Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 25

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 25

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức

 - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

 - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính

 2. Kĩ năng

 - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

 - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

 3. Thái độ: Tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước; khát vọng cống hiến cho đời.

C. PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần dạy 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 Thanh Hải
 Tuần 25 
 Tiết 116, 117 
 Ngày soạn: 19/ 2/ 2012
 Ngày dạy: 21/ 2/ 2012 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức
 - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
 - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính
 2. Kĩ năng 
 - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
 - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
 3. Thái độ: Tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước; khát vọng cống hiến cho đời.
C. PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định
 2 . Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò”. Nêu ý nghĩa bài thơ.
 3. Bài mới : GV mở đĩa bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải và giới thiệu về tác giả và bài thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm 
Cho HS đọc chú thích * SGK/ 56.
? Nêu vài nét về tác giả ? GV cho HS xem chân dung nhà thơ Thanh Hải.
? Hoàn ảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt ? (sáng tác vào tháng 11/1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.)
? Xác định thể thơ (HS tự làm)
* GV Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản
GV hướng dẫn đọc: giọng vui tươi và suy ngẫm, nhịp thơ lúc nhanh, bừng bừng phấn khởi và khẩn trương, lúc chậm khoan thai, càng về cuối càng lắng chậm nhỏ dần. 
GV đọc mẫu và yêu cầu HS đọc vài lần, nhận xét cách đọc
? Xác định bố cục ? (HS thực hiện)
? Xác định phương thức biểu đạt? (HS tự làm)
? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ. (HS tự nêu, GV chớt: từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuợc đời chung.)
GV cho HS phân tích mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước.
HS đọc đoạn 1
?Tác giả đã phác hoạ hình ảnh thiên nhiên mùa xuân như thế nào? Phân tích những hình ảnh đó? Trong những hình ảnh ấy em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
- Gợi ý phân tích:
 + Đợng từ “mọc” đặt ở đầu câu thơ, đảo vị ngữ trong hai câu đầu tạo ấn tượng lạ, sớng đợng cho bức tranh xuân.
 + Màu sắc: sơng xanh, hoa tím-> màu của mùa xuân lợng lẫy, tươi thắm hài hoà và còn là màu sắc tâm lí được nhìn bằng trái tìm yêu cảnh vật quê hương, gợi được linh hờn của cảnh vật.
 + Âm thanh: tiếng chim hót vang trời
? Em biết những câu thơ nào cũng có âm thanh tiếng chim chiền chiện? (cách gọi khác của chim sơn ca)
GV bình: Âm thanh tiếng chim chiền chiện trong thơ ca đều gợi cảm xúc say mê. Tiếng chim trong thơ Thanh Hải có cái rợn ràng, bời hời, náo nức và thơi thúc lòng người. Từng giọt long lanh rơi hình ảnh liên tưởng đầy chất thơ, đa nghĩa: giọt sương xuân sớm mai phản chiếu ánh dương, hình ảnh tiếng chim được cảm nhận qua chuyển đởi cảm giác.
? Cảm xúc của tác giả trước cảnh trời đất vào xuân ?
(Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên, trời đất )
HS đọc tiếp 10 câu 
? Nhà thơ mở rộng cái nhìn, tả mùa xuân như thế nào? (mùa xuân của đất nước)
?Bức tranh mùa xuân của đất nước được vẽ lên bằng những hình ảnh nào. Có gì đặc biệt trong cách tở chức ngơn ngữ thơ. 
- Hình ảnh người ra đồng, người cầm súng.
- Tở chức ngơn ngữ thơ: cấu trúc sóng đơi: hai câu trên, hai câu dưới. Lợc (trên lưng, nương mạ)
GV bình: Lợc là chời non,cành biếc khi mùa xuân về. Lợc trong đoạn thơ tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sớng mãnh liệt của đất nước. Mùa xuân chiến đấu – mùa xuân sản xuất. Cấu trúc sóng đơi chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược ấy.
? Theo em, hình ảnh quen mà mới trong đoạn thơ này là gì thể hiện trong điệp từ nào? Phân tích ý nghĩa thẩm mĩ của hình ảnh đó ? Cảm xúc của tác giả trong khổ thơ có gì biến đổi so với khổ trên?
Gọi HS đọc 8 câu thơ tiếp
? Vì sao đang từ cách xưng hô “tôi”, tác giả chuyển sang xưng “ta”.(vừa chỉ ít vừa chỉ nhiều, nghiêng về sự hài hoà giữa riêng(cá nhân nhà thơ) với mọi người (chúng ta )
? Đoạn thơ này đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy ?
? Em hiểu ntn về những hình ảnh con chim hót, bản hoà ca, một cành hoa và một nốt trầm xao xuyến? Qua đó nhà thơ tâm niệm điều gì ? (GV cho HS khá- giỏi trả lời, GV giảng thêm: Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp- dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung. GV liên hệ thơ Tố Hữu: “ Nếu là con chim chiếc lá 
 ....Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
? Bài thơ được kết thúc ntn ? Cách gieo vần, phối âm trong đoạn cuối có điều gì chú ý ?(cách gieo vần phới âm đợc đáo: hai tiếng cuới của câu đầu – câu cuới là vần trắc, ba tiếng cuới của các câu ở giữa: vần bằng)
* GV hướng dẫn HS tổng kết.
 ? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? Em hiểu làm mùa xuân nho nhỏ là làm gì ? (HS dựa vào phần đã phân tích để trả lời)
? Nêu ý nghĩa bài thơ. (HS nêu, GV chớt)
 HS đọc ghi nhớ.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: Thanh Hải (1930 - 1980) là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: sáng tác vào tháng 11/1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
- Thể thơ: Thơ 5 chữ 
II. Đọc- hiểu văn bản
 1. Đọc và tìm hiểu từ khó
 2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 4 phần
 - Mùa xuân thiên nhiên, đất nước (16 câu đầu)
- Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước(8 câu tiếp)
- Lời ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế (còn lại )
 b. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
 c. Đại ý: Từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
d. Phân tích
 d1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước 
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc 
Từng giọttôi hứng
=> Đảo ngữ, ẩn dụ, sử dụng từ xưng hô.
=> Vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên, đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.
Mùa xuân người cầm súng
.
Cứ đi lên phía trước
=> Điệp từ, động từ, so sánh
=>Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.
d2. Tâm niệm của tác giả
Ta làm con chim hót
Dù là khi tóc bạc
=> Điệp từ, điệp ngữ
=> Khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
3. Tổng kết : 
 Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
4. Luyện tập:
III. Hướng dẫn tự học:
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Phân tích, cảm thụ về một đoạn thơ trong bài.
- Soạn bài : Viếng lăng Bác
 + Tìm hiểu, sưu tầm chân dung và những hiểu biết về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
 + Mạch cảm xúc trong bài thơ.
E.Rút kinh nghiệm: 
............................
VIẾNG LĂNG BÁC
- VIỄN PHƯƠNG -
 Tuần 25 
 Tiết 118 
 Ngày soạn: 20/ 2/ 2012
 Ngày dạy: 22/ 2/ 2012 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
 - Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức
 - Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một con người từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
 - Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
 2. Kĩ năng 
 - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
 - Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
 3. Thái độ: Tình yêu, lòng biết ơn đối với Bác Hồ.
C. PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định
 2 . Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Nêu ý nghĩa bài thơ.
 3. Bài mới : GV cho HS nghe bài hát “Viếng lăng Bác”, Tân Huyền phổ nhạc bài thơ của Viễn Phương.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 
Cho HS đọc chú thích * SGK/ 59.
GV lưu ý HS chỉ cần biết mấy thông tin ngắn gọn về tác giả. 
? Nêu vài nét về tác giả. (GV cho HS xem chân dung tác giả trên máy chiếu)
? Hoàn ảnh sáng tác bài thơ. (Năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác, GV cho HS xem những hình ảnh về lăng Bác)
?Theo em văn bản này thuộc thể thơ gì ? tác dụng của thể thơ đó ? Xác định mạch cảm xúc và trình tự của bài thơ ?
 * Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản
GV hướng dẫn cách đọc: giọng vừa tình cảm vừa trang nghiêm vừa tha thiết, có cả sự đau xót lẫn niềm tự hào.
GV cùng HS đọc toàn văn bản một lần, nhận xét cách đọc.
 GV cho HS phân tích trình tự bài thơ.
HS đọc đoạn 1
?Giải thích nghĩa từ “viếng, thăm”? Tại sao ở nhan đề tác giả dùng từ “viếng”, ở câu đầu lại dùng từ “thăm”?(cuộc giao tiếp giữa hai con người ở hai thế giới mà như là một.)
?Nhận xét cách xưng hô của tác giả? (từ ngữ xưng hô gần gũi thân thương rất Nam bộ)
? Hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát và cảm nhận là gì?
?Tác giả làm nổi bật nét nghĩa nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào?(tre là biểu tượng của sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc. Tích hợp với một số tác phẩm có hình ảnh cây tre)
HS đọc tiếp khổ 2
?Trong 2 câu đầu, em chú ý hình a ... ãn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm 
Cho HS đọc chú thích * SGK/ 56.
? Dựa vào chú thích và những điều được biết em hãy nêu vài nét về tác giả? (HS trình bày, GV cho HS xem chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh).
? Hoàn ảnh sáng tác bài thơ. (HS xác định được hoàn cảnh sáng tác bài thơ đây chính là những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đật nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ lắng sâu cảm xúc.)
? Thể thơ, kể tên những bài thơ đã học nào giống thể thơ nào. Đặc điểm về thể thơ thể hiện trong bài thơ này. (HS tự xác định: khổ 1 vần cách, khổ 2,3 vần liền)
* GV Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản
GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư. GV đọc mẫu, HS đọc vài lần, nhận xét cách đọc .
? Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? Mạch cảm xúc của bài thơ ? (HS tự trả lời, GV chốt)
? Cho biết phương thức biểu đạt của bài thơ. (HS tự làm)
GV hướng dẫn HS phân tích bài thơ
HS đọc khổ 1
? Ở khổ thơ 1, thi sĩ đã nhận ra mùa thu về qua những hình ảnh nào? Em hiểu “Gió se” là gió ntn? 
? Từ “phả”có thể thay thế bằng từ nào? (thổi, đưa, bay, lan, toả) Dùng từ “phả”có gì hay hơn? (thấy được cái đột ngột,bất ngờ)
? Cách miêu tả sương có gì đặc biệt ? Tả như vậy có ý nghĩa gì ? (HS suy nghĩ trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung)
GV nhận xét, bình ngắn : Mùa thu đến không chỉ ở các hình ảnh mà còn đến ở cách toả hương « phả vào trong gió se »-gió heo may đặc trưng của miền Bắc, đặc biệt là cách vận động của sương, giống như con người .
? Từ “bỗng” ở câu đầu và từ « hình như » ở câu cuối gợi suy nghĩ gì về tâm thế của nhà thơ bài có ý nghĩa gì ?
GV nhận xét, bình giảng : Thu đã đến nhưng chưa hẳn đến. Điều đó được cảm nhận bằng các giác quan. « Bỗng » không chỉ là sự ngỡ ngàng mà ta còn cảm nhận cái khẽ giật mình... « hình như » Không phải để hỏi mà để xác nhận cảm xúc dẫu vẫn chưa tin hẳn. Phút giây giao mùa và tự nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cẩm thấy rồi mà vẫn sững sờ đến khó tin.
HS đọc tiếp khổ 2
?Những hình ảnh cảnh vật trong khổ thơ này có nét riêng gì nổi bật? Hình ảnh nào để lại cho em ấn tượng rõ nét nhất về thời điểm giao mùa? Vì sao? (HS trả lời theo cảm nhận của mình một cách rõ ràng thuyết phục.)
GV nhận xét, bổ sung : Thu sang âm thầm nhưng tác giả cảm nhận sự khẩn trương trong mạch vận động- thể hiện rõ nét trong hình ảnh đám mây. Cái tài của Hữu Thỉnh dùng không gian vẽ thời gian.) 
? Cảm xúc của nhà thơ trước quang cảnh đất trời ngả dần sang thu ? (ngây ngất)
HS đọc tiếp khổ 3
? Tác giả còn cảm thấy những biến đổi âm thầm nào của tạo vật từ hạ sang thu ?
HS trả lời, HS khác nhận xét. 
GV nhận xét , bổ sung, bình giảng : Vẫn là nắng, sấm, mưa nét đặc trưng của mùa hạ nhưng với độ giảm dần. Sự phân hoá giữa hai mùa là đường ranh giới mong manh. Nhà thơ như đo đếm được độ đậm nhạt của nắng, khối lượng của mưa thu...
? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài: Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi ? 
HS thảo luận nhóm và đại diện trình bày.
GV làm rõ thêm và chốt lại : Sang thu hàng cây bớt đi những tiếng sấm bất ngờ -khi con người từng trải thì cũng vững vànghơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời. Sau này lớn lên các em sẽ hiểu sâu sắc hơn.
? nêu ý nghĩa của bài thơ. (HS tự bộc lộ, GV chốt)
* GV hướng dẫn HS tổng kết
? Nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này là gì ?
? Hình thức nghệ thuật gợi cho em cảm nhận gì về thiên nhiên, đất nước, con người trong thời điểm từ hạ sang thu ?
HS đọc ghi nhớ
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: Hữu Thỉnh (1942) là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.
 2. Tác phẩm
 - Hoàn cảnh sáng tác: 1977
 Thể thơ: 5 chữ
II. Đọc- hiểu văn bản
 1. Đọc và tìm hiểu từ khó
 2. Tìm hiểu văn bản
 a. Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ: 3 phần
 Từ ngỡ ngàng -> ngây ngất -> ngẫm ngợi, suy nghĩ.
 b. Phương thứùc biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.
 c. Phân tích
 c1.Tín hiệu báo thu về 
 - Hương ổi- phả
 - Gió se
 - Sương - chùng chình
 -> Từ ngữ gợi tả, nhân hoá...
 -> Những bước chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
 - Bỗng
 - Hình như 
 -> Cảm xúc ngỡ ngàng, buâng khuâng
c2. Quang cảnh đất trời đã ngả dẫn sang thu
 - Sông dềnh dàng
 - Chim vội vã
-> Cặp đối, từ láy, tín hiệu khởi đầu mùa thu
 - Mây...vắt nửa mình
-> Ranh giới từ hạ sang thu vốn mong manh, mơ hồ bỗng thật cụ thể. Đám mây chính là nhịp cầu của sự giao mùa. Nhà thơ ngây ngất trước sự vận động sang thu của cảnh vật.
c3. Những biến chuyển âm thầm trong lòng cảnh vật.
 - Nắng, mưa, sấm – đã vơi dần, cũng bớt
-> Hiện tượng thiên nhiên đặc trưng của mùa hạ nhưng với sắc độ giảm dần. Hình ảnh ẩn dụ hàm nghĩa sâu xa.
c4. Ý nghĩa văn bản
bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
3. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
 III. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay đặc sắc trong bài.
 - Sưu tầm thêm một vài đoạn thơ, bài thơ viết về mùa thu, cảm nhận để thấy được nét đặc sắc của mỗi bài.
 - Soạn bài: Nói với con
 + Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
 + Tình cảm của cha mẹ đối với con cái.
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần 25 	Ngày soạn: 14/ 02/ 2011
Tiết 122 	Ngày dạy: 18/ 02/ 2011
 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm y.ù
 - Xác định được nghĩa tường minh và hàm y.ù
 - Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức
 - Khái niệm nghĩa tường minh và hàm y.ù
 - Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
 2. Kĩ năng 
 - Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
 - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
 - Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, thực hành.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định
 2 . Bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Đề bài: Kể tên các thành phần biệt lập và cho biết vì sao lại gọi là các thành phần biệt lập. Cho ví dụ minh họa và nói rõ công dụng của chúng.
Đáp án: HS kể đúng, đủ 4 thành phần biệt lập (1đ). Giải thích: Sở dĩ gọi chúng là các thành phần biệt lập vì chúng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. (2đ)
- Mỗi thành phần biệt lập phải đặt được một ví dụ (4đ)
- Nêu công dụng (3đ)
 3. Bài mới : 
GV hướng dẫn HS phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
Gọi HS đọc đoạn trích sgk/74-75 được ghi ở bảng phụ
? Qua câu “Trời ơi, chỉ còn 5 phút!” em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh thanh niên không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái ?( (Tiếc quá, không còn đủ thời gian để được trò chuyện, tâm tình; ...)
? Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không?
? Câu nói thứ nhất được gọi là câu nói hàm ý, còn câu nói thứ hai là nghĩa tường minh. Vậy theo em thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? (Gọi HS đọc ghi nhớ)
GV cho thêm bài tập HS làm (bảng phụ)
Thấy chàng trai mặc cái áo sơ mi mới khá đẹp, cô gái (là bạn thân của chàng trai) hỏi:
- Ai đã tặng anh cái áo này?
- Cho biết câu hỏi của cô gái có hàm ý gì?
- Câu trả lời của chàng trai sẽ có tác dụng như thế nào đối với cô gái khi:
 + Chàng trai là người thật thà.
 + Chàng trai là người giả dối.
GV hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1/75: Đọc lại đoạn trích dẫn ở mục I và cho biết:
a. Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên ? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy?
b. Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc khăn mùi soa?
HS thảo luận:
Bài 2: Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích?
Bài tập 3: Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích và cho biết nội dung của hàm ý.
Bài 4: Nhận biết câu có sử dụng hàm ý trong một đoạn văn cụ thể.
* GV ra thêm bài tập bổ trợ để về nhà HS làm
- Tìm hàm ý trong các câu nói in đậm trong cuộc thoại:
 a. Lan: Tối qua tớ thấy bạn đi chơi với anh Hùng!
Cúc: Tớ nghĩ, hình như bạn thích ăn ốc lắm thì phải ?
b. Vợ : Chồng cái Hà tâm lý thật, sinh nhật nào cũng tặng hoa cho vợ!
Chồng: Thì tay ấy dạy môn tâm lý mà!
Vợ: Thế anh dạy môn gì?
Chồng : Nhưng anh làm công tác quản lý kia mà!
I. Tìm hiểu chung
 1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
 a. Ví dụ : 
- Trời ơi, chỉ còn 5 phút! 
® Phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy -> Hàm ý
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
® phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu -> Nghĩa tường minh.
 b. Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài 1/75
a. – Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
Cụm từ “tặc lưỡi”
b. - “mặt đỏ ửng” : ngượng ngùng, khó nói
- “nhận lại chiếc khăn”: một hành động thay lời cảm ơn
- “quay vội đi”: lúng túng, bối rối không thể thốt nên lời và cũng không đủ can đảm kéo dài khoảng thời gian đứng rất gần nhau để nhìn anh thanh niên.
Bài 2/75
Hàm ý: Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
Bài 3/75:
Hàm ý: ông vô ăn cơm đi
Bài 4/76
“Hà nắng gớm về nào” không có hàm ý, mà chỉ là câu đánh trống lảng
“Tôi thấy người ta đồn ” không có hàm ý, mà chỉ là câu nói bỏ lửng
III. Hướng dẫn tự học
 - Liên hệ thực tế để sử dụng hàm ý một cách hợp lí, hiệu quả khi nói và viết.
 - Soạn bài: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 tuan 25.doc