Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần số 27

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần số 27

LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Đặc điểm yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).

 2. Kĩ năng:

 - Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cho đúng với yêu cầu đã học.

 3. Thái độ:

 - Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích,

 ? Nêu nội dung các phần trong bài nghị luận ấy.(Ghi nhớ

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là vấn đề về nhân vật sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Để đi tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần số 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 -- TIẾT 124, *
Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Đặc điểm yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 2. Kĩ năng: 
 - Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cho đúng với yêu cầu đã học.
 3. Thái độ: 
 - Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, 
 ? Nêu nội dung các phần trong bài nghị luận ấy.(Ghi nhớ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là vấn đề về nhân vật sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Để đi tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:
GV: .Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
GV: Trước một đề TLV nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, em sẽ tiến hành theo các bước như thế nào? 
GV: Yêu cầu đối với một bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là gì?
GV: Đọc lại truyện ngắn “ chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
I/ CHUẨN BỊ Ở NHÀ: 
1. Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
2. Trước một đề TLV nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, em sẽ tiến hành theo các bước như thế nào? 
3. Yêu cầu đối với một bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là gì?
HOẠT ĐỘNG 2: 
GV: Cho đề bài: trong SGK.
GV: yêu cầu các nhóm ( lớp chia làm 
4 nhóm, thống nhất nội dung của các bước và cử đại diện trình bày, lớp nhận xét, cho điểm? 
GV: Chốt lại bằng bảng phụ? 
II/ LUYỆN TẬP TRÊN LỚP: 
 Đề văn: “ Cảm nhận của em về đoạn trích “ chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
1.BƯỚC 1; ( TÌM HIỂU ĐỀ) 
Thao tác
Nội dung
Thao tác 1:
- Đọc kĩ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng.
Thao tác 2:
- Xác định những yêu cầu của đề .
- Đọc kĩ đề 
- Gạch chân từ ngữ quan trọng “ Cảm 
nhận của em về đoạn trích “ chiếc lược
 ngà” của 
Nguyễn Quang Sáng 
1. Thể loại: Nghị luận: ( cảm nhận về 
một đoạn trích” 
2. Nội dung: Nhân vật ông Sáu và Bé 
Thu – Nhận xét đánh giá về nội dung
 và nghệ thuật qua đoạn trích? 
3. Phạm vi kiến thức: Đoạn trích 
“ chiếc lược ngà” 
HOẠT ĐỘNG 3: 
GV: Hướng dẫn học sinh thống nhất theo nhóm, cử đại diện trình bày, có nhận xét, cho điểm
GV: Chốt lại bằng bảng phụ.
2. BƯỚC 2: ( LẬP DÀN Ý ) 
DÀN BÀI CHUNG 
Thao Tác 
Nội dung 
1. Nêu và giới hạn vấn đề
2. Nhấn mạnh tầm qu an trọng của vấn đề 
3. Trích dẫn ( nếu có ) 
4. Phương hướng giải quyết vấn đề.
A.Mở bài: 
- Giới thiệu vài nét về tác phẩm, tác giả.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của
 đoạn trích.
Xác định hệ thống luận điểm , luận cứ
_ Chủ đề của đoạn trích? sự triển khai chủ đề thành các khía cạnh ( các phương diện) 
- Đặc sắc nghệ thuật của đọa n trích? 
B/Thân Bài: 
1. Luận điểm 1: Tình cha con sâu nặng.
a/ Luận cứ 1: Tình cảm của bé Thu
 với cha
- Trong hai ngày đầu 
- Trong buổi chia tay 
=> Khái quát về tính cách, tình cảm
 của bé Thu.
b/ Luận cứ 2: Tình cảm của ông Sáu
 đối với con 
- Trong đợt nghỉ phép
- Sau đợt nghỉ phép 
=> Khái quát tình cảm, tính cách của
 ông Sáu 
2. Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện.
a. Luận cứ 1: Cốt truyện, tình huống truyện., chi tiết nghệ thuật 
b. Luận cứ 2: Nghệ thuật kể chuyện
 ( ngôi kể thứ nhất, người kể chủ động) 
c. Luận cứ 3: Nghệ thuật xây dựng 
nhân vật.
d. Luận cứ 4: Ngôn ngữ.
- Tóm tắt nội dung và nghệ thuật, khái quát ý nghĩa.
C.Kết bài: 
- Tư tưởng chủ đề của đoạn trích
- Tình cảm gia đình thời hiện đại
HOẠT ĐỘNG 4: 
GV: Viết phần mở bài, một đoạn phần thân bài, kết bài? 
GV: Khi viết bài cần lưu ý những yêu cầu gì? 
3. BƯỚC 3: ( VIẾT BÀI) 
- Viết phần mở bài
- Viết một đoạn trong phần thân bài 
- Viết kết bài
4/ BƯỚC 4: ( ĐỌC LẠI VÀ SỬA CHỮA) 
- Dùng từ, câu, ngữ pháp 
- Liên kết câu, đoạn 
- Chính tả 
4. Củng cố:
 _ Yêu cầu học sinh hoàn thành bài vào vở
 _ Về nhà tậ p viết tiếp phần mở bài , kết bài , một đoạn trong phần thân bài.
 _ Yêu cầu viết vào vở.
5.Dặn dò:
 _ Có thể viết bằng nhiều cách khác nhau.
_ Chuẩn bị bài: “ Mây và sóng”
TUẦN 27
TIẾT 125
Văn bản:
MÂY VÀ SÓNG
Ta – go (Nguyễn Khắc Phi dịch)
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả. 
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với người sống trên “mây và sóng”.
 - Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tượng tượng bay bổng của tác giả.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc – Hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
 - Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
 3. Thái độ: 
 - Biết yêu thương và kính trong mẹ.
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con.
 ? Người cha, qua việc dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 Nhắc lại các bài thơ đã học về tình mẫu tử. Đó là tình cảm thiêng liêng cao quý của mỗi con người. Một tác phẩm trở thành bài ca bất diệt về tình cảm ấy là “Mây và sóng” (Tago).
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
- HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ( Theo nội dung SGK)
? Nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- GV: Nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác bài thơ và một số sáng tác của ông.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản ,Phân tích văn bản
- GV nêu yêu cầu đọc. đọc mẫu, gọi học sinh đọc.
- Yêu cầu giọng đọc thay đổi và phân biệt giữa lời kể của em bé với những lời đối thoại giữa em bé với người ở trên mây và trong sóng.
? Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu ý mỗi đoạn.
- HS: Thảo luận ,trình bày
? Thể loại văn bản? chủ thể trữ tình là ai?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ.
2. Tác phẩm: 
- Bài thơ Mây và sóng in trong tập Si-su(Trẻ thơ) xuất bản năm 1909.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Đọc văn bản
b. Bố cục: Chia làm hai phần
1. Bài thơ là lời của ai nói với ai? 
2. Các phần có gì giống và khác nhau (số dòng thơ , cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức khổ thơ...).Tác dụng của chổ giống và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ? 
3. Câu thơ trong bài thơ có gì đặc biệt? 
- Bài thơ là lời của em bé nói với mẹ như một lời thủ thỉ, tâm tình.
- Lời của em bé có thể chia làm 2 phần 
+ Phần 1 : Từ đầu « Mẹ ơ !..........xanh thẳm » 
+ Phần 2 : « Trong sóng .....ở chốn nào » 
- Giống nhau : Số câu thơ của từng phần về biện pháp ẩn dụ mây và sóng , có những lời rủ rê, cớ lời từ chối, có trò chơi của bé.
- Khác nhau :
+ Phần 1 : Nói với những người trên mây.
+ Phần 2 : Nói với những người trên sóng 
- Tác dụng : Thể hiện tình yêu mẹ của bé trọn vẹn, sâu sắc, trào dâng, mảnh liệt.
- Các câu thơ giống như văn xuôi, không có vần, dài ngắn khác nhau nhưng vẫn có nhạc điệu.
c. Phương thức biểu đạt: Trữ tình chủ thể là em bé
d. Phân tích :
HOẠT ĐỒNG 3:
GV:Lời mời gọi của mây và sóng được miêu tả như thế nào 
GV : Em có nhận xét gì về lời mời của mây và sóng? 
GV : Đứng trước lời mời gọi , sự lựa chọn của em bé đã thắc mắc điều gì ? 
GV : Em bé có muốn đi chơi cùng mây và sóng hay là không ? 
GV : Em bé đã từ chối bằng những biện luận nào ? 
GV : Vì sao mà em bé từ chối lời mời của mây và sóng ? 
GV : Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẫu tử bài thơ còn gợn cho ta suy ngẫm điều gì nửa ? 
( Hạnh phúc không phải điều gì xa xôi bí ẩn ở đâu mà nó ở ngay trong cuộc sống chúng ta)
GV : em hiểu gì về bé qua lời từ chối ? ( Bé yêu mây và sóng nhưng bé mẹ mình hơn) 
=> Yêu mẹ tha thiết, đầm thắm, không muốn rời xa mẹ.
Tình mẫu tử 
 Ngao du nơi này nơi nọ
Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà.
Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được
Chơi với bình minh vàng, vầng trăng bạc
Hấp dẫn
Mây
1. LỜI MỜI GỌI CỦA MÂY VÀ SÓNG : Lời mời gọi
Sóng
Nhưng làm thế nào để mình lên đó được
Muốn đi
Mẹ mình đang đợi ở nhà 
Từ chối 
GV: Bé đã sáng tạo ra một trò chơi thứ nhất là gì? 
GV: ý nghĩa của trò chơi đó? 
GV: Bé đã sáng tạo ra một trò chơi thứ hai là gì? 
GV: ý nghĩa của trò chơi đó? 
GV: Nghệ thuật của khổ thơ? 
 Bình : Trò chơi của bé đã lẫn trộn giữa cái ảo và cái thực hiện hữu , biến cái không thể thành cái có thể “ Mây, trăng, trời” của thế giới thiên nhiên đã chuyển hóa thành con, mẹ và mái ấm gia đình của cuộc đời trần thế.
Bình: Ý nghĩa tả thực những câu thơ diễn tả hình tượng con sóng vỗ vào bờ, liếm vào bãi cát, rồi rút ra xa, lại vỗ vào 
=> Không ai có thể tách rời, phân biệt và chia cắt tình mẫu tử, đó là tình thiêng liêng bất diệt.
2/ TRÒ CHƠI CỦA BÉ: 
a) Trò chơi thứ nhất: 
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng 
- Mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
b) Trò chơi thứ hai : 
- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ
- Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vào tan vào lòng mẹ
=> Nghệ thuật : Đội thoại và đối thoại,ẩn dụ. 
=> Hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử.
HOẠT ĐỘNG 4: 
GV: Nhận xét khái quát về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ? 
GV: Tóm tắt tư tưởng chủ đề của văn bản?
3 .Tổng kết, ( Ghi nhớ SGK/74)
a. Nghệ thuật : 
- Bài thơ có bố cục hai phần giống nhau( Thuật lại lời rủ rê- thuật lại lời từ chối và lí do từ chối- Trò chơi do em bé sáng tạo) nhưng không trùng lặp ý và lời.
- Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh kì ảo nhưng vẫn sinh động và chân thực và gợi nhiều liên tưởng..
b. Nội dung :
- Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
IV/ LUYỆN TẬP: 
1/ Em còn biết những bài thơ, truyện ngắn, bài hát nào, nói về tình mẫu tử? 
2/ nếu vẽ tranh về đề tài tình mẫu tử, em sẽ vẽ đoạn nào? Vì sao ? 
4.Củng cố:
 _ Học thuộc lòng bài thơ.
 _ Tóm tắt vài nét về tác giả, tác phẩm? 
_ Nội dung bài thơ?
5. Dặn dò:
 _ Học thuộc lòng nội dung bài học.
_ Chuẩn bị bài: “Ôn tập”
Tuần : 27
TIẾT 126
Tiếng Việt : 
 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
 - Xác định nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
 - Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
 - Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
 - Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
 - Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3. Thái độ: 
 - Biết sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong giao tiếp
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 Tình huống: Một học sinh đến lớp muộn, cô giáo có thể nói: 
Em đến muộn 10 phút ( hoặc) 
Em cho biết bay giờ là mấy giờ? 
Hai cách nói đó có cùng một nội dung, thông tin không? Những cách nói đó thể hiện nghĩa của câu như thế nào? Bài học sẽ giúp ta giải quyết từng vấn đề?
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
* Đoạn văn trích (SGK trang 74, 75)
- GV: Dùng bảng phụ 
- 2 HS đọc ngữ liệu
? Trong đoạn trích anh thanh niên đó nói những câu nào?
? Qua câu “Trời ơi... phút !”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? .
- Hs: Trả lời.
? Em hãy suy nghĩ xem vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?
Hs : Thảo luận nhóm
- Anh không muốn nói thẳng điều đó vì :
- Có thể do anh ngại ngùng
- Muốn che giấu tình cảm của mình
? Câu nói thứ hai của anh thanh niên “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” có ẩn ý gì không ?
- Hs : Câu nói không có ẩn ý,
? Qua ngữ liệu trên, cho biết thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
? Cho ví dụ ở đó người nói có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
* Xét Ví dụ: Đoạn văn trích (SGK trang 74, 75)
+ Đoạn trích có hai câu nói của anh thanh niên
+ Câu nói: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”
à Anh thanh niên muốn nói thêm rằng anh rất tiếc vì thời gian còn lại quá ít
+ Anh thanh niên không nói thẳng vì:
- Có thể do anh ngại ngùng
- Muốn che giấu tình cảm của mình
=> Cách nói của anh thanh niên ở trên được gọi là câu nói chứa hàm ý.
+ Câu nói: “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” 
à Câu nói không có ẩn ý, câu nói này thông báo với cô gái việc cô để quên chiếc khăn mùi soa ở trên bàn. Nội dung thông báo này được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong lời nói. => câu nói mang nghĩa tường minh
2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK/75)
 II/ LUYỆN TẬP: 
1/ Đọc đoạn văn trong : “ Lặng lẽ sa Pa”: 
Câu: “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” . Tặc lưỡi-> là cử chỉ diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.
Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái: 
Mặt đỏ ửng ( ngượng) 
Nhận được chiếc khăn ( không tránh được) Thái độ của cô gái quá bối rối 
Quay vội đi ( quá ngượng) 
=> Cô ngượng vì định kín đáo để lại chiếc khăn làm kỉ vật anh thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà, tưởng cô bỏ quên nên trả lại.( Ngượng với anh thanh niên thì ít mà ngường với ông họa sĩ nhiều vì ông họa sĩ trải nghiệm đời.( Đó là đặc trưng của ngôn ngữ hình tượng) 
2/ Hãy cho biết hàm ý của các câu in đậm: 
Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá -> Ông (họa sĩ) chưa kịp uống nước chè.
3/ Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và ch biết nội dung hàm ý? 
Cơm chín rồi -> Mời ba vô ăn cơm
4/ Tìm câu chứa có chứa hàm ý:
a)- Hà, nắng gớm, về nào-> Không chứa hàm ý , chỉ là câu nói đánh trống lãng.
b) – Tôi thấy người ta đồn -> Không chứa hàm ý , chỉ là câu nói bỏ lửng.
4. Củng cố:
 _ Thế nào hàm ý trong câu? 
_ Thế nào là nghĩa tường minh?
5. Dặn dò:
 _ Học thuộc lòng nội dung bài học.
_ Chuẩn bị bài: “Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ”
TUẦN 27
TIẾT 127
Tập làm văn: 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Đặc điểm yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Tạo lập một văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
 3. Thái độ: 
 - Biết nhận diện và ra thể loại nghị luậ về một đoạn thơ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Trong những giờ học trước,các em đã được tìm hiểu một số dạng ở bài văn nghị luận. NLvề một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một dạng của bài văn nghị luận, đó là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Hoạt động
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh đọc đoạn văn trong SGK trang 76,77 và trả lời các các hỏi? 
GV: Vấn đề nghị luận của văn bản trên là gì?
I/ TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ: 
1. Vấn đề nghị luận ? 
 Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha, chân thành của Thanh Hải.
HOẠT ĐỘNG 2: 
GV: Tìm ranh giới phần mở bài? Nội dung phần mở bài giới thiệu vấn đề gì? 
GV: Tìm ranh giới phần thân bài? 
GV: Tìm luận điểm1 ( lưu ý đoạn từ “ Hình ảnh mùa xuân .thật đáng yêu” 
GV: Luận điểm ấy được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào? 
GV: Tìm luận điểm 2 ( lưu ý đoạn từ “ Bức tranh .tâm tình” 
GV: Luận điểm ấy được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào? 
GV: Tìm luận điểm 3 ( lưu ý đoạn từ “ Từ rung cảmmùa xuân” 
GV: Luận điểm ấy được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào? 
2. BỐ CỤC VÀ LUẬN ĐIỂM CỦA VĂN BẢN: 
Bố cục
Luận điểm
Luận cứ
a) Mở bài : Từ đầu: “ Mùa xuân trân trọng” 
Luận điểm xuất phát: Giới thiệu bài thơ : “ Mùa xuâ nnho nhỏ” thể hiện khát vọng hòa, dâng hiến cho đời nhập
b) Thân bài: Tiếp theo đến : “.hình ấy của mùa xuân” 
Luận điểm 1
( Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa ) 
+ Mùa xuân thiên nhiên, đất nước
+ Mùa xuân của lòng người
Luận điểm 2: 
( Mùa xuân hiện lên trong cảm xúc tha thiết trìu mến của nhà thơ) 
+ Hình ảnh mùa xuân cụ thể 
+ Hình ảnh thể hiện qua cảm xúc
+ Hình ảnh liên tưởng
Luận điểm3
( Nguyện ước hòa nhập, hiến dâng cho đời) 
+ Ước nguyện 
+ Bình về ước nguyện 
c) kết bài: “ Như vậy bạn đọc” 
Đánh giá, giá trị bài thơ 
HOẠT ĐỘNG 4: 
GV: Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản? 
GV: Cách diễn đạt trong từng đoạn văn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không? 
Mỗi luận điểm được triển khai trong một đoạn văn.Bố cục liên kết các phần rất tự nhiên và gắn kết, thể hiện bố cục bài nghị luận ở 3 phần rõ rệt.
Cách diễn đạt thể hiện thái độ tin yêu, tình cảm thiết tha và sự đồng cảm với nhà thơ.
1. Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ bào thơ? Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó.
2. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện như thế nào? Được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu .bài văn nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.
3. Bố cục bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Rõ ràng, mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện sự rung động chân thành của người viết.
II/ LUYỆN TẬP: 
1/ Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đạc sắc này.
Bài văn có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca.
Mạch cảm xúc tự nhiên của bài thơ được thể hiện trong một kết cấu chặt chẻ, giàu sức gợi mở.
Mùa xuân của đất nước vất vả, gian lao và cũng tràn đầy niềm tin, hy vọng.
Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ, sâu lắng trong ca Xứ Huế
4.Củng cố:
- Vấn đền nghị luận của bài văn trên? 
- Các luận điểm của bài văn trên? 
- Các luận điểm ấy được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào? 
- Bố cục của văn bản? 
- Nhận xét về cách diễn đạt luận điểm trong từng đoạn văn bản? 
5.Dặn dò:
 _ Học thuộc lòng ghi nhớ trong SGK.
 _ Chuẩn bị bài: “ Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ”

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(49).doc