Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

PHÂN TÍCH BÀI THƠ "MÙA XUÂN NHO NHỎ" CỦA THANH HẢI

Bài làm

Mùa xuân là đề tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về muà xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền Sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính chất triết lý sâu sắc:

"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai"

 (Mãn Giác Thiền Sư)

Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:

"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,

Mang chi xuân đến gợi thêm sầu"

 (Chế Lan Viên)

Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu, tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều tình cảm rạo rực, tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của Thanh Hải là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đa được thể hiện rõ nét trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.

 Người xưa có câu :"Thi trung hữu họa". Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã phác họã nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp.

"Mọc giữa dòng sông xanh,

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời"

"Dòng sông xanh" gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ. Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh một bông hoa tím biếc. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, muà xuân của Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây làmột hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhắc hình ảnh những nư' sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng, thướt tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa động từ mọc lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh xuân của Thanh Hải không chỉ có hình ảnh, mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nga của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán "ơi", "hót chi" đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kỳ của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn muà xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn?

 Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của muà xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:

" Từng giọt long lanh rơi,

Tôi đưa tay tôi hứng"

"Giọt long lanh" là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một cách sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồnï nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim chiền chiện ngân vang khắp đất trời; nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế .

 Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:

"Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ"

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH BÀI THƠ "MÙA XUÂN NHO NHỎ" CỦA THANH HẢI
Bài làm
Mùa xuân là đề tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về muà xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền Sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính chất triết lý sâu sắc:
"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai"
 (Mãn Giác Thiền Sư)
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu"
 (Chế Lan Viên)
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu, tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều tình cảm rạo rực, tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của Thanh Hải là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đa được thể hiện rõ nét trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.
	Người xưa có câu :"Thi trung hữu họa". Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã phác họã nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp.
"Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
"Dòng sông xanh" gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ. Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh một bông hoa tím biếc. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, muà xuân của Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây làmột hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhắc hình ảnh những nư' sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng, thướt tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa động từ mọc lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh xuân của Thanh Hải không chỉ có hình ảnh, mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nga của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán "ơi", "hót chi" đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kỳ của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn muà xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn? 
 Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của muà xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:
" Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng"
"Giọt long lanh" là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một cách sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồnï nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim chiền chiện ngân vang khắp đất trời; nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế .
 Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"
Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ tổ quốc va sản xuấtø làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai người chiến sĩ : "người cầm súng" và người nông dân: "người ra đồng". Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh "lộc". "Lộc" là chồi non, cành biếc; "lộc" còn tượng trưng cho sự may mắn, niềm an lành trong năm mới. Đối với người chiến sĩ, "lộc" là cành lá ngụy trang che mắt quân thù. Đối với người nông dân, "lộc" là những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ tổ quốc sẽ đem về "lộc" là sự an lành và niềm vui, niềm tự hào chiến thắng cho dân tộc. Người nông dân gieo trồng lúa trên ruộng đồng, sẽ đem về lộc là những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt cho đồng bào cả nước. Cả dân tộc bước vào xuân mới với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:
"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..."
Bằng cách sử dụng những từ láy "hối hả", "xôn xao" cùng với điệp từ, nhà thơ đã đem đến cho câu thơ một nét rộn ràng, nhộn nhịp. "Hối hả" nghĩa là vội vã, khẩn trương. "Xôn xao" là có nhiều âm thanh trộn lẫn vào nhau, làm cho náo động. Từ những âm thanh xôn xao và sự hối hả của con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử:
"Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
Chặng đường lịch sử của đất nước qua bốn ngàn năm trường tồn đã trải qua biết bao thăng trầm, với biết bao nhiêu là "vất vả và gian lao". So sánh đất nước với vì sao sáng, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào đối với đất nước và dân tộc. Sao là nguồn sáng bất diệt, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Ngôi sao sáng đã trở thành vẻ đẹp lộng lẫy trên lá cờ Việt Nam, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước vẫn không ngừng phát triển, vẫn cứ "đi lên phía trước" để sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Đoạn thơ thể hiện ý chí vươn lên không ngừng của con người và đất nước Việt Nam. 
 Trong khí thế tưng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trỗi dậy trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của sự cống hiến và hòa nhập.
"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim hót, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn hoa xuân để dâng tiếng hót tha thiết, đê'â tỏa hương tỏa sắc tô điểm cho mùa xuân đất nước. "Nốt trầm" là nốt nhạc tạo nên sự lắng đọng sâu sa trong một bản nhạc . Trong cái không khí tưng bừng của ngày hội mùa xuân, nhà thơ muốn làm một nốt nhạc trầm để góp vào khúc ca xuân của dân tộc một chút vấn vương, xao xuyến. Từ khát vọng hoà nhập, nhà thơ thể hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của mình trong những câu thơ kế tiếp:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
"Mùa xuân nho nhỏ" là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều có thể góp một phần công sức của mình như một "mùa xuân nho nhỏ để tô hương, thắm sắc cho quê hương, đất nước. "Dâng" là hành động cống hiến, cho đi mà không đòi hỏi sự đền đáp. Phép đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng chỉ với một thái độ hết sức khiêm tốn, không khoa trương mà chỉ là "lặng lẽ", âm thầm nhưng lại là toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định:
"Lẽ nào vay mà không phải trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"
 Điệp từ "dù là" được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của nhà thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người, và là mãi mãi. Không ai là không có nghĩa vụ xây dựng đất nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi hai mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục "đi lên phía trước".
 Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương, đất nước:
"Mùa xuân-ta xin hát
Khúc Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế"
Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ, trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, và bản sắc của quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. Đoạn thơ cho thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương xứ Huế thơ mộng cuả mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu mến quê hương, xóm làng thì mới có thể mở rộng lòng mình ra để yêu mến đất nước, dân tộc.
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ thơ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa , điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ. Qua đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ Thanh Hải.
	Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến cho đất nước đã được Thanh Hải gợi lên qua bài thơ "Muà xuân nho nhỏ". Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ. Và, bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta mãi mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn, nhưng những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trị vĩnh hằng.
Tài liệu ôn thi vào 10

Tài liệu đính kèm:

  • docmua xuan nho nho(3).doc