Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 141: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 141: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi

Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 Lê Minh Khuê.

A. Mục tiêu bài học:

* Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.

- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật).

* Tích hợp:

- Với phần tập làm văn ở ngôi kể

- Với các văn bản khác cùng viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ (“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Khoảng trời và hố bom”).

B. Các hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.

 Đường Trường Sơn và những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội lái xe đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm thơ, truyện, ca khúc trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Chúng ta đã được học “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, được làm quen với nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ qua bài “Khoảng trời và hố bom”. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm có cùng đề tài, đó là truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 141: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28: Tiết 141:
Văn bản: 	Những ngôi sao xa xôi
	Lê Minh Khuê.
A. Mục tiêu bài học:
* Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật).
* Tích hợp: 
- Với phần tập làm văn ở ngôi kể
- Với các văn bản khác cùng viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ (“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Khoảng trời và hố bom”).
B. Các hoạt động dạy và học:
	1. ổn định tổ chức: 
	2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
	Đường Trường Sơn và những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội lái xe đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm thơ, truyện, ca khúc trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Chúng ta đã được học “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, được làm quen với nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ qua bài “Khoảng trời và hố bom”. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm có cùng đề tài, đó là truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
? Dựa vào bài soạn, em hãy trình bày vài nét cơ bản về tác giả Lê Minh Khuê?
GV: Chiếu ảnh chân dung và những nét chính về tác giả. Nói chậm rãi. 
- Trả lời cá nhân, bổ sung.
- HS nghe, ghi những kiến thức chưa có trong SGK.
I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm
1. Tác giả:
- Lê Minh Khuê, sinh năm 1949, quê Thanh Hoá.
- Thuộc thế hệ những nhà văn thời kì chống Mĩ.
- Là thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
- Đề tài: 
+ Trước 1975: Viết về cuộc sống, chiến đấu của TNXP, bộ đội trên đường Trường Sơn.
+ Sau 1975: Viết về những chuyển biến đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
- Sở trường: Viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, đặc sắc.
- Tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ (1978); Đoàn kết (1980); Bi kịch nhỏ (1993); Một mình qua đường (tập truyện - 2006).
? Em hãy cho biết xuất xứ và đề tài của tác phẩm?
GV: Giới thiệu thêm: Năm 2005, NXB Houghton Mifflin ở Mĩ cho xuất bản tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” quy tụ tác phẩm của nhiều tác giả nổi tiếng. “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn duy nhất của Việt Nam được giới thiệu trong tuyển tập này.
- Trả lời cá nhân, bổ sung ý kiến.
- Nghe
2. Tác phẩm:
a) Xuất xứ:
Truyện sáng tác năm 1971 in lần đầu ở tạp chí “Tác phẩm mới”
b) Đề tài: Ca ngợi cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung.
GV: Truyện này khá dài, văn bản đưa vào SGK đã lược bỏ một số đoạn nhưng còn dài. Do thời gian có hạn, trong tiết học này thầy trò ta chỉ đọc những phần trọng tâm.
* GV hướng dẫn cách đọc:
Lưu ý: Diễn đạt đúng những câu như dạng câu kể xen lẫn tả, gần với khẩu ngữ. Những đoạn hồi tưởng nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm niên thiếu.
- GV: Đọc từ “Việc của chúng tôi là ngồi đây điện thoại trong hang” (SGK trang 114)
- HS: Đọc từ “Thế là tối lại ra đường luôn vô hình trên đầu” (SGK trang 117-118)
- GV: Nhận xét, dặn dò về nhà đọc diễn cảm.
? Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, các em hãy tóm tắt đoạn trích học? 
Sau khi HS trả lời GV chiếu phần tóm tắt như SGV lên phông.
- Nghe.
- Nghe, nhớ để đọc cho đúng.
- Đọc diễn cảm, to, rõ
- Một học sinh tóm tắt, bổ sung ý kiến.
- Một em đọc, cả lớp nghe, chú ý các chi tiết quan trọng.
II/ Đọc-Tìm hiểu chung
1. Đọc – Tóm tắt
? Em hiểu như thế nào về các từ “cao điểm” và “trọng điểm”?Vì sao chúng ta phải lưu ý hai từ này?
GV: Chiếu lên phông, giải thích ngắn gọn.
- Trả lời cá nhân, bổ sung ý kiến.
2. Tìm hiểu từ khó
- “Cao điểm”: chỗ cao hơn mặt đất, như gò, đồi núi hoặc trên nóc công trình kiến trúc cao
ị Chỉ chỗ ở của ba cô gái.
- “Trọng điểm”: điểm, nơi được xác định là có vai trò quan trọng so với những điểm, những nơi khác
ị Chỉ chỗ làm việc của ba cô gái.
? Đọc truyện, em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu và cách viết câu?
- Trả lời, nhận xét, bổ sung ý kiến.
3. Tìm hiểu ngôn ngữ, giọng điệu, cách viết câu:
- Ngôn ngữ: Trần thuật phù hợp với nhân vật kể.
- Giọng điệu: Tự nhiên, gần với khẩu ngữ thể hiện tính cách trẻ trung, nhí nhảnh.
- Câu văn: Ngắn, nhịp nhanh tạo không khí khẩn trương của chiến trường.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Cách chọn ngôi kể này giúp gì cho tác giả khi thể hiện nội dung câu chuyện?
- GV: (Chiếu kiến thức lên phông). Nói thêm: Truyện viết về chiến tranh, đương nhiên sẽ có những chi tiết, sự việc về bom đạn, chiến đấu, hi sinh nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn con người trong chiến tranh. Tạo được hiệu quả đó một phần là ở cách lựa chọn ngôi kể.
- Trả lời cá nhân, bổ sung.
- Nghe, ghi nhanh ý chính.
4. Tìm hiểu ngôi kể:
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
- Tác dụng:
 + Phù hợp với nội dung
 + Biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật
 + Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết truyện.
? Trước khi đi vào tìm hiểu, em hãy trình bày bối cảnh lịch sử đất nước ta những năm 70 của thế kỉ XX và em hiểu gì về tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ?
GV chốt: Con đường Trường Sơn trong thời kì đất nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là con đường rừng, con đường chiến lựơc vận chuyển vũ khí, lương thực từ Bắc chi viện cho miền Nam.
- GV: (Chiếu đoạn phim) Giới thiệu về con đường Trường Sơn huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, để học sinh nắm vững hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh. Tích hợp “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
? Trong hoàn cảnh chiến tranh, nhiệm vụ của những người thanh niên xung phong là gì?
- Định hướng: 
 + San lấp hố bom.
 + Phá bom nổ chậm.
 + Làm đường, dẫn đường cho xe ô tô
- GV: Từ những hiểu biết đó chúng ta cùng tìm hiểu hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường.
? Em hãy cho biết ba nữ thanh niên xung phong sống ở đâu và làm những công việc gì?
GV: Để các em hiểu rõ hơn hoàn cảnh sống và chiến đấu của các thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên tuyến đường Trường Sơn. Thầy mời các em xem đoạn băng tư liệu sau (Chiếu đoạn băng).
GV: Đặt câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận.
? Có ý kiến cho rằng: Nơi ở và công việc của ba nữ TNXP là rất vất vả, căng thẳng, nguy hiểm. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
- GV bình: Có thể nói, tác giả đã thành công trong việc tạo được rõ nét khung cảnh và không khí ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Bởi qua một số chi tiết, ta thấy con đường Trường Sơn, đặc biệt là trọng điểm nơi các cô gái sống và chiến đấu bị đánh phá liên miên, ác liệt. Đường bị đánh “lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn” tưởng như sự sống bị huỷ diệt bởi “không có lá xanh hai bên đường”, “thân cây bị tước khô cháy”. Có biết bao thương tích bị bom đạn tàn phá. Rồi những chi tiết “đất bốc khói”, "không khí bàng hoàng"đã minh chứng cho việc bom Mĩ dội xuống liên tục. Các nữ TNXP không phải đi mà phải luôn "chạy" cho thấy nhịp điệu làm việc của họ rất khẩn trương.
? Với công việc như vậy đòi hỏi họ phải có đức tính gì?
- GV bình, chốt: Phải đối mặt với những nguy hiểm, khó khăn. Với những chàng trai thì khác, đây lại là những cô gái chân yếu tay mềm. Vậy mà những công việc khó khăn này lại trở thành những công việc hàng ngày. Việc phá bom không chỉ là một ngày, một lần hoặc thỉnh thoảng mà mỗi ngày tổ trinh sát phá bom 5 lần, ngày nào ít là 3 lần. Với hoàn cảnh sống và làm việc như vậy những cô gái của chúng ta vẫn luôn yêu đời, lạc quan hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bởi họ có những phẩm chất đáng mến và đáng yêu. 
Qua những câu thơ trong bài "Gửi em cô TNXP" của nhà thơ Phạm Tiến Duật ta càng hiểu rõ hơn điều đó: 
 "Cạnh giếng nước có bom từ trường.
Em không rửa, ngủ ngày chân lấm.
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm.
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà".
 Và để ca ngợi những con người như vậy, nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ cũng đã viết:
“Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu,
Như khoảng trời vẫn nằm yên trong đất
Đêm đêm tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói lung linh”
Từ đó chúng ta hiểu hơn về tiêu đề “Những ngôi sao xa xôi”. Bởi có lẽ đôi mắt của Định, Nho, Thao hay của hàng vạn thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa, và trái tim đỏ rực của họ luôn là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh toả sáng.
GV: Mở bài hát "Cô gái mở đường" 
Bài học tạm dừng ở đây. Tiết sau thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu những nét chung về phẩm chất tốt đẹp của họ.
- Trả lời theo sự hiểu biết của cá nhân, bổ sung ý kiến.
- Nghe, ghi nhanh các ý chính.
- Trả lời, bổ sung ý kiến.
- Quan sát băng hình, nghe.
- Trả lời, bổ sung.
- Nghe, quan sát băng hình.
- Thảo luận nhóm nhỏ (2 bàn 1 nhóm) trong 3’ đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Trả lời, bổ sung ý kiến.
- Nghe, ghi ý chính.
- Trả lời bổ sung.
- Học sinh nghe
III/ Tìm hiểu chi tiết
1. Tìm hiểu những nét chung về ba nhân vật nữ TNXP:
2. Hoàn cảnh sống và chiến đấu
- Họ ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa trọng điểm đánh phá của máy bay địch.
- Công việc: Đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đánh san lấp, đếm bom chưa nổ và dùng thuốc nổ để phá.
ị Nơi ở và công việc hết sức nguy hiểm, vất vả, căng thẳng.
- Dũng cảm, chủ động, bình tĩnh, có tình thần trách nhiệm cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 28 tiet 141 Nhung ngoi sao xa xoi.doc