Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải

Mùa xuân nho nhỏ

I.

Tìm hiểu chung

1.Tác giả: Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế

- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối kháng chiến chống Pháp và góp phần xây dựng nền văn hóa cách

mạng ở Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ

- Thơ ông nói chung chân chất, bình dị, đôn hậu và chân thành

- Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên,Huế mùa xuân, Dấu võng Trường Sơn

2. Văn bản:

a) Hoàn cảnh sáng tác: Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ cuối cùng của Thanh Hải được viết vào tháng 11 –

1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh ở Huế và chỉ ít lâu sau, ông qua đời. Bài thơ ra đời trong

hoàn cảnh đất nước ta vừa thống nhất, đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn gian khổ.

b) Nhan đề bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tác độc đáo, một phát hiện đặc biệt của nhà thơ.

- Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng tinh túy, đẹp đẽ của con người thể hiện quan điểm về sự

thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và cộng đồng.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mùa xuân nho nhỏ 
I. 
Tìm hiểu chung 
1.Tác giả: Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế 
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối kháng chiến chống Pháp và góp phần xây dựng nền văn hóa cách 
mạng ở Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ 
- Thơ ông nói chung chân chất, bình dị, đôn hậu và chân thành 
- Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên,Huế mùa xuân, Dấu võng Trường Sơn 
2. Văn bản: 
a) Hoàn cảnh sáng tác: Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ cuối cùng của Thanh Hải được viết vào tháng 11 – 
1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh ở Huế và chỉ ít lâu sau, ông qua đời. Bài thơ ra đời trong 
hoàn cảnh đất nước ta vừa thống nhất, đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn gian khổ. 
b) Nhan đề bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tác độc đáo, một phát hiện đặc biệt của nhà thơ. 
- Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng tinh túy, đẹp đẽ của con người thể hiện quan điểm về sự 
thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và cộng đồng. 
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống tốt với tất cả tấm lòng của mình nhưng rất khiêm nhường, là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. 
- Đó cũng là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm tới người đọc. 
c) Bố cục: (Mạch cảm xúc) 
- Đoạn 1 (khổ 1) : mùa xuân của thiên nhiên.
- Đoạn 2 (khổ 2+3): mùa xuân của đất nước
- Đoạn 3 (khổ 4+5): khát vọng mùa xuân
- Đoạn 4 (khổ 6) : lời ngợi ca quê hương đất nước qua lời ca xứ Huế.
II. 
Tìm hiểu văn bản 
1. Mùa xuân thiên nhiên (khổ 1) 
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
a)Hai câu đầu: nghệ thuật đảo ngữ, động từ “mọc” để ở đầu câu nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của bông 
hoa 
a2 ) Màu sắc: hoa tím biếc, dòng sông xanh → màu sắc nổi trội, đậm đà, nồng ấ, 
a3 )Nghệ thuật gợi hình ảnh: màu tím của bông hoa gợi màu tím của chiếc áo dài xứ Huế của con gái 
Huế thướt tha, dịu dàng. 
b)Hai câu tiếp: 
b1) Từ “ơi” là lời gọi kết hợp câu hỏi tu từ ( Hót chi mà vang trời) → từ “ơi” thể hiện lời gọi tình cảm 
thiết tha. 
b2 )Câu hỏi tu từ như ngỡ ngàng, thích thú, đùa vui, níu kéo. 
b3 )Nghe chim hót bằng tai mà con tim xao động. 
c)Hai câu cuối: 
+ Ở đây có hai cách hiểu: 
c1 ) Giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân 
→ Tiếng chim đang vang xa bỗng gần lại gọn gàng, tròn trịa như kết lại thành những giọt sương óng ánh 
sắc màu rơi mãi tưởng chừng không dứt
c2 )Tác giả giơ tay hứng giọt âm thanh với cách dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, biến tiếng 
chim từ thính giác → thị giác → xúc giác. 
→ Đây là sự nâng niu trân trọng của thi nhân với cảm xúc say sưa ngây ngất, tâm hồn hòa quyện của 
thi nhân với thiên nhân đất trời xứ Huế.
** Chỉ với 6 câu thơ mà có đủ cả âm thanh, màu sắc, dòng sông, bông hoa, tiếng chim, bầu trời cao rộng,
cành mùa xuân mở ra một không gian phóng khoáng, bay bổng nhưng lại đằm thắm, dịu dàng, tươi mát,
một không gian rất Huế. Chắc chắn trong lòng tác giả đang dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, mùa
xuân. 
c2 )Tác giả giơ tay hứng giọt âm thanh với cách dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, biến tiếng 
chim từ thính giác → thị giác → xúc giác. 
→ Đây là sự nâng niu trân trọng của thi nhân với cảm xúc say sưa ngây ngất, tâm hồn hòa quyện của 
thi nhân với thiên nhân đất trời xứ Huế.
** Chỉ với 6 câu thơ mà có đủ cả âm thanh, màu sắc, dòng sông, bông hoa, tiếng chim, bầu trời cao rộng,
cành mùa xuân mở ra một không gian phóng khoáng, bay bổng nhưng lại đằm thắm, dịu dàng, tươi mát,
một không gian rất Huế. Chắc chắn trong lòng tác giả đang dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, mùa
xuân.
2. Mùa xuân đất nước (khổ 2+3) 
A) Khổ 2 
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
a)Từ “lộc”: hình ảnh thực + ẩn dụ 
a1) Thực: lộc là trồi non của cây cối
a2) Ẩn dụ: người ta mong ước những điều tốt lành, may mắn, lộc là sức sống, là tuổi trẻ, là thành quả
hôm nay , là niềm tin hi vọng ngày mai.
b)Hình ảnh con người chiến đấu và xây dựng: 
+ Là lực lượng chính trong cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
b1) Người cầm súng “lộc giắt đầy trên lưng”: trời non của cây được người lính dùng làm lá ngụy trang
như đang mang sức xuâ, căng tràn trên lưng mà không một thế lực nào có thể ngăn cản được.
b2) Người ra đồng “lộc trải dài nương mạ”: người nông dân cần cù đã phủ màu xanh trên quê hương tin
chắc mùa màng bội thu.
c)Hai câu thơ “Tất ... xao”: 
+ Điệp từ “Tất cả như”, nghệ thuật so sánh, từ láy → nhấn mạnh thôi thúc giục giã con người, giục giã 
cả dân tộc bừng bừng khí thế một sức xuân dạt dào, hối hả 
B) Hình ảnh đất nước (khổ 3): 
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
a)Chỉ với bốn câu thơ chỉ với 20 tiếng nhưng một dất nước dài thương mà anh dũng, một hành trình 4000 
năm lịch sử đã hiện về 
b)Hình ảnh so sánh “vì sao” : có thể là ngôi sao trên lá cờ Tổ Quốc, có thể là những vì tính túy trên bầu 
trời cao rộng, đó cũng chính là nền văn hiến lâu đời của dân tộc, khẳng định lòng tin, niềm tự hào, vẻ đẹp của đất nước và niềm tin tưởng đất nước sẽ phát triển, sẽ chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, vất vả gian khổ của ngày hôm nay, vững bươc tiến lên như mong ước của Bác Hồ kính yêu. 
3.Khát vọng mùa xuân (khổ 4+5) 
a) Khổ 4 
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
a1 ) Cách xưng hô ở khổ 1, tác giả sử dụng đại từ “tôi”, ở khổ 4 dùng đại từ “ta”, thể hiện sự thay đổi vận 
động trong mạch cảm xúc và tư tưởng của tác giả. Nếu như ở phần đầu, “tôi “ chỉ thể hiện những tâm sự tình cảm cá nhân, những xúc động cá nhân trước cuộc đời, trước quê hương đất nước thì đến cuối bài, khi nói lên ước nguyện của mình, nhà thơ dùng đại từ “ta”, “ta” là một người nhưng cũng là tất cả mọi người, sự chuyển đổi ngôi nhân xưng đã có tác dụng tạo sự đồng cảm, cổ vũ khích lệ động viên đối với người đọc nhiều thế hệ. Nhà thơ kêu gọi mọi người “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc” hãy biết làm nhiều việc tốt chỉ nhỏ thôi nhưng cũng góp phần cống hiến làm đẹp cho cuộc đời, cho đất nước. 
a2 ) Hình ảnh bông hoa, con chim, nốt nhạc trầm được tác giả lặp lại các hình ảnh ở khổ đầu (điệp cấu trúc) 
để thể hiện ước nguyện của mình.
+ Một tiếng chim hót trong muôn ngàn giọng hót của loài chim tuy bé nhưng cũng góp phần ngợi ca đất
nước
+ Làm một nhành hoa trong vườn hoa ngàn hương sắc của dân tộc mong đem lại một chút sắc, một
chút hương cho đất nước
+ Làm “nốt trầm” trong bản hòa tấu muôn điệu nhạc của đất nước, “nốt trầm” ấy có sức xao xuyến
ngân vang, dao động hồn người.
→ Đây là khát vọng cống hiến chân thành tuyệt đối của nhà thơ, biết không thể kéo dài sự sống nhưng
ông vẫn luôn muốn cuộc đời có ý nghĩa
b) Khổ 5 
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
b1 ) Tác giả ước nguyện làm một “mùa xuân nho nhỏ” lặng lẽ âm thầm dâng hiến toàn bộ tâm hồn, trí tuệ, 
sức lực và toàn bộ sự sống của mình góp chút công sức nhỏ bé cho quê hương, đất nước. Từ láy “nho nhỏ” 
được tác giả dùng càng có ý nghĩa khiêm nhường, dễ thương, đáng trân trọng. 
b2 ) Điệp từ cấu trúc “Dù là” → khẳng định khi còn trẻ, còn sức lực khi mới tham gia cách mạng, mới tập 
làm thơ, ông đã cống hiến hết mình, đến nay sức tàn lực kiệt sắp trở về với cát bụi, ông vẫn luôn mong 
muốn cống hiến cho đời. 
* Bài thơ được viết 1 tháng trước khi ông qua đời nhưng vẫn không gợn một chút băn khoăn về bệnh tật, 
những suy nghĩ riêng tư cho bản thân mà chỉ lặng lẽ cháy bỏng được khát khao dâng hiến. 
4. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua lời ca xứ Huế (khổ 6) 
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
a)Đến đây ta không thấy ông cầm bút nữa, mà thấy ông như đang ôm đàn gõ phách hát vang bài ca mùa 
xuân, bài ca cuộc sốn
Khổ thơ nghe như một lời từ biệt, đó là bài ca từ biệt của người xa quê, của mối tình sâu thẳm không 
nói lên lời. 
b)Điệu “Nam ai, Nam bình” vốn buồn thương ai oán nhưng điệu ca của Thanh Hải ấm áp tình người, chữ 
“mình” và “tình” nồng thắm, hòa quyện giữa cá nhân và cộng đồng, giữa Huế với cả nước, có thể nói 
tác giả đã hát khúc ca đi vào cõi vĩnh hằng.
** Khổ cuối như một nhịp láy lại của khúc ca dịu dàng đằm thắm, tăng giá trị biểu cảm của các câu trên
đem lại thi vị của Huế đằm thắm, thiết tha.
III. Tổng kết 
- Nghệ thuật: thơ 5 chữ gắn với làn điệu dân ca, hình ảnh thiên nhiên, giản dị, gợi cảm, so sánh ẩn dụ, 
sáng tạo. Câu từ bài thơ chặt chẽ, từ mùa xuân đất trời → đất nước → con người. Giọng thơ nhẹ nhàng,
tha thiết, nhạc điệu trong sáng, cảm xúc của tác giả phù hợp với từng đoạn :
+ Đoạn đầu vui say sưa
+ Đoạn giữa: trầm lặng, hơi trang nghiêm
+ Đoạn cuối: thiết tha
- Nội dung : bài thơ là tấm lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docphan tich bai tho Mua xuan nho nho(1).doc