Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 131 đến tiết 140

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 131 đến tiết 140

TIẾT 131-132

TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A. Mục tiêu: Giúp học sinh :

- Nhận thức rõ khái niệm văn bản nhật dụng

- Một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận đọc, hiểu văn bản nhật dụng

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.

B. Lên lớp

1. Bài cũ ( Qua phần ôn tập)

2. Vào bài:

3. Bài mới

 

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 131 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 2/3/2009
Tiết 131-132
Tổng kết văn bản nhật dụng
A. Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nhận thức rõ khái niệm văn bản nhật dụng
- Một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận đọc, hiểu văn bản nhật dụng
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
B. Lên lớp
1. Bài cũ ( Qua phần ôn tập)
2. Vào bài:
3. Bài mới
I. Khái niệm văn bản nhật dụng
Học sinh đọc
? Văn bản nhật dụng là gì?
? Đề tài của văn bản nhật dụng ra sao?
? văn bản nhật dụng có chức năng gì?
? Tính cập nhật có nghĩa là gì?
? Các thể loại được sự dụng trong văn bản nhật dụng?
- Không phải là khái niệm thể loại
- Không chỉ kiểu văn bản.
- Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật.
- Phong phú: Thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội.
- Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá. Những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội
- Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày.
- Có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học
Học sinh đọc
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
6
1. Cầu long biên- chứng nhân lịch sử
2. Động Phong Nha
3. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
7
4. Cổng trường mở ra
5. Mẹ tôi
6. Cuộc chia tay của những con búp bê 
7. Ca Huế trên sông Hương
- Giáo dục nhà trường gia đình và trẻ em.
..
..
- Văn hoá dân gian ( ca nhạc cổ truyền)
8
8. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
9. Ôn dịch, thuốc lá
10. Bài toán dân số
- Môi trường
- Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá.
- Dân số và tương lai nhân loại
9
11. Tuyên bố thế giới về sự sống ..
12. đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình
13. Phong cách HCM
- Quyền sống con người.
- Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
- Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
GV lưu ý: Ngoài những văn bản chính thức đã học còn 1 số văn bản đọc thêm. Chẳng hạn: Trường học (lớp 7), Thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh niên Hà Nội, bản tin về cái chết do nghiện ma tuý của con một nhà tỉ phú Mĩ (lớp 8).
III. Hình thức của văn bản nhật dụng
Yêu cầu lập bảng hệ thống
Tên văn bản 
Lớp
Kiểu văn bản- tên thể loại
- Thông tin về ngày trái năm 200
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn.
- đấu tranh cho 1 thế giới 
7-8
 Kiểu văn bản Hành chính (điều hành). Sử dụng nhiều yếu tố Nghị luận
Cuộc chia tay của những con búp bê
7
- Tự sự, miêu tả
Động Phong Nha, Ca Huế trên sông Hương
6 - 7
- Thuyết minh, miêu tả
Cầu long biên chứng nhân lịch sử
6
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, đấu tranh cho một thế giới 
6-9
Nghị luận, biểu cảm
- Ôn dịch thuốc lá
8
- Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm.
Cổng trưởng mở ra, mẹ tôi
7
- Biểu cảm, tự sự
- Phong cách HCM
9
- tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng
? Em đã chuẩn bị bài và học các bài văn bản nhật dụng ntn ở các lớp 6,7,8,9?
? Kết quả?
? Qua mỗi lớp, cách chuẩn bị bài và học bài có gì thay đổi?
? Lí do và kết quả của sự thay đổi đó?
? Qua phân tích, tìm hiểu về văn bản nhật dụng em thấy tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng là gì?
? Hình thức ra sao?
- Chuẩn bị và học tương tự như các văn bản tác phẩm văn chương.
+ đọc thật kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.
+ Thói quen liên hệ(thực tế bản thân, cộng đồng)
- Có ý kiến quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp.
- Vận dụng các kiến thức của các môn học khác
- Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể và hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
- Kết hợp xem tranh ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học truyền thông trên ti vi, đài và sách báo hằng ngày. 
* Ghi nhớ: SGK học sinh đọc
V. Luyện tập
BT 1. Vấn đề mới nhất mà em vừa cập nhật đêm qua hoặc sáng, trưa nay là gì? từ nguồn nào?
 2. Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, nạn hút thuốc lá ở các em, thôn, xóm em?
 VI. Dặn dò:
học và làm bài
Chuẩn bị tiết 133: Chương trình địa phương
Ngày 3/3/2009
tiết 133:
Chương trình địa phương
 đọc hiểu truyện ngắn hiện đại: Người tình của cha
 ( Từ Nguyên Tĩnh)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả - tác phẩm
a. Tác giả:
- Tên khai sinh: Lê Văn Tĩnh
- Sinh ngày: 18/11/1947
- Quê: làng Bàn Thạch, xã Xuân Quang, huyênh Thọ Xuân, Thanh Hoá
- Hội viên hội nhà văn VN (1994)
b. Tác phẩm xuất bản: hàm Rồng ngày ấy ; Mối tình chàng Lung mù; Mảnh vụn chiến tranh
- Giải thưởng văn học về đề tài chiến tranh và lực lượng vũ trang- Hội nhà văn.
- Nhiều lần được giải thưởng của tỉnh và hội văn nghệ Thanh Hoá.
2. đọc văn bản
Yêu cầu 2-3 học sinh đọc
3. Tóm tắt văn bản
- Chuyện kể về 2 cha con nhà Thu Trang. Người cha làm nghề đạp xích lô, còn Thu Trang 17 tuổi đang học năm cuối của bậc trung học. đời sống của họ đầy khổ cực, sáng sáng người cha đi đạp xích lô còn Thu Trang vì thương cha nên cũng sớm thành cô gái ngoan đỡ đần bếp núc, quét dọn nhà cửa. Những hôm vắng khách 2 cha con lại rong ruổi trên chiếc xích lô với những lời tâm sự đầy tình yêu thương. Có những lời ra vào đàm tiếu về cha con họ, trong đó họ cho rằng cha của Thu Trang có người đàn bà khác, lúc ấy Thu Trang rất đau khổ, tìm cách để bắt quả tang. Thế rồi 1 đêm Thu Trang bắt quả tang 1 người đàn bà ôm cha của nó khóc , nó đã vùng chạy, cha nó đã đi tìm nó chở nó đi dọc phố . Nhưng nỗi buồn áy chưa vơi thì 1 tai hoạ ập đấn Thu Trang nghe cha bị tai nạn cấp cứu ở bệnh viện, không biết sống chết ra sao. Về kịp gặp được cha thì cha cũng ra đi. Trước khi ra đi cha em nói: “ Con hãy giúp cha đưa thư này” rồi ông tắt thở. Thu Trang và hàng xóm, bạn bè đưa cha em về an nghỉ cuối cùng , trước linh hồn cha mình em hứa sẽ đưa thư đến tận tay người tình của cha. Vài hôm sau em lên đường lần theo địa chỉ Maria Liên. Khi người ta chỉ đường đến 1 làng hoàn toàn người hủi Thu Trang rất thất vọng, vào trong cô có phàn sợ hãi. Cuối cùng Thu Trang cũng gặp được bà Maria Liên , đó là 1 người hủi. Khi Thu Trang đến bà không muốn nhận Thu Trang, nhưng khi em nói cha tôi đã chết thì bà mới nghẹn ngào thốt ra lời : “ Con hãy tha thứ cho mẹ. mẹ Thu của con đây  Vì tương lai của đời con mẹ không muốn cho mọi người biết con có người mẹ bị hủi nên đã ra đi lúc con lên 2”. Và trên đời này Trang rất cần mẹ.
II. Tìm hiểu nội dung văn bản
? Văn bản thuộc thể loại gì?
? Phương thức biểu hiện?
? Nhân vật chính của truyện?
? Thiên truyện này có kịch tính không?
? Nhân vật chính là người cha, tại sao tên truyện lại là Người tình của cha? đặt tên như vậy hợp lí chưa? Vì sao?
? Tình thương yêu mà ông dành cho đứa con bé bỏng của mình ntn?
? Cảm nghĩ của em về nhân vật người cha?
? Qua thiên truyện tác giả muốn gửi gắm bạn đọc điều gì?
- Truyện ngắn
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Nhân vật người cha
- Có. Vì người tình của cha đó là vợ của ông. Vả lại văn bản khai thác tình cảm cha con sâu nặng
- Tên truyện như vậy vì nội dung của truyện đã làm toát lên phẩm chất của người cha là: không những ông là 1 người cha yêu thương con sâu sắc, mà ông còn là người chồng thương yêu vợ mình vô hạn( cho dù bà có bị bệnh hoạn gì chăng). Cách đặt như vậy hợp lí
+ Thức khuya, dậy sớm đạp xích lô lấy tìên nuôi con.
+ Thay phần việc của mẹ. Lo từng mớ rau, quả cà và cả việc may vá
+ Khi Thu Trang bỏ đi ông đã lặn lội đi tìm, rồi chở em đi dọc phố.
+ đến khi nhắm mắt đi xuôi ông mới đưa thư cho con đi tìm mẹ.
- ông là 1 người cha yêu thương con sâu sắc, hết lòng vì con, luôn biết hi sinh vì đứa con gái bé bỏng của mình.
- Tình phụ tử – mẫu tử là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Nếu ai chà đạp lên tình thương yêu ấy thì người đó sẽ không thành người.
III. Luyện tập
Viết 1 đoạn văn phân tích nhân vật người cha qua văn bản: Người tình của cha
IV. Dặn dò:
Học và làm bài tập
Chuẩn bị tiết 134-135: Viết bài tập làm văn số 7
Ngày5/3/2009
tiết 134-135: Viết bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu:
- Ôn tập tổng hợp về lí thuyế và kĩ năng của kiểu bài nghị luận
- Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích), nghị luận về đoạn thơ (bài thơ) nói riêng
B. Lên lớp
1. ổn định lớp
I. đề bài
Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
II Đáp án và biểu điểm
MB: 
Giới thiệu về tác giả-tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
Nêu số phận và tính cách chung về nhân vật Lão Hạc ( 1,5đ)
TB
Số phân nhân vật Lão Hạc
+ đặc điểm chung về số phận của những người nông dân trước Cách mạng (1đ)
+ đặc điểm riêng về số phận của Lão Hạc (2đ)
Tính cách nhân vật Lão Hạc
+ Tính cách chung của những người nông dân nghèo, nhưng luôn tâm niệm “ đói cho sạch rách cho thơm”.(1đ)
+ Tính cách riêng của Lão Hạc trong hoàn cảnh cụ thể của mình; người nông dân nghèo – người cha có trách nhiệm. (2đ)
KB
Suy nghĩ của bản thân về số phận và tình cách của Lão Hạc cũng là số phận và tính cách chung của những người nông dân trong xã hội cũ. (1,5đ)
* Lưu ý: Trình bày sạch sẽ, đẹp (1đ)
Ngày 4/3/2009
Tiết 136: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê
A. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu
- Qua nhân vật Nhĩ, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quí giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
- Phân tích được những đặc sắc của truyện
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
B. Lên lớp
1 bài cũ ? Học thuộc lòng bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?
2. vào bài
3. bài mới
Bài 27: Văn bản Bến quê
 (Nguyễn Minh Châu)
I. Tìm hiểu chung
1. tác giả - tác phẩm
2. đọc và tìm hiểu chú thích
3. Tóm tắt
II. Tìm hiểu nội dung
Nhân vật chính: anh Nhĩ
? Nhân vật Nhĩ được đặt trong tình huống ntn? đặc biệt- Căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bại liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển, dù chỉ nhích nửa người vài chục phân trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt thông thường của anh đều phải nhườ vào sự giúp đỡ của người khác, mà chủ yếu là Liên – vợ anh. Anh đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mặc dù trước khi bị bệnh, hơn 1 năm trước- anh là 1 cán bộ nhà nước có điều kiện và đi rất nhiều nơi trên thế giới.
? Tai sao nói đó tình huống trớ trêu, nghich lí nhưng cũng không trái tự nhiên?
Là 1 người làm công việc đi nhièu; vậy mà cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và hành hạ anh hàng 5 trời
? Tình huống ấy đã giúp tác giả thể hiện những điều gì về khắc hoạ nhân vật và chủ đề tác phẩm? 
Tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời, bình thường giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu mà bản thân buộc phải nếm trải
Tìm hiểu những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ
? đoạn 1 cảnh sắc thiên nhiên được tả theo trình tự nào? Tác dụng?
Tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ xa đến gần tạo thành 1 không gian có chiều sâu, rộng.
Cảm nhân tinh tế, cảnh vật vừa quen vừa lạ.
?Vì sao Nhĩ lại nảy sinh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy?
điều ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa trong cuộc sống-những giá trị thường bị người ta bỏ qua- nhấ là thời trẻ tuổi, khi con người thường đang đắm đuối với những khao khát xa vơì. Nhưng khi ta đã già đã từng trải, khi ta đã bệnh nặng, đã nằm liệt trên giường thì khao khát lại bừng dậy; và lần này nó còn chen vào những ân hận xót xa. Càng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ trên thế gian này mà đến tận cuối đời lại không thể lên đò, sang bãi để bước đi trên bến sông quê.đây là niềm ân hận xót xa bất lực, tòng tâm.
? Nhĩ nhờ con sang sông để lam gì?Ước nguyện của anh có thành công không? Vì sao?
để cảm nhận cái đẹp, cái hấp dẫn ở bờ sông bên kia.
Ước nguyện đó không thực hiện được, vì đứa con sa vào ván cờ thế
? Từ đây anh rút ra được 1 qui luật nào nữa trong cuộc đời con người?
Vài lần vòng vèo, chùng chình thì đã hết 1 cuộc đời và có nhiều cái thì đã không làm lại được.
Sự khác biệt cách nhau giữa các thế hệ già trẻ, cha-con. Họ là những người thân yêu ruột thịt của nhau, rất thương yêu nhau nhưng đâu có hiểu nhau. đó là quy luật đáng buồn
2. Tổng kết
? Từ đó nêu chủ đề tư tưởng của truyện?
Những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự chân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.
? Những đặc sắc của nghệ thuật?
Hệ thống hình ảnh biểu tượng, nhiều nghĩa tạo nên chiều sâu khái quát, triết lí của truyện
Tình huống truyện giản dị, bất ngờ mà nghịch lí
Giọng kể chuyện giàu ngẫm ngợi, triết lí.
III. Luyện tập
Học sinh làm bài tập
IV. Dặn dò
học và làm bài tập
Chuẩn bị tiết 137-138-139: Ôn tập tiếng việt
Ngày 7/3/2009
tiết 137-138-139:
Ôn tập tiếng việt
Mục tiêu: 
Hệ thống hoá kiến thức về:
+ Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
+ Liên kết câu và liên kết đoạn văn
+ Nghĩa tượng minh và hàm ý.
Rèn kĩ năng sư dụng các thành phần câu
Lên lớp
Bài cũ (lồng vào ôn tập)
Vào bài
Bài mới
Ôn tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Tìm hiểu VD
Xây cái lăng ấy Khởi ngữ
Dường như thành phần tình thái
Những người con gái .. nhìn ta như vậy Thành phần phụ chú
Thưa ông Thành phần gọi đáp ; vất vả quá Thành phần cảm thán`
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Càm thán
Gọi-đáp
Phụ chú
Xây cái lăng ấy
Dường như
vất vả quá
Thưa ông
Những người con gái .. nhìn ta như vậy
Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu trong đoạn văn đó sử dụng các thành phần biệt lập.
Học sinh viết- đọc- nhận xét
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Học sinh tìm hiểu VD
Sử dụng phép nối: nhưng, nhưng rồi, và
Sử dụng phép lặp từ vựng: cô bé
 phép thế đại từ: Cô bé-nó
Sử dụng phép thế đại từ: Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa- thế!
Ghi kết quả vào bảng 
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương đương
cô bé
Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa- thế!
nhưng, nhưng rồi, và
III. Ôn tập nghĩa tường minh và hàm ý
Học sinh đọc truyện cười
Hàm ý của câu: “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” Là “ Địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông (nhà giàu)”.
Hàm ý
Câu: “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” là “ Đội bóng huyện chơi không hay” hoặc “ Tôi không muốn bình luận về việc này”.
Câu: “Tớ báo cho Chi rồi” là “ Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn” hoặc “ Tôi không muốn nhắc đến tên Nam và Tuấn”.
Người nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng.
IV. Dặn dò:
Học và làm bài
Chuẩn bị tiết 140: Luyện nói
Ngày 7/3/2009
Tiết 140:
Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu: 
- Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn kĩ năng lập dàn ý và nói theo dàn ý.
B. Lên lớp
1. Bài cũ? Nghị luận về 1 bài thơ, đoạn thơ là gì?
2. Vào bài
3. Bài mới
I. Hướng dẫn chuẩn bị
Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Tìm hiểu đề
Kiểu bài: Nghị luận về 1 bài thơ 
Vấn đề cần nghị luận: Tình cảm bà cháu
Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính cao đẹp của con người.
Tìm ý: 
Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc.
Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Luyện nói
Yêu cầu:
Bài phát biểu cần bám sát nhan đề đã cho.
Trình bày theo dàn ý, chú ý sự liên kết giữa các phần
Tìm cách nói sao cho truyền cảm, thu hút sự chú ý của người nghe, không được học thuộc lòng.
Cần cân nhắc các phương pháp trình bày:
1. Vào bài:
Cụ thể : Xem các phương pháp vào bài SGK T125
2.Nội dung nói:
- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh 1 bếp lửa ở làng quê VN thời thơ ấu:
Một bếp lửa chờn.
..nắng mưa.
Chú ý khai thác các từ “chờn vờn”, “ấp iu”.
Kỉ niệm về thời thơ ấu thường là rất xa, nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ, do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn.
Lên bốn tuổi cháu.
.. còn cay!
Tiếp theo là những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêuxa
 .
Tu hú ơi chẳng đến .
Kêu chi hoài trên xa?
Tiếp theo là hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin.
Rồi sớm chiều lại ngọn lửa bà nhen
..dai dẳng
Hình ảnh cái bếp lửa đã trở thành 1 biểu tượng của quê hương đất nước; trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa:
Lận đận đời bà
..đến tận bây giờ
	...........
Nhóm dậy cả những.
Ôi kì.. lửa
Cuối cùng, nhà thơ rút ra 1 bài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ và hiện tại:
Giờ cháu đẫ đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
.. lên chưa?
Lưu ý : Học sinh trình bày từng ý, sau đó 1-2 học sinh tóm tắt toàn bài.
 Trao đổi thảo luận để bài hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 131... 140.doc