần đây? 
- Máy vi tính, ti vi, xe gắn máy, truyền hình cáp, cổ phần, cổ phiếu
GV: Chúng ta vừa tìm hiểu cách phát triển từ vựng bằng cách tạo từ ngữ mới. Ngoài cách đó ta, chúng ta còn có thể mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. (10’)
 1. Ví dụ:
* Ví dụ 1:
HS: Đọc ví dụ
?Tb. Hãy tìm những từ Hán việt trong từng đoạn trích?
 a) Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
 b) Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc (không kể tên riêng trong đoạn trích).
?Kh. Em có nhận xét gì về số lượng từ Hán việt được sử dụng trong hai đoạn trích? 
 - Trong hai đoạn trích trên, ta thấy có một số lượng khá lớn từ Hán Việt, chứng tỏ trong quá trình tạo lập văn bản và sử dụng ngôn ngữ trong khi nói, chúng ta sử dụng khá nhiều từ Hán Việt. Các em cần hiểu rằng đó là cách thức tất yếu để phát triển từ vựng đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên trong khi sử dụng ta không nên quá lạm dụng mà nên cân nhắc chọn lọc)
 * Ví dụ 2: 
GV: Các em chú ý vào phần 2
?Kh. Tiếng việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau? 
a) Bị mất khả năng miễn dịch, gây từ vong.
b) Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
HS: a) AIDS
 b) Ma – két – tinh
?Tb. Những từ này có nguồn gốc từ đâu? Có phải là từ thuần Việt hay không? 
HS: 
 - Hai từ trên không phải là từ thuần Việt mà là tiếng nước ngoài, mượn của ngôn ngữ châu Âu.
GV: Trong nhiều trường hợp, mượn từ của tiếng nước ngoài, đặc biệt là các thuật ngữ chuyên môn để biểu thị những khái niệm mới xuất hiện trong đời sống là cách thức tốt nhất. Ở các tài liệu chuyên môn dành cho người đọc có trình độ học vấn cao. Từ mượn được viết nguyên dạng như trong tiếng nước ngoài hoặc được phiên âm, chuyển từ sang quốc ngữ, giữa các tiếng không cần có gạch nối. Còn ở sách báo dành cho bạn đọc rộng rãi, người ta thường phiên âm từ mượn và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng cùng một bộ phận cấu tạo ra từ cho dễ đọc.
So sánh:
 - Viết nguyên dạng; marketing (tiếng anh).
 - Phiên âm trong tài liệu chuyên môn: ma keting.
 - Phiên âm trong tài liệu thông thường: ma-két-tinh.
?Tb. Qua việc phân tích các ví dụ, em rút ra được bài học gì? 
 2. Bài học:
 - Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
HS: Đọc * Ghi nhớ: (sgk – Tr.74).
III. Luyện tập. (14’)
 1. Bài tập 1: (sgk – Tr.74).
GV: (Chia lớp thành 3 nhóm để thực hiện bài tập 1)
?Tb. Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu X + tặc ở trên?
 - Nhóm 1: X + trường: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường
 - Nhóm 2: X + hoá: ôxi hoá, lão hoá, thương mại hoá
 - Nhóm 3: X + điện tử: thư điện tử, chính phủ điện tử
GV: Cho từng nhóm trình bày nhận xét
 2. Bài tập 2: (sgk – Tr.74).
?Kh. Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó? 
 - Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca-mê-ra giữa các địa điểm cách xa nhau.
GV: Ví dụ: - Khi chúng ta chuẩn bị khởi công thuỷ điện Tạ bú-Mường la đài truyền hình trung ương đã thực hiện cầu truyền hình trực tiếp giữa Mường La và Hà Nội để nhân dân cả nước được biết về công trình thuỷ điện và con người nơi đó.
 - Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo hiếm có trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc kĩ thuật nhất định.
 - Công viên nước: công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo.
 - Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao (khoảng từ 100km/h trở lên).
 - Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại ( nhãn hiệu của hàng hoá của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
 - Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ tạm bợ.
c) Củng cố, Luyện tập: (2’)
HS: Nhắc lại nội dung 2 ghi nhớ
d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà: (2’)
Các em về nhà học thuộc ghi nhớ, làm hết bài tập còn lại.
Hướng dẫn chuẩn bị bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
=====================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc