Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề I: Ôn tập văn tự sự

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề I: Ôn tập văn tự sự

CHỦ ĐỀ I:

ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ

TIẾT 1

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Giúp HS củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản tự sự, biết vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm và vait rò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

 - Rèn kỹ năng dựng đoạn, tạo lập văn bản hoàn chỉnh.

B. CHUẨN BỊ

 GV: Tư liệu tham khảo, nội dung ôn tập.

 HS: Ôn tập.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp

2. Bài mới:

 

doc 41 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1467Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề I: Ôn tập văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/ 08/ 2009
Ngày dạy 9A:....../......./ 2009
Chủ đề I:
ôn tập văn tự sự
Tiết 1
a. mục tiêu cần đạt
	- Giúp HS củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản tự sự, biết vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm và vait rò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
	- Rèn kỹ năng dựng đoạn, tạo lập văn bản hoàn chỉnh.
b. chuẩn bị
	GV: Tư liệu tham khảo, nội dung ôn tập.
	HS: Ôn tập.
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Yếu tố miêu tả vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
? Yếu tố miêu tả thường được sử dụng như thế nào?
Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả thường được sử dụng để tả cảnh có liên quan đến sự việc mở đầu câu chuyện, tả ngoại hình để nhận diện nhân vật và bước đầu khắc hoạ tính cách, tả sự việc, hành động, cảnh vật liên quan đến nhân vật khi kể diễn biến sự việc, tả nội tâm nhân vật, kín đáo gửi gắm chủ đề khi kết thúc câu chuyện.
? Dựa vào đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” (SGK trang 97), viết một đoạn văn kể lại việc MGS cùng bọn tay chân kéo vào nhà Kiều, trong đó có kết hợp miêu tả?
GV hướng dẫn: Đoạn văn tự sự cần kết hợp miêu tả, do đó cần sử dụng các chi tiết của đoạn thơ: tả tính cách qua lời nói của MGS; tả ngoại hình: ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao; tả cử chỉ: lao xao, ghế trên ngồi tót sỗ sàng, kết hợp sự tưởng tượng của em để viết thành văn xuôi.
- GV yêu cầu HS viết 
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, cho điểm.
? GV yêu cầu HS viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân cần chú ý các chi tiết sau:
- Khuôn mặt, nét ngài (nét lông mày)
- Tiếng cười, giọng nói, tính cách.
- Mái tóc, màu da.
GV yêu cầu HS làm việc độc lập - viết đoạn văn.
- HS trình bày trước lớp.
- GV sửa chữa, bổ sung. 
I. Miêu tả trong văn bản tự sự:
1. Lý thuyết:
Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm sinh động.
2. Bài tập:
a, Viết đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả kể lại việc MGS đến mua Kiều.
b, Viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân.
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
	- Hệ thống lại bài.
	- Về nhà tiếp tục ôn tập.
.
Ngày soạn: 21/ 08/ 2009
Ngày dạy 9A:....../......./ 2009
 Tiết 2
a. mục tiêu cần đạt
	(Như tiết 1)
b. chuẩn bị
	(Như tiết 1)
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Trong đoạn văn tự sự, yếu tố miêu tả nội tâm là rất quan trọng. Vì sao?
- Vì miêu tả nội tâm là tái hiện lại những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
? Miêu tả nội tâm nhân vật bằng cách nào?
- Người ta có thể miêu tả trực tiếp bằng cách tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
- Hoặc có thể miêu tả gián tiếp: nét mặt, cử chỉ, trang phục nhân vật, hoặc miêu tả cảnh vật có liên quan đến tâm trạng (tả cảnh ngụ tình) thì cảnh thường được tả qua cái nhìn của nhân vật (bức tranh tâm cảnh). Cách miêu tả gián tiếp nhằm khắc họa tính cách và nội tâm nhân vật một cách vừa tinh tế, vừa sâu sắc.
? Tìm những câu thơ miêu tả nội tâm nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”?
? Khi làm bài văn: Kể về một kỷ niệm đáng nhớ đối vói con vật nuôi mà em yêu thích nhất, một bạn đã kể việc để lạc mất chú chó yêu như sau:
“Mải xem bác ấy nặn con gà trống, em quên mất Mi-lu. Lát sau quay lại chẳng thấy nó đâu. Em vội vàng đi tìm khắp công viên mà vẫn không thấy. Mãi sau, đang nhớn nhác gọi, em thấy nó trong cái vườn nhỏ, đang loay hoay tìm lối ra”.
? Theo em, vì sao cách kể của bạn chưa phong phú, thiếu hấp dẫn?
- Đoạn văn thiếu sự miêu tả nội tâm nhân vật.
? Hãy viết lại đoạn văn trên cho sinh động hơn?
GV hướng dẫn: Có thể tả nỗi lo lắng của mình khi đi tìm con chó, khi thấy nó đang tìm lối ra khỏi vườn, có thể tả tâm trạng vừa giận, vừa lo, vừa mừng của em.
- GV dành thời gian để HS viết lại đoạn văn
- HS làm bài
- GV nhận xét, bổ sung.
II. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Những câu thơ miêu tả nội tâm Thuý Kiều qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”
 “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bức, lệ hoa mấy hàng.
 Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹm trông gương mặt dày.”
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
	- Hệ thống lại bài.
	- Về nhà tiếp tục ôn tập.
Ngày soạn: 21/ 08 / 2009
Ngày dạy 9A:....../......./ 2009
 Tiết 3
a. mục tiêu cần đạt
	(Như tiết 1)
b. chuẩn bị
	(Như tiết 1)
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 GV nhấn mạnh một số vấn đề lý thuyết cần ghi nhớ ở bài: “Nghị luận trong văn tự sự”
- Văn bản tự sự tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Bao giờ người viết cũng thông qua cốt truyện, nhân vật để gửi gắm tư tưởng (cách nhìn, cách đánh giá hiện thực )
- Yếu tố nghị luận thường được kết hợp với tự sự ở những tình tiết chứa đựng ý nghĩa tư tưởng chủ đề của tác phẩm, đôi khi có thể đan cài vào phần kết của truyện. Yếu tố nghị luận phải được kết hợp một cách tự nhiên, hài hoà với lời kể, cách viết ngắn gọn mà sâu sắc.
- Yếu tố nghị luận làm cho truyện kể có tính triết lý sâu sắc, chủ đề được khắc sâu một cách ý vị.
? Kể lại một kỷ niệm lý thú về các bạn nhỏ ở Mat-xcơ-va đối với Dế Mèn, Tô Hoài viết:
“Một lần kia tôi thăm trường phố số 5 ngoại thành Mát-xcơ-va tôi hỏi:
- Bạn có quen Dế Mèn không?
Tất cả cười ầm giơ tay một loạt. Các bạn Mát-xcơ-va gửi tôi một món quà nhờ mang cho Dế Mèn: Cái hộp to, trong đặt chiếc khay nhôm vuông như cái sân gạch, trên có cây chuối, cây tre, quả dứa và tượng bằng nhựa màu đủ mặt Dế Mèn, Dế Trũi, bác Xiến Tóc, cái Kiến, cô Niễng Niễng, anh Gọng Vó ”
(Lời nói đầu truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” - Nhà xuất bản Hải Phòng, 1986)
? Mẩu truyện trên gợi trong em những suy ngẫm gì về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký nói riêng và về tác phẩm văn học thiếu nhi nói chung?
GV gợi ý: Đọc lại văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (NV6, tập II, trang 3) và mục ghi nhớ (trang 11, sách trên). Nếu có điều kiện, nên đọc toàn tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài.
?Chuyển những suy ngẫm đó của em thành lời văn nghị luận của nhân vật “tôi” của đoạn văn trên, xen vào đoạn văn tự sự đó?
GV: Lời nghị luận chỉ nên viết một, hai câu. Do đó chỉ viết ý kiến nào sâu sắc nhất, cách viết gây được ấn tượng. Ví dụ: Vậy là “Dế Mèn phiêu lưu kí” đã vượt biên giới và không bao giờ già, luôn tươi trẻ mãi với thời gian.
? Bằng một đoạn văn tự sự kết hợp nghị luận, kể về cuộc gặp gỡ của em với một người bạn cũ xa cách lâu ngày, nay bạn có những đổi thay không ngờ?
GV gợi ý: Để yếu tố nghị luận có thể kết hợp vào đoạn văn tự sự một cách tự nhiên và hài hoà, cuộc gặp gỡ phải có tình huống bất ngờ. Sự thay đổi ở bạn có thể là tốt lên, hoặc xấu đi thì sự luận bàn xen vào mới có ý nghĩa.
HS dựa vào sự gợi ý của GV để viết đoạn văn.
HS trình bày - GV nhận xét và cho điểm.
 Có 2 chủ đề:
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp huyênh hoang.
- Phê phán những ý tưởng viển vông, mới nghe thì rất hay nhưng không thể thực hiện được.
? Hãy kể lại chuyện ngụ ngôn, mỗi truyện phù hợp với một chủ đề trên?
+ ếch ngồi đáy giếng.
+ Đeo nhạc cho mèo.
* Yêu cầu: không chỉ là kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của mình mà còn phải kết hợ với nghị luận một cách hợp lý.
GV: Thường thì người ta kết hợp yếu tố nghị luận vào sau tình tiết có ý nghĩa, có tác dụng tạo nên bước ngoặt của truyện, hoặc đưa lời bình vào đoạn kết.
III. Nghị luận trong văn bản tự sự
1. Lý thuyết:
2. Bài tập:
a, Viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận kết hợp với tự sự.
- Nhận xét về cách kể, nghệ thuật miêu tả,  của tác giả. Từ đó suy xét về đề tài, chủ đề và cách viết tác phẩm văn học thiếu nhi.
- Lời văn nghị luận có thể viết tiếp ở phần cuối mẩu chuyện. Cũng có thể xen vào sau chi tiết “tất cả cười ầm giơ tay một loạt” và sau chi tiết cuối.
b, Viết đoạn văn tự sự có thể kết hợp yếu tố nghị luận.
c, Dựa vào chủ đề để viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
	- Hệ thống lại bài.
	- Về nhà làm bài tập sách BT.
Ngày soạn: 21 / 08 / 2009
Ngày dạy 9A:....../......./ 2009
 Tiết 4
a. mục tiêu cần đạt
	(Như tiết 1)
b. chuẩn bị
	(Như tiết 1)
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? GV hướng dẫn HS đi vào một vấn đề cụ thể đề HS tự bộc lộ khả năng của mình khi viết văn bản tự sự kết hợp với các yếu tố đó.
GV hướng dẫn HS viết bài văn hoàn chỉnh dựa trên cơ sở dàn ý sau:
- HS viết bài sau đó gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung và cho điểm.
IV. Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
Đề bài: Một mầm non kể lại tâm trạng của mình khi mới nhú lên khỏi mặt đất vào một buổi sớm mùa xuân nắng đẹp.
Dàn ý:
A, Mở bài:
- Tôi là một mầm non.
- Cuộn tròn trong hạt, tôi được người ta gieo xuống đất (cảm thấy chật chội và tối tăm)
B, Thân bài:
- Nằm im trong lòng đất, tôi nghe ngóng bàn tay ấm áp của nắng lay gọi đưa tôi lên mặt đất, tôi thò đầu ra khỏi vỏ ngỡ ngàng (chị sương mai tặng một viên ngọc, anh tia nắng nhảy nhót, nhấp nháy, )
- Tôi thấy ấm dạ (mẹ đất cho tôi ăn, gió gửi tôi ít hương hoa, cô bé trồng rau nhẹ nhàng vun đất ấm chân tôi, )
- Tôi nghĩ: mặt đất thật là đẹp, vui, chứ không tối đen, lạnh lẽo như dưới đất (vì thiên nhiên đẹp, cuộc sống tự do, được chăm chút, )
- Tôi thử vẫy hai tay (hai lá mầm) lắng nghe, xốn xang (hoạ mi hát).
- Từ hôm đó tôi sống thật hạnh phúc (cuộc sống của thiên nhiên bao quanh tôi ngọt ngào: nắng, gió, nước, cây cối, các mầm non, )
- Tôi cảm thấy niềm ao ước rạo rực trong thân non (muốn lớn, muốn cống hiến, )
C, Kết bài:
- Cuộc sống chắc còn có lúc khó khăn, nhưng tôi vẫn tin ở đất mẹ, ở vạn vật và con người.
- Tôi chìm vào trong giấc ngủ giữa một bản nhạc ngân nga.
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
	- Hệ thống lại bài.
	- Về nhà làm bài tập sách BT.
..
Ngày soạn: 21 /08 / 2009
Ngày dạy 9A:....../......./ 2009
 Tiết 5
a. mục tiêu cần đạt
	(Như tiết 1)
b. chuẩn bị
	(Như tiết 1)
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? GV ôn lại và nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý về lý thuyết:
- Tự sự là kể lại sự việc diễn ra như thế nào, vì thế nhất thiết phải có người kể chuyện. Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau với những ngôi kể khác nhau, khi ở ngôi thứ nhất, khi ở ngôi thứ ba.
- Người kể chuyện có thể kể lại câu chuyện của chính mình (nhật ký, hồi ký, tự truyện, ) hoặc nhập vào nhân vật trong truyện, là người trong cuộc nhìn nhận sự việc, con người mà kể. Trong các trường hợp này, người kể xưng “tôi” - ngôi thứ nhất.
- Người kể chuyện đứng ngoài mà quan sát, kể lại một cách khá ...  đợc nghĩa sau:
Khoảng cách xa giữa tiếng ếch và ngời nghe, âm thanh mơ hồ.
- “Đêm”: nêu đợc thời gian của bài thơ, nhng không có những ý nghĩa trên của“vẳng”.
- “Ngỡ” và “tởng” đồng nghĩa với nhau cùng có nghĩa: nghĩ lầm là, cho là. “Tởng” thiên về hoạt động của t duy, không gợi ra dáng vẻ bên ngoài của ngời. “Ngỡ” gợi dáng vẻ bên ngoài của ngời.
3. Củng cố và hướng dẫn về nhà.
	- Hệ thống lại bài.
	- Về nhà tiếp tục ôn tập từ vựng.
.
Ngày soạn: 25/12/2009
Ngày dạy 9A: //2010
Tiết 6
a. mục tiêu cần đạt
	(Như tiết 1)
b. chuẩn bị
	(Như tiết 1)
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Cho các câu sau:
a, Tấm ván kê bấp bênh.
b, Cuộc sống bấp bênh.
c, Lập trường bấp bênh.
? Từ “bấp bênh” có nghĩa nào là chính, nghĩa nào là phụ?
? Nghĩa phụ được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
? Chỉ ra sự giống nhau về nghĩa của từ “bấp bênh” trong các câu đó?
? Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a, Ngày đầu Khải rắp tâm học hành tử tế.
b, Tí đỏ mặt, cúi đầu vân vê nòng súng.
c, Họ run lập cập giữa đêm đông.
* Bài tập 2:
- Nghĩa của từ “bấp bênh” trong câu (a) là nghĩa chính.
- Các nghĩa còn lại trong câu (b), (c) là nghĩa phụ. Các nghĩa phụ được chuyển theo phương thức ẩn dụ.
- Các nghĩa của từ “bấp bênh” giống nhau ở chỗ: không ổn định, khi nghiêng bên phải,khi nghiêng bên trái, lên xuống thay nhau.
* Bài tập 3:
a, Rắp tâm thay bằng: có ý định.
b, Vân vê thay bằng: mân mê.
c, Lập cập thay bằng: cầm cập.
3. Củng cố và hướng dẫn về nhà.
	- Hệ thống lại bài.
	- Về nhà tiếp tục ôn tập.
 Ký duyệt BGH
Ngày soạn: 25/01/2010
Ngày dạy 9A: //2010
Chủ đề iv:
rèn kỹ năng làm văn nghị luận
Tiết 1
a. mục tiêu cần đạt
	- Giúp HS khắc sâu thêm kiến thức cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tợng; về tư tưởng đạo lý, về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); về đoạn thơ, bài thơ.
	- Rèn kỹ năng lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh.
b. chuẩn bị
	GV: Tư liệu tham khảo.
	HS: Ôn tập.
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV lần lượt đặt câu hỏi để HS chỉ ra các bước làm bài nghị luận nói chung và nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nói riêng, đặc biệt là bước lập dàn ý.
GV hướng dẫn h/s lập dàn ý
Đề bài: Trước sự đua đòi, ăn mặc thiếu văn hoá của bạn bè, em hãy góp một số ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp.
? Mở bài có nhiệm vụ như thế nào?
? Nêu luận điểm chính?
? Kết bài cần đảm bảo những yêu cầu gì?
A. Cách làm bài nghị luận về một số sự việc, hiện tượng đời sống.
* Các bước làm bài
* Lập dàn ý
A, Mở bài 
- Trang phục là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu của con người.
- Ngày nay đời sống phát triển, người ta không chỉ muốn mặc ấm mà còn muốn mặc đẹp.
- Nhng hiện có một số bạn ăn mặc còn thiếu văn hoá.
B, Thân bài:
- Nêu các hiện tợng thiếu văn hoá trong trang phục của một số học sinh.
- Phân tích tác hại: phí thời gian học hành, tốn tiền bạc của gia đình, làm thau đổi nhân cách tốt đẹp của chính mình, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục chung.
- Vậy học sinh nên mặc nh thế nào cho đúng với ngời học sinh theo quy định của từng địa phương.
C, Kết bài:
- Mọi thời đại, mọi trang phục đều thể hiện trình độ văn hoá của một dân tộc.
- Học sinh chúng ta cần góp phần làm tăng vẻ đẹp văn hoá đó.
3. Củng cố và hớng dẫn về nhà.
	- GV khái quát nội dung ôn tập.
	- HS về nhà viết bài hoàn chỉnh.
...............................................
Ngày soạn: 25/01/2010
Ngày dạy 9A: //2010
Tiết 2
a. mục tiêu cần đạt
	(Nh tiết 1)
b. chuẩn bị
	(Nh tiết 1)
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nhắc laị các bớc làm bài nghị luận về một vấn đề t tởng, đạo lý?
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Đọc lại và sửa chữa.
? Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:
* Đề bài: Bình luận về ý nghĩa t tởng của câu tục ngữ: 
 “Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
GV hớng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý lập dàn ý.
?Mở bài nêu ntn?
? Thân bài nêu ntn?
?Kết bài nêu ntn?
B. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề t tởng, đạo lý.
* Lập dàn ý:
A, Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Ta phải yêu quý, trân trọng những thứ của ta, dù xấu tốt vẫn do ta làm chủ.
B, Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Nội dung câu tục ngữ cơ bản là đúng.
- Mặt hạn chế: Bằng lòng theo kiểu dù trong dù đục là bảo thủ, trì trệ.
- Quan niệm đúng: phải làm cho ao nhà lúc nào cũng trong 
C, Kết bài:
- Khẳng định giá trị câu tục ngữ.
- Bài học cho bản thân.
3. Củng cố và hớng dẫn về nhà.
	- Hệ thống lại bài.
	- Về nhà viết bài hoàn chỉnh.
Ngày soạn: 25/01/2010
Ngày dạy 9A: //2010
Tiết 3
a. mục tiêu cần đạt
	(Như tiết 1)
b. chuẩn bị
	(Như tiết 1)
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Xác định loại bài cụ thể.
- Đa ra đối tượng phải bàn luận.
? Dàn ý chung của bài nghị luận?
? Nhiệm vụ của từng phần?
? Dàn ý, bài phân tích tác phẩm khác với dàn ý bài phân tích nhân vật nh thế nào?
GV yêu cầu HS dựa vào dàn ý viết một bài cụ thể nào đó.
HS nhắc lại các bớc làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
C. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
I. Các bước làm bài.
1. Tìm hiểu đề.
2. Tìm ý.
3. Lập dàn ý
a, Dàn ý chung:
- Mở bài: Giới thiệu nhận xét khái quát của ngời viết về đối tợng cần nghị luận.
- Thân bài: Trình bày sự phát triển vấn đề, bàn luận về từng khía cạnh của nhận xét trên.
- Kết bài: Tổng hợp sự phân tích, đánh giá chung về đối tợng.
b, Dàn ý bài phân tích nhân vật (loại bài thờng gặp)
- Mở bài: Giới thiệu (nhân vật) tác phẩm và nhận xét khái quát về nhân vật.
- Thân bài: Lần lợt nghị luận về từng luận điểm của nhận xét trên.
- Kết bài: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
c, Dàn ý bài phân tích tác phẩm (loại thờng gặp)
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến sơ bộ đánh gía.
- Thân bài: Lần lợt nghị luận về từng luận điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua phân tích từng chi tiết của tác phẩm.
- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm đó.
4. Viết bài:
3. Củng cố và hớng dẫn về nhà.
	- GV khái quát nội dung ôn tập.
	- HS ôn tập.
Ngày soạn: 25/01/2010
Ngày dạy 9A: //2010
Tiết 4
a. mục tiêu cần đạt
	(Như tiết 1)
b. chuẩn bị
	(Như tiết 1)
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS luyện tập về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
GV yêu cầu HS phân tích đề – lập dàn ý đề bài.
? Phần mở bài cần giới thiệu nh thế nào?
? Nêu các luận điểm của phần thân bài? Để triển khai luận điểm cần có hệ thống luận cứ nh thế nào?
? Phần kết bài cần nêu nh thế nào?
II. Luyện tập
Lập dàn ý cho đề bài:
*Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện “Chiếc lợc ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1. Mở bài:
- Giới thiệu NQS và truyện “Chiếc lợc ngà”
- Giới thiệu nhân vật bé Thu và nêu nhận xét khái quát về nhân vật bé Thu.
2. Thân bài:
- Phân tích tình yêu cha sâu sắc, mạnh mẽ ở nhân vật bé Thu.
+ Thu luôn tỏ ra lạnh nhạt, xa cách ông Sáu, cha của nó.
+ Thu phản ứng quyết liệt, rồi trốn sang bà ngoại, kể với bà ngoại nỗi tức tối.
+ Thu không nhận ông Sáu là cha vì ông không giống ba trong ảnh.
+ Đợc bà ngoại giải thích, bé hiểu, hối hận và nhận cha đúng lúc nó phải chia tay cha.
+ Phút chia tay, tình yêu cha bộc lộ mãnh liệt và đau xót.
3. Kết bài:
- Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật (nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật trẻ em tinh tế và chính xác).
3. Củng cố và hớng dẫn về nhà.
	- GV khái quát lại bài về tình cảm của cha con ông Sáu.
	- Viết bài hoàn chỉnh đề bài trên.
Ngày soạn: 25/01/2010
Ngày dạy 9A: //2010
Tiết 5
a. mục tiêu cần đạt
	(Như tiết 1)
b. chuẩn bị
	(Nh tiết 1)
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nêu các bớc làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Đọc lại bài viết và sửa chữa.
? Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần lu ý điều gì?
D. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
I. Các bớc làm bài.
II. Cách phân tích, cảm thụ chi tiết bài thơ
- Phân tích các yếu tố nghệ thuật.
- Cảm thụ sâu sắc các yếu tố đó.
- Cảm thụ một chi tiết thơ cần qua các bớc:
+ Đọc kỹ câu thơ (hoặc một số câu thơ) để nhận biết điều tác giả muốn nói với ngời đọc.
+ Phát hiện những đặc sắc trong cách thể hiện độc đáo.
+ Phân tích cách sáng tạo của tác giả.
+ Tác dụng của chi tiết đó đối với việc biểu hiện điều tác giả muốn nói, tác dụng tới sự cảm thụ của ngời đọc.
- Trong cả một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ chỉ cần phân tích kỹ một vài chi tiết chính, còn lại có thể phân tích lần lợt, để đảm bảo bài văn vừa là một chỉnh thể, vừa có trọng tâm, có điểm sáng và gây đợc ấn tợng.
3. Củng cố và hớng dẫn về nhà.
	- GV khái quát lại bài.
	- HS nắm vững cách phân tích chi tiết và cảm thụ thơ.
..
Ngày soạn: 25/01/2010
Ngày dạy 9A: //2010
Tiết 6
a. mục tiêu cần đạt
	(Nh tiết 1)
b. chuẩn bị
	(Nh tiết 1)
c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS luyện tập về cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 
* Đề bài: Phân tích bài “Đồng chí” để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp. 
GV hớng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.
? Tình đồng chí đợc biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh nào?
? Những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết,  nào thể hiện từng điểm đó?
? Nhiệm vụ của phần kết bài?
III. Luyện tập
1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ, nêu nhận xét chung về bài thơ (nh đề bài)
2. Thân bài:
- Nguồn gốc cao quý của tình đồng chí.
+ Xuất thân nghèo khổ.
+ Chung lý tởng chiến đấu.
+ Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn.
- Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao.
+ Họ cảm thông, chia sẻ, tâm sự nỗi nhớ quê.
+ Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm.
- Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc:
+ Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt.
+ Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ.
+ Cuối đoạn mà cũng là cuối bài, cảm xúc lại đợc kết tinh trong câu thơ rất đẹp.
3. Kết bài:
- Khái quát giá trị ý nghĩa của bài thơ.
3. Củng cố và hớng dẫn về nhà.
	- GV khái quát lại nội dung ôn tập.
	- HS về nhà viết bài hoàn chỉnh.
 Ký duyệt BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docCDTC9-2008,2009.doc