Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần số 28

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần số 28

 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm vững hơn nữa cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Đặc điểm yêu cầu và đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 2. Kĩ năng:

 - Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Tạo lập một văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 3. Thái độ:

 - Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 - Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, các yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần số 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 
TIẾT 128 --* 
Tập làm văn: 
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững hơn nữa cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Đặc điểm yêu cầu và đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 2. Kĩ năng: 
 - Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ..
 - Tạo lập một văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
 3. Thái độ: 
 - Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, các yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể.
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh đọc 8 đề trong SGK trang 79,80?
GV: Các đề bài trên giống và khác nhau như thế nào? 
I/ ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ: 
1Giống nhau và khác nhau: 
Giống nhau 
Khác nhau
Các đề đều yêu cầu phải nghị luận về một đoạn, bài thơ.
- Từ: “ Phân tích” :Phương 
pháp nghị luận 
- Từ: “ Cảm nhận” : Nêu cảm 
thụ của người viết 
- Từ: “ Suy nghĩ” : yêu cầu 
nhấn mạnh tới nhận định, 
đánh giá của người viết.
-Không có lệnh: Người viết 
bày tỏ ý kiến của mình về vấn
 đề nêu ra trong đề bài.
HOẠT ĐỘNG 2: 
GV: Cho học sinh đọc đề bài và phần a) trong SGK?
( Đề: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh )
GV: Các thao tác của tìm hiểu đề bài? 
+ Đọc kĩ đề bài 
+ Xác định những yêu cầu của đề bài.
GV: Đặt những câu hỏi để tìm ý cho bài thơ? 
GV: Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Địa điểm nào? Thể hiện tâm trạng như thế nào? 
GV: Trong xa cách nhà thơ nhớ quê hương như thế nào? 
GV: Bài thơ có câu thơ, hình ảnh nào gây cho em ấn tượng sâu sắc? 
II/ CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ,BÀI THƠ: 
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: 
a) BƯỚC 1: ( Tìm hiểu đề và tìm ý) 
Tìm hiểu đề: 
Thể loại: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Nội dung: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương” 
Giới hạn kiến thức: Bài thơ “Quê hương” 
Tìm ý: 
- Năm 1939, ở quê hương của Tế Hanh, tâm trạng nhớ quê hương.
- Bằng tất cả tình cảm cảm tha thiết của mình
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi , cảnh trở về, cảnh nghỉ ngơi.
HOẠT ĐỘNG 3: 
GV: Em có nhận xét gì về cách mở bài? 
( Giới thiệu bài thơ, nêu cảm nhật khái quát) 
GV: Em có nhận xét gì về cách lập luận trong phần thân bài? ( Thử hoàn chỉnh các luận điểm cơ bản và triển khai) 
GV: Em có nhận xét gì về kết bài? 
 Tổng hợp lại những điều đã phân tích, khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ) 
b) BƯỚC 2: ( LẬP DÀN Ý ) 
DÀN BÀI CHUNG 
Mở bài.
- Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ,
 bài thơ .
Thân bài. 
- Nêu các luận điểm chính của đoạn thơ, bài thơ.
( Trình bày những suy nghĩ đánh giá nội dung và 
nghệ thuật) 
Mỗi luận điểm được triển khai thành các luận 
cứ.
Luận điểm 1
-Tình yêu làng tha thiết,
 trong sáng,đậm đà
Luận điểm 2
Hồi ức về cảnh đoàn thuyền
 đánh cá
+ Cảnh ra khơi 
+ Cảnh trở về 
+ Cảnh làng chài sau khi trở về 
Luận điểm 3
Nỗi nhớ động lại)
Kết bài
- Đánh giá chung về tác giả, tác phẩm 
HOẠT ĐỘNG 4: 
GV: yêu cầu của việc viết bài? 
+ Dựa vào dàn bài, viết thành văn
+ Chú ý sự liên kết giữa các phần, đoạn bài
GV: cho học sinh viết theo nhóm , mỗi nhóm viết một đoạn hoặc một luận điểm để cho đọc trước lớp( Nếu có thời gian)? 
c) BƯỚC 3: ( VIẾT BÀI) 
- Viết phần mở bài
- Viết một đoạn trong phần thân bài 
- Viết kết bài
d) BƯỚC 4: ( ĐỌC LẠI VÀ SỬA CHỮA) 
- Dùng từ, câu , ngữ pháp 
- Liên kết câu , đoạn 
- Chính tả 
HOẠT ĐỘNG 5: 
GV: Cho học sinh đọc đoạn văn “quê hương trong tình thương, nỗi nhớ” và trả lời câu hỏi? 
GV: Tìm ranh giới phần mở bài, thân bài, kết bài? Ý chính của từng phần? 
GV: Nhận xét sự liên kết giữa các phần? 
( Các phần , luận điểm liên kết chặt chẻ với nhau) 
2/ CÁCH TỔ CHỨC LUẬN ĐIỂM: 
a) Mở bài: “ Quê hương khởi đầu rực rỡ” 
- Nêu ý kiến đánh giá về tác giả
- Đánh giá tác phẩm cần bình luận
b) Thân bài: “ Nhà thơ..kì diệu”
- Những nhận xét đánh giá về tình yêu quê hương 
- Những hình ảnh đẹp khi ra khơi 
- Cảnh trở về tấp nập 
- Hình ảnh người dân chài 
c) Kết bài: “ Một tâm hồn .thắm thiết” 
- Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ
- Những ý kiến, suy nghĩ của người viết 
GV: Văn bản có tính thuyết phục không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
- Có. Vì tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng. Điều đó chứng tỏ người viết đã cảm thụ bài thơ khác sâu sắc , tinh tế
- Muốn viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì nhất thiết phải đọc, phải cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ ấy. Cảm nhận càng sâu sắc thì bài viết càng có tính thuyết phục và sức hấp dẫn đối với người đọc.
4. GHI NHỚ: 
a. Bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
- Mở bài: Giới thiệu bài đoạn thơ, bài thơ và bước đầu tiên nêu nhận xét, đánh giá của mình.
- Thân bài: lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
b.Yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
- Cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết.
- Những nhận xét, đánh giá phải gắn với phân tích, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của tác phẩm.
III/ LUYỆN TẬP: 
Phân tích khổ thơ đầu bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý ( Thể loại, nội dung , giới hạn kiến thức) 
Bước 2: Lập dàn ý 
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa
4
CỦNG CỐ 
- Bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
- Yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
5
DẶN DÒ 
_ Học thuộc lòng ghi nhớ SGK.
_ Chuẩn bị bài: “ Ôn tập về thơ ”
TUẦN 27
TIẾT 129+ 130
Văn bản:
ÔN TẬP VỀ THƠ
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hệ thống và nắm lại những kiến thức về cacd văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
2. Kĩ năng: 
 - Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về tác phẩm thơ đã học.
 3. Thái độ: 
 - HS có ý thức tự ôn tập bài ở nhà.
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 Nhắc lại các bài thơ đã học à Dẫn vào bài ôn tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
NỘI DUNG
1/ LẬP BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ĐÃ HỌC TRONG SÁCH NGỮ VĂN 9:
TT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại 
Nội dung 
Nghệ thuật
01
Đồng chí 
Chính Hữu 
1948
Tự do
 Bài thơ ca ngợi tình đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì kháng chống Pháp.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, giản dị, chân thực, cô động, giàu sức biểu cảm.
02
Bài thơ về tiêu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn.
- Lựa chọn chi tiết độc đáo 
- Giọng điệu ngang tàng..
03
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận 
1958
7 chữ 
Vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên hòa với vẻ đẹp của con người lao động mới.
- Từ ngữ giàu hình ảnhh
- Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa.
04
Bếp lửa 
Bằng Việt 
1963
Tự do 
Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức huy sinh.
- Hồi tưởng kết hợp với biểu cảm, miêu tả.
05
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Nguyễn Khoa Điềm 
1971
Tự do
Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
06
Ánh Trăng 
Nguyễn Duy
1978
5 chữ 
- Ân tình của tác giả đối với vầng trăng.
- Nhắc nhở cách sống ân nghĩa, thủy chung.
- Ẩn dụ kết hợp với tự sự và biểu cảm.
07
Con cò 
Chế Lan Viên
1962
Tự do 
- Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người.
- Vận dụng sáng tạo ca dao 
- Biện pháp: ẩn dụ.
08
Mùa xuân nho nhỏ 
Thanh Hải 
1980
5 chữ 
Bài thơ thể hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và niềm khát vọng hiến dâng cho đời, cho cuộc sống.
- hình ảnh thơ gản dị.
- Nghệ thuật: ẩn dụ, điệp từ..
09
Viếng lăng Bác 
Viễm Phương 
1976
Tự do 
- Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác khi vào thăm lăng Bác.
- Giọng thơ trang trọng thiết tha 
- Nghệ thuật : ẩn dụ
10
Sang Thu 
Hữu Thỉnh
1977
5 chữ 
- Bài thơ thể hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
- hình ảnh thơ giàu cảm xúc
- Nghệ thuật: ẩn dụ.
11
Nói với con 
Y Phương 
1980
Tự do 
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương thấm thiết của cha mẹ dành cho con, tình yêu, niềm tự hòa về quê hương đất nước.
- Giọng điệu tâm tình tha thiết, trìu mến.
- Xây dựng hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm
2/ GHI LẠI TÊN CÁC BÀI THƠ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN: 
PHƯƠNG PHÁP
GIAI ĐOẠN
TÊN VĂN BẢN
1. Nhìn bức tranh để nêu nội dung bài bài thơ?
Haõy giôùi thieäu veà töïa ñeà, vaøi neùt veà taùc giaû, hoaøn caûnh saùng taùc.
Haõy ñoïc thuoäc loøng moät ñoaïn thô minh hoaï theo tranh 
Trình baøy caûm nghó ñoaïn thô vöøa ñoïc.
a) Giai đoạn:1945- 1954
- Đồng chí
b) Giai đoạn: 1954- 1964
- Đoàn thuyền đánh cá
- Con cò 
- Bếp lửa
c) Giai đoạn: 1965 – 1975
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính
d) Sau năm 1975
- Ánh trăng 
- Viếng lăng Bác 
- Mùa xuân nho nhỏ 
- Nói với con 
- Sang Thu 
3/ NHẬN XÉT VỀ NHỮNG ĐIỂM CHUNG VÀ RIÊNG QUA 3 BÀ I THƠ: ( Khúc hát ru những em bé lớm trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng) 
a) Điểm chung 
- Ca ngợi tình mẹ con đằm thắm, thiêng liêng.
b) Điểm riêng
Thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước.
Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người.
Thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của con.
 4/ NHẬN XÉT VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH VÀ TÌNH ĐỒNG ĐỘI CỦA HỌ TRONG HAI BÀI THƠ: ( Đồng chí, tiểu đội xe không kính , ánh trăng ) 
Chung 
Hình ảnh người lính qua các cuộc kháng chiến với vẻ đẹp trong tâm hồn 
Nét riêng 
Đồng chí 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
Ánh Trăng 
Người lính trong kháng chiến chống pháp.
Người lính chống Mĩ 
Tâm sự của người lính đã qua cuộc chiến tranh
Tình đồng đội dựa trên cơ sở chung cảnh ngộ, gian lao, lí tưởng chiến đấu 
Tình thần dũng cảm bất chất, khó khăn, nguy hiểm, lạc quan.
Gợi lại kỉ niệm 
Hình ảnh biểu tượng
“ Đầu súng trăng treo”
Hình ảnh biểu tượng
“ Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Hình ảnh biểu tượng
“ Trăng tròn vành vạch”
5/ NHẬN XÉT BÚT PHÁP XÂY DỰNG HÌNH ẢNH THƠ TRONG CÁC BÀI THƠ: 
( Đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng, mùa xuân nho nhỏ, con cò) 
Tên văn bản
Bút pháp xây dựng hình ảnh
Đoàn thyền đánh cá
( Huy Cận)
Bút pháp lãng mạn .
Hình ảnh đặc sắc: “ câu hát căn buồn với gió khơi
 Đoàn thuyền chạy đau cùng mặt trời” 
Ánh trăng
( Nguyễn Duy)
Hình ảnh gơi tả, ý nghĩa khái quát, lời tự tình ăn năn, ân hận với chính mình
HÌnh ảnh đặc sắc: “Trăng cứ tròn vành vạch” 
Mùa xuân nho nhỏ
( Thanh Hải)
Bút pháp hiện thực và lãng mạn đậm đà chất Huế.
Hình ảnh đặc sắc: “ Mùa xuân nho nhỏ” 
Con cò
( Chế Lan Viên)
Kết hợp tính dân tộc và hiện đại, phát triển hình ảnh con cò trong ca dao 
Hình ảnh đặc sắc: “ Cánh cò trắng lại bat hoài không nghĩ” 
6/ PHÂN TÍCH MỘT KHỔ THƠ MÀ EM THÍCH TRONG CÁC BÀI THƠ ĐÃ HỌC: ( Học sinh tự làm) 
4
CỦNG CỐ 
- Nắm được nội dung các văn bản đã học: ( Tác giả, tác phẩm, nội dung , nghệ thuật) 
- Điểm giống và khác nhau của các văn bản? 
5
DẶN DÒ 
_ Học thuộc lòng các bài thơ.
_ Chuẩn bị bài: “ Nghĩa tường minh và hàm ý ( TT)” 
Tuần: 28
TIẾT 131
Tiếng Việt : 
 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
 2. Kĩ năng: 
 - Giải đoán và sử dụng hàm ý.
 3. Thái độ: 
 - Biết sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong giao tiếp
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
? Như thế nào là nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý?
? Cho ví dụ về nghĩa hàm ý và tường minh? 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
Đọc đoạn thoại sau và xác định câu có chứa hàm ý. Cho biết nội dung của hàm ý.
	*Thầy giáo đang giảng bài thì một học sinh bước vào.
	HS: - Thưa thầy cho em vào lớp ạ!
	Thầy: - Bây giờ là mấy giờ rồi hả?
	( Phê bình bạn học sinh đó đi học trể )
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Cho học sinh đọc phần I trong SGK trang 90? 
GV: Tìm các câu in đậm trong đoạn trích trên?
- Học sinh đọc bài 
+ Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nửa thôi(Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống)
+ Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài (Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc)
GV: Nêu hàm ý của những câu in đậm? 
GV: Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? 
àVì chị Dậu rất đau lòng phải bán con nên không thể nói thẳng ra điều đó. 
GV: Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hợn?
 → Hàm ý câu thứ 2 rõ hơn cái Tí không hiểu được câu thứ nhất nên nói hỏi mẹ: “ Vậy bữa sau con ăn ở đâu?
GV: Chi tiết nào trong đoạn trích cho ta thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? 
═> Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc
GV: Vậy theo, em để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào? 
I./ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý: 
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét: 
a) Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nửa thôi.=> Hàm ý : Sau bữa ăn này con không còn được ăn ở nhà nữa. Mẹ đã bán con
b) Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài => Hàm ý : U bán con cho nhà Nghị thôn Đoài.
Giảng: 
Như vậy cả hai câu nói của chị Dậu đều chứa hàm ý – chị Dậu đã có ý thức đưa vào câu nói nhưng không phải câu nào cái Tí cũng được.
3/ GHI NHỚ: 
- Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe( người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
II/ LUYỆN TẬP: 
1/ a)	Người nói: anh thanh niên.
	Người nghe: ông họa sĩ và cô gái.
	Hàm ý câu in đậm: “Mời bác và cô gái vào uống nước”
	Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết: “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà” và “ngồi xuống ghế
Người nói: anh Tấn.
	Người nghe: chị Hai Dương (nàng Tây Thi đậu phụ)
	Hàm ý câu in đậm:”Chúng tôi không thể cho được.”
	Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có”
Người nói: Thúy Kiều 
Người nghe: Hoạn Thư 
Hàm ý câu nói 1: Mới mẻ, giễu cợt
Hàm ý câu nói 2: Hãy chuẩn bị nhân sự báo oán.
2/ Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây: 
Hàm ý câu in đậm: “chắt giùm nước để cơm khỏi nhão”.
Em bé phải dùng hàm ý vì đã nói thẳng rồi mà không có hiệu quả. Hơn nữa, lần thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách ( tránh để lâu cơm nhão )
Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu vẫn ngồi im”
3/ Điền vào lượt lời của B trong đoan thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối:
	A: Mai về quê với mình đi!
	B: rất tiếc mình đã nhận lời Hoa rồi ! 
	A: Đành vậy.
	4/ Tìm hàm ý của Lỗ Tấn: 
 Tuy hi voïng chöa theå noùi laø thöïc hay hö nhöng neáu coá gaéng thöïc hieän thì coù theå ñaït ñöôïc
4
CỦNG CỐ 
_ Thế nào hàm ý trong câu? 
_ Các điều kiện của hàm ý ?
5
DẶN DÒ 
_ Học thuộc lòng nội dung bài học.
_ Chuẩn bị bài: “Kiểm tra văn ( phần thơ) ”

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(50).doc