Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1955 đến 1964

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1955 đến 1964

Vợ chồng A Phủ

 - Tô Hoài-

YÊU CẦU: Giúp HS:

 - Cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm, thấy rõ số phận bi thảm của người dân Tây Bắc dưới chế độ cũ và tinh thần đấu tranh để tự giải phóng của họ.

 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài: kể chuyện lôi cuốn, mô tả tinh tế diễn biến tâm lý nhân vật, dựng cảnh sinh động và gợi cảm, ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất tạo hình.

NỘI DUNG LÊN LỚP:

 A. Kiểm tra bài cũ:

 1. Đọc 7 dòng thơ đầu bài thơ Đất nước của NĐT, nêu được những điểm dặc sắc của đoạn thơ đó.

 2. Đọc những câu thơ nói về đất nước trong mùa thu nay, em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ trong đó?

 3. (viết): Trình bày cảm nhận về hình ảnh của đất nước trong đau thương qua 4 dòng thơ: “Ôi! những cánh đồng mắt người yêu”?

 B. Hướng dẫn bài mới:

 Số phận của nhân dân trong chế độ cũ đã từ lâu là một đề tài lớn trong văn học, đặc biệt là văn học cách mạng. Các nhà văn có dịp đến với NDLĐ, sống cùng họ và hiểu hơn về thân phận bi thảm cũng như khả năng tự đổi đời to lớn của quần chúng. Đó cũng là những kỷ niệm không thể nào quên của nhà văn Tô Hoài khi ông có mặt tại vùng rẻo cao phía Tây Bắc của Tổ quốc, sống giữa những người dân miền núi trung thực, yêu cách mạng. Tính cách nồng hậu của những con người ấy đã in bóng trong những truyện ngắn của ông, trở thành những hình tượng nghệ thuật đậm nét trong VH dân tộc. Theo dấu văn của Tô Hoài, chúng ta sẽ đến với những con người ấy qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của ông.

Các hoạt động dạy học

 

doc 19 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1955 đến 1964", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường trung học phổ thông dân lập Hàng hải
Văn học Việt Nam
Giai đoạn từ 1955 đến 1964
GV: Nguyễn Thị Sim
Vợ chồng A Phủ
	- Tô Hoài-
Yêu cầu: Giúp HS:
	- Cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm, thấy rõ số phận bi thảm của người dân Tây Bắc dưới chế độ cũ và tinh thần đấu tranh để tự giải phóng của họ.
	- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài: kể chuyện lôi cuốn, mô tả tinh tế diễn biến tâm lý nhân vật, dựng cảnh sinh động và gợi cảm, ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất tạo hình.
Nội dung lên lớp:
	A. Kiểm tra bài cũ:
	1. Đọc 7 dòng thơ đầu bài thơ Đất nước của NĐT, nêu được những điểm dặc sắc của đoạn thơ đó.
	2. Đọc những câu thơ nói về đất nước trong mùa thu nay, em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ trong đó?
	3. (viết): Trình bày cảm nhận về hình ảnh của đất nước trong đau thương qua 4 dòng thơ: “Ôi! những cánh đồng mắt người yêu”?
	B. Hướng dẫn bài mới:
	Số phận của nhân dân trong chế độ cũ đã từ lâu là một đề tài lớn trong văn học, đặc biệt là văn học cách mạng. Các nhà văn có dịp đến với NDLĐ, sống cùng họ và hiểu hơn về thân phận bi thảm cũng như khả năng tự đổi đời to lớn của quần chúng. Đó cũng là những kỷ niệm không thể nào quên của nhà văn Tô Hoài khi ông có mặt tại vùng rẻo cao phía Tây Bắc của Tổ quốc, sống giữa những người dân miền núi trung thực, yêu cách mạng. Tính cách nồng hậu của những con người ấy đã in bóng trong những truyện ngắn của ông, trở thành những hình tượng nghệ thuật đậm nét trong VH dân tộc. Theo dấu văn của Tô Hoài, chúng ta sẽ đến với những con người ấy qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của ông.
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung cần đạt
* HS tìm hiểu trong SGK. Em hãy rút ra những nét nổi bật về tác giả Tô Hoài?
 GV nói thêm về sự đánh giá của giới chuyên môn về Tô Hoài:
“ Sự tìm tòi rõ nhất trong văn xuôi của Tô Hoài thuộc lĩnh vực ngôn từ. Tính văn của ngôn từ tạo nên bằng nhiều nỗ lực tìm tòi sáng tạo. Ông không chịu để câu văn rơi vào tình trạng chữ nghĩa sáo mòn và lối biểu hiện nghèo nàn. Có nhiều hiện tượng vốn khô khan, khó miêu tả nhưng dưới ngòi bút ông đã trở nên sinh động, cách diễn tả nhiều cảm hứng, liên tưởng đẹp, so sánh thích hợp, chữ nghĩa chọn lọc và gợi cảmTrong các truyện kể ông chú ý cả ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuỵên tạo ra được sự hoà hợp” 
Trả lời câu hỏi của GV dựa vào tiểu dẫn SGK
I. Tiểu dẫn về tác giả và tác phẩm :
1. Tác giả Tô Hoài
HS nêu được: Tên thật của nhà văn là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, tại Nghĩa Đô- Cầu Giấy – Hà Nội (trước thuộc phủ Hoài Đức bên cạnh con sông Tô Lịch, vì thế có bút danh là Tô Hoài). Ông được công chúng yêu mến ngay từ những sáng tác đầu tay, nhất là truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, cùng hàng loạt các tác phẩm khác chủ yếu viết về cuộc sống và phong tục tập quán của nông thôn VN trước CMT8. 1943, Tô Hoài tham gia Hội văn hoá cứu quốc, bên cạnh việc viết báo chí phục vụ cho kháng chiến và nhiệm vụ CM, nhà văn vẫn dành tâm huyết cho sáng tác. Truyện Tây Bắc là một trong số đó. Sau 1954, Tô Hoài trở lại với công việc ông yêu thích là viết văn. ông là con người của văn chương, của công việc. Sức sáng tạo không ngừng ấy đã đóng góp cho VHDT một khối lượng khổng lồ: hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, nghiên cứu và kinh nghiệm sáng tác trong số đó, người đọc đặc biệt yêu mến các tác phẩm : Dế Mèn phiêu lưu ký, O chuột, Nhà nghèo, Truyện Tây Bắc, Miền Tây Năm 1996, ông được nhận giải thưởng HCM về VHNT.
* Theo em, điều gì đã đưa đến sự ra đời của tập truyện này? Những truyện ngắn trong đó đã giúp ta hiểu được gì về cuộc sống của người dân Tây Bắc? Ta thấy được sự quen thuộc nào trong ngòi bút Tô Hoài?
Vậy là hình ảnh của nhân dân vùng rẻo cao Tổ Quốc đã trở thành một ám ảnh đời sống, một thôi thúc nghệ thuật để nhà văn cho ra đời một thiên truyện ngắn đặc sắc. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vẻ đẹp của thiên truyện ấy , đồng thời qua truyện mà hiểu về tấm lòng của nhà văn đối với nhân dân.
Hs trả lời câu hỏi trên cơ sở SGK
	2. Tác phẩm Truyện Tây Bắc
	HS nêu được: Tác phẩm là kết quả chuyến đi dài ngày của nhà văn cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc năm 1952. 8 tháng sống gắn bó và nghĩa tình với nhân dân các dân tộc Thái, Mường, Hmông đã giúp nhà văn tái hiện một cách xúc động về cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dươí ách phong kiến và thực dân. Họ bị tước đoạt tài sản và cả quyền sống chính đáng cũng như nhân phẩm. Trong cảnh đau thương ấy, CM đã dến với họ và thức tỉnh họ. Tập truyện là một thành công của Tô Hoài trong việc nhận thức và khám phá hiện thực kháng chiến ở một địa bàn đặc biệt vùng cao phía Tây Bắc của Tổ quốc. Tác phẩm in dấu rõ nét phong cách nghệ thuật đặc sắc của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình thấm đượm; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
	GV bổ sung cho HS tham khảo lời tự bạch của nhà văn: 
“ Năm 1952, tôi theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào miền Tây, tham dự chiến dịch giải phóng Tây BắcCái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi 8 tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên.
	Không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi dốc núi Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: “Chéo lù! Chéo lù!” (Trở lại)Hai tiếng “Trở lại” chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại, mà tôi phải đem trở lại cho những người thương ấy một kỷ niệm tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện lại cuộc đời người Mèo trung thực, chí tình, dù gian nan đến thế nào, bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lạiHình ảnh Tây Bắc đau thương mà dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. Những chiến khu của các dân tộc một lòng kháng chiến. Dân tộc Mường ở bản Thải, dân tộc Thái ở Ngọn Lao, người Dao Nga Hoàng ở Suối Ron, người Mèo ở khu 99, ở Pú Nhung, người Xá, người Puộc trên sông Nậm Mu Trong kháng chiến, mỗi chúng ta đều trải biết rất nhiều việc dồn dập, mãnh liệt, nhiều việc tưởng không thể quên, nhưng rồi việc khác ập đến, cái hôm qua lại nhãng đi. Nhưng lần tôi đi Tây Bắc này khác thế. Cho tới hôm nay, tôi vẫn bồi hồi nhớ như in. Một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác – ý thức thiết tha với đề tài là một quyết định.”
GV: gọi là truyện ngắn nhưng tác phẩm khá dài. Truyện chia làm hai phần khá rõ, tương ứng với hai giai đoạn trong cuộc đời hai nhân vật. SGK chỉ trích giảng phần 1- tập trung nhiều hơn vẻ đẹp cả trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm – phần 2 các em đọc tham khảo tóm tắt.
	- Gọi 1-2 HS tóm tắt lại tác phẩm. Dựa vào đó, em hãy tìm hiểu xem nhà văn muốn nói điều gì trong tác phẩm của mình?
	* Phần thứ nhất như một cuốn phim tái hiện lại cuộc đời của hai nhân vật khi còn ở Hồng Ngài. Theo em, có thể tách nó thành mấy đoạn ý?
GV: Số phận của hai người có nhiều nét giống nhau nhưng xuất phát từ hai hoàn cảnh khác nhau nên họ có những nét tính cách khác biệt. Trước hết, chúng ta cùng đến với cuộc dời của cô Mỵ, một nhân vật có lẽ đã giành được nhiều tình cảm yêu thương của ngòi bút Tô Hoài.
HS theo dõi gợi ý của GV, đọc thầm trích đoạn.
Một em đọc văn bản tóm tắt do mình thực hiện ở nhà.
II. Tìm hiểu nội dung và vẻ đẹp của thiên truyện.
Hoạt động 1:
1. Tìm hiểu sư bộ về trích đoạn SGK.
Thông qua cuộc đời đau khổ, đẫm nước mắt của Mỵ và A Phủ, nhà văn đã phản ánh chân thực đời sống bi thảm khốn khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn phong kiến tàn ác đông thời bênh vực cho quyền sống của con người, hơn thế, ông còn khẳng định khả năng thức tỉnh để tự giải phóng mạnh mẽ của quần chúng. Nhà văn cũng khẳng định vai trò của CM, chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng qua hình tượng nhân vật A Châu.
	Kết cấu gồm 3 phần:
 - Mỵ và cảnh sống bi thảm trong thân phận làm dâu gạt nợ nhà thống lý.
- A Phủ và con đường dẫn đến cuộc sống nô lệ trừ nợ cho nhà thống lý.
- Mỵ cứu A Phủ và cả hai trốn đến Hồng Ngài.
*HS đọc đoạn văn mở đầu. Nhân vật Mỵ đã hiện ra như thế nào, trong khung cảnh ra sao?. Cách vào truyện như thế của nhà văn có dụng ý gì khi đưa nhân vật đến với người đọc?
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Mỵ: Mỵ và cảnh sống bi thảm trong thân phận làm dâu gạt nợ nhà thống lý
	Mỵ hiện ra trên trang văn với dáng vẻ: “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” và nét mặt: “buồn rười rượi”. Dáng vẻ và nét mặt ấy có vẻ lạc lõng trong khung cảnh: “giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” của thống lý Pá Tra. Nó khơi gợi sự tò mò, thắc mắc ở người đọc, để rồi vỡ lẽ: “cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra; cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra.”. Cách giới thiệu gián tiếp như vậy của Tô Hoài đã đưa người đọc tiếp xúc với nhân vật với một cảm giác vừa gần gũi cảm thông, vừa băn khoăn tò mò muốn hiểu sâu hơn về cô gái ấy. Ông đã khiến chúng ta thấy cô Mỵ của tộc người Mèo trên đỉnh núi cao không phải xa lạ, cách biệt mà trở nên gần gũi, quen thuộc như những nàng thiếu nữ trong các câu truyện cổ hoặc như nàng Kiều, như chị Dậumà ta đã biết trong văn chương.
* Khi chưa trở thành con dâu nhà thống lý, Mỵ là một cô gái như thế nào?. Đièu gì đã đưa cô đến nhà thống lý làm vợ A Sử?
Mỵ là một thiếu nữ xinh đẹp và tài hoa. Cô có tài thổi sáo tới mức: “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mỵ”. Không trực tiếp được miêu tả, nhưng một nhận xét của nhà văn đã lập tức nhắc ta về một cô Mỵ đáng yêu,đầy quyến rũ: “Trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mỵ”. Căn buồng phía chái nhà người Hmông dành cho con gái là nơi hò hẹn của trai làng gái bản mỗi độ xuân về. Mỵ lại là người con hiếu thảo và nhất là có cá tính mạnh mẽ. Khi thống lý Pá Tra đến hỏi Mỵ về làm vợ A Sử, cô đã kiên quyết trả lời bố: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Một cô gái như thế đáng được sống trong yêu thương và hạnh phúc.
Song, có phải là hông nhan bạc mệnh hay là lỗi bởi cô sinh ra trong một gia đình nghèo. Những đêm tình mùa xuân say mê ấy cũng chính là thời điểm bắt đầu cho cuộc đời đầy bất hạnh của Mỵ: “Một đêm khuya, Mỵ nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của ngừơi yêu.Mỵ hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón có đeo nhẫn. Người yêu của Mỵ thường đeo nhẫn ngón ấy. Mỵ bèn nhấc tấm ván gỗ. Một bàn tay dắt Mỵ bước ra. Mỵ vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mỵ rồi bịt mắt, cõng Mỵ đi”. Vậy là, món nợ cha mẹ mang từ kiếp trước, bây giờ con gái phải gánh thay, không thể nào làm khác được. Mỵ đã trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý.
* HS đọc phần tiếp từ: Có đến hàng mấy tháng... bao giờ chết thì thôi. Mỵ sống cuộc sống như thế nào trong nhà thống lý? Cô phản ứng ra sao trước cảnh ngộ của bản thân?
- Cá tính mạnh mẽ không cho Mỵ chấp nhận ngay hoàn cảnh: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc.” Nước m ... ô Hoài trong “Mười năm”, Nguyễn Đình Thi trong “Vỡ bờ”đều có đề cập đến nạn đói này. Bằng tiếng nói nghệ thuật riêng của mình, Kim Lân đóng góp một truyện ngắn thành công: Vợ nhặt. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng trở lại với những năm tháng đầy đắng cay ấy của dân tộc để hiểu hơn về cuộc sống và cũng đồng thời làm quen với phong cách kể chuyện rất hóm hỉnh, hấp dẫn của nhà văn Kim Lân.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dụng cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm
1. Tác giả:
* Dựa vào gợi ý trong SGK, em hãy tóm tắt những nét nổi bật về tác giả Kim Lân?
- HS nêu được các nét cơ bản:
+ Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh 1920, tại Tiên Sơn Bắc Ninh. Học hết tiểu học, Kim Lân vừa đi làm kiếm sống, vừa sáng tác văn chương. Một số truyện mang yếu tố tự truyện đồng thời thểhiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn ViệtNam và cuộc sống lam lũ vất vả của người dân quê trước CMT8. Sau CM, ông tiếp tục làm báo, viết văn, chuyên về truyện ngắn ở đề tài quen thuộc: làng quê VN.
+ Nét nổi bật về phong cách truyên ngắn của Kim Lân: viết về cuộc sống của người nông dân bằng một tình cảm, tâm hồn của một con người vốn thuộc về đồng ruộng. Một nhà văn đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn, theo cách nói của Nguyên Hồng.
+ Tác phẩm tiêu biểu:
Truyện ngắn chúng ta tìm hiểu hôm nay là một trong số nhữn tác phẩm rất được yêu thích của nhà văn.
2. Tác phẩm:
* Vợ nhặt đã được nhà văn viết trong hoàn cảnh nào?
- HS nêu được ý trong SGK.
Vậy, khát vọng sống mãnh liệt ấy đã được nhà văn thể hiện ra sao trong tác phẩm, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu.
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- GV ghi bảng những nội dung chính.
- Bổ sung: 
Kim Lân quan niệm: viết văn như một cách đòi hỏi cho mình một nhân phẩm, mộtchỗ đứng trong cuọc sống quẩn quanh, nhỏ bé của quê hương.. Một số truyện mang yếu tố tự truyện nhưng vẫn có ý nghĩa xã hội đáng kể, vì đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn VN và cuộc sống vất vả lam lũ của người nông dân. Ông được dư luận chú ý nhiều hơn ở những truyện ngắn có đề tài độc đáo : ghi nhận sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim...). Các truyện Đoi chim thành, Con mã mái, Chó săn...tuy nghiêng nhiều về phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh ở trên, nhưngvẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước CMT8 - những người cực nhọc khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh và tài hoa.
+ Sau CM, Kim Lân vẫn chuyện viết về làng quê VN, mảng sống mà từ lâu ông vẫn hiểu biết kỹ lưỡng. Là nhà văn đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn, Kim Lân không sáng tác nhiều nhưng những trang truyện ngắn ông góp vào nền VH nước nhà hét sức đặc sắc, làm nên một phong cách truyện ngắn không thể lẫn: lối kể truyện nhẩn nha mag thông minh, hóm hỉnh; ngôn ngữ mộc mạc, hồn hậu mà giàu sức gợi, cốt truyện tinh chắt chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc...
+ Tác phẩm tiêu biểu: 
Trước CM: Đứa con người vợ lẽ, Cô Vỵa,.đôi chim thành, Con Mã mái...
Sau CM: Nên vợ nên chồng, Con chó xấu xí... 
2. Tác phẩm:
- Có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, một tác phẩm được viết còn dang dở bị mất bản thảo của nhà văn. 
Kim Lân: Chính không khí ngày đói là yếu tố thôi thúc tôi viết truyện. Khi viết về cái đói, thường mọi người có ý nghĩ là khi đói người ta khổ cực và chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi định viết một số truyện ngắn nhưng với ý khác, là khi đói người ta không nghĩ đến con đừơng chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đén đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống và sống cho ra người....
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm.
II. Tìm hiểu giá trị nội dụng và nghệ thuật của tác phẩm
* Nhà văn đặt tên cho tác phẩm của mình là Vợ nhặt. Em có suy nghĩ gì về nhan đề ấy ?
1. Nhan đề truyện:
- Nhặt: nhặt nhạnh một cách vu vơ. Trong hoàn cảnh đói kém những năm 45, bóng đen của cái chết bao phủ khắp các làng mạc thôn xóm, cái lớn nhất khiến người ta quan tâm là miếng ăn thì giá trị con người sẽ vô cùng rẻ rúng, thậm chí người ta có thể lấy được vợ chỉ bằng bốn bát bánh đúc ngoài chợ. Tên truỵện vì vậy có tính chất hài hước song xót xa, chua chát. Qua đó nhà văn cũng có ý gởi gắm những ý nghiã sâu sắc khác nữa trong câu chuyện.
* Do tính chất tinh chắt của truyện ngắn nên mỗi truyện phải tạo ra được một tình huống thật hấp dẫn. Vậy, theo em sức hấp dẫn của truyện này là nhà văn đã tạo ra tình huống như thế nào?
* Đó là tình huống thế nào trong cuộc sống?Vì sao?Tràng là người thế nào mà có vợ một cách dễ dàng như vậy?
* Đồng hành với cái đói là cái chết. Trong truyện, cái đói và cái chết đã được nhà văn miêu tả như thế nào? 
* Người như vậy khi bình thường thật khó kiếm nổi một người vợ nen hồn, huống chi còn nhặt được người vợ "hay đáo để" theo lời nhận xét của hàng xóm. Vậy, theo em do đâu?
* Vậy là trong hoàn cảnh đen tối ấy Tràng đã có đựơc vợ. Người vợ nhặt của anh ta vì sao lại dễ dàng đi theo không một người đàn ông như Tràng để lấy làm chồng? Em hãy tìm ra lý do cụ thể của một chuyện thật mà như đùa ấy?, 
2. Tình huống truyện:
- Tràng nhặt được vợ.
- Một tình huống vừa lạ, vừa oái oăm, vừa vui, vừa bi thảm.
+ Lạ là bởi Tràng không phải là người đàn ông hấp dẫn, có duyên. Dưới ngòi bút hóm hỉnh và sắc sảo của Kim Lân, Tràng hiện ra như một sản phẩm được đẽo gọt sơ sài từ bàn tay của hoá công. Trên khuôn mặt thô kệch với hai bên quai hàm bạnh ra là một đôi mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, lại có tật vừa đi vừa nói một mình, lảm nhảm than thở trong bóng tối, thỉnh thoảng có điều thú vị ngửa cổ lên cười hềnh hệch một cách hiền lành ngây ngô...Hơn thế Tràng còn nghèo, phải đi kéo xe bò thuê để kiếm ăn, lại là dân ngụ cư, loại người thấp kém nhất luôn bị khinh rẻ trong xã hội cũ. Một người như thế bìh thường đã khó kiếm nổi cô vợ huống chi đến việc có người theo không về.
+ Song, tình huóng lạ mà rất chân thực, bởi nó xảy ra trong giai đoạn lịch sử đen tối nhất của người Việt Nam dưới chế độ cũ. Đó là nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đói không phải một nhà , một vùng mà là đói nửa nước, không phải chỉ khiến người ta khốn khổ mà còn khiến người ta đối mặt với cái chết từng ngày, từng giờ, như Nam Cao nói trong Đôi mắt "có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta nghe nói cũng vẫn còn phải rùng mình", chỉ trong vòng vài ba tháng, cái đói cướp đi mạng sống của 2,5 triệu người chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Khắp nơi ngổn ngang xác người chết đói: gốc đa, quán chợ, hiên nhà, bến xe...có làng người chết đói gần hết, ruồi nhặng bay như mây mù.
Trong tác phẩm, Kim Lân miêu tả cái đói không khỏi khiến người đọc phải rùng mình kinh sợ. 
- thành hình: ba bốn cái thây ma nằm còng queo bên đường... lũ lựơt bồng bế, dắt díu nhau như những bóng ma, đi lại dật dờ như những bóng ma...
- thành tiếng: tiếng hờ khóc tỉ tê, tiếng quạ gào từng hồi thê thiết...
- thành mùi: mùi ẩm thối của rác rưởi, muì gây của xác người chết, mùi đống rấm khét lẹt...
- thành màu: màu xanh xám , xám xịt của da người đói, màu bóng chiều chạng vạng ảm đạm...
=> Tất cả không gian vẩn lên mùi cuả điêu tàn rữa nát, cái chết hoành hành, hiẻn hiện ở khắp nơi. Sự sống thì thé nào? Chỉ còn thoi thóp, lắt lay: dắt díu, dật dờ, ủ rũ, vêu vao...Thậm chí một người vốn khoẻ mạnh như Tràng cũng bước đi trong bóng chiều chạng vạng một cách khó nhọc, cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước, dường như bao nhiêu gánh nặng của cuộc đời dồn đổ lên đôi vai lam lũ và cái lưng to rộng như lưng gấu của anh.
- 
Tiếng hát con tàu.
	- Chế Lan Viên -
Yêu cầu:
	Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được khát vọng về với nhân dân và đất nước, với những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà thơ, cũng là về với ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo thơ ca.
- Thấy được những nét đặc sắc của nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trong bài thơ này, đặc biệt là sự sáng tạo hình ảnh liên tưởng phong phú, bất ngờ, xúc cảm gắn với suy tưởng.
Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ: 
1. Tình huông truyện Vợ nhặt có gì đặc sắc? Từ nhan đề của truyện, em hãy nói lên cảm nhận về ý nghĩa của nó.
2. Trình bày suy nghĩ của cá nhân em về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện.
B. Giới thiệu và tìm hiểu bài mới:
Những năm sáu mươi, cuộc kháng chiến chống Pháp đã lùi xa, song dư âm của nó vẫn còn làm xôn xao bao trang văn, hồn thơ, đặc biệt là những nhà thơ đã nhờ cuộc kháng chiến vĩ đại ấy mà tìm được sự hồi sinh cho tâm hồn và thế giới nghệ thuật của mình. CLV là một trong số ấy. Hình ảnh của nhân dân anh hùng và nhân ái đã làm ông xúc động sâu sắc và nhà thơ đã viết về nhân dân với một lòng yêu mến và biết ơn chân thành. Chúng ta sẽ đến với một thi phẩm như thế của ông trong tập thơ đánh dấu sự trở về với cuộc sống lớn: bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút từ tập ánh sáng và phù sa.
Phần Tiểu dẫn sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về tác phẩm.
Các hoạt động dạy học:
I. Tiểu dẫn:
	1. Tác giả:
* SGK giúp em biết gì về tác giả Chế Lan Viên? ( Cuộc đời và các chặng đường thơ của ông)
HS trả lời đượccác ý: 
	- Tiểu sử
	- Là nhà thơ nối danh trước CM tháng Tám với “điêu tàn”, 
	- Tham gia cuộc kế hoạcháng chiến chống Pháp, là một trong những nhà thơ lớn của thơ ca cách mạng.
	- Các tác phẩm tiêu biểu.
GV: Như vậy, nhìn một cách tổng quát, CLV là một nhà thơ lớn của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Con đường thơ CLV đi qua hơn nửa thế kỷ sáng tạo với nhiều tìm tòi, trăn trở, nhiều biến đổi và bước ngoặt.Nhà thơ Tế Hanh nhận xét: “Nói chung, thơ CLV trên 50 năm luôn luôn là một giọng thơ gây nhiều sự chú ý của dư luận, có thể nói CLV là một nhà thơ không yên ổn, anh không yên ổn trong trăn trở sáng tác của mình. Và cũng mang đến sự không yên ổn trong tình hình thơ của chúng ta” (Với Ché Lan Viên, báo Văn nghệ 1994).
- Trước CMT8, Chế Lan Viên ở trong nhóm thơ Bình Định cùng với Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Bích Khê, Yến Lanmà lời tựa cho tập Điêu tàn do Chế Lan Viên tự viết được coi là tuyên ngôn của nhóm thơ ấy. Trong lời tựa này, Chế Lan viên đưa ra quan niệm: “Làm thơ là làm sự phi thường.Thi sĩ không phải là ngừơi. Nó là người Mơ, người Say, người Điên”. Thơ Chế Lan Viên hồi ấy là sự từ chối cuộc đời, tìm về thế giới của điêu tàn, kinh dị, siêu hình và có xu hướng đi vào thần bí. Đọc thơ ông, người ta thường thấy tiếng rên rỉ, hờ khóc của các hồn ma khóc thương cho một dân tộc bị diệt vong trong quá khứ và những câu hỏi đầy hốt hoảng của chàng thi sỹ chới với giữa cuộc đời:
	Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta
	Ai kêu ta trong cùng thẳm hư vô	Ai vẫy gọi giữa muôn sao chới với
Thậm chí, con người thơ ấy còn từ chối mùa xuân và yêu mùa thu đến mức cực đoan:	Ai đâu về lại mùa thu trước
	Nhặt lấy cho tôi những là vàng
	Với của hoa tươi muôn cánh rã
	Về đây đem chắn nẻo xuân sang.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan hoc VN5564.doc