Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học đến tuần 36

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học đến tuần 36

TUẦN 1-TIẾT 1

 BÀI 1: VĂN BẢN .

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà ( 2 tiết )

 Tiết 1.

A. Mục tiêu cần đạt : Học xong văn bản này HS cần có được:

 1. Kiến thức :

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân dân

 2.Kĩ năng :

 - Khai thác được một số nội dung của văn bản nhật dụng và kĩ năng tìm hiểu sơ bộ về một số thủ pháp trong phương thức thuyết minh: liệt kê,so sánh, bình luận.

 3.Thái độ:

 - Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng , học tập theo gương Bác.

B. Chuẩn bị .

 -Thầy : soạn bài , tranh vẽ , truyện kể về Bác .

 -Trò : Soạn bài, nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác

 

doc 379 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học đến tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn..............................
Ngày dạy .............................. 
Tuần 1-Tiết 1
 Bài 1: Văn bản .
Phong cách Hồ Chí Minh
 Lê Anh Trà ( 2 tiết )
 Tiết 1. 
A. Mục tiêu cần đạt : Học xong văn bản này HS cần có được:
 	1. Kiến thức :
 	 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân dân 
 	2.Kĩ năng :
 	- Khai thác được một số nội dung của văn bản nhật dụng và kĩ năng tìm hiểu sơ bộ về một số thủ pháp trong phương thức thuyết minh: liệt kê,so sánh, bình luận.
	 3.Thái độ:
 	 - Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng , học tập theo gương Bác. 
B. Chuẩn bị .
 	 -Thầy : soạn bài , tranh vẽ , truyện kể về Bác .
 	 -Trò : Soạn bài, nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học 
Hoạt động 1:	 ổn định tổ chức:
Hoạt động 2:	 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : 
 (?)Thế nào là văn bản nhật dụng? Lấy ví dụ và nêu chủ đề của các tác phẩm đó?
Hoạt động 3:	Bài mới: 
Nêu chủ đề của bài văn?
Giáo viên nêu yêu cầu đọc , đọc mẫu một đoạn, học sinh đọc .
GV và HS nhận xét
?Nhận xét chung về nguồn gốc của các từ, cụm từ được chú thích?
GV yêu cầu HS đọc nhanh các chú thích, nắm vững chú thích1/4/8/9/12.
?Bài văn có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
?Mục đích của bài viết? Từ đó nêu phương thức biểu đạt chính?
?Em biết danh hiệu cao quý nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá?
?Vốn tri thức văn hoá nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng , Người:
+ Đi qua nhiều nơi
+ Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông đến phương Tây
+ Hiểu biết sâu rộng văn hoá các nước á, âu, Phi, Mĩ
+ Nói được nhiều ngoại ngu
?Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy? 
(HS thảo luận 2 câu hỏi trên)
- Vì:
+ Người có điều kiện đi nhiều nơi
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp
+ Làm nhiều nghề
+ Học hỏi đến mức sâu sắc uyên thâm
VD: thơ chữ Hán(Nhật kí trong tù)
Bài báo bằng tiếng Pháp
?Bổ sung những tư liệu để làm rõ thêm những biểu hiện văn hoá đó của Bác?
?Sự tiếp nhận văn hoá ở Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?
?Quan điểm trên có ý nghĩa ntn đối với cuộc sống ngày nay?
?Tác giả đã khái quát vẻ đẹp phong cách văn hoá Hồ Chí Minh ntn?Em suy nghĩ gì về lời bình luận đó?
?Phát hiện những thủ pháp của phương thức thuyết minh ở P1?
Hoạt động 4: Củng cố 
 (?)Qua phần 1 em rút ra bài học gì về cách tích luỹ vồn tri trức văn hoá cho bản thân mình ?
Học sinh: + Có năng lực văn hoá 
 + Có ý thức tiếp thu chọn lọc 
 + Học ngoại ngữ...
Hoạt động 5: Hướng dẫn VN:
-Học sinh nắm nội dung bài 
- Chuẩn bị phần tiếp theo
I.Đọc và tìm hiểu chung:
1.Giới thiệu bài:
-Văn bản nhật dụng.
Chủ đề : Hội nhập với thế giới và gĩư gìn bản sắc văn hoá dân tộc
-Tác giả : Lê Anh Trà.
2.Đọc
3. Chú thích
(12)chú thích : Hầu hết là từ Hán Việt.
4.Bố cục:
 2 phần
-Phần 1:Từ đầu đến "hiện đại":
Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
-Phần 2: Vẻ đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II. phân tích:
-Mục đích : Trình bày cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp phong cách Bác->Phương thức thuyết minh.
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
-Hồ Chí Minh : Danh nhân văn hoá thế giới (UNEESCO :1990)
+ Tiếp thu có chọn lọc
+ Tiếp thu ảnh hưởng quốc tế trên nền văn hoá dân tộc 
-> nhân cách Việt Nam:
Phương Đông + mới, hiện đại
truyền thống hiện đại
dân tộc Nhân loại
+ Phương thức thuyết minh:
 - Liệt kê
 - So sánh
 - Bình luận
Ngày soạn :..............................
Ngày dạy: ...............................
Tuần 1-Tiết 2 
Văn bản
phong cách hồ chí minh
Lê Anh Trà 
(Tiết 2)
***********************
A Mục tiêu cần đạt: Học xong văn bản này HS cần có được:
 1.Kiến thức:
 -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân loại.
 -Đó là biểu hiện cụ thể của phong cách văn hoá : kết hợp thanh cao và giản dị, truyền thống và hiện đại.
	 2. Kĩ năng :
 -Tiếp tục khai thác ý nghĩa của văn bản nhật dụng và phương thức thuyết minh.
	 3. Thái độ :
 -Bồi dưỡng cho HS lòng kính yêu , tự hào và cảm phục vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
B.Chuẩn bị :
 Thày : Soạn bài,tranh vẽ, truyện kể về Bác.
 -Trò: Soạn bài , nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học :
 	Hoạt động 1:	 ổn định tổ chức:
	Hoạt động 2Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 -Thế nào là văn bản nhật dụng?Lấy ví dụ và nêu chủ đề của tác phẩm đó?
 	Hoạt động 3.Bài mới:
Hoạt động 1:	 ổn định tổ chức:
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 -Thế nào là văn bản nhật dụng?Lấy ví dụ và nêu chủ đề của tác phẩm đó?
 Hoạt động 3.Bài mới:
?Lối sống rất bình dị , rất Việt Nam ,
 rất phương đông của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
được biểu hiện như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận 
Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh ảnh.
?Hãy kể thêm những câu chuyện, đọc những vần thơ nói về lối sống giản dị của Bác?
?Tác giả đã bình luận như thế nào về lối sống đó?
- Không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo .
-Không phải tự thần thánh hoá ..
-Quan niệm thẩm mỹ .
?Em hiểu gì về hai câu thơ trong sgk?
?Như vậy , phong cách Hô Chí Minh có những vẻ đẹp nào?
?Nêu nhận xét về nghệ thuật ở P2?
GV: Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới .nhiều người đã nói ,đã viết ...Nhưng tác giả đã viết một cách giản dị , thân mật , trân trọng và ngợi ca .
? Tình cảm của em đối với Bác Hồ ?
? Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ?
Hoạt động 4	Củng cố : 
? Em hiểu từ “ Phong cách ” trong Phong cách Hồ Chí Minh nghĩa là gì ?
HS khoanh tròn vào phương án đúng :A
?Từ cách hiểu ở BT1 em hãy so sánh một vài điểm khác về nội dung của văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh "đối với văn bản 
"Đức tính giản dị của Bác Hồ " đã học ở lớp 7?
Hoạt động 5	 hướng dẫn	 - Chuẩn bị bài tiếp theo : "Các phương châm hội thoại"
2 Vẻ đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh:
-Là một chủ tịch nước .
+Nơi ở và làm việc đơn sơ .
 Nhà còn nhỏ 
 vài phòng 
 Đồ đạc mộc mạc 
+ Trang phục giản dị : quần áo , dép ....
+ Tư trang ít ỏi : va li con , vài vật kỉ niệm ....
+ Ăn uống đạm bạc : cá kho , rau luộc ..
+ Là lối sống thanh cao ,sang trọng .
+ Là lối sống rất dân tộc, Việt Nam 
-* Vẻ đẹp : 
-Truyền thống -hiện đại
-Dân tộc - nhân loại 
- Thanh cao - giản dị 
*Nghệ thuật 
 +Liệt kê.
+ So sánh , đối lập .
+ Bình luận ..
+..
 III. Tổng kết:
* Ghi nhớ : SGK 
IV. Luyện tập :
BT1: ''Phong cách ''
A.Lối sống , cung cách sinh hoạt , làm việc , hoạt động , ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó .
B. Đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật , biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại .
 C. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó ,khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng , ngữ âm , ngữ pháp .
D.Cả A,B,C đều đúng .
 BT2. 
 HS tự bộc lộ .
Ngày soạn :.........................
Ngày dạy: ..........................
Tuần 1-Tiết 3 
	Bài 1 : Tiếng việt 
Các phương châm hội thoại
************
A. Mục tiêu cần đạt : Học xong bài này HS cần có được:
1. Kiến thức - kĩ năng . 
 - Nắm được nội dung , phương châm về lượng và phương châm về chất .
 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp .
2. Thái độ . 
 + Nghiêm túc học tập .
 + Có ý thức vận dụng hợp lí những phương châm này trong giao tiếp .
B. Chuẩn bị .
 - Thầy : Soạn bài - bảng phụ 
 - Trò : Soạn bài .
C. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1. ổn định .
Hoạt động 2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh .
Hoạt động 3. Bài mới .
 Đọc đoạn đối thoại mục I1và trả lời câu hỏi :
?Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không ? 
-...."ở dưới nước "
 + Có nội dung thông báo .
 + Không đáp ứng điều mà An muốn biết vì " bơi" : di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể . An muốn biết cụ thể địa điểm bơi là ở sông , hồ nào ?..
?Cần trả lời như thế nào ?
? Từ đó em rút ra nhận xét gì ?
? Kể lại chuyện " Lợn cưới , áo
 mới " và cho biết vì sao truyện lại gây cười ?
?Hai nhân vật chỉ cần đối thoại như thế nào ? 
- Gây cười : Các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói .
-Bác có thấy ( con lợn nào ) chạy qua đây không ? 
 -( Nãy giờ)tôi chẩng thấy con lợn nào chạy qua đây cả .
? Từ đó em rút ra nhận xét gì ?
GV: Hai nhận xét trên giúp chúng ta tuân thủ đúng phương châm về lượng .
?Thế nào là phương châm về lượng .
* Làm BT1 SGK
- Vận dụng phương châm lượng để phân tích lỗi trong những câu sau :
a.Trâu là một loài gia súc ( nuôi ở nhà )
 nhà súc vật
 b. én là một loài chim ( có hai cánh)
 Tất cả các loài chim đều có hai cánh .
-> 2 câu đều thừa từ -> không đúng phương châm về lượng.
? Đọc truyện cười và cho biết truyện phê phán điều gì ?
- Truyện phê phán tính nói khoác .
?Trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
GV ghi ra bảng phụ .
 HS trong lớp chưa biết rõ A nghỉ học vì sao , khi thầy hỏi ,2 bạn trả lời :
 B:- Thưa thầy bạn ấy ốm .
 C: -Thưa thầy hình như bạn ấy ốm.
Em đồng ý với cách trả lời nào ? Tại sao ?
* Nếu nói điều mình phỏng đoán thì phải báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của điều đó chưa được kiểm chứng ( thêm từ ngữ : hình như , em nghĩ là...)
? Thế nào là phương châm về chất ?
Hoạt động 4	Củng cố -
? Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống ?
(GV trình bày ra bảng phụ )
?Phân loại những cách nói tuân thủ hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại đã học ?
? Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ ?
(HS thảo luận nhóm )
? Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt a, b?
(HS thảo luận nhóm )
Hoạt động 5 Hướng dẫn VN 
 - Làm BT5. Chuẩn bị bài tiếp theo:
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
I. Phương châm về lượng 
 1. VD , nhận xét .
 a. VD1.
-> Nói cho có nội dung .
Nội dung phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp .
b.VD2. Truyện " Lợn cưới , áo mới " 
-> trong giao tiếp , không nên nói ít hoặc nhiều hơn những gì cần nói .
2. Ghi nhớ : Phương châm về lượng 
II. Phương châm về chất .
 1. VD, ,,nhận xét .
- Truyện phê phán tính nói khoác .
-Trong giao tiếp , không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thực.
- Trong giao tiếp , đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực .
2.Ghi nhớ : Phương châm về chất 
 - Khi giao tiếp , đừng nói những điều :
+Mình không tin là đúng .
+ Không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập 
 BT2 
a.Nói có sách , mách có chứng .
b.Nói dối .
c. Nói mò .
d.Nói nhăng , nói cuội .
e.Nói trạng 
* Phương châm về chất .
-Tuân thủ : a
-Không tuân thủ : b,c,d,e.
BT3.
* Với các câu hỏi "Rồi có nuôi được không "? người nói ... ài: (Có văn bản kèm theo)
 II. Đáp án và biểu điểm: (Có văn bản kèm theo)
 Hoạt động 4*: Củng cố: GV thu và nhận xét giờ KT
 Hoạt động 5*: HDVN: Soạn bài: Thư, điện...
Ngày soạn......
Ngày dạy.....
Tiết 171+ 172 - Tuần 36
Bài 34: 
Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
**************
A.Mục tiêu cần đạt : Qua bài học này, giúp học sinh có được:
 1.Kiến thức, kĩ năng :
1. Giúp HS trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. Viết được bức thư, bức điện chúc mừng thăm hỏi.
2. Rèn kỹ năng viết thư, điện chúc mừng.
 2. Thái độ :
- Giáo dục HS ý thức bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm hoặc lời thăm hỏi với những tình cảm chân thành nhất tới người nhận.
 B. Chuẩn bị: Một số thư, điện.
 c. Hoạt động dạy-học:
Hoạt động1* ổn định lớp
Hoạt động2* Kiểm tra bài cũ: KT bài soạn
Hoạt động3*Bài mới:
HS đọc 4 trường hợp
? Hãy cho biết những trường hợp nào cần viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi?
- Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau
- Có những khó khăn trở ngại nào đó khiến người viết ko thể đến nơi trực tiếp.
- Chúc mừng: chia vui
- Thăm hỏi: chia buồn
? Mục đích viết thư điện?
- Chia vui: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận.
- Chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những khó khăn.
-> Bộc lộ tình cảm và sự sẻ chia chân thành.
? Cách viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi?
a. Cách viết thư (điện) chúc mừng:
- lí do
- Bộ lộ sự vui mừng, 
- Lời chúc mừng.
a. Cách viết thư (điện) thăm hỏi:
- lí do
- Bộ lộ sự sẻ chia, 
- Lời thăm hỏi.
=> Tình cảm chân thành.
? Em hãy tổng kết lại kiến thức cần ghi nhớ. Gv cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Tổ chức cho HS luyện tập: 
Bài 1: HS làm bài tập theo nhóm.
HS nhận xét, hoàn thành bài tập viết nội dung các bức điện chúc mừng, thăm hỏi.
Bài 2: Gv cho HS phát biểu:
a, Chúc mừng
b, Chúc mừng
c, Thăm hỏi
d, Thăm hỏi
e, Thăm chúc mừng
Bài 3 : HS tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện
Điền những thông tin cần thiết vào mẫu 
GV chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm hoàn chỉnh một bức điện
 Hoạt động 5: HDVN: 
Trả bài kiểm tra.
I. Những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng và hỏi thăm:
1. Ví dụ : a, b, c, d
2. Nhận xét: 
a, Những trường hợp cần gửi thư điện?
- Thư điện chúc mừng (a, b): Khi có những sự kiện vui mừng phấn khởi thực sự mang ý nghĩa.
- Thư điện thăm hỏi (c,d): Khi có những rủi ro, không may.
b, Có 2 loại:
- Chúc mừng: chia vui
- Thăm hỏi: chia buồn
c, Mục đích:
- Chia vui: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận.
- Chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những khó khăn.
-> Bộc lộ tình cảm và sự sẻ chia chân thành.
II. Cách viết thư điện: 
a. Cách viết thư (điện) chúc mừng:
- lí do
- Bộ lộ sự vui mừng, 
- Lời chúc mừng.
a. Cách viết thư (điện) thăm hỏi:
- lí do
- Bộ lộ sự sẻ chia, 
- Lời thăm hỏi.
=> Tình cảm chân thành.
* Ghi nhớ: Sgk Tr.204
III. Luyện tập:
Bài 1 : Điền vào mẫu
Bài 2 : Chọn các tình huống:
a, Chúc mừng
b, Chúc mừng
c, Thăm hỏi
d, Thăm hỏi
e, Thăm chúc mừng
Bài 3 : HS tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện
Ngày soạn......
Ngày dạy.....
Tiết 173 - Tuần 36
Trả bài kiểm tra văn 
*******************
	A.Mục tiêu: Qua bài này giúp học sinh có được: 
1.Kiến thức, kĩ năng: 
 - Ôn tập, hệ thống hóa lại kiến thức đã học về phần văn học đã học. Đối chiếu so sánh với đáp án để rút ra những kinh nghiệm và kĩ năng làm bài.
2. Thái độ:
 - Rút kinh nghiệm về phương pháp học và làm bài kiểm tra văn cả phần truyện và thơ.
	B .Chuẩn bị : 
Thầy: - Chấm bài, nhận xét .
 Trò: - Ôn tập và xem lại bài làm.
	C. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 ổn định tổ chức
Hoạt động 2 Kiểm tra bài cũ (Miễn) 
Hoạt động 3 Trả bài:
* Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề bài: 
GV cho HS đọc lại đề bài.
 - GV nêu yêu cầu và biểu điểm của đề bài (như tiết 155 tuần 32 )
 * Trả bài và nhận xét : 
- GV gọi một vài HS tự nhận xét bài làm của mình.
 - GV nhận xét chung:
 1- ưu điểm:
 - Đa số HS làm đúng toàn bộ phần trắc nghiệm chứng tỏ việc nắm kiến thức về thời gian ra đời, nội dung, nghệ thuật chính của các tác phẩm VH hiện đại tương đối tốt
 - Một số em có những hiểu biết tốt về ND và dụng ý nghệ thuật của các tác giả khi thể hiện qua tác phẩm của mình.
 2- Nhược điểm:
 - Nhiều em phân tích nhân vật chưa chính xác; Luận điểm chưa rõ ràng
 - Nhiều em còn có cách hiểu chưa chính xác về những tín hiệu nghệ thuật; kĩ năng viết đoạn để trình bày quan điểm của mình còn yếu.
 - Một số em chữ viết và cách trình bày còn cẩu thả.
 * Chữa lỗi điển hình trong bài làm: 
 - GV hướng dẫn cho HS tự chữa các lỗi trong bài làm của mình: chú ý vào lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt
 - GV gọi một vài HS kiểm tra về việc chữa lỗi.
Hoạt động 4) Củng cố : 
 - GV gọi điểm và ghi vào sổ.
 - Cho HS nhắc lại những nét chính về nghệ thuật và nội dung của các tác phẩm VH hiện đại. Nắm chắc hơn về đặc điểm của các nhân vật trong TP đó.
Hoạt động 5) HD về nhà: - Tự ôn tập và ghi nhớ các kiến thức cơ bản của phần VH hiện đại đã học.
I) Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề bài: 
II) Trả bài và nhận xét : 
1- ưu điểm:
 - Đa số HS làm đúng toàn bộ phần trắc nghiệm chứng tỏ việc nắm kiến thức về thời gian ra đời, nội dung, nghệ thuật chính của các tác phẩm VH hiện đại tương đối tốt.
 2- Nhược điểm:
 - Nhiều em phân tích nhân vật chưa chính xác; Luận điểm chưa rõ ràng
 - Nhiều em còn có cách hiểu chưa chính xác về những tín hiệu nghệ thuật; kĩ năng viết đoạn để trình bày quan điểm của mình còn yếu.
III) Chữa lỗi điển hình trong bài làm:
..............................................*****...................................................
Ngày soạn :........................
Ngày dạy :.........................
Tiết 174 – tuần 36
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
*******************
	A.Mục tiêu: Qua bài này giúp học sinh có được: 
1.Kiến thức, kĩ năng: 
 - Củng cố lại những kiến thức đã học phần Tiếng Việt. Hệ thống hóa kiến thức. Đối chiếu so sánh với đáp án để rút ra những kĩ năng làm bài.
 2. Thái độ:
 - Rút kinh nghiệm về phương pháp học và làm bài KT tiếng Việt.
	B .Chuẩn bị : 
Thầy: - Chấm bài , nhận xét .
 Trò: - Ôn tập lại .
	C. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 ổn định tổ chức
Hoạt động 2 Kiểm tra bài cũ (Miễn) 
Hoạt động 3 Trả bài:
* Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề bài: 
GV cho HS đọc lại đề bài.
 - GV nêu yêu cầu và biểu điểm của đề bài (như tiết 157 tuần 33 )
 * Trả bài và nhận xét : 
- GV gọi một vài HS tự nhận xét bài làm của mình.
 - GV nhận xét chung:
 1- ưu điểm:
 - Đa số HS làm đúng toàn bộ phần trắc nghiệm chứng tỏ việc nắm kiến thức về Tiếng Việt tương đối tốt.
 - Làm tốt phần xác định nghĩa tường minh và hàm ý.
- Viết đoạn văn vận dụng KT tiếng Việt tương đối tốt.
 2- Nhược điểm:
 - Nhiều em khả năng vận dụng kiến thức TV để làm bài chưa thật tốt. 
 - Nhiều em còn có cách hiểu chưa chính xác về những tín hiệu nghệ thuật; kĩ năng viết đoạn văn còn yếu.
 - Một số em chữ viết và cách trình bày còn cẩu thả.
 * Chữa lỗi điển hình trong bài làm: 
 - GV hướng dẫn cho HS tự chữa các lỗi trong bài làm của mình: chú ý vào lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt
 - GV gọi một vài HS kiểm tra về việc chữa lỗi.
Hoạt động 4) Củng cố : - GV gọi điểm và ghi vào sổ.
 - Cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học về tiếng Việt.
Hoạt động 5) HD về nhà: - Tự ôn tập và ghi nhớ các kiến thức cơ bản của phần TV đã học.
I) Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề bài: 
II) Trả bài và nhận xét : 
1- ưu điểm:
- Đa số HS làm đúng toàn bộ phần trắc nghiệm chứng tỏ việc nắm kiến thức về Tiếng Việt tương đối tốt.
 2- Nhược điểm:
 - Nhiều em khả năng vận dụng kiến thức TV để làm bài chưa thật tốt. 
III) Chữa lỗi điển hình trong bài làm:
Về nội dung:
Về diễn đạt:
..............................................*****...................................................
Ngày soạn......
Ngày dạy.....
Tiết 175 - Tuần 36
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm 
*******************
A. Mục tiêu cần đạt Qua bài này, giúp học sinh: 
1.Kiến thức, kĩ năng: 
- Giúp HS củng cố, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức để làm bài.
- Rèn kỹ năng tự nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh bài viết.
- Tích hợp toàn diện trong các bài tự luận.
2. Thái độ:
 - Rút kinh nghiệm về phương pháp học và làm bài KT tổng hợp.
	B .Chuẩn bị : 
Thầy: - Chấm bài, nhận xét .
 Trò: - Ôn tập lại.
C.Tổ chức các hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1.ổn định t/c : 9A1 44 -V :
 9A1 44 -V :
Hoạt động 2.Kiểm tra : (Miễn)
Hoạt động 3.Tiến trình lên lớp :
* Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề bài: 
GV nêu đáp án bài tập trắc nghiệm và bài tự luận (Theo đáp án chấm.Tiết 169+170- T 35).
* Trả bài và nhận xét : 
1- ưu điểm:
 + Về kiến thức: H nắm vững kiến thức, bài tập trắc nghiệm đúng 95%.
Kiến thức bài tự luận: H đã nắm vững nội dung và nghệ thuật của các bài thơ đã học.
 + Về kỹ năng: H biết vận dụng kỹ năng làm bài nghị luận văn học về thơ tương đối tốt. Hình thức trình bày khá rõ ràng. Bố cục, luận điểm rõ ràng, sắp xếp hợp lí...
 2- Nhược điểm:
 - Nhiều em phân tích thơ chưa chính xác; Luận điểm chưa rõ ràng chưa có sự sáng tạo và những cảm nhận riêng của mình.
 - Nhiều em còn có cách hiểu chưa chính xác về những tín hiệu nghệ thuật; kĩ năng viết đoạn để trình bày quan điểm của mình còn yếu.
- Chữ viết còn cẩu thả, chưa đẹp. 
* Chữa lỗi điển hình trong bài làm:
-(Tổ chức cho H chữa bài của mình và của bạn)
- Cho H tổng kết lại những bài học kinh nghiệm sau 2 học kỳ để chuẩn bị cho phương pháp, ý thức học ở những năm học tiếp theo.
*Đọc-Bình những đoạn văn, bài văn hay: Bài của: Liên, Thơ, Hương Giang, Hồng Nhung, Vân.
Hoạt động 4* Củng cố: G tổng kết ý thức và kết quả học tập của HS trong cả năm học vừa qua.
Hoạt động 5*HDVN: 
Chuẩn bị sách vở cho năm học tiếp theo.
Ôn lại toàn bộ kiến thức Ngữ Văn đã học trong chương trình cấp II. 
I) Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề bài: 
II) Trả bài và nhận xét : 
1- ưu điểm:
 + Về kiến thức: H nắm vững kiến thức, 95% bài tập trắc nghiệm đúng.
Kiến thức bài tự luận: H đã nắm vững nội dung và nghệ thuật của các bài thơ đã học.
 + Về kỹ năng: H biết vận dụng kỹ năng làm bài nghị luận văn học về thơ tương đối tốt. Hình thức trình bày khá rõ ràng. Bố cục, luận điểm rõ ràng, sắp xếp hợp lí...
 2- Nhược điểm:
 - Nhiều em phân tích thơ chưa chính xác; chưa sâu. Luận điểm chưa rõ ràng
 - Nhiều em còn có cách hiểu chưa chính xác về những tín hiệu nghệ thuật; kĩ năng viết đoạn để trình bày quan điểm của mình còn yếu.
III) Chữa lỗi điển hình trong bài làm:
IV.Đọc-Bình những đoạn văn, bài văn hay: Bài của: Liên, Thơ, Hương Giang, Hồng Nhung, Vân.
 Kiểm tra ngày .......tháng 05 năm 2009.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9 du dung duoc.doc