1. Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào ngày nào, ở đâu ? Ngày 1 – 9 – 1858 ở Đà Nẵng.
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859 diễn ra ntn ?
- Tháng 2 – 1859, Pháp kéo quân vào Gia Định.
- Ngày 17 – 2 – 1859, Pháp tấn công thành Gia Định.
- Quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã.
- Triều đình Huế cho quân cố thủ ở Đại đồn Chí Hòa. Sau 2 ngày, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh Nam Kì (Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long)
- Ngày 5 – 6 – 1862, triều đình kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi.
3. Hiệp ước Nhâm Tuất được kí vào thời gian nào, nêu nội dung ? Ngày 5 – 6 – 1862.
Nội dung : Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn ; mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán ; cho phép người Pháp và người Tây ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây ; bối thường cho Pháp 1 khỏan chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc ; Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long Cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến
4. Ai được tôn là Bình Tây đại nguyên soái ? Trương Định.
5. Câu nói : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”, là của ai ? Nguyễn Trung Trực.
Ngµy so¹n: Ngµy gi¶ng: «n tËp Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào ngày nào, ở đâu ? Ngày 1 – 9 – 1858 ở Đà Nẵng. Chiến sự ở Gia Định năm 1859 diễn ra ntn ? Tháng 2 – 1859, Pháp kéo quân vào Gia Định. Ngày 17 – 2 – 1859, Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã. Triều đình Huế cho quân cố thủ ở Đại đồn Chí Hòa. Sau 2 ngày, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh Nam Kì (Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long) Ngày 5 – 6 – 1862, triều đình kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi. Hiệp ước Nhâm Tuất được kí vào thời gian nào, nêu nội dung ? Ngày 5 – 6 – 1862. Nội dung : Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn ; mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán ; cho phép người Pháp và người Tây ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây ; bối thường cho Pháp 1 khỏan chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc ; Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long Cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến Ai được tôn là Bình Tây đại nguyên soái ? Trương Định. Câu nói : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”, là của ai ? Nguyễn Trung Trực. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất vào năm nào, nêu diễn biến ? Năm 1873. Diễn biến : Sáng ngày 20 – 11 – 1873, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Trưa ngày 20 – 11 – 1873, thành Hà Nội thất thủ. Chưa đầy 1 tháng, chúng đã chiếm được Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định. Quân ta giành thắng lợi trận Cầu Giấy lần thứ nhất vào thời gian nào ? Ngày 21 – 12 – 1873. Hiệp ước Giáp Tuất được kí vào thời gian nào, nêu nội dung ? Vì sao triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp ? Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất (15 – 3 – 1874) : Quân Pháp sẽ rút khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hòan tòan thuộc Pháp. Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn, vì tư tưởng chủ hoà để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2 vào thời gian nào, nêu diễn biến ? Năm 1882. Diễn biến : Ngày 3 – 4 – 1882, Ri-vi-e đưa quân lên Hà Nội. Ngày 25 – 4 – 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hòang Diệu. à Pháp mở rộng đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. Hiệp ước Hác-măng được kí vào thời gian nào, nêu nội dung ? Ngày 25 – 8 – 1883. Nội dung : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhậo vào đất Nam Kì thuộc Pháp. 3 tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí vào thời gian nào ? Ngày 6 – 6 – 1884. Thực dân Pháp xâm chiếm nước ta từ năm 1858 đến năm nào triều đình nhà Nguyễn đầu hàng toàn bộ ? Năm 1884. Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phe chủ chiến tại Huế ? Nguyên nhân : Triều đình : + Vẫn còn hy vọng giành lại quyền thống trị từ tay Pháp khi có điều kiện. + Xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, khí giới, + Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua (vua Hàm Nghi). + Chuẩn bị phản công. Pháp : Lo sợ, chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Diễn biến: Đêm mồng 4 rạng sáng 5 – 7 – 1885, cuộc phản công bùng nổ do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo. Pháp lúc đầu hoảng lọan, sau đó ổn định chiếm lại Hoàng thành, tàn sát hàng trăm người vô tội. Phong trào Cần Vương diễn ra ntn, do ai lãnh đạo ? Do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo. Diễn biến : Ngày 13 – 7 – 1885, vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”. Mục đích : Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. 1 phong trào lan rộng gọi là phong trào Cần Vương. Chia làm 2 giai đọan : Giai đoạn 1 (1885 – 1888) Khởi nghĩa nổ ra khắp Bắc Kì – Trung Kì (từ Thanh Hóa đến Bình Định). Lãnh đạo : Văn thân và sĩ phu yêu nước. Phong trào được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ. Kết cục giai đoạn 1 : + Năm 1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện. + Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt đi đày sang An-giê-ri. Giai đoạn 2 (1888 – 1896) Trình bày các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê ? Cho biết cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất, vì sao ? Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) Căn cứ : Ba Đình (Nga Sơn – Thanh Hóa). Lãnh đạo : Phạm Bành và Đinh Công Tráng. Diễn biến : từ tháng 12 – 1886 đến tháng 1 – 1887. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) Căn cứ : Bãi Sậy (Hưng Yên). Lãnh đạo : Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế. Diễn biến : + Năm 1885 – 1889 : Chiến đấu ác liệt. + Năm 1889 – 1892 : Duy trì khởi nghĩa. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895) Căn cứ : Hương Khê (Hà Tĩnh). Lãnh đạo : Phan Đình Phùng, Cao Thắng. Diễn biến : + Năm 1885 – 1888 : Xây dựng lực lượng. + Năm 1888 – 1895 : Chiến đấu ác liệt. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895) là tiêu biểu nhất, vì : Thời gian tồn tại : 10 năm. Quy mô : 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). Người lãnh đạo : văn thân tiêu biểu, tấm gương sáng. Tính chất : ác liệt, chống Pháp và triều đình phong kiến. Kết quả : lập nhiều chiến công. Khởi nghĩa Yên Thế được diễn ra ntn ? Giai đoạn 1 (1884 – 1892) : Hoạt động riêng rẽ, chưa thống nhất, do Đề Nắm lãnh đạo. Giai đoạn 2 (1893 – 1908) : vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. Đề Thám lãnh đạo và 2 lần xin giảng hòa với Pháp. + Lần 1 : Tháng 10 – 1894. + Lần 2 : Tháng 12 – 1897. Giai đoạn 2 (1897 – 1908) : Nghĩa quân xây dựng lực lượng sẵn sàng liên lạc với Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Giai đoạn 3 (1909 – 1913) : Pháp tập trung lực lượng, càn quét và tấn công Yên Thế. Ngày 10 – 2 – 1913, Đề Thám hy sinh, phong trào tan rã. Kể tên một số phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. Ở Nam Kì : người Thượng, Khơ-me, Xtiêng, Kinh từ giữa thế kỉ XIX. Ở miền Trung : Hà Văn Mao (dân tộc Mường), Cầm Bá Thước (dân tộc Thái). Ở Tây Nguyên : các tù trưởng Nơ-trang Gư, Ama Con, Ama Giơ-hao Ở vùng Tây Bắc : dân tộc Thái, Mường, Mông Đồng bào Thái ở Sơn La, Yên Bái, do Đèo Chính Lục, Đặng Phúc Thành cầm đầu. Đồng bào Mông ở Sơn La do Hà Quốc Thượng đứng đầu từ 1894 đến 1896. Tại vùng Đông Bắc Bắc Kì : người Dao, người Hoa, đội quân của Lưu Kì. Nêu các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX cho biết ý nghĩa, kết cục của cải cách. Các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX : + Bối cảnh : Đất nước ta ngày càng 1 nguy khốn, 1 số sĩ phu yêu nước đã đưa ra đề nghị cải cách. + Nội dung : Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa của nhà nước PK. Ý nghĩa : + Gây được tiếng vang lớn. + Ít nhất cũng dám tấn công vào tư tưởng bảo thủ. + Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. + Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Kết cục : Các đề nghị cải cách không thực hiện được vì nhà Nguyễn bảo thủ từ chối mọi cải cách. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở VN ? Chính sách chính trị : Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp chia nước ta thành 3 kì với 3 chế độ khác nhau và thiết lập bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Pháp đứng đầu tòan quyền Đông Dương, kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại PK. Chính sách kinh tế : Nông nghiệp : + Cướp đoạt ruộng đất của nhân dân. + Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô. Công nghiệp : + Đẩy mạnh khai thác than và kim loại để xuất khẩu. + Đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ. Giao thông vận tải : có phát triển, mục đích tăng cường bóc lột, đàn áp nhân dân. Thương nghiệp : Để độc chiếm thị trường, mua bán hàng hóa và nguyên liệu. Thuế : Pháp tăng cường các loại thuế. à Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế lạc hậu, nhỏ, phụ thuộc. Chính sách văn hóa, giáo dục : Duy trì nền giáo dục PK. Mở 1 số trường học, cơ sở văn hóa, y tế. Tạo ra tầng lớp tay sai kiềm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt. Xã hội VN cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX có những chuyển biến gì ? Các vùng nông thôn : Giai cấp địa chủ phong kiến : Quan lại, địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân Pháp. Giai cấp nông dân : Nông dân bị bần cùng hoá, sẵn sàng tham gia vào các cuộc đấu tranh. Đô thị phát triển, sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới : Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, đô thị VN ra đời và phát triển nhanh. 1 số giai cấp tầng lớp mới xuất hiện : + Giai cấp tư sản : Nhà thầu khóan, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, chủ hãng buôn bán. + Tầng lớp tiểu tư sản : Chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp, như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, kế toán, học sinh. + Giai cấp công nhân : Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền xin làm công ăn lương. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc : Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá vào nước ta. 1 số tri thức nho học tiến bộ của VN đã lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường vận động dân chủ tư sản. Cho biết thời gian, địa điểm, mục đích, tên người lãnh đạo các phong trào yêu nước (Phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)). Phong trào Đông Du (1905 – 1909) Năm 1904, Phan Bội Châu và 1 số sĩ phu yêu nước thành lập ra Hội Duy tân. Mục đích : Giành độc lập dân tộc. Biện pháp : Nhờ Nhật Bản giúp khí giới và tiền bạc. Hoạt động : Đưa hs sang Nhật du học, viết sách báo, tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước. Đông Kinh nghĩa thục (1907) Tháng 3 – 1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại mở trường học tại Hà Nội lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Hoạt động : Truyền bá tri thức mới, nếp sống mới. Địa bàn : chủ yếu ở Hà Nội sau đó lan ra các tỉnh khác. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Cuộc vận động Duy tân : + Do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo. + Hoạt động giống như phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Phong trào chống thuế ở Trung Kì : + Diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và quyết liệt. + Mục đích : Chống đi phu, chống sưu thuế. + Địa bàn hoạt động : Ở Quảng Nam sau đó lan qua 1 số tỉnh của Trung Kì. + Kết quả : Thất bại. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến là gì ? Văn hóa : Bắt lính cung cấp cho chiến tranh. Kinh tế : Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái. à Đời sống nhân dân cực khổ mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ngày càng thêm sâu sắc. Cho biết tiểu sử và hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 – 5 – 1890, trong 1 gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong hòan cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song không đi đến thắng lợi. Tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Tài liệu đính kèm: