Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 - Trường THCS Hua La

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 - Trường THCS Hua La

 "TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU

1. Mục tiêu.

 a) Về kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.

- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

 b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

 - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

 c) Về thái độ: - Giáo dục học sinh lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc, về Nguyễn Du và di sản văn hoá quí giá mà đại thi hào để lại, đặc biệt là “Truyện Kiều ”.

 

doc 36 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 - Trường THCS Hua La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6: NGỮ VĂN - BÀI 5, 6
Kết quả cần đạt
 - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Trên cơ sở hiểu nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của “Truyện Kiều”.
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của nguyễn Du, sử dụng biện pháp nghệ thuật ước lệ mà vẫn gợi tả được vẻ đẹp và tính cách riêng của chị em Thuý Kiều. Hiểu được một phương diện cảm hứng nhân văn trong “Truyện kiều ”: sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người.
 - Thấy được tài miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: Cảnh ngày xuân trong sáng, tươi đẹp qua bút pháp tả và gợi tả, từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình, tả cảnh mà nói lên được tâm trạng.
 - Nắm được khái niệm và những đặc điểm của thuật ngữ, từ đó nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong những văn bản khoa học, công nghệ.
 - Nhận ra ưu điểm, nhược điểm trong bài tập làm văn số 1 và biết sửa các lỗi về diễn đạt và chính tả.
Ngày soạn: 15/9/2011
Ngày dạy:
9A: /9/2011
9B: /9/2011
Tiết 26 – Văn bản:
 "TRUYỆN KIỀU" CỦA NGUYỄN DU
1. Mục tiêu. 
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều. 
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
 b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
	- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
 c) Về thái độ: - Giáo dục học sinh lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc, về Nguyễn Du và di sản văn hoá quí giá mà đại thi hào để lại, đặc biệt là “Truyện Kiều ”. 
 2. Chuẩn bị của GV và HS. 
 a) GV: nghiên cứu tác phẩm, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
 b) HS: Học bài cũ, tìm đọc tác phẩm, SGK, soạn bài theo yêu cầu trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
 	* Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số: 9A:; 9B:..
	- Lớp phó báo cáo việc chuẩn bị bài của lớp. 
	a) Kiểm tra bài cũ (3 phút) – GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của 5 học sinh.
	 * Đặt vấn đề vào bài mới (1 phút): Trong nền văn học trung đại Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX nổi lên một tên tuổi mà nhiều học giả đã đánh giá là đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam, một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà nhân đạo chủ nghĩa kiệt xuất, một bậc thầy về sử dụng tiếng Việt đó là Nguyễn Du. Vì sao Nguyễn Du lại được đánh giá cao như vậy? Nhân tố nào đã góp phần đưa ông lên đỉnh cao vinh quang của văn đàn trung đại Việt Nam? Chúng ta cùng tìm hiểu lời giải đáp qua tiết học hôm nay.
 b) Dạy nội dung bài mới: (37 phút) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ND GHI BẢNG
HS- Đọc phần giới thiệu tác giả (T.77-78)
?- TB: Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du (Tên tự, biệt hiệu, quê quán, gia đình...)?
- HS nêu - giáo viên ghi bảng.
GV- Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học, cha ông là Nguyễn Nghiêm đỗ tiến sĩ, từng làm tể tướng của chúa Trịnh, có tiếng là giỏi văn chương. Mẹ là Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh). Các anh đều học giỏi đỗ đạt, làm quan to, trong đó có người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản làm quan thượng thư dưới triều Lê - Trịnh, giỏi thơ phú nên đã có truyền ngôn “Bao giờ Ngàn Hồng hết cây- Sông Rum (Lam) hết nước họ này hết quan”. Nhưng cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” với Nguyễn Du kéo dài không được bao lâu, nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du. 
?- KH: Thời đại Nguyễn Du sống có gì đáng chú ý?
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: Xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn “đã một phen thay đổi sơn hà”. Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực “Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
?- KH: Thời đại xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời, sự nghiệp, tâm hồn và tính cách của Nguyễn Du?
- Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau. Khi ra làm quan với triều Nguyễn. Ông đã từng đi sứ Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Đi nhiều tiếp xúc nhiều, từng trải trong cuộc sống, ... tất cả những điều đó có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ.
- Nguyễn Du là con người có trái tim giàu yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong “Truyện Kiều”: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, và Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa “Truyện Kiều” cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du đối với con người, với cuộc đời "Lời văn tả ra hình như máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột. Tố Như tứ dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có các bút lực ấy”.
?- TB: Nêu những nét nổi bật trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du?
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm chứa đựng một tư tưởng nhân đạo sâu sắc và một tài năng cao cả, một thiên tài kiệt xuất, với sự nghiệp văn học có giá trị lớn, ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ tiếng Việt, là ngôi sao sáng chói trong nền văn học trung đại Việt Nam.
 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
 (Tố Hữu)
?- TB: Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu?
- Truyện Kiều còn có tên là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu đau đớn đứt ruột mới). Đây là một truyện thơ viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát. Toàn truyện dài 3254 câu. Cốt truyện không phải của Nguyễn Du mà ông mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân- một nhà văn Trung Quốc sống ở đời nhà Thanh. Câu chuyện cuộc đời Thuý Kiều xảy ra vào thế kỉ XVI, đời nhà Minh.
 “Truyện Kiều”dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) không phải là một tác phẩm dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm. Nguyễn Du đã sáng tạo từ nghệ thuật tự sự- kể chuyện bằng thơ, đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên..Điều này các em sẽ được học rõ hơn ở các đoạn trích của truyện. Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu xa, Nguyễn Du đã có sự sáng tạo lớn, điều này có ý nghĩa quyết định đối với giá trị tác phẩm.
?- KH: Dựa vào phần tóm tắt trong SGK (T.78-79) hãy tóm tắt ngắn gọn phần thứ nhất của tác phẩm?
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước. (574 câu)
 + Gia thế và tài sắc của chị em Thuý Kiều.
 + Cảnh du xuân nhân tiết thanh minh, Thuý Kiều gặp gỡ Kim Trọng.
 + Thuý Kiều, Kim Trọng đính ước và thề nguyền.
 ?- KH: Tóm tắt phần thứ hai của truyện?
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc (2398 câu)
 + Kim trọng về quê chịu tang chú.
 + Gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều bán mình chuộc cha.
 + Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt bán vào lầu xanh.
 + Kiều gặp gỡ Thúc Sinh được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh, cưới làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư ghen tuông, đầy đoạ.
 + Kiều tu ở Quan Âm Các trong vườn nhà Hoạn Thư, Kiều bỏ trốn nương nhờ nơi cửa phật của sư Giác Duyên.
 + Kiều bị rơi vào lầu xanh lần thứ hai, được Từ Hải cứu, lấy làm vợ và báo ân báo oán.
 + Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến, đau đớn tủi nhục Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường.
 + Kiều được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai.
?- KH: Tóm tắt phần ba của truyện?
- Phần thứ ba: Đoàn tụ (282 câu, 14 câu cuối là lời tác giả)
 + Kim Trọng trở lại tìm Kiều, Kim Trọng kết duyên với Thuý Vân.
 + Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều.
 + Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ.
?- TB: “Truyện Kiều ” có giá trị gì về mặt nội dung?
- Về mặt nội dung “Truyện Kiều” có hai giá trị lớn: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. 
?- KH: Giá trị hiện thực được thể hiện như thế nào trong Truyện Kiều?
- Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
 Đọc tác phẩm, ta thấy giai cấp phong kiến trong Truyện Kiều hiện lên bất tài, tráo trở, hiểm độc của bọn quan lại, sự hoành hành của đồng tiền, đạo đức suy thoái, quan lại sai nha vu oan giá hoạ, quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến lừa lọc dâm ô, cả một bọn buôn thịt bán người như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Hạnh, chẳng thế mà Nguyễn Du đã phải thốt lên một cách đau đớn
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vi tiền
 Hoặc: Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong
 Đồng tiền và nhà chứa đã biến Kiều từ một cô gái tài sắc vẹn toàn, trong trắng ngây thơ trở thành món hàng người mua đi bán lại để kiếm lời của bọn bất nhân.
?- KH: Em hãy chứng minh Truyện Kiều có giá trị nhân đạo sâu sắc? 
- Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo với những nối dung cơ bản nhất: niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ những khát vọng chân chính.
 GV- Các đoạn trích “Truyện Kiều” trong SGK sẽ phần nào làm sáng tỏ giá trị nội dung. 
- Nguyễn Du thể hiện ước mơ vẻ đẹp của mình về tình yêu đôi lứa tự do, trong sáng, thuỷ chung. Có thế nói mối tình Kim Kiều là một bài ca tuyệt vời về tình yêu lứa đôi trong văn học dân gian thời bấy giờ. Họ vượt qua lễ giáo phong kiến hà khắc: nam nữ thụ thụ bất thân. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
- Khi viết truyện này, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng về công lý tự do dân chủ giữa một xã hội bất công tàn bạo. Điều này thể hiện qua nhân vật Từ Hải dám chống lại cả một xã hội ấy với một lòng tin tuyệt đối: 
Sao bằng riêng một góc trời
Sức này đã dễ làm gì được nhau
Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai
- Tinh thần nhân đạo còn thể hiện ở tình cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Kiều – nhân vật trung tâm của tác phẩm. Ông ca ngợi Kiều về tài, sắc, trí thông minh, về lòng hiếu thảo, về trái tim nhân hậu, về lòng vị tha cao cả. Suốt 15 năm lưu lạc của Kiều, Nguyễn Du lúc nào cũng dành cho Kiều những tình cảm ưu ái.
GV- Xuất phát từ mối đồng cảm nhân đạo với con người, ... iểu thị bằng một thuật ngữ.
* Ví dụ 2:
?- TB: Trong hai trường hợp đã nêu, trường hợp nào từ “muối” có sắc thái biểu cảm?
a. Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước.
- Từ “muối” ở đây là một thuật ngữ, không có tính biểu cảm, không gợi lên những ý nghĩ bóng bẩy, “muối” là muối chứ không phải là một cái gì khác.
b. Tay nâng chén muối đĩa gừng,
 Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
 (ca dao)
- Từ "muối” trong câu “gừng cay muối mặn” có sắc thái biểu cảm, nó là một ẩn dụ chỉ những kỉ niệm về một thời hàn vi, gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau.
 Từ “muối” ở trường hợp (a) không có sắc thái biểu cảm, thuật ngữ không có tính biểu cảm.
?- TB: Từ việc phân tích ví dụ, em rút ra kết luận gì về đặc điểm của thuật ngữ?
- HS trả lời – Gv chốt ý, ghi bảng =>
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
GV- Hướng dẫn học sinh thực hiện của bài tập 1 như sau:
- Lực: Là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lý)
- Xâm thực: Là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên bề mặt đất do các tác nhân: Gió, sóng biển, băng hà, nước chảy, ...( Địa lý)
- Hiện tượng hoá học: Là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới (Hoá học)
- Trường từ vựng: Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa (Ngữ văn)
- Di chỉ: Là nơi có dấu vết cư trú, và sinh sống của người xưa (Lịch sử)
- Thụ phấn: Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nguỵ (Sinh học)
- Lưu lượng: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sôngở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s (Địa lý) 
- Trọng lực: Là lực hút của trái đất (Vật lý)
- Khí áp: Là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất. (Địa lý)
- Đơn chất: là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên. (Hoá học)
- Thị tộc phụ hệ: Là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. (Lịch sử)
- Đường trung trực: Là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy. (Toán học)
HS- Đọc yêu cầu của bài tập 2.
?- BT2: Trong đoạn trích này “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lý hay không? Ở đây nó có ý nghĩa gì?
 “Điểm tựa” là một thành ngữ vật lý, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
 Nhưng trong đoạn trích này nó không được dùng như một thuật ngữ. Ở đây, “điểm tựa” chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy)
HS- Đọc bài tập 3.
?- BT3: Cho biết hai câu sau, trường hợp nào "hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào “hỗn hợp” được dùng như một từ thông thường?
 a. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,... là một hỗn hợp.
b. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
- Trường hợp (a) từ “hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ.
- Trong trường hợp (b) từ “hỗn hợp” được dùng như một từ ngữ thông thường.
?- TB: Đặt câu với từ “hỗn hợp” được dùng như một từ thông thường?
Ví dụ: 
- Để lợn mau lớn, người ta thường cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp.
- Băng cướp Bạch Hải Đường là một đội quân hỗn hợp.
HS- Đọc bài tập 4.
?- BT4: Căn cứ vào xác định của học sinh, hãy xác định thuật ngữ “cá” có gì khác với nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa “cá” theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá heo, cá voi)?
 a. Định nghĩa từ “cá” của học sinh: Cá là động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang...
b. Khi chúng ta nói: Cá voi, cá heo, cá sấu, nghĩa là chúng ta gọi tên bằng “trực giác” vì thấy môi trường sống của chúng là “ở dưới nước”, còn chúng thở bằng gì không quan trọng lắm. Bởi đó là công việc của những nhà sinh học.
?- BT5: Hiện tượng đồng âm trong bài tập 5 có vi phạm qui tắc một thuật ngữ, một khái niệm đã được nêu ở phần ghi nhớ không? Vì sao?
- Hai thuật ngữ “thị trường” không vi phạm nguyên tắc “một thuật ngữ- một khái niệm” vì chúng được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt là kinh tế học và quang học. Có thể coi đây là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của từ.
I. Thuật ngữ là gì?(10’)
 1. Ví dụ:
 * Ví dụ 1:
* Ví dụ 2:
2. Bài học:
 Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
* Ghi nhớ- SGK( T.88)
II. Đặc điểm của thuật ngữ. (10’)
 1. Ví dụ:
 * Ví dụ 1: 
* Ví dụ 2:
2. Bài học:
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
* Ghi nhớ: SGK (T.89)
II. Luyện tập. (15’)
 1. Bài tập 1( SGK.T.89)
 2. Bài tập 2 (SGK-T.90)
 3. Bài tập 3 (SGK-T.90)
 4. Bài tập 4 (SGK-T.90)
 5. Bài tập 5 (SGK-T.90)
c) Củng cố, luyện tập(2’)
 * Củng cố: GV khái quát lại bài.
 * Luyện tập: Nhắc lại thuật ngữ là gì? thuật ngữ được dùng trong các văn bản nào?
	- HS trả lời – GV nhận xét, đánh giá.
d) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2’)
- Học thuộc ghi nhớ – lấy ví dụ phân tích. Làm hoàn chỉnh bài tập 1,4,5-SGK.
- Ôn lại lý thuyết văn thuyết minh, lập dàn bài chi tiết cho đề bài số 1 để tiết sau trả bài.
Ngày soạn: 20/9/2011
Ngày dạy:
9A: /9/2011
9B: /9/2011
Tiết 30 – Tập làm văn: 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
1. Mục tiêu. 
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh
- Đánh giá bài làm có những ưu nhược điểm gì để từ đó rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt: bố cục, câu văn, dùng từ, diễn đạt, chính tả,... Ôn tập củng cố các kiến thức về văn thuyết minh. 
 b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn bản thuyết minh.
 c) Về thái độ: Giáo dục ý thức tự giác chữa lỗi trong bài làm của mình, học tập những ưu điểm của bạn.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: Chấm bài, soạn giáo án.
 b) HS: Ôn lý thuyết về văn thuyết minh, lập dàn bài chi tiết bài viết số 1.
3. Tiến trình bài dạy.
	* Ổn định tổ chức: 
	Kiểm tra sĩ số lớp 9A:..; 9B: 
Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Các em đã viết bài Tập làm văn số 1 về kiểu văn bản thuyết minh. Trong bài viết này, các em đã làm được những gì? Có những vấn đề nào cần phải rút kinh nghiệm? Qua tiết trả bài hôm nay cô cùng các em sẽ chỉ ra điều đó.
 b) Dạy nội dung bài mới. (37’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ND GHI BẢNG
HS- Đọc đề bài
?- TB: Em hiểu đề bài trên như thế nào?
?- TB: Nêu các ý chính của phần mở bài?
?- TB: Phần thân bài em sẽ giới thiệu những gì về cây lúa?
?- TB: Cây lúa có giá trị, lợi ích gì?
?- TB: Hãy nêu những sản phẩm được chế biến từ lúa, gạo?
?- TB: Ngoài Giá trị kinh tế, cây lúa còn có vai trò gì trong đời sống tinh thần?
?-TB: Phần kết bài, em viết những gì?
GV- Nhận xét ưu điểm, nhược điểm của học sinh
GV- Chép một số lỗi chính tả nhiều em mắc phải lên bảng – Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
?- TB: Các câu trên mắc phải lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng?
- GV đọc bài văn đạt điểm khá của HS (Bài của em: Hạnh, Hằng (9A), Chính, Quàng Tâm (9B))
- GV công bố kết quả chung.
- GV trả bài cho học sinh - giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có).
- Gọi điểm vào sổ.
Đề bài: Cây lúa trong đời sống người Việt Nam.
I. Tìm hiểu đề (3’)
- Kiểu bài: Thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả.
- Nội dung: Cây lúa trong đời sống người Việt Nam.
- Phương pháp: Thuyết minh kết hợp các thủ pháp nghệ thuật miêu tả...
II. Lập dàn ý (10’)
 1. Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về cây lúa. (có yếu tố miêu tả)
+ Tầm quan trọng của cây lúa và sự gắn bó với người Việt Nam trong đời sống hàng ngày. 
Hoặc: Giới thiệu bằng cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tưởng tượng. (cây lúa tự thuật)
 2. Thân bài:
* Nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa của cây lúa trong đời sống con người.
 - Giới thiệu chi tiết về cây lúa (kết hợp miêu tả). Nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa của cây lúa trong đời sống người Việt Nam.
* Đặc điểm: 
 - Lúa họ nhà cây, thân cỏ, rễ mọc thành chùm, một cây lúa có thể đẻ nhiều nhánh thành bụi lúa.
 - Thân cây lúa nhỏ, lá nhỏ, nhọn dần lên trên, bông lúa có nhiều hạt lúa, khi lúa chín bông lúa trĩu nặng cong xuống.
 - Hạt lúa nhỏ, bên ngoài là lớp vỏ trấu, trong là hạt gạo...
 * Vai trò, ý nghĩa của cây lúa trong đời sống con người.
 - Giá trị kinh tế của cây lúa.
 + Cung cấp lương thực nuôi sống con người.
 + Không có gì thay thế được gạo.
- Gạo có nhiều loại: gạo nếp, gạo tẻ
 + Gạo nếp có đặc điểm khác gạo tẻ
 . Gạo nếp tròn, có mùi thơm khi nấu, ăn ít nước, có thể đồ sôi sau khi ngâm gạo.
 . Gạo tẻ hạt dài, dẻo,..
- Có nhiều sản phẩm được chế biến từ lúa gạo: bánh, kẹo, phở, cất rượu...
- Hiện nay có nhiều giống lúa cho năng suất cao.
- Người Việt Nam rất tự hào là nước thứ hai xuất khẩu gạo nhiều nhất.
- Rơm làm được bao việc: đun bếp, làm phân, làm thức ăn cho trâu, bò...
- Giá trị tinh thần : Cây lúa đi vào thơ ca, lễ hội như lễ cúng cơm mới, hội vào mùa, hội lồng tồng... tuổi thơ gắn với cánh đồng ...
3. Kết bài:
 - Khẳng định vị trí của cây lúa trong đời sống người Việt Nam.
 - Phát biểu cảm nghĩ về cây lúa : Yêu quí, tự hào, bảo vệ lúa,...
III. Nhận xét chung.
Ưu điểm: 
- Nhìn chung các em hiểu đề, xác định được chính xác đối tượng thuyết minh, bài viết đúng thể loại, đảm bảo bố cục ba phần. Nội dung nhìn chung tương đối đảm bảo như dàn bài. Khi thuyết minh, các em cũng đã kết hợp yếu tố kể, tả,... Một số bài trình bày sáng sủa, chữ viết đẹp như: Hạnh, Hằng, Quàng Tâm,...
 2. Nhược điểm:
- Một số bài viết còn sơ sài, chưa thuyết minh theo trình tự một cách hợp lí, trình bày lộn xộn, sa vào việc miêu tả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, miêu tả cánh đồng lúa : Lợi, Trọng, Phỏng, Tân,...
- Một số bài viết chưa khoa học, còn cẩu thả, viết sai lỗi chính tả, viết hoa tuỳ tiện, thiếu dấu câu, dùng nhiều số (1mùi hương,...) diễn đạt vụng, dùng từ tối nghĩa, đặt câu sai,...
IV. Lỗi sai - Chữa lỗi (13’)
Lỗi chính tả:
*Lỗi sai: * Chữa lỗi:
- reo mầm - gieo mạ
- chồng lúa - trồng lúa
 - Nghành nông nghiệp -Ngành nông nghiệp 
2. Lỗi dùng từ, diễn đạt:
 - Cây gạo 
 - Trong đó lúa nước là loại thức ăn quan trọng, gắn bó với người Việt Nam...
 - Lúa nước ta chải qua 2 vụ: chiêm và vụ mùa.
* Sửa câu:
 Các câu trên mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, không sử dụng dấu câu.
- Cây lúa
- Lúa là một loại cây quan trọng ở nước ta. Hàng năm, việc thu hoạch lúa gạo đã cung cấp cho ta nguồn lương thực chính .
- Nước ta có hai vụ lúa chính: Vụ chiêm và vụ mùa...
V. Đọc bài văn (5’)
 VI. Trả bài, gọi điểm vào sổ (4’)
- 9A: 22 bài 
- Giỏi: 0 - Khá: 2
- TB: 16 - Yếu: 4
- 9B: 23 bài
- Giỏi: 0 - Khá: 2 - TB: 16 - Yếu: 5 
c) Củng cố, luyện tập(2’)
 * Củng cố: GV khái quát lại bài
 * Luyện tập:Qua tiết trả bài em rút ra bài học gì cho bản thân để bài làm tốt hơn?
	- HS trả lời – Gv nhận xét đánh giá.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Đọc lại bài viết, sửa những lỗi sai. Ôn lại lí thuyết về văn chứng minh
- Đọc và chuẩn bị bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Đọc kĩ chú thích và trả lời câu hỏi trong SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 6.doc