Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 123 dến tiết 129

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 123 dến tiết 129

Tậplàm văn

LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH .

A . Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

- Củng cố tri thức về yêu cầu , về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) đã học ở các tiết trước .

- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững , thành thạo thêm kĩ năng tìm ý , lập ý , kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) .

B . Chuẩn bị :

 Lập dàn ý cho đề bài ở tiết 120 (SGK)

C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :

I. Kiểm tra bài cũ :

- Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) ?

- Yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) .

II. Bài mới

- Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh .

- Giáo viên chép đề ở SGK lên bảng .

 

doc 32 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 123 dến tiết 129", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết 120 : 	Tậplàm văn
Luyện tập làm văn nghị luận 
về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích .
A . Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
- Củng cố tri thức về yêu cầu , về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) đã học ở các tiết trước .
- Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững , thành thạo thêm kĩ năng tìm ý , lập ý , kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) .
B . Chuẩn bị :
 Lập dàn ý cho đề bài ở tiết 120 (SGK)
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : 
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) ? 
- Yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) .
II. Bài mới
- Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh .
- Giáo viên chép đề ở SGK lên bảng .
-GV gợi dẫn HS nhắc lại các kiến thứ đã học ở 2 tiết trước
-Thế nào là văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ?
(Trình bày nhận xét đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật trong tác phẩm được người đọc viết phát hiện và khái quát, các nhận xét đánh giá phải rõ ràng đúng đắn có luận cứ và lập luận thuyết phục)
=>Nêu những yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là gì  ?
+Bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật
-Đảm bảo đầy đủ các phần của bài văn nghị luận
-Đề bài thuộc kiểu đề gì ?
(Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện )
? Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì ? 
(Nhận xét -đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích)
-Hình thức nghị luận là gì ?
(Nêu cảm nhận về đoạn trích truyện ngắn " Chiếc Lược Ngà " của Nguyễn Quang Sáng .)
a/Nhân vật bé Thu
-Thái độ và tình cảm trong 2 ngày đầu: không nhận ông Sáu làm cha” vụt chạy và kêu thét lên”
-Thái độ và hành động trong 2 ngày tiếp theo: những phản ứng quyết liệt 
-Thái độ và hành động trong buôỉ chia tay: Tình cảm cha con cảm động
b/Nhân vật Ông Sáu
-Trong đợt nghỉ phép : đầu tiên là sự hụt hẫng buồn bã, tiếp theo là kiên nhẫn cảm hoá vỗ về con, sau đó là bất lực, khi con gọi ba thì cảm nhận sự hạnh phúc tột đỉnh
-Sau đơt nghỉ phép: dồn tình cảm yêu thương nhớ nhung con vào làm chiếc lược bằng ngà
c/Nhận xét đánh giá:
*Nội dung tô đậm và ngợi ca tình phụ tử
*Nghệ thuật : Cốt truyện chặt chẽ- tình huống bất ngờ , ngôn ngữ giản dị đậm màu sắc Nam Bộ, ngôi kể trần thuật khách quan chân thực
=>Nêu những yêu cầu cụ thể của phần mở bài?
(Giơi thiệu một cách khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng.Nội dung – hoàn cảnh ra đời của tác phẩm- vị trí đoạn trích
=>Em hiểu biết gì về hoàn cảnh lich sử cụ thể của Miền Nam trước đây khiến cho người như ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu và chịu nhiều mất mát tình cảm gia đình?
=> Nêu yêu cầu của phần kết bài?
I . Chuẩn bị ở nhà
II.Luyện tập
*Đề bài : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lựơc ngà” của Nguyễn Quang Sáng
1.Tìm hiểu đề .
-Kiểu đề
-Vấn đề nghị luận
-Hình thức nghị luận
2.Tìm ý :
-Nhân vật bé Thu
-Nhân vật Ông Sáu
-Nhận xét đánh giá
3.Dàn ý
a/Mở bài
-Giới thiệu tác giả - tác phẩm
b/Xem lại nội dung phần tìm ý
c/Kết bài 
xem lại nọi dung phàn nhận xét -đánh giá
III . Viết bài :
Học sinh về nhà viết bài theo dàn ý .
IV . Đọc , sửa lỗi .
D : Hướng dẫn học ở nhà .
- Viết hoàn chỉnh bài văn theo dàn ý ở lớp . 
- Viết bài tập làm văn số 6 ( ở nhà ) .
Đề bài : 
Suy nghĩ của em về thiên nhiên và con người trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long .
- Giáo viên hướng dẫn sơ lược về nội dung .
* Kiểu bài : Nghị luận về tác phẩm truyện .
* Nội dung : Suy nghĩ về thiên nhiên và con người trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa " .
* Tìm ý : 
1 . Thiên nhiên Sa Pa : một bức tranh thiên nhiên rất đẹp , đầy chất thơ .
2 . Con người đáng yêu nơi Sa Pa .
- Bác lái xe vui tính , cởi mở , nhiệt tình với hành khách .
- Cô kĩ sư trẻ đầy khát khao .
- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa say sưa với công việc để phục vụ nhân dân .
- Đồng chí cán bộ nghiên cứu sét làm việc nhiệt tình , say sưa ......
- Tiêu biểu nhất là anh thanh niên - làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu ... yêu đời , yêu nghề , yêu cuộc sống , giàu nghị lực , mến khách ......... 
=> Mỗi người là một bức chân dung có đường nét , hình khối ..... Những lời nói của họ phả ra một âm vang trong trẻo , ngọt ngào . Tác giả kết hợp kể chuyện với miêu tả , qua cảm nhận ......... Truyện có nhiều yếu tố thơ .
=> Truyện là sự gặp gỡ những nhân vật khác nhau về nghề nghiệp , lứa tuổi nhưng họ lại toả ra một hơi ấm tình người giữa một nơi mịt mờ sương tuyết , ở họ toát lên vẻ đẹp của nhân cách , tình người , suy nghĩ chung về cuộc sống đầy tâm huyết , giàu nhiệt tình cách mạng . ( Liên hệ ) .
Ngày giảng:
Tiết 121 . Văn bản
Sang thu
 Hữu Thỉnh .
A . Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh :
- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu .
- Rèn luyện năng lực cảm thụ thơ ca .
B .Chuẩn bị: 
 Soạn bài mới
Những câu thơ nói về mùa thu của Nguyễn Khuyến , Xuân Diệu .
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp :
1. Kiểm tra bài cũ :
Đọc thuộc lòng bài " Viếng lăng Bác " và nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ này .
1. Giới thiệu bài mới :
Mùa thu là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân . Khoảnh khắc giao mua hạ - thu đã đọng lại ở bao vần thơ từ cổ chí kim . Với sang thu , nhà thơ Hữu Thỉnh góp một cái nhìn , một cảm nhận tinh tế , mới mẻ về thời điểm nên thơ này . Bài thơ miêu tả khung cảnh vùng đồng bằng Bắc Bộ khi thu vừa chớm đến . Bài học hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ " Sang thu " .
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài
*HS đọc chú thích *
? Giới thiệu vài nét chính về tác giả Hữu Thỉnh .
-Cho HS xem hình ảnh chân dung – tập thơ 
-Gv giới nthiệu khái quát về bối cảnh thời gian- không gian mà bài thơ miêu tả
*Mở rộng: Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều , viết hay về những con người , cuộc sống ở nông thôn , mùa thu . Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng , vấn vương trước trời đất trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng .
- Giáo viên đọc mẫu nêu yêu cầu đọc
: đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư)
 - Gọi 2 học sinh đọc -nhận xét cách đọc
* Học sinh giải thích hai từ ở chú thích SGK . Học sinh nhận xét cách gieo vần?
-Học sinh đọc khổ 1 . 
-Mùa thu hình như đã về được tác giả cảm nhận qua những biểu hiện nào của thiên nhiên? Em hiểu “gió se” là thế nào?
(Gió lạnh và hơi khô)
-Từ “phả” có thế thay thế bằng từ nào? 
(Thổi , đưa, bay , lan , tan..)
=>Nhưng dùng từ phả có gì hay hơn?
(Cả bấy nhiêu từ đều không có cái nghĩa đột ngột bất ngờ như từ phả)
-Từ “chùng chình” có thể thay thế bằng từ nào?Với từ chùng chình hình ảnh thơ trở nên như thế nào trong việc biểu hiện thiên nhiên?
(chùng chình là từ láy gợi tả hình ảnh; có thẻ thay thế bằng từ dềnh dàng,đủng đỉnh, lững thững..)
-Tác giả đã nhân hoá làn sương: Nó bay đi qua ngõ nhà có vẻ có ý chậm hơn mọi ngày, có cái gì đó duyên dáng, yểu điệu hình bóng thiếu nữ, và tất cả chưa thật rõ ràng, hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhạn ra)
*Gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ hai
-Hình ảnh tự nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng những hình ảnh – chi tiết nào?
=>Tại sao sông dềnh dàng mà chim lại bắt đầu vội vã?
+Dòng sông nước bắt đầu cạn, không cuồn cuộ dào dạt như màu hè nữa
+Cánh chim vội vã vì sợ lạnh phải đi tránh rét( hay thời gian ngắn lại- chim phải vội vã đi kiếm ăn- vội vã bay về tổ)
=>Hình ảnh đám mây mùa hạ “ Vắt ...thu” nên hiểu như thé nào?Có thật có một đám mây như thế hay không?
(Sự thật không hề có một đám mây nào như thế đó là đám mây trong liên tưởng, tưởng tượng của tác giả, nhưng chính cái hình ảnh giao thoa giữa hạ sang thu thật là đẹp khêu gợi hồn thu
*HS đọc diễn cảm khổ thơ 3
=>Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào? Tại sao tác giả viết : Sấm....đứng tuổi .Theo em đây có phải là 2 câu thơ hay nhất trong bài ? Vì sao?
- " Vẫn còn bao nhiêu nắng " - Cái nắng không còn oi nồng gay gắt mà đó là sắc vàng nhạt của mùa thu .
- " Sấm ...... đứng tuổi " -> vừa mang nghĩa thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng .
+ Nghĩa đen : Mùa hạ thường có những cơn mưa rào bất chợt + sấm bất ngờ . Khi trời đất chuyển mình sang thu , những cơn mưa rào mùa hạ thưa dần , sấm cũng không còn ầm ầm dữ dội -> Hàng cây đứng tuổi không còn giật mình bởi tiếng sấm bất ngờ nữa .
+ Nghĩa bóng : Hình ảnh sấm + hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ . Sấm : những bất thường của cuộc đời , của xã hội trong cuộc sống mỗi người . Hàng cây đứng tuổi tượng trưng cho những con người từng trải , trải qua bao sóng gió cuộc đời . Hữu Thỉnh muốn nhắn gửi : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước , những tác động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời .
Giáo viên bình : Tất cả vạn vật đều hối hả , xôn xao khi thu về . Không còn cái gì gay gắt của mùa hè nóng nực , chỉ còn lại một bầu không gian ẩm ướt se lạnh . Một thoáng rối lòng để rồi nhường lại cho thu . Thu vừa chớm đến rất nhẹ , rất dịu , rất êm , mơ hồ như cả đất trời rùng mình thay áo mới . Hữu Thỉnh không tả trời thu " xanh ngắt ... cao " như Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè vừa qua ...... Một khoảnh khắc giao mùa : Đám mây mùa hạ dịch chuyển dần về mùa thu . Cách cảm nhận thật độc đáo , tinh tế
-Học sinh tổng kết nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
-1 học sinh đọc to ghi nhớ .
-Đọc diễn cảm lại bài thơ, đọc 3 bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến
 ( Giáo viên gợi ý ) .
I . Đọc - Tìm hiểu chung .
1 . Tác giả - Tác phẩm
-Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều và hay về con người cuộc sống ở nông thôn
-Bài thơ đựơc sáng tác cuối năm 1977
-Thể thơ 5 chữ
2/Đọc – từ khó
*Từ khó
II . Đọc – Tìm hiểu chi tiết
 Khổ thơ 1 :
-Mở đầu bài thơ là tiếng bỗng thể hiện sự đột ngột bất ngờ
-Bất ngờ nhận ra dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu về
+ Hương ổi thoang thoảng thơm trong gió thu se se lạnh
+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm( chùng chình) nơi đầu thô ngõ xóm
-Hình như – thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên của tác giả
2/Khổ thơ 2 :
-Dòng sông trôi thanh thản, nhẹ nhàng (dềnh dàng)
-Những cánh chim bay vội vã buổi hoàng hôn
-Hình ảnh đám mây màu hạ “Vắt nửa mình sang thu” là một liên tưởng sáng tạo thú vị
3/Khổ thơ 3:
-Nắng đã nhạt dần;mưa cũng đã ít đi; sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây lâu năm
-2 Câu cuối bài vừa có ý nghĩa tả thực, vừa ẩn dụ, chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống
III . Tổng kết - luyện tập .
1.Tổng kết
 Ghi nhớ : SGK .
2 . Luyện tập 
D: Hướng dẫn học ở nhà .
- Học thuộc lòng bài thơ .
- Làm bài luyện tập ở SGK .
- Soạn bài tiếp theo .
 Ngày giảng: 
Tiết 122 .	Văn bản
 Nói với con .
 Y Phương .
A . Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con c ...  kì đầu kháng chiến chống Pháp -> Tình đồng chí tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng .
- Chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị , chân thực , cô đọng , giàu sức biểu cảm .
2 .
Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
Phạm Tiến Duật 
1961
Tự do 
- Tư thế hiên ngang , tinh thần chiến đấu bình tĩnh , diễn cảm , niềm vui lạc quan của những người lính lái xe .....
- Tứ thơ độc đáo . Hình ảnh những chiếc xe không kính , giọng điệu tự nhiên , khoẻ khoắn .....
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1969
Tự do
Cảm xúc tươi trẻ về thiên nhiên và lao động qua cảnh ra khơi đánh cá của những ngư dân Quảng Ninh
Cảm hứng vũ trụ, lãng mạn, hình ảnh đẹp giàu sức tưởng tượng
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
7 chữ và 8 chữ
NHững kỷ niệm xúc động về bà và tình bà cháu , lòng biết ơn và kính yêu đối với bà( gia đình, quê hương, đất nước)
Kết hợp biểu cảm- miêu tả - kể chuyện- bình luận giọng thơ bồi hồi, cảm động
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu là 8 chữ hát ru
Tình thương con gắn liền với tình yêu nước, khát vọng tương lai của người mẹ Tà Ôi trong kháng chiến chống mỹ
Khai thác điệu ru ngọt ngào- trìu mến sâu lắng.Điệp khúc hình ảnh mới mẻ sáng tạo
6
ánh Trăng
Nguyễn Duy
1978
5 chữ
Từ hình ảnh ánh trăng gợi nên những năm tháng đã qua, nhắc lại thái độ sống tình nghĩa thuỷ chung
Hình ảnh bình dị giàu ý nghĩa biểu tượng
-Giọng điệu nhỏ nhẹ chân thành, thấm sâu
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời hát ru ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru ca dao
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải 
1980
5 chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên , đất nước, ,, ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của bản thân vào cuộc đời chung
Hình ảnh chọn lọc, đẹp ẩn dụ..
-Nhạc điệu trong sáng tha thiết
9
Viếng lăng bác
Viễn Phương
1976
8 chữ
Lòng thành kính biết ơn xúc động của nhà thơ đối với Bác Hồ
Hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi liên tưởng, tưởng tượng
-Điệp từ, điệp ngữ
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
1977
5 chữ
Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao màu từ hạ sang thu
Cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng mà lắng đọng
-Ngôn ngữ bình dị gợi cảm
11
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
tự do
sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc
Cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể, gợi cảm vừa gợi ý nghĩa sâu sắc
8GV và HS trao đổi thảo luận ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn lịch sửu
1-Đồng chí
2.Đoàn thuyền đánh cá- bếp lủa- con cò
3.Tiểu đội xe không kính- khúc hát ru
4.ánh trăng- mùa xuân nho nhỏ- viếng lăng Bác- nói với con, sang thu
*Nội dung
-Đất nước và con người VN trong 2 cuộc kháng chiến với nhiuề gian khổ hy sinh nhưng rất đỗi tự hào
-Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người
-Tình đồng chí, bà cháu, cha con, lòng kính yêu lãnh tụ
II.Sắp sếp các bài thơ theo từng giai đoạn lịch sử
1/Giai đoạn chống Pháp(1946- 1954)
2/Giai đoạn hoà bình( 1954-1964)
3/Giai đoạn chống Mỹ(1964----1975)
4/Giai đoạn sau 1975
III.Nội dung phản ánh
D: Hướng dẫn học ở nhà .
- Giáo viên tổng kết .
- Nhận xét kết quả giờ học .
- Hướng dẫn học sinh tiếp tục ôn tập tốt chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết về thơ .
Ngày giảng:
Tiết 128 .	Tiếng Việt
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý .
A . Mục tiêu cần đạt : 
- Củng cố khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý .
- Rèn kĩ năng sử dụng và giải mã hàm ý trong giao tiếp .
B . Chuẩn bị :
Bảng phụ .
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp : 
* Kiểm tra bài cũ : 
Bài 1 : Xác định hàm ý trong câu in đậm ở đoạn thơ sau :
" Thoắt trông ........ trái nhiều " .
( Nguyễn Du - Truyện Kiều ) .
Bài 2 : Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng :
A . Trái ngược với nghĩa tường minh .
B . Cùng một nội dung với nghĩa tường minh . 
C . ẩn đằng sau nghĩa tường minh .
D . Thông báo nhiều nghĩa hơn nghĩa tường minh .
Bài 3 : Dùng hàm ý khi nào ? 
A . Khi không muốn nói thẳng .
B . Muốn người nghe không hiểu .
C. Không biết nói rõ ý . 
D . Muốn chấm dứt cuộc đối thoại . 
Bài 4 : Trong lời nói hằng ngày :
A . Tất cả các câu đều có hàm ý .
B . Không câu nào có hàm ý . 
C. Có câu có , có câu không có hàm ý . 
D. Tất cả ý A, B, C .
Đáp án :
1 . Hàm ý mỉa mai :
+ Nàng là tiểu thư danh giá thế mà cũng phải đến đây cúi đầu trước con hoa nô này sao . 
+ Đe doạ trừng trị : Gieo gió ắt sẽ gặp bão .
2 . C
3 . A
4 . C 
Học sinh suy nghĩ - phát biểu - lớp nhận xét - giáo viên kết luận , chốt .
Hàm ý là những điều người nói muốn người nghe suy ra từ câu nói của mình . Làm cho người nghe hiểu được hàm ý , nghĩa là hàm ý đã sử dụng thành công . 
* Bài mới :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn xác định điều kiện sử dụng hàm ý .
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn trích SGK .
? Nêu hàm ý của những câu in đậm .
? Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ? 
- Câu 1 : Con chỉ ....... nữa thôi -> Mẹ phải bán con cho cụ Nghị -> điều đau lòng .
- Câu 2 : Con sẽ ăn ..... Thôn Đoài -> u đã bán con cho cụ Nghị Thôn Đoài => Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị quá đau lòng và cũng lo con sẽ buồn tủi
? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn ? Vì sao ? 
=> Hàm ý trong câu 2 rõ hơn vì có chi tiết cụ Nghị Thôn Đoài . Sở dĩ chị phải nói rõ hơn vì chính chị cũng không chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút lừa 
? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ ? Vì sao Tí lại có thể hiểu hàm ý ấy ? 
- Chi tiết : giãy nảy, liệng củ khoai, oà khóc-> Nó hiểu hàm ý của mẹ vì trước đó nó đã biết bố mẹ định bán nó cho Nghị Quế và vì phần nào hiểu cảnh ngộ gia đình .
? Muốn sử dụng tốt những hàm ý trên cần có những điều kiện nào ?
Để sử dụng hàm ý cần 2 điều kiện : 
- Người nói ( viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói ( viết ) .
- Người nghe ( đọc ) có năng lực giải đoán hàm ý .
-Giáo viên cho học sinh chốt ghi nhớ .
-Học sinh đọc ghi nhớ .
-Giáo viên lưu ý cho học sinh :
Khi sử dụng hàm ý :
+ Đối tượng tiếp nhận hàm ý .
+ Ngữ cảnh sử dụng hàm ý .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu bài tập .
Học sinh làm việc độc lập , đứng tại chỗ trả lời , lớp nhận xét .
Trả lời : 
a, Người nói : Anh thanh niên .
 Người nghe : Ông hoạ sĩ và cô gái .
 Hàm ý : " Chè đã ngấm rồi đấy " : Mời bác và cô vào nhà uống nước chè .
 Hai người đều hiểu hàm ý : " Ông liền theo ....... xuống ghế " .
b , Ngưới nói : Anh Tấn .
Người nghe : Chị hàng đậu .
Hàm ý câu in đậm là : Chúng tôi không thể cho được vì chúng tôi cần phải bán những thứ này đi . 
Người nghe hiểu hàm ý : " Thật là càng giàu có ..... càng giàu có " .
c, Người nói : Thuý Kiều .
Người nghe : Hoạn Thư .
Hàm ý câu 2 : Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng .
Hoạn Thư hiểu hàm ý nên " Hồn lạc ...... kêu ca " .
Bài 2
- Hàm ý : Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão .
- Sử dụng hàm ý không thành công vì " Anh Sáu vẫn ngồi im " -> anh không cộng tác .
Bài 3 
- Tránh nói những câu hàm ý thiếu tế nhị , hoặc có thể bị hiểu lầm ( dù người nói vô tình ....... ) .
- Câu nói có hàm ý phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp , đảm bảo tính tế nhị , lịch sự .
I.Tìm hiểu bài
a . Điều kiện sử dụng hàm ý .
Bài tập : : Đoạn trích " Tắt đèn " : 
- Câu 1 : ->Sau bữa an này con không còn được ăn ở nhà với thầy u nữa .Mẹ buộc lòng phải bán con 
 - Câu 2 : Con sẽ ăn ..... Thôn Đoài -> u đã bán con cho cụ Nghị Thôn Đoài 
2/Kết luận : 
*Ghi nhớ SGK trang 91
II . Luyện tập .
Bài 1
-Yêu cầu : xác định đối tượng của người nói , người nghe và hàm ý của mỗi câu
: Yêu cầu : tìm hàm ý trong các câu in đậm của đoạn trích
Bài 3 : 2 nhóm lên trình bày trên bảng .
Chú ý tình huống có thể xảy ra .
- Thành câu tường minh .
- Câu có hàm ý nhưng thiếu tế nhị .
D :Hướng dẫn học ở nhà .
-Làm nốt các bài tập còn lại
- Nắm vững điều kiện sử dụng hàm ý .
ãmem lại nội dung ôn tập thơ, tiết sau KT 1 tiết
Ngày giảng:
Tiết 129 . 
Kiểm tra ( Phần thơ ) .
A . Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn 9 , kì II .
- Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn ( sử dụng từ ngữ , viết câu , đoạn văn và bài văn ) .
- Học sinh cần huy động được những tri thức và kĩ năng về Tiếng việt và Tập làm văn vào bài làm .
B . Chuẩn bị :
- Học sinh ôn tập phần thơ dưới sự hướng dẫn của giáo viên .
- Giáo viên ra đề , in đề vào bài kiểm tra . 
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp : 
- Giáo viên phát bài kiểm tra ( có in đề sẵn ) cho học sinh .
- Học sinh làm bài .
	I / Trắc nghiệm (2đ)
Câu 1 : Thành phần biệt lập trong câu là : 
A - Thành phần tình thái	B- Thành phần cảm thán
C -Thành phần gọi đáp	C -Thành phần phụ chú
E - Cả 4 ý trên
Câu 2 : Bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ cần phải phân tích các yếu tố ngôn từ,
hình ảnh , giọng điệu,.các biện pháp tu từ để từ dó có nhận xét đánh giá cụ thể mà xác đáng về nội dung và nghệ thuật 
	A - Đúng	 B - Sai
Câu 3: Các đoạn trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về hình thức bằng các biện pháp chính 
A -Phép lặp từ ngữ	 B -Phép đồng nghĩa , trái nghĩa , liên tưởng
C -Phép nối	 D -Phép thế 	E - Cả 4 ý trên
Câu 4 : Nghị luận về một nhân vật văn học là kể lại toàn bộ những hoạt động của nhân vật trong tác phẩm văn học 
	 A - Đúng	B - Sai
Câu 5 :Khoanh tròn ý đúng về tác giả Vũ Khoan
 A- Nhà thơ , nhà văn lớn của dân tộc B- Là nhà hoạt động chính trị
 C- Là nhà viết kịch nổi tiếng C- Cả 3 ý trên
Câu 6 : ý nghĩa lâu dài của “chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là gì ?
Là thời gian chuyển giao thế kỷ . C- Phát huy cái mạnh , cái yếu
Để nhận rõ cái mạnh cái yếu D -Cả 3 ý trên
Câu 7: “ hành trang”trong văn bản được hiểu với ý nghĩa như thế nào ?	
 A - Đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa
B -Hành trang tinh thần như tri thức , kỹ năng , thói quen
Câu 8 : Văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” sáng tác năm nào ?
 A- 2000 B- 2001 C- 2002 D- 2003
II / Tự luận (8đ)
-Phân tích niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của nhà thơ Viễn Phương trong bài thơ “Viếng lăng Bác”
Câu 2: Nêu ý nghĩa nhan đè của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” 
 Đáp án 
I / Trắc ngiệm (2đ) 
câu 1
câu 2
câu 3
câu 4
câu 5
câu 6
câu 7
câu 8
e
a
e
b
b
c- b
b
b
II / Tự luận (8đ)
Mở bài (1đ) giới thiệu tác giả , tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
giới thiệu doạn trích 
nêu vấn đề nghị luận
Thân bài (5đ) yêu cầu về nội dung , nghệ thuật
Tập chung làm nổi bật bức tranh mùa xuân thiên nhiên và nét đặc trưng xứ Huế
Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân
Chú ý các tín hiệu nghệ thuật , đảo ngữ , nhịp điệu thiết tha , trìu mến
Kết bài (1đ) khái quát giá trị , ý nghĩa bài thơ
Hình thức (1d) Bố cục rõ ràng ,không mắc lỗi chính tả
==========================

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ văn 9 - từ tiết 120- 129.doc