Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài Viếng lăng Bác

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài Viếng lăng Bác

Viếng lăng Bác

I.

Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Viễn Phương (1928 – 2005) quê ở An Giang, tên thật là Phan Thanh Viễn

- Thơ ông giàu chất trữ tình sâu lắng

- Tác phẩm hay: Mắt sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân, Người mẹ bàn cờ, Viếng lăng Bác

2. Văn bản:

a) Xuất xứ : 1976 khi đất nước vừa thống nhất, công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa hoàn thành,

tác giả ra thăm lăng Bác đã thỏa nỗi ước mong gặp Bác

b) Mạch cảm xúc : theo trình tự không gian

- Trên đường vào lăng

- Đứng trước lăng

- Vào trong lăng

- Chuẩn bị chia xa

- Mạch cảm xúc: tâm trạng

+ Khổ 1: xúc động, hồi hộp

+ Khổ 2 : đứng trước lăng: troáng ngợp, nghĩ về tầm vóc của lãnh tụ vĩ đại

+ Khổ 3: cảm giác gần gũi thân thiết, đau nhói trong tim

+ Khổ 4 : tâm trạng buồn thương, ước nguyện chân thành khi chuẩn bị rời xa Bác

- Điểm nhìn: nhân vật trữ tình ở khổ 1 + 3 + 4, còn khổ 2 là điểm nhìn của mặt trời và

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài Viếng lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viếng lăng Bác 
I. 
Tìm hiểu chung 
1. Tác giả: Viễn Phương (1928 – 2005) quê ở An Giang, tên thật là Phan Thanh Viễn 
- Thơ ông giàu chất trữ tình sâu lắng 
- Tác phẩm hay: Mắt sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân, Người mẹ bàn cờ, Viếng lăng Bác 
2. Văn bản: 
a) Xuất xứ : 1976 khi đất nước vừa thống nhất, công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa hoàn thành, 
tác giả ra thăm lăng Bác đã thỏa nỗi ước mong gặp Bác
b) Mạch cảm xúc : theo trình tự không gian
- Trên đường vào lăng
- Đứng trước lăng
- Vào trong lăng 
- Chuẩn bị chia xa 
- Mạch cảm xúc: tâm trạng
+ Khổ 1: xúc động, hồi hộp
+ Khổ 2 : đứng trước lăng: troáng ngợp, nghĩ về tầm vóc của lãnh tụ vĩ đại
+ Khổ 3: cảm giác gần gũi thân thiết, đau nhói trong tim
+ Khổ 4 : tâm trạng buồn thương, ước nguyện chân thành khi chuẩn bị rời xa Bác
- Điểm nhìn: nhân vật trữ tình ở khổ 1 + 3 + 4, còn khổ 2 là điểm nhìn của mặt trời và dòng người 
II. 
Tìm hiểu văn bản 
1. Khổ 1. Cảm xúc trước lăng 
- Câu 1: như một lời thông báo ngắn gọn nhưng lại gợi tâm trạng xúc động của một người con từ chiến 
trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong đợi nay mới được về viếng Bác
+ Từ “con” đại từ nhân xưng → gần giũ, thân thiết, ấm áp tình thương → diễn tả tâm trạng xúc động của tác
giả
+ Từ “thăm” : nghệ thuật nói giảm nói tránh → giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát
⇒ Thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa trân trọng thành kính như người cha đang còn sống. 
- Hình ảnh hàng tre: từ “đã” → cử chỉ thân mật, hành động “tay bắt mặt mừng” vồn vã như người thân 
lâu ngày gặp lại
- Hình ảnh hàng tre mang tính chât đặc trưng giàu ý nghĩa biểu tượng sâu sắc
- Hàng tre: biểu tượng của dân tộc Việt Nam: biểu tượng cho tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, kiên
cường bất khuất của dân tộc ta trong suốt 4000 năm lịch sử 
- Từ “Ôi” : từ cảm thán, biểu thị niềm xúc động tự hào trước hình ảnh hàng tre chỉnh tề đội ngũ 
2. Khổ 2: Cảm xúc khi đứng trước lăng Người: tôn kính, choáng ngợp 
- Nghệ thuật: các cặp câu sóng đôi, kết hợp hình ảnh tả thực, ẩn dụ 
- Hình ảnh mặt trời:
+ Mặt trời (1): là hình ảnh tả thực, mặt trời của thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng nhưng vô hồn
+ Mặt trời (2): mặt trời trong lăng → ẩn dụ Bác Hồ, mặt trời của dân tộc Việt Nam, rực rỡ, huy
hoàng, bất tử mà sống động, lung linh, vĩ đại
- Hình ảnh dòng người → hình ảnh tả thực: ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động bồi hồi, trong 
lòng thành kính trữu nặng nỗi nhớ thương 
- Hình ảnh vầng trăng liên tưởng đến những câu thơ tràn đầy ánh trăng của Bác như bài Cảnh khuya, 
Vọng nguyệt 
+ Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào lăng Viếng Bác 
+ Điệp từ “ngày ngày”: khẳng định, nhấn mạnh vẻ đẹp của mặt trời và nỗi nhớ thương của dòng ngườ
+ Hình ảnh tràng hoa: tả thực + ẩn dụ → cuộc đời của mỗi người đã nở hoa dưới ánh sáng soi đường chỉ lối
của Bác, những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng lên người những gì tốt đẹp nhất.
+ Nghệ thuật hoán dụ : 79 mùa xuân mang ý nghĩa tượng trưng, con người 79 mùa xuân ấy đã sống một cuộc
đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân đẹp cho đất nước.
3. Khổ 3: cảm xúc trong lăng 
- Lòng biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động, nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác 
- Hai câu đầu: Bác đang ngủ, giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa ánh đèn ne-on dịu nhẹ → tác giả liên tưởng rất thú vị: ánh trăng. Hình ảnh vầng trăng gợi giấc ngủ ban đêm bởi nhà thơ không muốn cảm nhận một giấc ngủ vĩnh viễn giữa ban ngày. Và giờ đây trăng cũng về cùng Bác bởi trăng với Người là đôi bạn tri kỉ, tri âm 
- Vầng trăng liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác (“Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao” 
– Tố Hữu 
→ Tình cảm của Bác với dân tộc ta mênh mông vô bờ bến 
- Vẫn biếttim 
+ Hình ảnh trời xanh: sự trường tồn to lớn của vũ trụ
→ Nghệ thuật ẩn dụ: sự nghiệp của người, nhân cách của người cũng to lớn, trường tồn như vũ trụ
+ Từ “nhói” → cảm xúc đau đớn đến xót xa quạn thoắt tái tê như hàng nghìn mũi tên đâm vào tim thổn thức
khi tác giả đứng trước lăng người → sự rung cảm chân thành
+ Vẫn biết sống chết là quy luật, vẫn biết Bác còn sống mãi trong tâm trí người dân Việt nhưng tác giả vẫn
không kìm nổi xúc động.
4. Khổ 4 : cảm xúc khi rời lăng 
- Tâm trạng lưu luyến bin rịn không muốn rời xa Bác
- Câu thơ đầu khổ như một lời dã biệt
- Cảm xúc, nỗi xúc động nghẹn ngào bị tác giả dồn nén đến đây đã bật thành tiếng khóc nức nở
→ Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng trong nỗi đau như tác giả được gần Bác trong đôi 
phút nhưng không bao giờ muốn rời xa Bác
- Nghệ thuật: đầu kết tương ứng: hỉnh ảnh hàng tre
- Ước nguyện của nhà thơ:
+ Làm con chim hót âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ, trong lành 
+ Đóa hoa tỏa hương mang hương sắc thanh cao nơi Bác nghỉ 
+ Cây tre trung hiếu : một người con hiếu nghĩa với cha mong giữ mãi giấc ngủ bình yên cho cha
- Điệp từ “muốn làm” : nghệ thuật biểu cảm trực tiếp, gián tiếp
→ Bộc lộ tâm trạng lưu luyến ước muốn tự nguyện chân thành của tác giả cũng là của nhân dân miền
Nam với Bác
- Hình ảnh cây tre trung hiếu khép lại bài thơ một cách hợp lí sâu sắc, khéo léo
III. Tổng kết 
- Nghệ thuật: giọng thơ trang trọng sâu lắng, tha thiết, tự hào
+ Thể thơ tám chữ xen 7 hoặc 9 → diễn tả sự trang nghiêm thành kính và cảm xúc sâu lắng.
+ Khổ cuối nhịp nhanh phù hợp với niềm mong ước
+ Nghệ thuật tả thực + ẩn dụ + biểu tượng đặc sắc
- Nội dung : lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người khi vào viếng lăng 

Tài liệu đính kèm:

  • docphan tich bai tho vieng lang Bac(2).doc