Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 24

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 24

I- MỤC TIÊU:

 1-Kiến thức:

 - Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị

 - Thấy được biên pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

 2-Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng, tích hợp với tập làm văn (Vb thuyết minh kết hợp với nghị luận).

 3-Thái độ :

 - Có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

 - Ý thức hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

II-CHUẨN BỊ:

 1- Chuẩn bị của giáo viên:

- Sách GK, sách GV , tranh ảnh tài liệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- PP: Đọc sáng tạo, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, bình, liên hệ,

 2 –Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước văn bản.

- Soạn câu hỏi đọc hiểu văn bản ở SGK.

 

doc 49 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 8/2010
Tiết:	01
	Bài dạy:
 Lê Anh Trà
I- MỤC TIÊU:
 	1-Kiến thức: 
 	- Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị
 	- Thấy được biêïn pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
 2-Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng, tích hợp với tập làm văn (Vb thuyết minh kết hợp với nghị luận).
 3-Thái độ : 
 	 - Có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
 - Ý thức hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
II-CHUẨN BỊ:
 	 1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Sách GK, sách GV , tranh ảnh tài liệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- PP: Đọc sáng tạo, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, bình, liên hệ,
 2 –Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước văn bản.
- Soạn câu hỏi đọc hiểu văn bản ở SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1-Ổn định tình hình lớp: (1’) 
 	Kiểm tra sĩ số, nề nếp HS.
Lớp
Học sinh vắng (P/K)
Học sinh đi trễ
9A1
9a2
9A3
 	2 -Kiểm tra bài: (2’) 
 	- Sách vở dụng cụ học tập của học sinh.
	- Kiểm tra vở soạn của học sinh
	3- Giảng bài mới:
 	 a) Giới thiệu bài: (1’) 
Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Bỡi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hóa lớn, một con người của nền văn hóa tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hóa của phong cách Hồ Chí Minh và gì? Văn bản hôm nay chúng ta học phần nào trả lời được câu hỏi ấy.
b) Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
* Hoạt động 1:
Giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Có ảnh minh họa)
* Hoạt động 1 : 
Tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
13’
* Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS đọc VB và tìm hiểu chung.
- HD đọc: Giọng khúc chiết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với chủ tịch Hồ Chí Minh.
-GV đọc mẫu.
-Gọi HS đọc và nhận xét .
- Gọi HS đọc chú thích SGK
(?) Văn bản viết theo phương thức nào? thuộc loại văn bản nào? vấn đềø đặt ra ?
(?) Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
(?) Em biết những tác phẩm nào viết về Bác Hồ?
* Hoạt động 2 : 
Đọc và tìm hiểu chung văn bản
- Theo dõi
- Nghe GV đọc. 
- HS đọc theo sự chỉ định của giáo viên, theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa cách đọc của bạn theo yêu cầu của GV.
- HS đọc chú thích
- Phương thức nghị luận
- Kiểu loại: văn bản nhật dụng
- VB có 2 phần:
+ P1 “rất hiện đại”: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ P2 :Những nét đẹp trong lối sống của HCM.
- Búp sen xanh ; Cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.
I/ Đọc - Tìm hiểu chung:
1/ Đọc:
2- Tìm hiểu chung:
 a) Tìm hiểu chú thích.
 b) Phương thức biểu đạt: nghị luận
 c) Kiểu loại: văn bản nhật dụng
 d) Bố cục: 2 phần
17’
* Hoạt động 3.
Hướng dẫn tìm hiểu: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Gọi HS đọc lại phần 1
(?) Những tinh hoa văn hóa đến với Bác Hồ trong hoàn cảnh nào?
-GV có thể dùng kiến thức lịch sử để giới thiệu cho HS.
(?) Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng đến như vậy?
Câu hỏi gợi mở:
+ Đôïng lực nào giúp Người có được những tri thức ấy? 
(?) Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác Hồ? Em hãy liên hệ với thế hệ trẻ ngày nay
- GV:Một trong những hiểu biết lớn về phong cách HCM đó là sự tiếp thu văn hoá nhân loại. Bằng cuộc sống lao động cần cù , sáng tạo Người đã biến vốn sống thành vốn hiểu biết văn hoá. Bằng sự thông minh, ý thức dân tộc Người đã có cách tiếp thu và vận dụng cả văn hoá nhân loại và văn hoá bản sắc dân tộc một cách nhuần nhuyễn . Phong cách sống của Người chính là bài học cho mỗi chúng ta.
 (?) Theo em điều kì lạ nhất đã tạo nên phong cách HCM là gì? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó?Vai trò của câu này trong toàn VB?
* Hoạt động 3.
Tìm hiểu: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Đọc theo yêu cầu.
-Trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan, vất vả của Bác: Hồ Chủ Tịch đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây.
-Chia HS làm 6 nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
-Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ.
- Động lực: Ham hiểu biết học hỏi, tìm hiểu:
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
+ Làm nhiều nghề.
+ Đến đâu cũng học hỏi
-HS thảo luận để rút ra những nhận xét chính xác và liên hệ phù hợp.
-Cả lớp suy nghĩ và trả lời trong giờ học tiếp theo.
-HS thảo luận nhóm phát hiện câu văn cuối phần I: lời bình, lời chuyển ý.
II- PHÂN TÍCH:
1- Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
-Trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan, vất vả của Bác: Hồ Chủ Tịch đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.
-Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, bằng những con đường:
+ Tiếp thu văn hoá bằng việc học tập ngôn ngữ.
+ Tiếp thu văn hoá thông qua cuộc sống lao động
-Tiếp thu có chọn lọc , chủ động, trên nền tảng văn hoá dân tộc mà hội nhập quốc tế.
5’
* Hoạt động 4: 
HD củng cố
(?) Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao người lại có được vốn trí thức sâu rộng đến như vâïy?
(?) Nghệ thuật nổi bật trong đoạn 1 là gì?
* Hoạt động 4:
Củng cố
- Nhắc lại nội dung đã học.
- Nghệ thuật: kết hợp giữa kể và bình luận, nghệ thuật đối lập.
	4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết tiếp theo: (3’)
	- Đọc lại toàn văn bản.
	- Hệ thống hóa kiến thức của phần 1.
	- Tìm hiểu một số mẩu chuyện kể về bác Hồ.
	- Tìm hiểu phần 2.
	 Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
IV- RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG:
Ngày soạn 12/08/2010
Tiết 2
Bài dạy: 
 (Tiếp theo)
 Lê Anh Trà
I- MỤC TIÊU:
 	1-Kiến thức: 
 	- Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị
 	- Thấy được biêïn pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nỗi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: kết hợp kể- bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
 2-Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng, tích hợp với tập làm văn (Vb thuyết minh kết hợp với nghị luận).
 3-Thái độ : 
 	 - Có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
 - Ý thức hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
II-CHUẨN BỊ:
 	 1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Sách GK, sách GV , tranh ảnh tài liệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- PP: Đọc sáng tạo, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, bình, liên hệ,
 2 – Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước văn bản.
- Soạn câu hỏi đọc hiểu văn bản ở SGK.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1- Ổn định tình hình lớp: (1’) 
 Kiểm tra sĩ số, nề nếp HS.
Lớp
Học sinh vắng (P/K)
Học sinh đi trễ
9A1
9a2
9A3
 	2-Kiểm tra bài: (2’) 
 	- Gọi HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1
	3- Giảng bài mới:
 	 a- Giới thiệu bài: (1’) 
	Bên cạnh sự tiếp thu nền văn hóa nhân loại một cách uyên thâm, Bác Hồ của chúng ta còn có một nét đẹp trong lối sống rất giản dị và thanh cao.
b) Tiến trình bày dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
29
* Hoạt động 1
Hướng dẫn tìm hiểu Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
- Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống HCM, tác giả tập trung vào những khía cạnh nào, phương diêïn nào? Tác giả đã nhận xét khái quát ra sao?
- Treo tranh
(?) Hãy phân tích nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
(GV đọc bài thơ Thăm cõi Bác xưa- TH)
 - Theo cảm nhận của tác giả, trang phục của Bác như thế nào?
 - Việc ăn uống của Bác như thế nào? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món đó?
(?) Em hình dung như thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và trong thời đại ngày nay?
(?) Cách sống ấy đã toát lên điều gì về phong cách của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?
-Để làm nổi bật sự thanh cao trong lối sống của Người, tác gỉa đã so sánh liên hệ ntn?
GV: Tuy nhiên , nét phong cách riêng của Người còn là sự gần gũi chia sẻ với cuộc sống của nhân dân Đó là nét đặc trưng của 1 nhà CM.
(?) Để nêu bật được lối sống giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 * Liên hệ giáo dục 
-Bài học về phong cách HCM đem lại cho em bài học thiết thực gì trong cuộc sống hiện tại?
- Liên hệ với cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng ta.
-Chúng ta sẽ tiếp thu nền văn hoá nước ngoài ntn?
-Hãy nêu 1 số VD về sự ảnh hưởng tiếp thu tích cực và tiêu cực?
GV: Dù Bác đã đi xa nhưng tấm gương của Người luôn là ngọn đuốc soi rọi cho muôn thế hệ. Chúng ta hãy “ sống , học tập theo gương BH vĩ đại” để trở thành công dân có ích cho XH. 
* Hoạt động 1
Tìm hiểu Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
-HS đọc lại phần 2
-HS tìm ra 3 phương diện:
+Nơi ở .
+Trang phục .
+Ăn uống.
-HS thảo luận theo nhóm, cử HS trả lời: Nơi ở và làm việc: đơn sơ, mộc mạc như cảnh làng quê quen thuộc
* Thảo luận nhóm – TB:
* Thảo luận nhóm – TB:
Lối sống thanh cao, sang trọng
- So sánh với các vị danh nho xưa.(Nguyễn trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm..)
- Nghệ thuật:
+Kết hợp giữa kể và bình
+Chọn lọc nhữ ... ồi thứ mười bốn – trích)
 Ngô Gia văn phái 
I- MỤC TIÊU: 
1- Kiến thức: Giúp học sinh :
- Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của bọn vua quan bán dân hại nước.
- Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá về giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả sinh động biểu cảm.
2- Kĩ năng: 
Đọc, cảm thụ đoạn trích, phân tích tác phẩm
3-Thái độ: 
Cảm phục, kính yêu các vị anh hùng dân tộc.
II-CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoach tiết dạy, sơ đồ trận đánh đồn Hà hồi , Ngọc Hồi.
- PP: Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2- Chuẩn bị của học sinh: 
Đọc kĩ tác phẩm, đoạn trích và phần chú thích SGK
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Lớp
Học sinh vắng (P/K)
Học sinh đi trễ
9A1
9a2
9A3
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
 a) Câu hỏi: 
Tóm tắt và nêu đại ý của Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi quân Thanh bị thua trận – Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài.
 b) Dự kiến rrả lời: 
3- Giảng bài mới: 
 a) Giới thiệu bài (1’)
 b) Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
29’
* HOẠT ĐỘNG 1:
Hd HS phân tích chi tiết vb
 (?) Qua đoạn trích, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ ntn ?
(?) Không những thế, NH còn là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén . Em hãy tìm và phân tích những chi tiết trong văn bản để làm rõ 2 ý sau :
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.
+ Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. 
(?) Không những là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mà Nguyễn Huệ còn là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Em hãy phân tích các chi tiết trong vb để làm rõ ý này ? 
(?) Em có nhận xét gì về cuộc hành binh từ Nam ra Bắc của vua Quang Trung ? Qua đó, em thấy tài dùng binh của vua Quang Trung ntn ?
(?) Hình ảnh vua Quang Trung khi xung trận được miêu tả ntn ? 
GV: Hình ảnh vua Quang Trung ngồi trên bành voi, chiến bào đỏ đã sạm đen vì khói súng, dẫn đầu đoàn tượng binh vào Thăng Long quả thật lẫm liệt oai hùng hiếm có trong lịch sử.
(?) (TL nhóm) : Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi nóm tác giả lại là trung thần của nhà Lê mà lại tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này ?
(?) Vì sao TSN nhiệt tình cử binh giúp vua LCT ? Qua hành động đó, em hiểu gì về bản chất của y ?
(?) Khi chiếm được Thăng Long, thái độ của TSN ra sao?
(?) Sự thất bại thảm hại của bọn quân tướng nhà Thanh được tác giả miêu tả như thế nào ?
(?) Số phận của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống được tác giả miêu tả như thế nào?
GV nói thêm về tình cảnh của vua tôi Lê Chiêu Thống khi đã chạy sang Tàu phải cạo đầu, tết tóc ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
(?) Ngòi bút miêu tả của tác giả có gì khác khi miêu tả hai cuộc tháo chạy ? Hãy giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó ?
(?) Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đoạn văn này?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- HS nêu khái quát cảm nhận của mình về Quang Trung – Nguyễn Huệ: Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm hơn bao nhiêu việc lớn : “tế cáo trời đất” lên ngôi hoàng đế, “đốc suất đại binh” ra Bắc, gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng => NH là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
* Phát hiện chi tiết -> Phân tích :
- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch : “Quân Thanh sang lâm xấn nước ta, ... chớ bảo ta không nói trước” :
 + “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng” -> Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc
 + “Bụng dạ ắt khác ... giết hại nhân dân, vơ vét của cải” -> Nêu bật dã tâm của giặc.
+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xa xưa.
+ Kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực”.
+ Ra kỉ luật nghiệm, ... 
- “Các ngươi đem thân thờ ta ... quả đúng như vậy” : Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi sở và Lân “đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội”. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc.
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: Mới khởi binh đánh giặc, chưa dành lại được một tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một nước “lớn gấp mười nước mình”, để có thể dẹp việc binh đao, “cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”.
- Hành binh thần tốc, tài dụng binh như thần :
Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế) -> Một tuần lễ sau đã ra đến Tam Điệp (giáp giới Ninh Bình, Thanh Hoá, cách Huế khoảng 500 km ) -> vừa hành quân, vừa đánh giặc, và ngày mồng 5 tháng giêng đã ăn tết ở Thăng Long . Hành quân xa liên tục như vậy, nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề ).
- Oai phong, lẫm liệt trong trận chiến: Hoàng Đế Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chi trên danh nghĩa. Ông là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự : hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế....
- Tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc, trung thực, khách quan, chính xác. Tận mắt chứng kiến cảnh thối nát, hèn mạt của vua chúa thời Lê- Trịnh cùng với sự hống hánh của giặc ngoại xâm.
- Sau khi khôi phục họ Lê rồi, nhân đó cho quân đóng giữ, thì như thế là bảo tồn được họ Lê, mà đồng thời chiếm được nước An Nam, một công mà hai việc .
- Kiêu căng, chủ quan, không lo phòng bị hay tấn công địch mà chỉ lo ăn chơi trác táng.
- Tướng: Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp  chuôn trước qua cầu phao .
- Quân: bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, hoảng hồn tan tác bỏ chạy 
- Vội vã cùng bề tôi đưa thái hậu chạy ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp lấy thuyền dân, luôn mấy ngày không ăn 
Tất cả đều là tả thực nhưng âm hưởng lại khác nhau: Đoạn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm hại của lũ cướp nước. Còn ở đoạn văn dưới thì nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống; âm hương có phần ngậm ngùi chua xót. Là những cựu thần nhà Lê các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi. 
- Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng mạnh
III. Phân tích.
 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán .
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.
+ Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. 
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng .
- Bậc kì tài trong việc dùng binh. 
- Oai phong, lẫm liệt trong trận chiến : tổng chỉ huy chiến dịch, thân chinh ra trận,...
2/ Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
- Tướng: Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp  chuôn trước qua cầu phao .
- Quân: bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, hoảng hồn tan tác bỏ chạy 
3/ Số phận thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống:
Vội vã cùng bề tôi đưa thái hậu chạy ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp lấy thuyền dân, luôn mấy ngày không ăn 
3’
* HOẠT ĐỘNG 2:
(?) Với đoạn trích này, tác giả đã tái hiện lại điều gì?
(?) Nhận xét chung về cách thức tái hiện những sự việc đó trong đoạn trích?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- HS
- HS
IV-Tổng kết:
Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thảm bại của quân tương nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
3’
* HOẠT ĐỘNG 3:
 Hd HS luyện tập
- GV nêu bài tập -> cho HS viết đoạn văn theo yêu cầu - gọi HS đọc, HS khác nhận xét, bổ sung - GV góp ý.
* HOẠT ĐỘNG 3:
* Viết đoạn văn.
V-Luyện tập.
Viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789).
3’
* HOẠT ĐỘNG 4:
HD củng cố
(?) Em có cảm nhận gì về hình tượng của vua Quang Trung trong hồi thứ 14?
(?) Hình ảnh bọn gặc ngoại xâm và lua Lê như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhắc lại nội dung bài học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
 - Nắm nội dung kiến thức của bài học , học thuộc lòng những chi tiết tiêu biểu về vua QT trong đoạn trích.
 - Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh.
 - Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống.
 - Những đặc sắc về mặt nghệ thuật của truyện.
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI GIAO AN MOI.doc