Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết số 5

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết số 5

Tiết1: Văn bản

 THĂM LÚA

 Trần Hữu Thung

I.Mục tiêu cần đạt:

- học sinh nhận thấy được vẻ đẹp ,tâm hồn chất phác ,đằm thắm của người phụ nữ xứ Nghệ trong tình cảm với chồng với quê hương đất nước .Đó cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam trong cuộc kháng chiến chống pháp

- Rèn luyện học sinh kỹ năng tìm hiểu thơ năm chữ

- Giáo dục các em tình cảm gia đình,tình yêu quê hương đất nước

II. Các bước tiến hành:

+ Chuẩn bị chân dung Trần Hữu Thung

+ Hình ảnh đặc sắc về xứ Nghệ

+ Những câu ca về xứ Nghệ

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình ngữ văn 9
Chương trìnhđịa phương
TT
Tuần
Tiết
Tên bài
1
9
42
Thăm lúa
2
13
63
Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam
3
22
101
Hướng dẫn học 3 văn bản "Chị dâu", "Đại ngàn""Cỏ dại"
4
29
133
Luyện tập tại lớp
5
31
143
Ôn tập
Tiết1: Văn bản
 Thăm lúa
 Trần Hữu Thung
I.Mục tiêu cần đạt:
- học sinh nhận thấy được vẻ đẹp ,tâm hồn chất phác ,đằm thắm của người phụ nữ xứ Nghệ trong tình cảm với chồng với quê hương đất nước .Đó cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam trong cuộc kháng chiến chống pháp
- Rèn luyện học sinh kỹ năng tìm hiểu thơ năm chữ
- Giáo dục các em tình cảm gia đình,tình yêu quê hương đất nước
II. Các bước tiến hành:
+ Chuẩn bị chân dung Trần Hữu Thung
+ Hình ảnh đặc sắc về xứ Nghệ 
+ Những câu ca về xứ Nghệ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Em hãy nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Trần hữu Thung?
?Hoàn cảnh ra đời bài thơ?
? Nêu cách đọc văn bản ?
? Cảm nhận chung của em khi đọc bài thơ này?
? Em hãy chỉ một số từ địa phương trong bài thơ?
? Xác định thể thơ?
? Mạch cảm xúc trong bài thơ được thể hiện như thế nào?
? Theo em nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
GV Cả bài thơ là lời tâm tình của người vợ có chồng đikháng chiến. Vậy tâm tìnhấy được bộc lộ trong hoàn cảnh thế nào?
Gv: Thăm đồng hay thăm lúa là một hoạt động quen thuộc của người nông dân .Họ thăm đồng để kiểm tra mùa màng, xem thuỷ lợi, sâu bệnh...
? Vậy không gian buổi ra thăm đồng được vẽ nên từ những chi tiết nào?
? em có nhận xét gì về nghệ thuật mieu tả của tác giả?
Qua đó giúp em hình dung được khung cảnh ở đây như thế nào?
? trong khung cảnh ấy nhân vật trữ tình , cô thôn nữ xuất hiện bằng những chi tiết nào?
? Tâm trạng của cô được diễn đạt qua những từ ngữ nào? Đó là tâm trạng ra sao?
Gv: Và chính không gian ấy đã gợi lên trong lòng cô, đánh thức trong cô bao kỷ niệm đẹp và bao niềm thương nhớ.Vậy người vợ đã nhớ những gì?
? Em hãy tìm những chi tiết tả buổi chia tay đó?
? em có cảm nhận gì về buổi chia tay ấy?( Về không gian,về hình ảnh kẻ ở người đi , không khí của buổi chia tay)
Gv: Cuộc cha tay có lưu luyến nhưng không bi luỵ , không buồn tủi. mà mang một không khí hồ hởi của những năm tháng cả nước kháng chiến
? Qua hồi ức của người vợ, em thấy kỷ niệm hiện lên như thế nào?
? Điều đó cho em biết gì về tâm trạng của người vợ
Gv: Tâm trạng ấy cũng là tâm trạng của bao người vợ trẻ có chồng ra trận trong những năm tháng chiến tranh. Bởi vậy mà đoạn thơ khơi gợi được sự đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.
? Đọc đoạn thơ, em thích nhất là hình ảnh nào? Vì sao?
Gv: Cái mộc mạc chấn chất của người dân xứ Nghệ đã đi vào thơ trần Hữu thung tự nhiên đến lạ . Đó chính là nét duyên trong thơ ông làm nên nét riêng không thể lẫn với ai khác được 
Trở lại với tâm trạng người vợ trẻ , trong hồi ức chia tay của chị , ta cảm nhận được nỗi nhớ mà chị dành cho chồng . Nỗi nhớ ấy còn được thể hiện ở đoan thơ tiếp theo
Đoạn thơ giãi bày tâm sự gì của người vợ?
Phát hiện và phân tích những nét đặc sắc trong cách diễn tả nỗi nhớ của người vợ?
? Em có nhận xét gì về cách thể hiện nỗi nhớ chồng của người vợ?
Nhận xét về nỗi nhớ của người vợ dối với chồng?
Gv: Như vậy, tình yêu ,nỗi nhớ chồng hòa quyện, gắn bó với công việc đồng áng > Chị đã biến nõi nhớ ,niề thương thành hành động, công việc cụ thể ,điều đó đem lại niềm vui , tiếp thêm sức mạnh để chị vượt khó khăn , xa cách để chị chờ đợi ngày chồng chiến thắng trở về. Đó là một nõi nhớ rất khỏe khoắn
? Vậy em có cảm nhận gì về tình cảm của người vợ?
Gv: Cái tinh tế của Hữu Thung là diễn tả tình cảm riêng tư của người vợ đối với hồng mà lại nói được tình cảm chung của số đông .Đặc biệt phản ánh được không khí đất nước ta thời kỳ đó - khi cả nước đang dốc toàn tâm ,toàn lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.Bởi vậy mà bài thơ có một sức sông lâu bền trong lòng độc giả, sông mãi với thời gian.
? Bài thơ kết thúc với jhình ảnh nào?
? em có nhận xét gì về cách kết thúc bài thơ?
Gv: cũng nói đến sự chia tay , đến sự xa cách rong chiến tranh , cũng là tâm trạng người vợ có chồng ra trận nhưng so với nỗi nhớ của người chinh phụ trong văn bản 'sau phút chia ly 'thì nỗi nhớ ở đây có điểm gì khác?
Gv: Điểm mới trong bài thơ đó là tác giả đã thể hiện được tình cảm của người phụ nữViệt Nam trong thời đại cách mạng , con người sống có lý tưởng,có niềm tin . Họ biết hy sinh và chờ đợi .Chính điều đó làm nên sức mạnh tinh thần của con người Việt nam, của dân tộc Việt nam để làm nên chiến thắng
? Qua bài thơ , em cảm nhận được điều gì về hình ảnh người vợ? 
Gv: nhà thơ đã hóa thân vào hình tượng người phụ nữ có chồng ra trận để giãi bày tâm trạng của họ lúc bấy giờ
? Qua đó em hiểu gì thêm về nhà thơ?
Phải là người con xứ Nghệ yêu tha thiết mảnh đất quê mình thì mới có thể viết nên những vần thơ như vậy 
? Theo em ,vẻ đẹp của "Chất Nghệ "được thể hiện rõ trong bài thơ ở những điểm nào?
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật? 
? Bài thơ bộc lộ nội dung nào?
I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Trần hữu thung ( 1925-1999)
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân tại xã Diễn Minh Huyện Diễn Châu – Nghệ An.Sống gắn bó với người nông dân, với que hương Nghệ An
-Thơ ông chân chất, mộc mạc, đằm thắm ân tình.Ông được xem là nhà thơ chân quê xứ Nghệ
-Tên tuổi của ông gắn với nhiều bài thơ mà tiêu biểu là bài ‘Anh vẫn hành quân”, và bài thơ “Thăm lúa
-bài thơ được viết vào năm1950, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt .Trên chiến trường, quân ta đang giành được nhiều thắng lợi . Còn hậu phương thì lo tăng gia sản xuất . Ra đời trong hoàn cảnh ấy nên bài thơ mang dấu ấn ,không khí của những năm cả nước kháng chiên- cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện .- Vì thế ngay từ khi mới ra đời, bài thơ đã được quần chúng cả nước đón nhận và có sức sống lâu bền cho tới ngày nay
bài thơ được tặng giải nhất liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới 19
II.Đọc, tìm hiểu chung
 .1. Đọc văn bản 
-Cần đọc rõ ràng giọng giản dị như một lời tâm sự, chú ý những từ ngữ địa phương
Bài thơ dễ đọc và dựng nhiều từ địa phương
Học sinh chỉ:ni răng, lổ...
2.thể thơ:
- Thể thơ 5 chữ phảng phất điệu hát dặm Nghệ Tĩnh
+ Thể hiện từ hiện tại nhớ về quá khửồi trở về hiện tại
+ Là cô thôn nữ có chồng đi kháng chiến 
III. Đọc ,tìm hiểu chi tiết
* Hình ảnh cô thôn nữ có chồng đi kháng chiến
Buổi sáng ra thăm đồng
HS đọc đoạn thơ “Từ đầu...khấp khởi”
+Mặt trời càng..
...khắp cánh đồng
-Lời thơ tự nhiên, mộc mạc, dân dã
- Hình ảnh quen thuộc của làng quê, đẹp, trong sáng, có cả màu sắc lẫn âm thanh rất tươi mới
+ Đó là khung cảnh của một làng quê sắp vào mùa trng một buổi sáng đẹp trời, với một không gian thoáng đãng , trong trẻo, đầy sức sống. Không gian ấy rất đỗi qen thuộc với mỗi người dân việt nam nói chung và người dân xứ Nghệ nói riêng
Đứng chống ...
Em thấy lòng ...
+ Tâm trạng ấy được thể hiện rõ qua từ “Khấp khởi”. Đó là tâm trạng vui mừng, phấn chấn vừa xốn xang ,xao xuyến. Phải chăng cô đang vui vì vụ mùa thắng lợi sau bao ngày vất vả rồi chợt xao xuyến khi nghĩ về người chồng đang ở phương xa với bao kỷ niệm đẹp trong buổi tiễn đưa chồng ra trận?
Học sinh đọc tiếp “Một buổi sáng...ngoái lại”
+ Buổi sáng mai ri
 Anh tình...
 + Em nách mo cơm nếp
 Lúa níu anh ...
 Anh cúi sửa vội vàng
 Anh bảo em ngoái lại
Cũng là không gian của buổi sáng đẹp trời, trên cánh đồng quê, lúa đang vào độ chín. Người chồng tình nguyện ra đi khán chiến vẫn băn khoăn, lo lắng cho đồng quê , quan tâm dặn dò người ở lại . Đó chín là hình ảnh chân chất mộc mạc của anh tri cày ra trận theo tiếng gọi của tổ quốc.
Còn là hình ảnhngười vợ chu đáo tiễn chòng ra trận . Tình cảm của chi cũng chân chất mộc mạc, bình dị, chân quêvới “mo cơm nếp”
Kỷ niệm ùa về sống đọng, rõ nét
+ Chị đang sống trong nỗi nhớ.Đó là nỗi nhớ sâu sắc , nhớ về kỷ niệm với tất cả tấm lòng trìu mến thân thương nhất .
Học sinh tự bộc lộ : Có thể là hình ảnh ‘Lúa níu anh trật dép’
Học sinh đọc tiếp từ “Cam ba lần có trái...hết”
Đó là nỗi nhớ mong da diết 
Nỗi nhớ được tính bằng thời gian đặc biệt : Bằng vụ mùa cây trái,bằng những chiến thắng của quân ta trên chiến trường , bằng cách bấm ngón tay ...và cùng với thời gian ấy là hình ảnh vợ đang mong nhớ chồng.
Nỗi nhớ ấy còn gắn với nỗi nhớ ruộng vườn, cây trái , cảnh vật quê hương. Dường như người vợ nhìn vào đâu cũng như thấy gợi lên hình bóng chồng
-Cách thể hiện nỗi nhớ rất tự nhiên , rất mộc mạc , nhưng cũng rất đọc đáo . Tác giả còn sử dụng cách biểu cảm trực tiếp rất mộc mạc và cũng rất chân thật "Riêng em thì em nhớ"
- Đó là nỗi nhớ sâu đậm, mãnh liệt. Điều đáng cảm phục là càng nhớ thương , chị càng dồn sức để tăng gia sản xuất . nhớ thương, chị dõi theo tin tức thắng trận của quân ta trên chiến trường và chị ngầm thi đua với chồng: "Anh đang mùa thắng lợi 
 ...giải thi đua em giật" 
+Yêu chồng, một tình yêu son sắt, thủy chung . tình yêu ấy gắn bó hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước. Đó cũng là tình cảm hậu phương dành cho tiền tuyến
- Hình ảnh "Em vác cuốc thăm đồng
 ...em trông ngày chiến thắng" 
- Kết thúc cũng với hình ảnh cô thôn nữ thăm đồng . Đó là cách kết cấu đầu - cuối tương ứng .> Góp phần bộc lộ tâm trạng nhân vật: Niềm vui, tin tưởng vào tương lai cuộc kháng chiến với một tâm hồn trong sáng,lạc quan
- Học sinh trình bày( có thể đọc một đoạn trong "Sau phút chia ly"
+ Đó là hình ảnh của người phụ nữ nôg dân đảm đang, tháo vát, mộc mạc , đằm thắ, thủy chungvới một tâm hồn trong sáng , khỏe khoắn, giàu sức sống . ở chị vừa mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam vừa mang nét đặc trưng của người phụ nữ xứ Nghệ
+ Đó là một nhà thơ có tâm hồn trong sáng , với hồn thơ mộc mạc chân chất . Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nói: "Thơ THT vừa có dáng vóc khoẻ khoắn của người thợ cày vừa có cái ngọt ngào duyên dáng của làn điệu dân ca xứ Nghệ "
Học sinh thả luận nhóm
- ở không gian đồng quê quen thuộc 
- ở thể thơ 5 chữvới âm điệu như khúc hát dặm
- ở ngôn ngữ địa phương miền rung xứ Nghệ 
- ở cách thể hiện tự nhiên , đậm chất dân gian
- ở vẻ đẹp con người xứ Nghệ : Mộc mạc, dằm thắm
III. Tổng kết:
- Học sinh nêu
- ND: Bài thơ khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xứ Nghệ : Chất phác, đằm thắm mộc mạc đối với chồng, với quê hương, đất nước .Đó cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam trong kháng chiến chống pháp
Bài thơ được bình chọn là một trong số 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ XX
IV. Luyện tập
Đọc thuộc một đoạn mà em thích nhất
 Hat dặm một đoạn theo điệu dân ca xứ Nghệ 
V. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài thơ
- Chuẩn bị cho bài sau "Chị dâu"
 Về nhà: Học thuộc bài thơ này 
Tiết 2: 
 Văn bản: 
Nghệ An trong lòng tổ quốc Việt Nam
I.Mục tiêu cần đạt
- Học sinh nắm được Nghệ An là mảnh đất có lịch sử lâu đời với địa hình lắm núi nhiều sông . con người Nghệ An với nhiều tính cách độc đáo , lối sống hồn n ... Chiều mưa gạo hết mẹ đau cuối giường ”hay ‘Chiều ơi mưa mãi làm gì; Hoàng hôn đừng xuống trước khi chị về” hay ‘Em ngồi đôi mắt nhoà sương 
GV Chốt :Nhân vật em bày tỏ tình yêu thương, cảm phục , kính trọng , biết ơn người chị dâu tảo tần hôm sớm lo toan vất vả cho gia đình chồng âm thầm hy sinh, chịu đựng những vất vả khó khăn trong cuộc sống 
. Tình cảm cảm xúc được bộc lộ theo trục của thời gian: Từ ngày chị về làm dâu đến nay.Mỗi giai đoạn trong cuộc đời làm dâu của chị được nhân vật người em ghi lại một cách cụ thể, chân thực,cảm động qua lời thơ chân thành, mộc mạc( từ ngày còn bé ở cạnh chị > lớn lên đi học ,xa quê>lập gia đình> sống ở thành phố trở về thăm chị,thăm quê> đi xa.
 Chứng kiến sự thay đổi của chị từ cô thôn nữ duyên dáng, qua thời kỳ trẻ trung đến lúc chị lên bậc bà ...Năm tháng và sự khó nhọc gian truân đã để lại dấu ấn trên mái tóc chị khiến em không khỏi xót xa, thương cảm> chính khoảng cách thời gian đã tô đậm tình chị, hình ảnh của chị 
 Hình ảnh cuối bài thơ:
 Ngoái nhìn núi dựng phía sau 
 Em tìm dáng chị cuối màu trời xanh
Đó chính là tình cảm trực tiếp của em đối với chị > Phải chăng chị là nơi em luôn tìm về. Tìm về chị chính là tìm về quê hương yêu dấu . Hình ảnh “Núi dựng phía sau”là hình ảnh thực chứ không phải là hình ảnh tượng trưng> Bởi ngọn núi ấy là ngọn núi Quỳ Sơn , nơi thân phụ và thân mẫu nhà thơ yên nghỉ , ngọn núi mà hơn một lần trong bài thơ “Lời dặn ”Tác giả viết:
Khi mắt tôi khép lại cái nhìn
Hãy đưa tôi về nơi sinh nở
...........
Núi Qùi Sơn dành chỗ tôi nằm
Hoa ấm lửa đất nồng hơi than cháy
Hạnh phúc lắm được nằm xuống đấy
Dù gió mưa không thấy lạnh bao giờ
Tình cảm của người em đối với chị dâu trong bài thơ cũng là tình cảm của bao người con nghĩa tình xứ nghệ. Bài thơ là lời tác giả thay lời những người em chồng tri ân người chị dâu đã nuôi nấng giúp đỡ mình nên người,Bài thơ cũng thể hiện sâu sắc đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”Đó là nét đẹp đạo lý mẫi mãi chẳng phai mờ.
Liên hệ thực tế: Học sinh tự liên hệ
Hướng dẫn học văn bản 
 Đại Ngàn
 Trần Hữu Thung
I. Hướng dẫn đọcvà tìm hiểu chung văn bản:
 *Hướng dẫn đọc: Cần đọc rõ ràng diễn cảm thể hiện được niềm tự hào về mảnh đất xứ Nghệ thân yêu
 Gv đọc mẫu một đoạn sau đó cho các em đọc tiếp
*Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
 + tác giả đã tìm hiểu trong bài thơ “Thăm lúa ”
 + Xuất xứ tác phẩm: Dựa vào SGK để nêu
Văn bản được trích từ “Ký ức đồng chiêm”Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh năm 1988. Văn bản gồm 3 phần: 
 Ký ức đồng chiêm
 Đại ngàn
 Chuyện cây, chuyện rừng
II.Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
 1. Hình ảnh "Đại ngàn" trong cảm nhận của tác giả
 ? tác giả đã chọn điểm quan sát hình ảnh đại ngàn là ở đâu?
 - Đó là đứng giữa cánh đồng làng 
? Từ điểm quan sát ấy , tác giả thấy được cảnh đại ngàn như thế nào?
 - Cả dãy dài chập chùng đủ vẻ màu xanh xa gần , đó là bức màn xanh ngun ngút
? thuở còn nhỏ, hình ảnh đại ngàn đối với tác giả như thế nào?
 - Đại ngàn xa trong tầm mắt với những câu chuyện vừa ly kỳ vừa gần gũi
? Đó là những câu chuyện nào?
?Còn giờ đây, đại ngàn như thế nào trong mắt nhìn của tác giả?
 - Đại ngàn giờ đây không chỉ một màu xanh mà tầng tầng lớp lớp màu xanh , cả thế giới àu xanh dệt đầy kim tuyến 
2. Tâm trạnh của tác giả qua hình tượng "Đại ngàn"
 ? Tìm những chi tiết nói về tâm trạng của tác giả trước hình ảnh đại ngàn/
 Học sinh tìm 
 ? từ đó em thấy được thái độ và tình cảm nào của tác giả ?
 Thái độ ngợi ca, yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ của đại ngàn
? em sẽ làm gì để giữ mãi vể đẹp hùng vĩ và nên thơ ấy?
 + Có ý thức bảo vệ và gìn giữ để cho đại ngàn mãi mãi xanh ,mãi mãi trường tồn trên quê hương xứ nghệ
III.Tổng kết ; 
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
 - Ngôn ngữ giản dị trong sáng
 - Sử dụng nhiều hình ảnh tiêu biểu có sự kết hợp hài hòa về màu sắc đường nét
? Đặc sắc về nội dung
 Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của đại ngàn . qua đó bộc lộ tình cảm chân thành tha thiết của tác giả , niềm tự hào sâu sắc của tác giả trước vẻ đẹp của tỉnh nhà.
IV. Luyện tập 
 + Đọc một đoạn mà em thích nhất trong văn bản
 + Liên hệ đến rừng núi nơi quê em đang ở.
Hướng dẫn học văn bản:
Cỏ dại
 Thạch Quỳ
I. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung văn bản
 1. Đọc văn bản;
 Cần đọc rõ ràng, mạch lạc ,diễn cảm
 Gv đọc mẫu , sau đó cho học sinh đọc và nhận xét, sửa chữa cách đọc cho các em
 2. Tìm hiểu chú thích:
 a. tác giả;
 Gv cho học sinh đọc ở sách giáo khoa và tóm tắt những nét chính về tác giả
 Thạch Quỳ, tên khi sinh là Vương Đình Huấn, sinh ngày 08/08/1941, tại làng Đông Bích- xã Trung Sơn- huyện Đô Lương- tỉnh Nghệ An( Cùng quê với Vương Trọng) Ông công tác tại hội văn nghệ Nghệ an,là hội viên hội nhà văn Việt Nam 
Ông là người không chỉ làm thơ mà còn đi sâu khám phá phát hiện 
 những vấn đề về bản chất văn hóa của con người vùng đất Nghệ
 b. Tác phẩm:
 Bài thơ "Cỏ dại "được rút trong tập thơ "Con chim tà vặt"xuất bản năm 1978
II. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản:
 1. Hình tượng "cỏ dại''
? Hình tượng cỏ dại được miêu tả qua những chi tiết nào?
 Học sinh tìm chi tiết
 Cỏ dại ngày thơ bé
 Li ti hoa tím màu
 ....
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi viết về "cỏ dại"
 + Nghệ thuật: Nhân hóa 
 + thể thơ 5 chữ quen thuộc , được chia thành nhiều khổ thơ 
 + Chọn hình tượng thơ rất gần gũi và dễ hiểu, quen thuộc với mọi người
 2. Cảm nghĩ của tác giả về "Cỏ dại "
 Đó là cây cỏ ngây thơ hồn nhiên, vô tư trong sáng như trẻ thơ rất đáng yêu
 ? tại sao tác giả lại đặt tên bài thơ là "Cỏ dại"
 Vì cỏ dại là hình ảnh quen thuộc với tất cả mọi người 
 Cỏ dại cũng là hình ảnh bình dị gần gũi giàu tính biểu tượng 
 ? Qua bài thơ cỏ dại, tác giả đã bộc lộ tâm trạng gì ?
 - Bộc lộ tình yêu quê hương và những gì bình dị gần gũi nhất của quê hương
? ý nghĩa giáo dục từ bài thơ là gì?
 Giáo dục chúng ta luôn biêt trân trọng quý mến, nâng niu những gì bình dị, gần gũi
* Liên hệ đến văn bản "Bến quê" của nhà văn Nguyễn Minh Châu"
III. Tổng kết:
 ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuât của văn bản?
 ? Khái quát về nội dung của văn bản
IV. Luyện tập:
 Đọc diễn cảm bài thơ
 Chọn đọc một đoạn mà em thích ? Nói rõ vì sao?
V. Củng cố dặn dò:
 - Nhắc lại những bài thơ em nhớ" khi viết ề quê hương với những gì bình dị, thân quen
 - Học sinh đọc ghi nhớ SGK
 Chuẩn bị cho tiết sau: Nghị luận về một vấn đề bức xúc ở địa phương 
Tiết 4:
Luyện tập:
Nghị luận về một vấn đề bức xúc ở địa phương
I.mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh ôn lại kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận về một vấn đề ở địa phương nói riêng
- Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề bức xúc ở địa phương
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Củng cố về lý thuyết
Giáo viên cho học sinh tự chọn một vấn đề bức xúc ở địa phương cần viết bài văn nghị luận 
 Gợi ý: 
 + Đó có thể là vấn đề về môi trường
 + Đó có thể là vấn đề về quyền trẻ em
 + Đó cũng có thể là một vấn đề về xã hội: Có thể là các vấn đề về các tệ nạn xã hội như : Đánh bài bạc, rượu chè bê tha, trò chơi điện tử...
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định cách viết :
 - Viết về sự việc mang tính phổ biến trong xã hội
 - bài viết phải có tính trung thực có ý thức xây dựng 
 - bài viết phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục
 - Nội dung bài nghị luận dễ hiểu ,tránh dài dòng, lan man
Giáo viên cho học sinh nhắc lại bố cục của bài văn nghị luận về một sự việc , hiện tượng ở địa phương: Đó là phần:
+ Mở bài
 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận( Vấn đề đó có thể là vấn đề tích cực cũng có thể là vấn đề xấu tiêu cực 
+ Thân bài :
 Phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của vấn đề
 Bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán
+ kết bài: 
 Đánh giá chung về vấn đề 
2. Luyện tập:
 Mỗi em tự chọn cho mình một vấn đề mà mình thấy bức xúc cần viết bài và tiến hành viết bài ( Điều này gv không nên gò bó hs)
 Sau khi viết xong, các em có thể trình bày bài viết của mình để cả lớp nghe và góp ý kiến3. Củng cố , dăn dò: 
 Cho học sinh nhắc lại nội dung tiết học. dặn các em về nhà làm tiếp-nếu chưa xong 
Tiết 5
 Ôn tập
I. mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được một số tiếng địa phương Nghệ An được sử dụng trong các văn bản
- Rèn luyện cho các em cách sử dụng tiếng địa phương xứ nghệ khi nói và khi viết
- Giáo dục các em ý thức làm trong sáng tiếng địa phương xứ nghệ . Đó cũng chính là làm giàu cho vốn từ tiếng Việt 
II. Cách tiến hành ôn tập:
1 Đặc điểm của tiếng địa phương xứ nghệ, cách dùng tiếng địa phương xứ nghệ.
- Tiếng địa phương xứ Nghệ có đặc điểm về ngữ âm và từ vựng 
 + Về dực điểm ngữ âm: Sự biến âm, biến vần và thanh điệu 
Ví dụ:
 -tru, ló, đàng, lạt
 tập vọ, sửa chựa, sựa chua, chựa xe...
+ Về đặc điểm từ vựng:
 ví dụ:
 -Chị em du như tru một bịn
 - Răng, chi ,mô, rứa...
 - Râu tôm nấu với ruột bù 
 Nhông chan gấy húp gật gù khen ngon
GV Chốt: Như vậy tiếng địa phương xứ nghệ có những đặc điểm riêng về ngữ âm và từ vựng .Nên khi giao tiếp , cần dựa trên những chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân để tránh các lỗi phát âm và chính tả. Nếu đặt đúng ngữ cảnh sẽ tạo nên cái hay, caisddepj cho tiếng việt làm cho tiếng việt trở nên độc đáo và phong phú hơn
 Ví dụ:
 Cây đa ba nhánh chín chồi
 Ai về Mỹ dụ cạp cồi ló ngô
Hoặc 
 Em về kẻ Mọ mần chi 
 Đồng bằng thì ít , rú ri thì nhiều
 - Hỡi người ở xóm Bình Ngô
 Thành ông Lê Lợi nơi mô rứa hè
 - Rào rú ngái ngôi mô nỏ chộ 
 mô sông,mô biển chộ mô mồ
2. Tìm một số văn bản dân gian nghệ An có sử dụng tiếng nghệ 
 Ví dụ:
 Bài thơ "Thăm lúa"Của Trần Hữu Thung
 Hoặc : Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng
 mênh mông bát ngát
 Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng 
 cũng bát ngát mênh mông
? Xác định những tiếng địa phương xứ nghệ trong các văn bản ấy ?
Học sinh có thể tim thêm một số văn bản khác 
3. so sánh một số nét văn học địa phương nghệ An với văn học một số địa phương khác trên đất nước Việt nam mà em biết 
 Ví dụ 
 So sánh bài thơ: "Mẹ Suốt" - vùng quê Quảng Bình với bài thơ "Thăm lúa" của Trần hữu Thung - vùn quê xứ Nghệ 
- Học sinh có thể tìm và so sánh các văn bản thuộc các vùng miền khác nữa
 + Kết luận chung :
 Trong các tác phẩm thơ hay văn xuôi, nếu ta sử dụng nhiều ngôn ngữ thuộc vùng miền nào đó thì văn băn đó cũng mang đậm sắc thái địa phương vùng miền rất rõ nét
 Ví dụ :
 Văn bản "Làng "Của Kim Lân
Học sinh minh họa bằng một số dẫn chứng trong văn bản "Làng"mà các em đã học.
4. Luyện tập:
 Sưu tầm những câu ca , bài thơ, bài hát có sử dụng tiếng địa phương xứ Nghệ 
 Em có suy nghĩ gì trong việc sử dụng tiếng Nghệ khi nói và khi viết 
5 Củng cố, dặn dò :
 Giáo viên cho học sinh nhắc lại những kiến thức vừa ôn 
 Dặn các em về nhà sưu tầm tiếp những câu ca có sử dụng tiếng địa phương xứ nghệ 
 Kết thúc chương trình địa phương - ngữ văn 9

Tài liệu đính kèm:

  • docchi dau dai ngan co dai.doc