Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 12 đến bài 20

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 12 đến bài 20

Bài 12 (2 tiết)

SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH

Tiết : 19 - 20 Ngày dạy :

A. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Giúp HS hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa và hiệu quả khi làm việc có kế hoạch.

2. Thái độ : Hình thành ý chí, nghị lực, quyết tâm, có thói quen làm việc có kế hoạch. Phê phán lối sống không có kế hoạch.

3. Kỹ năng : Biết xây dựng kế hoạch ngày, tuần. Biết điều chỉnh đánh giá theo kế hoạch.

B. PHƯƠNG PHÁP :

Thảo luận góp ý, luyện tập, kiểm tra.

C. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN :

- Bài tập tình huống.

- Mẫu thời gian biểu.

- Giấy khổ lớn, bút dạ.

D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ :

 Nêu vài trường hợp điểm thi học kỳ giỏi và kém. Nêu nhận xét cho các em góp ý tìm hiểu nguyên nhân, cách thức học tập của những em học giỏi và kém.

 

doc 48 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 12 đến bài 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Bài 12 (2 tiết)
SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH 
Tiết : 19 - 20 Ngày dạy :
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 	Giúp HS hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa và hiệu quả khi làm việc có kế hoạch.
2. Thái độ : 	Hình thành ý chí, nghị lực, quyết tâm, có thói quen làm việc có kế hoạch. Phê phán lối sống không có kế hoạch.
3. Kỹ năng : 	Biết xây dựng kế hoạch ngày, tuần. Biết điều chỉnh đánh giá theo kế hoạch.
B. PHƯƠNG PHÁP :
Thảo luận góp ý, luyện tập, kiểm tra.
C. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN :
- Bài tập tình huống.
- Mẫu thời gian biểu.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
	Nêu vài trường hợp điểm thi học kỳ giỏi và kém. Nêu nhận xét cho các em góp ý tìm hiểu nguyên nhân, cách thức học tập của những em học giỏi và kém.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : GIỚI THIỆU BÀI
Nêu lên tình huống bằng đèn chiếu hoặc truyện đọc (sắm vai).
 - Nhận xét cách sống của An ?
 - Hành vi đó nói lên điều gì ?
Theo dõi, thảo luận, phát biểu.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN - TÌM HIỂU
 Giới thiệu bảng kế hoạch (SGK - trang 36) kẻ bằng giấy khổ to.
 Đặt câu hỏi :
1. Em có nhận xét gì về thời gian biểu của bạn Hải Bình ?
2. Em nhận xét gì về tính cách Hải Bình?
3. Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình sẽ có kết quả thế nào ?
(Phân công thảo luận trả lời : mỗi nhóm 1 câu hỏi)
Nhận xét, góp ý bổ sung.
- Quan sát, phân tích.
- Trả lời câu hỏi sau khi thảo luận.
- Nội dung kế hoạch như thế có đầy đủ chưa ?
- Chia thời gian có cân đối không ?
- Bảng kế hoạch có hợp lý (thiếu - thừa) không ?
Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Nội dung đầy đủ nhiệm vụ học tập, tự học, nghỉ ngơi, giải trí, giúp gia đình.
- Kế hoạch còn chưa hợp lý vì thiếu thời gian ăn, ngủ, thể dục, xem tivi quá nhiều
- Nhận xét về Hải Bình : có ý thức tự giác chủ động làm việc không cần ai nhắc nhở.
- Kết quả : chỉ động trong công việc, không lãng phí thời gian. Hoàn thành công việc có hiệu quả.
Hoạt động 3 : XÁC ĐỊNH YÊU CẦU 
 - Giới thiệu bảng kế hoạch của Vân Anh (giấy khổ to)
 - Đặt câu hỏi :
Em có nhận xét gì về bảng kế hoạch này ?
So sánh kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh ?
 - Hướng dẫn HS kẻ bảng so sánh.
- Nhận xét bổ sung, rút ra ý kiến cuối cùng.
Kết thúc tiết 1
- Kiểm tra kế hoạch cá nhân.
- Nhận xét bài một số em. So sánh kế hoạch tốt nhất của 1 em song song với kế hoạch theo mẫâu trong sách.
- Nhận xét và gợi ý cho HS rút ra kết luận.
Chuyển sang hoạt động 4
 - Quan sát, ghi ý kiến vào phiếu học tập.
 - Lên bảng trình bày.
 (Ghi kết quả phiếu học tập lên bảng)
 - HS tự trình bày ý kiến cá nhân.
 - Về nhà tự lập bảng kế hoạch.
TIẾT 2 (tiếp hoạt động 3)
 - Nộp bài tập.
 - Nhận xét, so sánh, phát biểu.
- Kế hoạch đầy đủ, cân đối, hợp lý.
- Kế hoạch Hải Bình chưa đầy đur, không hợp lý.
- Kế hoạch đầy đủ nội dung, cân đối, thời gian hợp lý.
- Hiệu quả cao, khoa học hơn.
Hoạt động 4 : RÚT RA KẾT LUẬN 
 - Tổ chức các em trò chơi nhanh tay nhanh mắt : gắn nội dung song song với thời gian cho hợp lý.
 - Thảo luận lớp để điền vào phiếu học tập.
 - Nhận xét, bổ sung, góp ý.
 - Gọi HS đọc nội dung bài học.
 - Lợi và hại khi sống làm việc có kế hoạch ?
 - Thuận lợi và khó khăn khi lập kế hoạch ?
 - Ý kiến cá nhân : em có lập kế hoạch học tập và làm việc của mình chưa ?
 - Lớp theo dõi và ghi nội dung vào tập.
- Có lợi là rèn luyện ý chí, nghị lực, tính kỷ luật, tính kiên trì, đạt kết quả cao.
- Có hại nếu không có kế hoạch là : ảnh hưởng người khác, làm việc tùy tiện, kết quả kém.
 - Khó khăn : phải đấu tranh chống sự lôi cuốn phá vỡ kế hoạch.
Hoạt động 5 : LUYỆN TẬP
 - Ý kiến của em về việc làm của Phi Hùng ? Tác hại cyả việc làm đó ?
 - Giải thích câu : "Việc hôm nay chớ để ngày mai"
 - Câu 1 : Phi Hùng làn việc tùy tiện, không thuộc bài, kết quả kém.
 - Câu 2 : phải quyết tâm, tránh lãng phí thời gian, làm việc đúng kế hoạch đã đặt ra.
Hoạt động 6 : RÈN LUYỆN VÀ CỦNG CỐ
 - Tổ chức trò chơi đóng vai.
Tình huống 1 : Bạn Hạnh cẩu thả, tùy tiện, tác phong lượm thượm, không có kế hoạch nên kết quả học tập kém.
Tình huống 2 : Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt.
 - Đóng vai.
 - Tập thể nhận xét, góp ý, phâ phán.
GV kết luận : Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, nhất là vào thời đại khoa học và công nghệ phát triển. Học sinh cần học tập, rèn luyện thói quen làm việc có khoa học để đạt kết quả tốt trong học tập. 
4. Dặn dò :
Về nhà lập kế hoạch dán ở góc học tập.
Chuẩn bị bài 13 SGK trang 38
Tư liệu tham khảo :
Làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ trước.
Lời nói có chuẩn bị trước mới không bị vấp ngã.
Việc làm có tính trước không bị thất bại.
Tính nết có định trước mới không bị lỡ lầm.
DUYỆT GIÁO ÁN
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MƠN
BAN GIÁM HIỆU
	Bài 13 (1 tiết)
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ - CHĂM SÓC & GIÁO DỤC 
TRẺ EM VIỆT NAM
Tiết : 21 Ngày dạy :
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 	Giúp HS nắm vững những điều cơ bản về quyền và bổn phận trẻ em và vì sao phải thực hiện quyền đó.
2. Thái độ : 	Biết ơn sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trm xã hội, phê phán hành vi vi phạm.
3. Kỹ năng : 	Tự giác rèn luyện bản thân, biết bảo vệ quyền và làm tốt bổn phận.
B. PHƯƠNG PHÁP :
Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. Thảo luận. Diễn giải.
C. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN :
- SGK 
- Hiến pháp 1992
- Luật bảo vệ chăm sóc & giáo dục trẻ em
- Tranh ảnh.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Thu bài về nhà "Lập kế hoạch làm việc trong tuần", nhận xét, cho điểm.
	- HS nộp tranh ảnh & tài liệu về 4 nhóm quyền của trẻ em (bài học lớp 6)
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : GIỚI THIỆU BÀI
 - Tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.
 - Đặt câu hỏi : nêu 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em đã học ở bài 12 (lớp 6)
 - Treo bảng phụ 4 nhóm quyền.
 - Trẻ em nói chung và bản thân các em đã được hưởng các quyền gì ?
HS trả lời.
Đọc lại.
- Quyền học tập, khám bệnh, vui chơi, chăm sóc, ăn mặc,...
Nhóm 1 : Quyền sống còn
Nhóm 2 : Quyền được bảo vệ
Nhóm 3 : Quyền phát triển
Nhóm 4 : Quyền tham gia 
Hoạt động 2 : KHAI THÁC TRUYỆN ĐỌC
- Nêu câu hỏi gợi ý.
– Tuổi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào ? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì ?
– Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi đó ? Thái đã không được hưởng những quyền nào ?
– Ý kiến về việc giúp đỡ Thái ? Nếu em là Thái em sẽ xử lý như thế nào cho tốt ?
– Thái phải làm gì để trở thành công dân tốt ?
Nhận xét, cho điểm, động viên.
 - Đọc truyện "1 tuổi thơ bất hạnh"
 Lớp theo dõi 
 - Phân nhớm thảo luận 4 câu.
 - Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Tuổi thơ của Thái: phiêu bạt,bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi.
- Thái đã vi phạm: lấy cắp xe đạp, bỏ đi bụi đời, cướp giật.
- Hoàn cảnh: bố mẹ ly hôn, ở với ngoại già yếu, làm thuê vất vả.
- Không được hưởng: cha mẹ săn sóc nuôi dưỡng, đi học, không có nhà ở.
- Nhận xét: Thái nhanh nhẹn, vui vẻ, thông minh. Cần di học, rèn luyện thực hiện quy định trường.
- Trách nhiệm mọi người phải giúp Thái học tốt, hòa nhập côïng đồng.
Kết luận : Công uớc LHQ về quyền trẻ em được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của quốc gia. Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ nghiên cứu các nội dung cơ bản đó.
Hoạt động 3 : NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu các luật liên quan đến quyền trẻ em (trực quan đèn chiếu hoặc tài liệu) 
 - Hiến pháp 1992.
 - Luật BV, CS & GD trẻ em Việt Nam
 - Luật Dân sự.
 - Luật hôn nhân gia đình.
Dùng bảng phụ hoặc chiếu nội dung quyền cơ bản của trẻ em VN.
Nhận xét, giải thích, bổ sung 
- Các quyền trên đây của trẻ em là nói lên sự quan tâm đặc biệt của nhà nước ta. Khi nói được hưởng các quyền lợi thì chúng ta phải nghĩ đến nghĩa vụ (bổn phận) của chúng ta với gia đình và xã hội.
 - Nêu bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội.
 - Đánh giá, nhận xét, thưởng điểm.
- Cho HS thảo luận.
Chia phiếu thành 3 lọa cho câu hỏi
1. Ở địa phương em có những hoạt động gì ?
2. Những người em quen còn có quyền nào chưa được hưởng theo qui định của pháp luật.
3. Kiến nghị về biện pháp bảo đảm quyền trẻ em.
Phân tích và rút ra bài học.
Điều 59, 61, 65, 71.
Điều 5 , 6, 7, 8.
Điều 37, 41, 55.
Điều 36, 37, 92.
HS quan sát tranh trong SGK trang 39.
- Dựa vào nội dung đã ghi các quyền nêu trên, hãy phân loại 5 quyền tương ứng với 5 hình ảnh trong tranh.
- Trả lời cá nhân.
- Quan sát và ghi vào vở.
 Thảo luận, trả lời cá nhân
 Có thể gọi 2 HS lên bảng kẻ bảng
Cho các em trả lời, lớp bổ sung.
 Ghi nội dung bài học vào vở.
 - Chuẩn bị phiếu học tập
 - Trả lời phiếu học tập câu hỏi được phân công
1. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
2. Quyền được chăm sóc - nuôi dưỡng
3. Quyền được học tập - vui chơi - giải trí
4. Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe
5. Quyền được bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm.
Quyền 1 & 5 - tranh số 3
Quyền 2 - tranh số 2
Quyền 3 - tranh số 4
Quyền 4 - tranh số 1
Bổn phận đối với gia đình 
- Chăm chỉ tự giác học tập 
- Vâng lời bố mẹ
- Yêu quí- kính trọng ông bà, cha mẹ, anh em.
- Giúp đỡ gia đình.
Bổn phận đối với xã hội 
- Lễ phép đối với người lớn
- Yêu quê hương đất nước
- Có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc ... học tập
Lao động giúp gia đình làm nghề truyền thống.
Giữ gìn môi trường.
Tham gia nghĩa vụ quân sự.
Phòng chống tệ nạn.
Hoạt động 5 : LUYỆN TẬP& CỦNG CỐ 
A. Công việc
cần giải quyết
B. Cơ quan 
giải quyết
1. Đăng ký hộ khẩu
2. Khai báo tạm trú.
3. Khai báo tạm vắng.
4. Xin giấy khai sinh.
5. Sao giấy khai sinh.
6. Xác nhận lý lịch.
7. Y bạ khám bệnh.
8. Xác nhận bảng điểm
9. Đăng ký kết hôn.
1. Công an
2. UBND
3. Trường học
4. Trạm y tế
Tổ chức theo nhóm
Cho bài tập SGK và bổ sung.
Em hãy chọn các mục A tương ứng với mục B
Hãy chọn ý đúng các cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
a. HĐND
b. UBND xã 
c. Trạm y tế
d. Công an
e. Ban văn hóa
f. Đoàn TNCSHCM
g. Mặt trận Tổ quốc
h. Hợp tác xã
Đáp án
A1, A4, A5, A6, A9, B2
A2, A3, B1
A8, B3
A7, B4
Đáp án : a b c d e 
Hoạt động 6 : CỦNG CỐ - RÈN LUYỆN 
Cho sắm vai các tiểu phẩm
Tệ nạn xã hội (số đề, bạo lực)
Sinh đẻ có kế hoạch
Công việc cá nhân với cơ quan địa phương.
Kết luận : HĐND và UBND xã phường là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy nhà nước. Nhà nước của dân, do dân, vì dân. với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp lệnh của nhà nước để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơm cho nhân dân. Với ý nghĩa đó, chúng ta phải chống lại những tệ nạn tham ô, cửa quyền, quan liêu,... để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Việc làm này là đã góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới xây dựng quê hương.
4. Dặn dò :
Bài tập SGK
Tìm hiểu 25 truyền thống quê hương đang ở
Xem trước bài.
DUYỆT GIÁO ÁN
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MƠN
BAN GIÁM HIỆU
	Bài 19 (1 tiết)
GIÁO DỤC NGOẠI KHÓA 
LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯờNG BỘ
Tiết : 33 Ngày dạy :
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 	Cung cấp cho HS những điều cơ bản về luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Những qui định, nguyên nhân tai nạn và biển báo giao thông.
2. Thái độ : 	Rèn luyện thái độ tôn trọng và chấp hành luật pháp. Phê phán các hành vi vi phạm luật giao thông.
3. Kỹ năng : 	Có thói quen chấp hành đúng luật giao thông trên đường đi học, đi chơi trên phố. Luôn phòng tránh tai nạn xảy ra cho bản thân và người xung quanh.
B. PHƯƠNG PHÁP :
Thảo luận, trực quan biển báo và mô hình.
C. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN :
Sách giáo dục TTATGT, biển báo, mô hình, tranh ảnh.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ?
Nêu các cơ quan nhà nước ở phưỡng xã.
3. Bài mới :
Ở bài học trước, các em đã biết các cơ quan nhà nước cấp cơ sở là cơ quan chấp hành, thực thi pháp lệnh của cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội đề ra.
Như thế nếu có sự tranh chấp, kiện tụng thì UBND căn cứ vào pháp luật để xử lý. Còn trường hợp tai nạn giao thông thì do cơ quan công an xử lý; Ở nước ta, tai nạn giao thông ngày nào cũng xảy ra, để hiểu biết và phòng tránh tai nạn giao thông, hôm nay các em sẽ học bài : "Trật tự ATGT đường bộ"
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Năm
Tai nạn
Chết
Bị thương
1990
1995
1997
2000
6.110
15.999
19.998
2.268
5.728
6.152
4.956
17.167
22.071
Cho HS xem qua bảng thốngkê tai nạn giao thông.
Với bảng thống kê trên, tai nạn giao thông ở nước ta tăng hay giảm ? 
Theo các em, tai nạn giao thông nhiều như thế thì do nguyên nhân gì ?
GV nhận xét, chốt ý.
Chính vì thế mà nhà nước ta ban hành luật giao thông với các điều qui định cụ thể cho người đi bộ, đi xe, đi tàu (giới thiệu quyển luật giao thông)
GV giới thiệu các biển báo. 
Tổ chức trò chơi : tìm biển đúng.
Dùng 4 bộ hình biển báo.
Đọc tên.
Nhận xét đúng sai.
Nhận xét và phát biểu.
Thảo luận và nêu ý kiến.
Nghe đọc và tóm ý ghi vào bài học.
Xem, phân loại, ghi và vẽ các biển thường gặp.
Mỗi tổ cử 1 đại diện
Chọn lựa đúng biển báo.
I. TÌM HIỂU BÀI
Tai nạn giao thông ở nước ta ngày cngf gia tăng.
Nguyên nhân : do đường giao thông và phương tiệngiao thông kém chất lượng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do người tham gia giao thông không chấp hành luật giao thông.
II. BÀI HỌC
Những qui định cơ bản :
Người đi đường phải nhường đường cho các loại xe.
Xe thô sơ phải nhường đường cho xe cơ giới.
Xe có tốc độ thấp phải nhường đường cho xe có tốc độ cao.
Qui định về phần đường :
Ngưoì đi bộ phải đi trên hè phố sát mép đường về bên phải của mình.
Qui định với người đi bộ : 
Người đi bộ phải đi trên vỉa hè, sát mứp đường về bên tay phải của mình.
Sang đường phải đi lối dành riêng và theo báo hiệu của đèn hoặc hiệu lệnh của CSGT.
Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dắt.
Qui định đối với người đi xe đạp :
Không được đi trên hè phố, vườn hoa, công viên hay nơi có biển báo cấm.
Không được phong snhanh, vượt ẩu, lạng lách, chạy hàng 3.
Chỉ chở phía sau người lớn hoặc thêm 1 trẻ em dưới 7 tuổi.
Trẻ em dưới 12 tuổi không được chạy xe có đường kính 650
Các loại biển báo :
Biển báo cấm
Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Báo điều cấm mà người đi phải tuyệt đối tuân theo.
Biến báo nguy hiểm
Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen. Báo hiệu tính chất nguy hiểm để người tham gia giao thông phòng tránh.
Biển báo hiệu lệnh
Hình trò, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Bao cho người tham gia giao thông biết điều lệnh phải thi hành.
Biển chỉ dẫn
Dạng hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam. Báo cho người sử dụng đường định hướng cần thiết.
III. LUYỆN TẬP
Vẽ 4 loại biển báo. Mỗi loại 2 biển.
4. Củng cố :
Gọi HS nhắc lại :
Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông ?
Qui định cho người đi bộ ?
Qui định cho người đi xe đạp ?
Phân loại biển báo.
4. Dặn dò :
Vẽ và ghi tên, ý nghĩa các loại biển báo từ nhà em đến trường.
Xem và học thuộc bài.
Chuẩn bị cho tiết ôn tập.
DUYỆT GIÁO ÁN
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MƠN
BAN GIÁM HIỆU
	Bài 20 (1 tiết)
ÔN TẬP
Tiết : 34 Ngày dạy :
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 	Củng cố lại các kiến thức đã học trong HK2 như lập kế hoạch cho học tập và làm việc. Những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của trẻ em, bảo vệ môi trường và bộ máy nhà nước ở Việt Nam.
2. Thái độ : 	Nhận thức nhiệm vụ của người HS, của người công dân trong tương lai. Biết nhận thức những cái hay, cái đúng, phê phán tiêu cực.
3. Kỹ năng : 	Rèn luyện bản thân sống và học tập có nề nếp, kỷ luật, tôn trọng pháp luật.
B. PHƯƠNG PHÁP :
Đàm thoại gợi mở, thảo luận.
C. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN :
SGK, SGV, sơ đồ, tranh ảnh, bảng tóm tắt.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Đặt câu hỏi.
Hs thảo luận, phát biểu.
GV góp ý bổ sung.
Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Hãy nêu tên các bài đã học trong HK2 ?
Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch ?
Ý nghĩa của nó ?
Nêu các quyền trẻ em theo luật BV-CS-GD trẻ em ?
Nêu bổn phân của trẻ em ?
Môi trường có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người ?
Di sản văn hóa là gì ? Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa ?
Phân tích sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ?
Giải thích nước CHXHCN VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân ?
Sơ đồ phân công bộ máy nhà nước :
10. Cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở là cơ quan nào? Trách nhiệm và quyền hạn ?
Các bài đã học :
Sống và làm việc có kế hoạch
Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
Bảo vệ di sản văn hóa
Nhà nước CHXHCN VN 
Bộ máy nhà nước.
Là sống và làm việc biết xác định nhiệm vụ, công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý để thực hiện công việc có hiệu quả, chất lượng.
Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian công việc và đạt kết quả.
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Môi trường có tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
Di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền qua các thế hệ.
Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quố, nên cần giữ gìn và phát huy.
Tín ngưỡng là lòng tin vào sự thần bí như thượng đế, chúa trời,...
Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, có tổ chức với những hình thức lễ nghi sùng bái.
Mê tín dị đoan là tin tưởng một cách mù quáng tạo nên sự sai lệch nguy hại cho bản thân, cho xã hội, cần phê phán và bài trừ.
Cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXNCN VN là Quốc hội. Đại biểu quốc hội là những người do chính nhân dân bầu ra bằng lá phiếu nên nhà nước đó là của dân, làm việc theo nguyện vọng của nhân dân lao động là do dân vì dân.
Cơ quan quyền lực
Cơ quan hành chính
Cơ quan xét xử
Cơ quan kiểm sát
Quốc hội
HĐND các cấp
Chính phủ
UBND các cấp
TA tối cao
TAND các cấp
VKS tối cao
VKSND các cấp
Cơ quan chính quyền nhà nước cấp sơ sở là HĐND và UBND xã phường.
HĐND do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm về phát triển kinh tế xã hội. Ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, về quốc phòng và an ninh địa phương.
UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
4. Củng cố :
Hướng dẫn các em làm bài ôn tập.
4. Dặn dò :
Học ôn tập chuẩn bị thi Học kỳ 2.
DUYỆT GIÁO ÁN
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MƠN
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of G_A7(dp).doc