Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 23

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 23

Tuần 23 : Bài 22 - Văn bản :

 CON CÒ

Kí duyệt

Ngày . tháng . năm .

 Chế Lan Viên

 Tiết 111,112 : Hướng dẫn đọc thêm

 Ngày soạn Ngày dạy

 A - Mục têu cần đạt : giúp HS

- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và lời ru .

- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và đặc điểm hình ảnh, thể thơ .

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích, đặc biệt là những hình tượng thơ đựơc sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng .

B - Tiến trình tổ chức hoạt động dạy - học :

 *Ổn định tổ chức :(1

*Kiểm tra miệng : (2)

? Phân tích luận điểm 1,2 trong VB Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten ?

*Bài mới :

 I - Đọc và tìm hiểu chung văn bản :

 1 - Tác giả, tác phẩm :

? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ,tác phẩm ?

- Tác giả : Chế Lan Viên <1920 -="" 1989=""> là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam

+ Quê : Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định .

+ Trước Cách mạng tháng Tám là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam thế kỉ XX.

+ Thơ ông thường suy tư triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng tưởng tượng nhiều bất ngờ lí thú .

- Tác phẩm : sáng tác 1962, in trong tập Hoa ngày thường chim báo bão -1967.

 2- Đọc : GV hướng dẫn đọc- Đọc đúng nhịp điệu của từng đoạn, chú ý những câu điệp lại tạo nhịp điệu gần như hát ru. Chú ý thay đổi giọng điệu trong các câu ở mỗi đoạn .

HS đọc - GV sửa .

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 : Bài 22 - Văn bản :
 Con cò 
Kí duyệt
Ngày .... tháng ... năm .....
 Chế Lan Viên
 Tiết 111,112 : Hướng dẫn đọc thêm
 Ngày soạnNgày dạy
 A - Mục têu cần đạt : giúp HS 
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và lời ru .
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và đặc điểm hình ảnh, thể thơ .
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích, đặc biệt là những hình tượng thơ đựơc sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng .
B - Tiến trình tổ chức hoạt động dạy - học :
	*ổn định tổ chức :(1’
*Kiểm tra miệng : (2’)
? Phân tích luận điểm 1,2 trong VB Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten ?
*Bài mới :
	I - Đọc và tìm hiểu chung văn bản :
	1 - Tác giả, tác phẩm :
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ,tác phẩm ?
- Tác giả : Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam 
+ Quê : Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định .
+ Trước Cách mạng tháng Tám là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam thế kỉ XX.
+ Thơ ông thường suy tư triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng tưởng tượng nhiều bất ngờ lí thú .
- Tác phẩm : sáng tác 1962, in trong tập Hoa ngày thường chim báo bão -1967.
 2- Đọc : GV hướng dẫn đọc- Đọc đúng nhịp điệu của từng đoạn, chú ý những câu điệp lại tạo nhịp điệu gần như hát ru. Chú ý thay đổi giọng điệu trong các câu ở mỗi đoạn .
HS đọc - GV sửa .
	3 - Thể thơ :
? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Thể thơ này có ưu thế gì trong việc thể hiện cảm xúc?
	- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, trong đó nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ, thể hiện tình cảm âm điệu 1cách linh hoạt .
GV : cách cấu tạo các câu thơ, dòng thơ gợi âm điệu, tạo âm hưởng của lời ru. Vì vậy, dù không sử dụng thơ lục bát trong câu thơ nhưng vẫn gợi được âm hưởng lời hát ru. Bài thơ không phải là khúc hát ru thực sự bởi giọng của nó là giọng thơ suy ngẫm, có yếu tố triết lí. Nó làm bài thơ không cuốn ta vào âm điệu của lời ru êm ái đều đặn mà hướng tâm trí của người đọc vào sự suy ngẫm, phát hiện nhiều hơn .
	4 - Nội dung :
? Cho biết nội dung của bài thơ ?
- Qua hình tượng con cò nhà thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con người .
	5 - Bố cục :
? Xác định bố cục của bài thơ ?
Bài thơ gồm 3 phần :
+ Phần 1 : H/a con cò qua lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
+ Phần 2 : H/a con cò đi vào tiềm thức con người trên mọi chặng đường đời.
+ Phần 3 : Từ h/a con cò suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
GV : Bài thơ triển khai từ một biểu tượng trong ca dao. Bố cục ba phần trên dẫn dắt theo sự phát triển hình tượng trọng tâm xuyên suốt bài thơ là hình tượng con cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người từ bé đến trưởng thành và theo suốt cả cuộc đời.
 	II - Đọc - hiểu văn bản:
	1) Hình ảnh con cò trong lời ru bắt đầu đến với con thời thơ ấu:
? Đọc phần 1? Cho biết hình ảnh con cò đến với người con trong hoàn cảnh nào?
- Hoàn cảnh : khi “con còn bế trên tay - con chưa biết con cò”.
	- Nó có trong lời hát ru của mẹ .
? Trong hoàn cảnh ấy, lời ru của mẹ đã có những hình ảnh nào của cò? Những hình ảnh ấy gợi nhớ đến những lời hát ru nào?.
-“Con cò bay la ...con cò Đồng Đăng”.
àGợi tới hình ảnh con cò trong những lời ru:
	+Con cò bay lả bay la
 Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
	+Con cò bay lả bay la 
 Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng 
	+Đồng Đăng có phố Kì Lừa 
 Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
“Cò một mình cò phải ....xáo măng”
à Gợi tới :
	+ Con cò mà đi ăn đêm ....đau lòng cò con 
	+ Con cò lặn lội bờ sông ...nỉ non 
	+Cái cò đi đón cơn mưa ....cò về 
? Nhận xét cách đưa những hình ảnh con cò trong lời ru vào bài thơ của Chế Lan Viên? Cho biết ý nghĩa của nó ?
- Tác giả chỉ lấy chữ trong mỗi câu ca dao - lời ru, gợi nhớ những lời ru, thể hiện sự phong phú về lời ru, về hình ảnh con cò và ý nghĩa biểu tượng của nó .
? Vậy ý nghĩa biểu tượng của những hình ảnh này là gì ?
- Hình ảnh con cò trong những câu thơ : “Con cò ....Đồng Đăng”gợi vẽ khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa từ làng quê yên ả đến phố xá sầm uất đông vui .
àGợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa
- Hình ảnh con cò trong những câu thơ : “ Cò một mình cò phải ....xáo măng” gợi hình ảnh những người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả lặn lội kiếm sống .
? Khi những lời ru bắt đầu đến với con thời thơ ấu, lúc đó con như thế nào? Con có cảm nhận được không?
Khi đó : Con chưa biết con cò con vạc 
 Con chưa biết những cành mềm mẹ hát 
Con đang được mẹ ủ ấp vỗ về che trở : Ngủ yên !Ngủ yên ! Cò ơi chớ sợ !
	 Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng !
	 Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân ....
	 Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân .
àNhư vậy con chưa biết được ý nghĩa biểu tượng của nó mà hình ảnh con cò chỉ đến với con, đến với tâm hồn tuổi thơ ấu của con 1 cách vô thức mà con cũng chưa cần hiểu, con chỉ cần được mẹ vỗ về ấp ủ .
? Có gì độc đáo trong nghệ thuật thơ của đoạn này ?
- Vận dụng ca dao về con cò à tạo giọng tha thiết, êm ái .
? Trong lời ru thiết tha êm ái ấy có mấy biểu tượng? Đó là những biểu tượng nào ? 
- Con cò yếu đuối và đứa con bé bỏng .
? Cảm nhận gì về tình cảm của mẹ với những biểu tượng ấy ? 
 - Lời ru cò hòa lẫn lời ru con à tình mẹ nhân từ rộng mở với những gì bé bỏng, đáng thương, đáng được che chở àlời ru vỗ về và yên giấc ngủ trẻ thơ, bồi đắp lòng nhân ái cho con .
? Vậy nó có ý nghĩa gì với con ? Với thời thơ ấu của con ?
- Hình ảnh con cò bắt đầu đến với thời thơ ấu là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con qua những lời ru của những câu dân ca . Nó là cả điệu hồn dân tộc .
- Những âm điệu dịu dàng ngọt ngào của lời ru là tình yêu, sự che chở của mẹ. Mẹ đã bồi đắp tâm hồn cho con, mang cả thiên nhiên đến gần con, làm đẹp cho tâm hồn con .
GV: Thành công trước hết ở bài thơ này là sự khai thác truyền thống - ca dao, một cách sáng tạo. Trong phần đầu tác phẩm, ta bắt gặp ba bài ca dao cánh cò Đồng Đăng, cánh cò cổng phủ, cánh cò ăn đêm ...tức là ta đã bắt gặp không khí lung linh của hoài niệm. Quá khứ tưởng xa xôi mà lại hóa gần. Nói một cách khác đi là những cánh cò tưởng đã ngủ yên, nay được đánh thức. Sự đánh thức lại nằm trong khuôn khổ lời ru, nó êm đềm như tiếng đưa nôi muôn đời nay vẫn thế àGV hát ru một vài câu ca dao hoặc bật băng.
* Luyện tập, dặn dò :
? Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh con cò ở đoạn một của bài thơ
HS tự cảm nhận 
GV dặn dò HS chuẩn bị tiết 112
Tiết 112:
	*ổn định tổ chức : (1’)
 *Kiểm tra miệng : (3’)
? Phân tích ý nghĩa của lời hát ru ở phần 1 của bài thơ Con cò - Chế Lan Viên ?
* Bài mới : (39’)
2) Hình ảnh con cò cùng với cuộc đời con :
? Đọc đoạn 2? Nhà thơ đã nhắc tới những chặng đường đời nào của con? ở mỗi chặng đường ấy hình ảnh con cò đã gắn bó với con như thế nào? Hãy phân tích?
 - Tác giả đã nhắc tới ba chặng đường đời của con ;
 +) Tuổi ấu thơ trong nôi : Ngủ yên ! Ngủ yên ! Ngủ yên!
	 .................................................
 Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi .
->Khi con còn ở trong nôi cò đến với con qua câu hát ru ngọt ngào của mẹ : Ngủ yên ủ !Ngủ yên !Ngủ yên ! Hình ảnh cò lúc ấy được nhân hóa : cò trắng đến làm quen, cò đứng ở quanh nôi, rồi cò vào trong tổ, hai đứa đắp chung đôi. Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, nó như được bay ra từ những lời ru để gắn bó với con, nâng đõ tâm hồn con .
+) Đến tuổi đến trường : Mai khôn lớn con theo cò đi học 
	 Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân .
 =>Khi khôn lớn, con đến trường đi học con lại bắt gặp hình ảnh con cò trong những câu ca dao .
Hình ảnh “Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”là sự trong sáng trong tâm hồn , trong tình bạn bè . Nó còn theo sát từng bước chân con đi => thể hiện mong ước con được học hành , được sống trong tình bạn bè ấm áp trong sáng .
	+) Khi lớn lên : Lớn lên, lớn lên, lớn lên 
	 .......................................
	 Và trong hơi mát câu văn .
 =>Để diễn tả chặng thời gian trưởng thành của con nhà thơ dùng điệp từ “lớn lên” 3 lần và dấu ... để diễn tả thời gian dài mãi mãi về sau, là cả cuộc đời còn lại của nhà thơ ; tác giả còn sử dụng đối thoại : “ Con là gì ?- Con làm thi sĩ”-> tạo giọng thơ thủ thỉ tâm tình.
 Khi con đã làm thi sĩ thì “Cánh trắng cò bay ..... hơi mát câu văn”
Hình ảnh con cò lại đi vào trong những sáng tác của nhà thơ bất cứ nơi đâu và làm cho thơ con được hay hơn, đặc sắc hơn -> mong muốn cho tâm hồn con trong sáng ấm áp và làm đẹp cho đời .
? Như vậy ở đoạn thứ 2, hình ảnh con cò có ý nghĩa như thế nào với suốt cuộc đời con ?
Hình ảnh con cò như người bạn đồng hành đã dìu dắt, nâng đỡ con trong suốt cuộc đời .
Hình ảnh con cò trong bài thơ được xây dựng bằng liên tưởng phong phú của nhà thơ mang ý nghiã biểu trưng cho lòng mẹ, là sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của mẹ .
GV : chính vì vậy mà từ hình ảnh con cò, tác giả đã rút ra suy ngẫm và triết lí
 3) Suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người :
? Đọc phần 3 ? từ hình ảnh con cò tác giả có mấy suy ngẫm ? Thể hiện ở những câu thơ nào? những suy ngẫm ấy có thể rút ra những triết lí gì ?
- Có 3 suy ngẫm :
	+) Suy ngẫm 1: “Dù ở gần con 
	 .....................
 	 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
->Tác giả suy ngẫm về hình ảnh con cò trong ca dao, trong lời ru của mẹ sẽ mãi mãi tìm con, yêu con dù con có ở gần hay ở xa mẹ, dù con có lên rừng hay xuống bể =>Nó trở thành biểu tượng cho lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con theo sát cuộc đời con theo con mãi mãi. Nó cũng là suy ngẫm về cuộc đời lận đận, đức hi sinh quên mình vì tình yêu con của mẹ .
	Vì tình thương của mẹ là bao la, không bờ bến. Mặt khác đứa con là bến bờ, là mặt trời mang lại hơi ấm nồng nàn, mang lại sức sống trẻ trung cho mẹ làm sao người mẹ có thể rời xa.Với mẹ, đứa con giống như một lẽ sống để sinh tồn. Chân lí ấy, quy luật ấy muôn đời vẫn là vĩnh hằng bất biến .
	+) Suy ngẫm 2 : “ Một con cò thôi 
	 ..........................
	 Vỗ cánh qua nôi”
àTác giả suy ngẫm về hình ảnh con cò trong lời hát ru của mẹ : chỉ có 1 con cò thôi mà nó mang bao ý nghĩa của cuộc đời, nó đã vỗ cánh qua nôi, nuôi con khôn lớn. Về mặt tinh thần, nó cũng là dòng sữa ngọt ngào .
+) Suy ngẫm 3 : Ngủ đi !Ngủ đi !
	 ...........................
	 Quanh nôi”
àVẫn là từ hình ảnh cánh cò, cánh vạc trong lời ru của mẹ đến với con trong giấc ngủ, trong cả cuộc đời là cả sắc trời - bầu trời cao rộng - thiên nhiên bát ngát đến với con trong câu hát, đến với cuộc đời con, nuôi dưỡng tâm hồn con .
? Nhận xét gì về cách viết ở đoạn 3 ?
Lời thơ vẫn chứa những lời ru -> Tạo âm hưởng ...  .
II- Đọc hiểu văn bản :
 Đọc bài thơ cần đọc với giọng sâu lắng thiết tha thể hiện cảm xúc của tác giả - HS đọc - GV nhận xét .
? Tìm bố cục của bài thơ ?
- Đoạn 1:khổ 1- cảm xúc của tác giả với mùa xuân thiên nhiên .
- Đoạn 2: khổ 2,3 - cảm xúc của tác giả với mùa xuân đất nước .
- Đoạn 3: còn lại - ước nguyện của nhà thơ .
 1) Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời :
? Đọc đoạn 1?
? Nằm trên giường bệnh nhưng TH vẫn tưởng tượng ra mùa xuân và ông đã đưa vào trong thơ mình những hình ảnh thiên nhiên nào ?
	- Dòng sông xanh : bông hoa tím biếc 
	 Con chim chiền chiện : hót vang trời 
	 Từng giọt long lanh rơi 
? Chỉ bằng vài nét chấm phá TH đã vẽ ra một bức tranh xuân . Em hãy phân tích bức tranh này ?
- Bức tranh có hình ảnh dòng sông, bông hoa, con chim, giọt long lanh 
- Có màu sắc : màu xanh của sông, màu tím của hoa, -> màu sắc tươi thắm mang nét đặc trưng của mùa xuân đất trời sứ Huế => Màu sắc này càng làm cho không gian đất trời xứ Huế thoáng đãng trong sáng hơn .
- Bức tranh có âm thanh trong trẻo, lảnh lót của con chim chiền chiện - một âm thanh sống động .
- Trong bức trnh này còn có sự chuyển động : bông hoa đang từ từ mọc lên, chim truyền cành, những giọt lonh lanh rơi nhè nhẹ - sự chuyển động nhẹ nhàng êm ái và vui nhộn .
? Em hãy miêu tả lại bức tranh xuân bằng lời của mình ?
- Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, mang đến màu xanh mơn mởn khắp đất trời. Mùa xuân ở đây không chỉ xanh lá, xanh cây mà xanh cả dòng sông mênh mang. Trên nền xanh ấy nổi bật lên 1 bông hoa tím biếc đang xòe cánh, đang vươn lên đón nhận ánh nắng mùa xuân.Trong bức tranh xuân ấy còn tràn trề 1 âm thanh vang vọng lảnh lót của những chú chim chiền chiện.
? Qua đây em có cảm nhận gì về cảnh sắc thiên nhiên ?
 - Cảnh sắc thiên nhiên khi mùa xuân về thật đẹp tươi thơ mộng và tràn đầy sức sống.
? Trước cảnh sắc thiên nhiên ấy nhà thơ đã có cảm xúc gì hãy tìm và phân tích?
 - Nhà thơ thốt lên : Ơi ...hót chi ....
 - Nằm trên giường bệnh như nhìn thấy: “ từng...” và đã đưa tay ra hứng.
? Em cảm nhận được gì qua tiếng gọi, việc làm của nhà thơ ?
 - Tiếng gọi ngọt ngào thân thương, dịu dàng của người miền quê xứ Huế càng làm cho mùa xuân thân thương dịu dàng.
 - Hành động: Nâng niu trân trọng.
? Chứng tỏ tác giả có cảm xúc như thế nào trước mùa xuân ? 
 - Tác giả ngây ngất say sưa như hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân
B : Mùa xuân là đề tài mà thơ ca xưa nay đã viết rất nhiều: 
 Nguyễn Trãi: “Cỏ xanh....vỗ trời “
 Nguyễn Du : “Cỏ non ...bông hoa’’
 Hàn Mặc Tử : Trong làn nắng ửng khói mơ tan
 ............................................ 
 Bên giàn thiên lí bóng xuân sang 
Mỗi nhà thơ có cách viết về mùa xuân, nhưng đều là cái màu xanh tươi mơn mởn của cỏ cây, hoa lá cũng có cái dịu dàng ngọt ngào ấm áp, thân thương nhưng mùa xuân trong thơ TH còn tràn đầy tiếng chim trong trẻo lánh lót và đặc biệt còn thấy 1tâm hồn thi sĩ đang ngây ngất say sưa trước cảnh sắc đất trời mùa xuân.
 => Để rồi từ đó tác giả đến với mùa xuân của đất nước. 
 2 - Cảm hứng của tác giả trước mùa xuân đất nước
? Đọc khổ 2,3
? Đến với mùa xuân đất nước là tác giả đến với những con người nào ? Tại sao?
T/ giả đến với : Người cầm súng - Bảo vệ TQ
 Người ra đồng - XD đất nước.
Đất nước ta trong những năm (1979-1980) vừa xây dựng CNXH vừa phải chiến đấu chống lại kẻ thù ở biên giới phía Bắc cho nên tác giả đến với mùa xuân đât nước là đến với những người xây dựng và bảo vệ TQ.
? Tác giả đến với những con người này và thấy gì ?
 - Thấy hình ảnh lộc
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh lộc ?
- Lộc là chồi non lá biếc trên vành lá ngụy trang trên lưng người ra đồng => Lộc là mùa xuân => mùa xuân trên lưng người cầm súng, mùa xuân trên lưng người ra đồng.
? Rõ ràng với cách viết độc đáo này em hiểu gì về mùa xuân và những con người này? (Mùa xuân và họ có quan hệ như thế nào với nhau )
- Mùa xuân và những người xây dựng và bảo vệ TQ gắn bó hòa quyện với nhau: Mùa xuân đến với họ và họ lại nhân mùa xuân lên khắp mọi miền đất nước.
? Họ nhân với nhịp điệu như thế nào. Hãy phân tích?
Tất cả như ; Hối hả ; Xôn xao.
Điệp từ “Tất cả như” cùng với những từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm cho nhịp điệu của câu thơ càng vang lên mạnh mẽ khẩn trương
? Như vậy mùa xuân của đất nước đang diễn ra trong không khí như thế nào?
 - Mùa xuân của đất nước đang diễn ra trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp khẩn trương, và náo nhiệt.
B : Khổ thơ thứ 2 với cấu trúc thơ song hành chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược: “Mùa xuân....mạ”. Người lính và người nông dân đã lấy máu và mồ hôi của mình tô điểm cho mùa xuân, giữ lấy mùa xuân, đưa đất nước tưng bừng vào xuân.
? Trong không kí ấy hồn nhà thơ như lắng lại và ông đã suy nghĩ về đất nước. Ông đã suy nghĩ gì ?
 - Đất nước : 4000 năm : vất vả, gian lao =>Quá khứ 
 Như vì sao cứ đi lên => Tương lai
? Với suy nghĩ này giúp em hiểu gì về đất nước ?
 - Đất nước ta trải qua gian lao vất vả 4000 năm nhưng nay cứ sáng ngời lung linh như vì sao đi lên phía trước.
? Hãy phân tích cái hay của hình ảnh thơ : Đất nước....phía trước ?
- Đất nước như vì sao”là hình ảnh so sánh tuyệt đẹp đầy chất lãng mạn : sao là nguồn áng lấp lánh, tinh tú của bầu trơì. Đất nước ta sang ngời lung linh dạt dào sức sống đang vươn dậy căng trào sức sống, vùn vụt cứ đi lên không thế lực nào có thể ngăn cản được. 
? Suy nghĩ như vậy về đất nước chứng tỏ nhà thơ đang có tâm trạng gì?
Nhà thơ yêu thương tin tưởng tự hào về đất nước .
GV: Chặng đường lịch sử của đất nước ta với 4000năm trường tồn, có lúc thịnh, lúc suy với bao thử thách gian lao.Thời gian đằng đẵng ấy, nhân dân ta từ thế hệ này đến thế hệ khác đã đem xương máu và mồ hôi, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt :
	Như nước Đại Việt ta từ trước 
	Vốn xưng nền văn hiến đã lâu .
Hay:
	Nước Việt Nam từ trong máu lửa 
	Rũ bùn đứng dậy sáng lòa .
 Và hôm nay trong không khí bừng bừng, hừng hực của mùa xuân đất nước, nhà thơ như thấy mùa xuân của 4000 năm. Mùa xuân của 4000 năm như kết lại, dồn lại thúc đẩy mùa xuân đất nước hôm nay vững bước tiến lên tràn đầy sức sống mãnh liệt sáng ngời lung linh như vì sao => Muốn thế mỗi chúng ta hãy góp vào một mùa xuân nho nhỏ.
Mùa xuân nho nhỏ - Ước nguyện của nhà thơ :
? Đọc phần còn lại ? Nhà thơ đã ước nguyện những gì?
Ta làm : con chim, một cành hoa, một nốt trầm, một mùa xuân nho nhỏ .
? Hãy phân tích vẻ đẹp của ước nguyện này ?
(Nhà thơ ước nguyện này để làm gì ? Nhà thơ muốn sống như thế nào? )
-Nhà thơ muốn làm con chim như con chim chiền chiện để ca hót vang trời gọi mùa xuân về, để đem niềm vui đến cho mọi người .
- Muốn làm cành hoa như bông hoa tím biếc trên dòng sông xanh để tỏa hương sắc cho đời .
- Muốn làm một nốt trầm để hòa vào bản nhạc làm xao xuyến lòng người .
- Nhà thơ muốn làm con chim, cành hoa, nốt trầm để làm một mùa xuân nho nhỏ để góp phần vào mùa xuân đất nước, mùa xuân đất trời .
Nhà thơ muốn sống một cuộc sống đẹp, một cuộc sống hữu ích, muốn dâng hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung cho đất nước cho dân tộc.
? Em có suy nghĩ gì về cách diễn đạt những ước nguyện này của nhà thơ ?
- Nhà thơ ước nguyện như vậy nhưng nhà thơ chỉ ước nguyện có một thôi. Số từ “một”cùng với các tính từ đã diễn tả ước nguyện nhỏ bé khiêm nhường, giản dị, chân thành mà đẹp đẽ của nhà thơ .
? Không những thế nhà thơ còn dâng hiến những ước nguyện ấy bằng cách nào? 
Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc 
=>Nhà thơ dâng hiến 1 cách âm thầm lặng lẽ cho dù ở bất kỳ lứa tuổi nào.
?ở đoạn thơ này tác giả sử dụng những biện pháp gì đặc sắc ?
 	 - Điệp ngữ “ta làm, dù là”cùng thể thơ 5 chữ giọng tự nhiên, dồn dập thể hiện cảm xúc tự nhiên, chân thành, tha thiết .
? Với những cách viết này giúp em hiểu gì về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”?
- “Mùa xuân nho nhỏ” là lời tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ là được sống hữu ích, được cống hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung cho đất nước cho dân tộc . 	
? Ước nguyệm như vậy nhưng tại sao tác giả không viết là “tôi” mà lại đổi sang ta?
 - Tôi, ta đều là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. Tôi chỉ 1 người. Ta vừa là 1 vừa có thể là nhiều người => Tác giả muốn mỗi chúng ta hãy làm một mùa xuân nho nhỏ .
 B : Phải chăng ước nguyện nhà thơ đang thay mặt mọi người nói lên ước nguyện cống hiến? Hay là nhà thơ đang vẫy gọi chúng ta hãy làm một con chim, 1 cành hoa.... hãy làm một cái gì nhỏ bé thôi, một thôi cũng đủ rồi. Mỗi chúng ta là một thì dân tộc ta sẽ là nhiều. Ước nguyện của Thanh Hải cũng giống như là ước nguyện của Viễn Phương : Muốn làm.......Nhưng Viễn Phương chỉ là muốn gần bên Bác còn Thanh Hải muốn làm Một mùa xuân nho nhỏ cũng giống như nhạc sỹ đã từng viết : Nếu là chim tôi sẽ là......Hay Tố Hữu cũng có : Một nhành xuân:
 Nếu là con chim chiếc lá 
 Thì con chim phải hót 
 Chiếc lá phải xanh 
 Lẽ nào vay mà không trả 
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình 
 Một khúc ca .
? Mở đầu bài thơ với âm thanh lảnh lót của tiếng chim chiện chiện , kết thúc bài thơ là gì?
- Thể hiện niềm tin của tác giả vào giá trị truyền thống, vào mùa xuân đất nước, mùa xuân mỗi con người .
 III -Tổng kết :
? Hãy đánh giá bài thơ?
Đây là một bài thơ hay thành công cả về nội dung và nghệ thuật 
- NT : Bài thơ với thể thơ tự do (5chữ ) rất tự nhiên nhịp thơ khi ngân nga, khi sôi nổi, khi thiết tha. Hình ảnh thơ bình dị, chân thành, thực và đẹp, thành công trong việc sử dụng điệp từ, so sánh lãng mạn, kết cấu đầu cuối tương ứng.
- ND : Bài thơ là sự hòa trộn giữa cảm xúc của nhà thơ với mùa xuân. Trước mùa xuân của thiên nhiên nhà thơ ngây ngất say sưa đến với mùa xuân cách mạng và tuân trào ước nguyện. Có thể nói : Mùa xuân nho nhỏ là lời tâm niệm chân thành được cống hiến được sống hữu ích của tác giả cũng như của tất cả mọi người Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ XX.
 Hồ Chí Minh đã từng nói:
 Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
 ....................................................
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong 
 (Thiên thi gia ) 
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được kết hợp hài hòa cả thơ ca truyền thống và thơ ca kháng chiến cả sử thi lãng mạn và hiện thực. Cảm xúc chân thành của cái tôi riêng hòa trong cái ta chung.Với sự kết hợp hài hòa này đã khiến cho bài thơ của TH là 1 bài thơ hay, khiến cho nhạc sỹ Trần Hoàn lần đầu tiên đọc bài thơ cứ tự nhiên hát lên thành bài hát .
 Chúng ta thấy 1 con người suốt cuộc đòi cống hiến cho cách mạng, thế mà khi nằm trong giường bệnh trong những giây phút cuối của cuộc đòi vẫn khao khát được cống hiến.Vậy chúng ta có suy nghĩ gì? Nếu có khao khát gì em hãy đọc lại : Ta làm con chim hót ....
) Củng cố dặn dò : (2’)
Cảm nhận của em khi đọc bài thơ ?
Học thuộc lòng bài thơ và phân tích .
Chuẩn bị bài Viếng lăng Bác . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAHG Con Co Mua xuan nho nho.doc