Tiếng Việt
CÂU TRẦN THUẬT
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu rõ đặc điểm của câu trần thuật với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Xem lại sách Tiếng Việt cũ (trước cải cách): câu phân loại theo mục đích nói sử dụng TT và GT.
- Học sinh: Xem lại kiểu câu kể đã học ở Tiểu học; trả lời (?) trong bài.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Đặc điểm hình thức, chức năng, phạm vi sử dụng của câu cảm thán.
? Đặt câu cảm thán và chỉ rõ từ ngữ cảm thán.
Tuần 23 - Tiết 89 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng Việt câu trần thuật A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh hiểu rõ đặc điểm của câu trần thuật với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Xem lại sách Tiếng Việt cũ (trước cải cách): câu phân loại theo mục đích nói sử dụng TT và GT. - Học sinh: Xem lại kiểu câu kể đã học ở Tiểu học; trả lời (?) trong bài. C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Đặc điểm hình thức, chức năng, phạm vi sử dụng của câu cảm thán. ? Đặt câu cảm thán và chỉ rõ từ ngữ cảm thán. III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò - Học sinh đọc ví dụ trong SGK. ? Những câu nào trong các đoạn trích không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn., câu cầu khiến, câu cảm thán. * Câu trần thuật là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu khác (đã học) ? Những câu này dùng để làm gì. - Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận. - Gọi nhóm khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá. * Chức năng: kể, miêu tả, nhận định, thông báo ngoài ra còn để bộc lộ cảm xúc, yêu cầu... - Kết thúc câu trần thuật có dấu như thế nào. * Khi viết câu trần thuật kết thúc bằng (.); có khi bằng (!); (...), (:) ... ? Vậy em hãy khái quát những tri thức cần nắm về câu trần thuật. ? Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu đã cho ? Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của 2 câu trong nguyên tác và bản dịch bài ''Ngắm trăng'' (câu 2) ? Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không. ? Những câu này dùng để làm gì. I. Đặc điểm hình thức và chức năng (15') 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Ôi Tào Khê ! câu cảm thán; còn tất cả các câu khác không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn,câu cầu khiến, câu cảm thán đó là những câu trần thuật. Học sinh thảo luận: - a: Các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta (câu thứ nhất và câu thứ 2) và yêu cầu ''chúng ta phải ... anh hùng dân tộc'' (câu thứ 3) - Các câu trần thuật dùng để kể (câu 1) và thông báo (câu 2) - c: Câu trần thuật dùng để miêu tả hình thức của một người đàn ông (Cai Tứ) - d: các câu trần thuật dùng để nhận định (câu 2) và bộc lộ tình cảm, cảm xúc (câu 3) - Thường kết thúc bằng dấu chấm, cũng có khi bằng dấu (!) (câu 2 - d bộc lộ cảm xúc), dấu (...) (câu 2 - a); (câu 2 - b); dấu (:) trước lời đối thoại 3. Kết luận - Học sinh khái quát - Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK tr46 III. Luyện tập (20') 1. Bài tập 1 - Học sinh đọc bài tập 1 (SGK tr46) a) Cả 3 câu đều là câu trần thuật: câu 1 - kể, câu 2,3 bộc lộ tình cảm, cảm xúc của DM đối với DC. b) Câu 1: câu trần thuật để kể; câu 2: câu cảm thán (được đánh dấu bằng từ ''quá'') dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc; câu 3,4: câu trần thuật bộc lộ tình cảm, cảm xúc, lời cảm ơn) 2. Bài tập 2 - Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ? câu nghi vấn ''Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?'' - Câu ở phần dịch thơ: câu trần thuật chung ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm được điều gì đó. 3. Bài tập 3 a) Câu cầu khiến b) Câu nghi vấn c) Câu trần thuật cả 3 câu đều dùng để cầu khiến ,chức năng giống nhau nhưng b, c thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn, lịch sự hơn a IV. Củng cố:(3') ? Nhắc lại chức năng, đặc điểm hình thức, dấu câu của câu trần thuật; so sánh với các kiểu câu khác đã học ? V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Làm bài tập 4: tất cả đều là câu trần thuật, (a) và câu 2 trong (b) dùng để cầu khiến, câu 1 (b): kể. - Bài tập 5: đặt câu trần thuật để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan. - Bài tập 6 - Xem trước bài: ''Câu phủ định'' Tuần 23 - Tiết 90 Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) ( Lí Công Uẩn) A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đát nước độc lập, thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua ''Chiếu dời đô''. - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức mạnh thuyết phục to lớn của ''Chiếu dời đô'' là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận. - Giáo dục lòng yêu, tự hoà về tổ tiên, lịch sử dân tộc. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tập ''thơ văn Lí - Trần'' tập I - Học sinh: Soạn bài C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5') ? Đọc thuộc lòng phiên âm và dich thơ bài ""Ngắm trăng'', ''Đi đường'' ? Hoàn cảnh sáng tác? Giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ này. ? Em hiểu gì về Hồ Chí Minh qua 2 bài thơ này. III. Tiến trình bài giảng: - Giáo viên giới tập ''Thơ văn Lí - Trần'' tập 1 trong đó có trích ''Chiếu dời đô'' Hoạt động của thày Hoạt động của trò ? Em hiểu gì về tác giả Lí Công Uẩn. ? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. ? Tác phẩm được viết bằng thể văn nào. ? Văn bản này cần đọc như thế nào. - Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh. ? Bài chiếu này thuộc kiểu văn bản nào. ? Vì sao em biết. ? Vấn đề này được trình bày bằng mấy luận điểm. ? Theo suy luận của tác giả việc dời đô của vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì. * Lí Thái Tổ dẫn số liệu cụ thể về các lần dời đô của 2 triều Thương, Chu để chuẩn bị lí lẽ cho phần sau: trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và từng có kết quả tốt đẹp. Nên việc dời đô không có gì khác thường, trái qui luật. ? Nhận xét về cách lập luận của tác giả. ? Mục đích của cách lập luận ấy. ? Tiếp theo tác giả phê phán điều gì. ? Dựa vào chú thích, cho biết vì sao 2 triều đại trước cứ đóng đô ở đó. * P2 2 triều Đinh, Lê cứ đóng đô ở Hoa Lư khiến triều đại ngắn ngủi, đất nước không phồn vinh, trường tồn. ? Em hiểu gì về thời Lí qua việc dời đô. ? Theo tác giả, việc không dời đô sẽ phạm những sai lầm gì. ? Nhận xét về lời văn. * Bên cạnh lí là tình, tác giả bộc lộ khát vọng xây dựng đất nước lâu bền, hùng cường ? Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước. ? Từ đó em có nhận xét gì về thế, lực của nước ta bấy giờ * Về tất cả các mặt thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước nước ta đang trên đà lớn mạnh, thể hiện ý chí tự cường dân tộc ? Nhận xét về lời văn ở đoạn 2. ? Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào. ? Thể văn. ? Cách lập luận. ? Vì sao nói văn bản phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc (Văn bản phản ánh nội dung gì) ? Tìm hiểu khái quát bài chiếu ( đó cũng là trình tự lập luận của tác giả). I. Tìm hiểu chung (3') 1. Tác giả - Học sinh đọc chú thích trong SGK - Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, sáng lập vương triều nhà Lí. 2. Tác phẩm - 1010, vua viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư Đại La. - Thể chiếu - vua dùng để ban bố mệnh lệnh; được viết bằng văn vần, văn biến ngẫu hoặc văn xuôi. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc (2') - Giọng đọc trang trọng, có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình ''Trẫm rất đau xót ... dời đổi'', ''Trẫm muốn ...?'' - Học sinh trả lời, nhất là chú thích 8 2. Bố cục (2') - Văn nghị luận: phương pháp lập luận trình bày, thuyết phục người nghe theo tư tưởng dời đô của tác giả. - 2 luận điểm: + vì sao phải dời đô (từ đầu đến ''không dời đổi'') + vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất (còn lại) 3. Phân tích a) Vì sao phải dời đô - Nhà Thương 5 lần dời đô - Nhà Chu 3 lần dời đô. mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau. Việc đó thuận theo mệnh trời (phù hợp với qui luật khách quan), vừa thuận theo ý dân (nguyện vọng của nhân dân) - Kết quả: đất nước bền vững, phát triển thịnh vượng - Học sinh nhận xét, khái quát. - Soi sử sách vào tình hình thực tế, nhận xét có tính chất phê phán 2 triều Đinh, Lê cứ đóng yên đô thành ở vùng núi Hoa Lư. - 2 triều Đinh, Lê đóng đô ở Hoa Lư vì thế mà lực chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước mà vẫn còn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở. Thời Lí, trong đà phát triển đi lên của đất nước, việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa - Không theo mệnh trời, không học người xưa triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng trong vùng đất chật chội. - Bên cạnh lí là tình ''Trẫm rất đau xót về việc đó'', lời văn tác động cả tới tình cảm người đọc khát vọng xây dựng đất nước lâu bền, hùng cường b) Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất (10') Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả - Về vị trí địa lí: ở nơi trung tâm đất trời mở ra 4 hướng, có núi có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được lụt lội, ... - Về chính trị, văn hoá: là đầu mối giao lưu; ''chốn tụ hội của 4 phương'', là mảnh đất hưng thịnh ''muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi'' - Văn xuôi xen câu văn biến ngẫu: đã đúng ngôi: N, B, Đ, T lại tiện hướng nhìn sông thế núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. - Cuối văn bản: là (?) chứ không phải mệnh lệnh mang tính chất đối thoại, đồng cảm giữa vua và dân, thuyết phục bằng lí và tình đó là nguyện vọng của vua và dân. 4. Tổng kết (3') a. Nghệ thuật - Văn bản nghị luận, thể chiếu viết bằng văn xuôi xen câu văn biền ngẫu. - Trình bày bằng các luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục bằng cả lí và tình. b) Nội dung - Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất - ý chí tự cường của một dân tộc đang trên đà lớn mạnh. Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng băng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường. III. Luyện tập (5') - Nêu sử sách làm tiền đề, chỗ dựa về lí lẽ. - Soi sáng tiền đề vào thực tiễn 2 triều Đinh, Lê, thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước. - Đi tới kết luận: Thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô. Tiêu biểu cho kết cấu văn NL, trình tự lập luận rất chặt chẽ. IV. Củng cố:(3') ? Từ văn bản này, em trân trọng những phẩm chất nào củat Lí Công Uẩn. - Tầm nhìn sáng suốt về vận mệnh đất nước. - Lòng tin mãnh liệt vào tương lai dân tộc. ? Sự đúng dắn về quan điểm đó đã được chứng minh như thế nào trong lich sử nước ta. - Thủ đô Hà Nội luôn là trái tim của Tổ Quốc. - Thăng Long - Hà Nội luôn vững vàng trong mọi thử thách lịch sử. V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Học tập cách viết văn bản nghị luận: cách lập luận. - Soạn bài : Hịch tướng sĩ. Tuần 23 - Tiết 91 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng Việt câu phủ định A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định. - Nắm vững chức năng của câu phủ định. Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: giấy t ... ằng một sơ đồ. * Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn (8') - Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa Quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột, đau đến quặn lòng trước tình cảnh đất nước. - Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuót gan, uống máu quân thù. Thái độ uất ức, căm tức đến tột cùng, đến bầm gan tím ruột mong được ăn sống nuốt tươi kẻ thù. - Dẫu cho trăm thân này ... vui lòng. Sẵn sàng hi sinh vì nước, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát. - Từ ngữ: sử dụng nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lí và hành động mãnh liệt. Mỗi chữ mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngọn bút trên trang giấy. - Dùng nhiều dấu phẩy tách các vế câu. - Giọng điệu thống thiết, tình cảm. Khắc hoạ sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước. - Tự bày tỏ, chính Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ. b) Đoạn 3: Mối quan hệ giữa chủ tướng và thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với lối sống của các tướng sĩ, khẳng định những hành động cần làm. (14') Học sinh đọc đoạn 3. - Không có mặc thì cho áo, không có ăn ...cơm; ... - Lúc trận mạc ... cùng sống chết. - Lúc ở nhà ... cùng vui cười. câu văn biến ngẫu, điệp ngữ: quan hệ rất dẹp - Nêu mối ân tình giữa mình và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục. - Nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn Họ đã đánh mất danh dự của người làm tướng thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh đất nướbài tập - Chọi gà, đánh bạc, thích rượu ngon... lao vào các thú vui hèn hạ - Lo làm giàu, ham săn bắn,... toan tính tầm thường * Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnhcủa đất nước. Đó không chỉ là thờ ơ nông cạn mà còn là vong ân bội nghĩa. Sự ham chơi hưởng lạc không chỉ là một vấn đề nhân cách mà còn là sự táng tận lương tâm khi vận mệnh đất nước đang nghìn cân treo sợi tóc. - Thái ấp bổng lôc không còn, gia quyến vợ con khốn cùng, tan nát; xã tắc, tổ tông bị giày xéo, thanh danh bị ô nhục... Hậu quả tai hại khôn lường. - Có khi tác giả dùng cách nói thẳng, gần như sỉ mằng; có khi mỉa mai, chế giễu ''cựa gà ...'' nghệ thuật đối lập để họ thấy được sự vô lí trong cách sống của mình, giọng khích tướng để họ mau chóng muốn chứng minh tài năng, phẩm chất của mình. - Nên nhớ câu ''đặt .. răn sợ'' biết lo xa. - Huấn luyện quân sĩ, tập đượt cung tên tăng cường võ nghệ. - Có thể bêu đầu, làm rữa thịt ... chống được ngoại xâm. - Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền ... mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm còn nước nhà. - Các biện pháp tu từ: so sánh giữa 2 viễn cảnh, tương phản, điệp từ, ý tăng tiến. - Câu văn biến ngẫu cân đối, nhịpnhàng. - Lí lẽ sắc sảo kết hợp với tình cảm thống thiết. + Nay các ngươi ... thần chủ / nhược bằng ... là kẻ nghịch thù c) Đoạn 4: Kêu gọi tướng sĩ: (7') ông vạch rõ ranh giới giữa 2 con đường: chính và tà, sống và chết để thuyết phục tướng sĩ. Đó là thái độ rất khoát hoặc là địch hoặc là ta. - Quân và dân nhà Trần đã liên tiếp chiến thắng các cuộc xâm lăng của giặc Mông - Nguyên (XIII) 4. Tổng kết (2') a. Nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, kết hợp hài hoà lí và tình, lập luận văn chính luận; lời văn thống thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu. b. Nội dung - Lời khích lệ chân tình của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ. - Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn và nhân dân ta thời Trần. * Ghi nhớ: SGK - Học sinh đọc ghi nhớ. III. Luyện tập (5') 1) - Là người coi trọng danh dự và bổn phận đối với đất nước. - Khinh ghét thói cầu an, hưởng lạc. - Căm thù giặc, quyết chiến thắng kẻ thf. - Tha thiết với vận mệnh của nước nhà... 2) Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược + Khích lệ long tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, điều đúng + Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. + Khích lệ lòng trung quân ái quốc lòng ân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ + Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước IV. Củng cố:(2')? Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản. V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Học kĩ bài, nắm được giá trị và nội dung của văn bản, chọn học thuộc lòng một đoạn văn biền ngẫu mà em thích nhất trong bài. - Làm bài tập 2 phần luyện tập trong SGK tr61.- Soạn bài ''Nước Đại Việt ta'' Tuần 24 - Tiết 95 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng Việt hành động nói A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh hiểu nói cũng là một thứ hành động. - Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định. - Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: tham khảo ''Ngữ văn nâng cao 8''. - Học sinh: xem trước bài ở nhà. C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5')? Thế nào là câu phủ định , chức năng của câu phủ định. ? Giải bài tập 4, 5, 6 SGK tr54. III. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thày Hoạt động của trò ? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì. * Lí Thông nói với Thạch Sanh để nhằm mục đích nhất định. ? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy. ? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không. ? Chi tiết nào nói lên điều đó. ? Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì. ? Việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không ? Vì sao. ? Vậy thế nào là một hành động nói. ? Ngoài những câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định, những mục đích ấy là gì. ? Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích II.2 và cho biết mục đích của mỗi hành động. * Có nhiều loại hành động nói: hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. ? Liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết qua những ví dụ trên. ? Từ đó em rút ra kết luận: những kiểu hành động nói thường gặp. ? Trần Quốc Tuấn viết ''Hịch tướng sĩ'' nhằm mục đích gì. ? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở 1 câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung. ? Chỉ ra cách hành động nói và mục đích của mỗi hành độn nói trong những đoạn trích đã cho. - Giáo viên hướng dẫn làm phần b, c tương tự phần a. I. Hành động nói là gì ? (10') 1. Ví dụ: - Học sinh đọc ví dụ trong SGK tr62 2. Nhận xét: - Lí Thông nói với Thạch Sanh để nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi. - ''Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy chốn ngay đi''. - Có, vì nghe Lí Thông nói, Thach Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông ra đi. - Bằng lời nói. - Việc làm của Lí Thông là 1 hành động vì nó là một việc làm có mục đích. 3. Kết luận - Học sinh khái quát, đọc ghi nhớ SGK. II. Một số hành động nói thường gặp 1. Ví dụ 2. Nhận xét + Học sinh quan sát lại ví dụ mục I - Câu 1: dùng để trình bày - Câu 2: đe doạ - Câu 3: hứa hẹn. + Học sinh đọc mục II.2 - Lời cái Tí: để hỏi để bộc lộ cảm xúc. - Lời chị Dậu: tuyên bố hoặc báo tin. - Học sinh liệt kê. 3. Kết luận - Học sinh kết luận. - Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK. III. Luyện tập (15') 1. Bài tập 1 - Học sinh đọc bài tập 1 - Trần Quốc Tuấn viết ''Hịch tướng sĩ'' nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ họ tập ''Binh thư yếu lược'' do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ. 2. Bài tập 2 - Học sinh đọc bài tập 2 a) - Bác trai đã khá rồi chứ ? hành động hỏi. - Này, bảo bác ấy ... cho hoàn hồn. hành động điều khiển, bộc lộ cảm xúc. - Vâng, cháu cũng ... còn gì. hành động hứa hẹn, trình bày IV. Củng cố:(3') ? Nhắc lại khái niệm hành động nói, các kiểu hành động nói thường gặp. V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Học thuộc 2 ghi nhớ. - Làm bài tập 3 (HD: không phải câu có từ hứa bao giờ cũng được dùng để thực hiện hành động hứa)- Xem trước tiết ''Hành động nói'' (tiếp) Tuần 24 - Tiết 96 Ngày soạn: Ngày dạy: trả bài tập làm văn số 5 A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh đánh giá toàn diện kết quả học bài: văn bản thuyết minh về các phương diện: + Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, nội dung bài viêt có tính chất khách quan, đáng tin cậy. + vận dụng các phương pháp thuyết minh. + Bố cục, thứ tự sắp xếp hợp lí. + Lời văn thuyết minh phải chuẩn xác, ngắn gọn và sinh động. - Rèn kĩ năng trình bày, chính tả, diễn đạt chung. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: chấm bài kĩ càng, thống kê lỗi học sinh thường gặp - Học sinh: Ôn tập kiểu bài thuyết minh. C. Các hoạt động dạy học: I. Tổ chức lớp: (1') II. Kiểm tra bài cũ :(5')? Nhắc lại các phương pháp thuyết minh. ? Các kiểu bài thuyết minh thường gặp. ? Ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh phải đảm ảo những yêu cầu nào. III. Trả bài: 1. Đề bài: (5') - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài: Hãy giới thiệu một danh lam thắng cảnh ỏôi tiếng ở nước ta. Hoặc: Hãy giới thiệu một con vật nuôi có ích (con trâu) 2. Lập dàn ý: (10') - Giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý ngắn gọn (như tiết 87, 88) 3. Nhận xét: (10') a. Ưu điểm: - Đa số học sinh biết cách thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước: làm nổi bật vị trí, đặc điểm và vai trò lợi ích của danh thắng đó. Hoặc những em làm đề 2 (8B) đã làm nổi bật được đặc điểm (các bộ phận), lợi ích, cách chăm sóc con vật nuôi có ích. - Biết cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ biểu cảm, miêu tả trong văn thuyết minh để nhằm mục đích thuyết minh. - Sử dụng dấu câu hợp lí; (8A) và một số em ở lớp 8B viết đúng chính tả. - Vận dụng các phương pháp thuyết minh nhuần nhuyễn: phân tích, phân loại, phương pháp so sánh, phương pháp dùng số liệu ... - Bố cục rõ ràng, mạch lạc: 3 phần; các đoạn văn tương ứng với các ý lớn trong bài văn bản thuyết minh như vị trí, đặc điểm vai trò hoặc đặc điểm , lợi ích, cách chăm sóc. b. Nhược điểm: - Có bài sử dụng phương pháp thuyết minh chưa rõ ràng, khéo léo, còn viết theo các ý lộn xộn: đặc điểm của con trâu - lợi ích - đặc điểm, ... bố cục chưa mạch lạc, khoa học. - Có bài lạc sang miêu tả, biểu cảm vì lời văn không phù hợp với văn bản thuyết minh: ''Em xin giới thiệu về con trâu cho các bạn nghe nhé'', ... - chưa làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, bài viết còn chung chung, chứng tỏ hiểu biết về đối tượng không kĩ càng. - Có bài chưa sáng tạo, còn dựa nhiều vào những văn bản thuyết minh có sẵn trong SGK: Hồ Gươm. đền Ngọc Sơn, Huế, ... 4. Đọc những bài văn hay: (5') - Lớp 8A:Yến, Đỗ Trang, ...r * Yêu cầu học sinh khác nhận xét, bình bài của bạn để học tập. 5. Sửa lỗi: (5') - Giáo viên hướng dẫn sửa lỗi: Lỗi sai Loại lỗi Sửa lại IV. Củng cố:(3') ? Nhắc lại phương pháp thuyết minh, ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh. - Giáo viên thống kê điểm. V. Hướng dẫn về nhà:(1') - Tiếp tục sửa lỗi trong văn bản thuyết minh; xem lại cách làm bài văn thuyết minh. - Xem trước bài ''Ôn tập về luận điểm''.
Tài liệu đính kèm: