Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh

Tiết 1

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

I. MỤC TIÊU :

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa HCM qua một số VBND có sử dụng kết hợp yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

II. KIẾN THỨC CHUẨN :

 1/ Kiến thức :

 Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống.

 2/ Kĩ năng :

 - Nắm bắt nội dung VBND thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một số vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU :
	Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa HCM qua một số VBND có sử dụng kết hợp yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
II. KIẾN THỨC CHUẨN :
	1/ Kiến thức :
	 Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống.
	2/ Kĩ năng :
	- Nắm bắt nội dung VBND thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
	- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một số vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
1. Ổn định.
2. Kiểm tra sỉ số.
3 Giới thiệu :
 Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác, học theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hóa của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi ấy.
 Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG 2 : ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
- Giáo viên giới thiệu khái quát về tác giả và xuất xứ của tác phẩm.
- GV hướng dẫn cách đọc : đọc chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
- GV gọi HS đọc.
 -Văn bản đề cập đến vấn đề gì ?
-Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần ?
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
I. TÌM HIỂU CHUNG :
1/ Tác giả : Lê Anh Trà
2/ Tác phẩm : 
Văn bản trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của Lê Anh Trà.
3/ Bố cục : Chia làm hai phần.
- Phần một ( Từ đầu  hiện đại ) : Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của Hồ Chí Minh.
 - Phần hai ( Còn lại ) : Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
HOẠT ĐỘNG 3 : PHÂN TÍCH
* Gọi HS đọc phần một.
- Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào ?
- Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại ?
- Chìa khóa để mở ra kho tri thức là gì ? 
- Động lực nào giúp Bác có được những tri thức ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa cho những ý mà em đã trình bày ? 
- Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức độ như thế nào và theo hướng nào ?
- Theo em, điều kì lạ nhất đã tạo nên phong cách HCM là gì ?
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
II. PHÂN TÍCH :
1/ Nội dung :
a. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại :
- Hoàn cảnh : đầy gian nan vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước ( qua nhiều cảng trên thế giới, thăm và ở nhiều nuớc ).
- Cách tiếp thu : nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Qua công việc lao động mà học hỏi ( làm nhiều nghề khác nhau ).
- Động lực : ham hiểu biết, học hỏi.
 + Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
 + Làm nhiều nghề.
 + Đến đâu cũng học hỏi.
 - Hồ Chí Minh có vốn kiến thức rộng ( từ văn hóa phương Đông đến văn hóa phương Tây ) và sâu ( uyên thâm ), tiếp thu có chọn lọc. Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực.
 - Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 4 : LUYỆN TẬP
- Để làm nổi bật vấn đề HCM với sự tiếp thu văn hóa nhân loại, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?
- Phát hiện câu văn cuối phần một vừa khép lại vừa mở ra vấn đề.
HOẠT ĐỘNG 5 : CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Củng cố :
 Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào ?
- Hướng dẫn tự học :
+ Nét đẹp trong lối sống của HCM.
+ Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
+ Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách HoÀ Chí Minh.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Tiết 2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( CHƯA XONG) Con giống nhau, khac nhau
I. MỤC TIÊU :
	Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa HCM qua một số VBND có sử dụng kết hợp yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
II. KIẾN THỨC CHUẨN :
1/ Kiến thức :
	- Một số biểu hiện của phong cách HCMø trong sinh hoạt.
	- Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
	- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
	2/ Kĩ năng :
	- Nắm bắt nội dung VBND thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
	- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một số vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ :
 Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào ?
3 Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2 : ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
I. TÌM HIỂU CHUNG :
1/ Tác giả.
2/ Tác phẩm.
3/ Bố cục.
HOẠT ĐỘNG 3 : PHÂN TÍCH
* Gọi HS đọc phần hai.
- Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của HCM , tác giả tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào ? ( Nơi ở và làm việc ? Trang phục ? Việc ăn uống của Bác? )
- Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi- vị anh hùng dân tộc thế kỉ XV. Em hãy tìm những nét giống và khác nhau giữa hai lối sống của Bác với vị hiền triết như thế nào ?
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của văn bản ?
- Trong văn bản, người viết đã khéo léo kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
- Tác giả đưa vào bài viết thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi với dụng ý gì?
- Em hãy chỉ ra các chi tiết đối lập được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của những biện pháp này?
- Hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh ?
- Hãy nhận xét nghệ thuật chính của văn bản ?
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cách sống của Bác cũng đẹp như các nhà hiền triết.
- Phát hiện : Vĩ nhân mà hết sức giản dị, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
II. PHÂN TÍCH :
1/ Nội dung.
a. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
b. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh .
- Nơi ở và làm việc : nhỏ bé, mộc mạc : chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ chính trị. Đồ đạc đơn sơ.
- Trang phục giản dị : quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã.
2/ Nghệ thuật.
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
3/ Ý nghĩa ( Tổng kết )
a. Nội dung :
Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
b. Nghệ thuật :
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực.
HOẠT ĐỘNG 4 : LUYỆN TẬP
- Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác ?
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
III. LUYỆN TẬP :
Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
HOẠT ĐỘNG 5 : CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Củng cố :
+ Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của HCM , tác giả tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào ?
+ Để nêu bật vẻ đẹp phong cách lối sống giản dị của HCM tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
+ Hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh ?
- Hướng dẫn tự học :
+ Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
+ Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
+ Xem bài : Các phương châm hội thoại.
 * Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất.
 * Giải các bài tập trong SGK.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 2011.doc