Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156 đến tiết 161

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156 đến tiết 161

TIếT 156: Văn bản CON CHÓ BẤC

 < trích="" tiếng="" gọi="" nơi="" hoang="" dã=""> ( Giắc- Lân- Đơn)

A. Mục tiêu:Giúp học sinh cảm nhận được

- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân-Đơn khi viết về những con chó.

- Bồi dưỡng học sinh tình thương yêu loài vật.

- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật mieu tả tâm lí con vật ( con chó)

B. Lên lớp

1. Bài cũ: ? Nhận xét khái quát về diễn biến tình cảm và tâm trạng của 3 nhân vật: Xi-mông, Blăng-sốt và Phi líp?

2. Vào bài

3. Bài mới

I. Tìm hiểu chung

1. tác giả-tác phẩm

2. Đọc, tìm hiểu từ khó và tóm tắt

3. Thể loại: Tiểu thuyết (gồm 7 chương trích từ chương 6: Tình yêu thương đối với 1 con người. Nguyễn Công Ái và Vũ Tuấn Phương dịch)

 

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156 đến tiết 161", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày10/4/2009 
Tiết 156: Văn bản Con Chó bấc
 ( Giắc- Lân- Đơn)
A. Mục tiêu:Giúp học sinh cảm nhận được
- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân-Đơn khi viết về những con chó.
- Bồi dưỡng học sinh tình thương yêu loài vật.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nghệ thuật mieu tả tâm lí con vật ( con chó)
B. Lên lớp
1. Bài cũ: ? Nhận xét khái quát về diễn biến tình cảm và tâm trạng của 3 nhân vật: Xi-mông, Blăng-sốt và Phi líp?
2. Vào bài
3. Bài mới
I. Tìm hiểu chung
1. tác giả-tác phẩm
2. Đọc, tìm hiểu từ khó và tóm tắt
3. Thể loại: Tiểu thuyết (gồm 7 chương trích từ chương 6: Tình yêu thương đối với 1 con người. Nguyễn Công ái và Vũ Tuấn Phương dịch)
4. Bố cục
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
? Nội dung của các phần?
? Nội dung chủ yếu của đoạn văn là nói về tình cảm của nhân vật nào? Vì sao có cách sắp xếp nhân vật như vậy?
- 3 Phần
+ P1: Từ đầu. Mới khơi dậy lên được ( Giới thiệu Bấc)
+ P2: Tiếp .. biết nói đấy ( Tình cảm của Thoóc tơn đối với Bấc)
+ P3: con lại ( Tình cảm của Bấc đối với Thoóc Tơn.)
- Nội dung chủ yếu của đoạn văn như đầu bài đã chỉ rõ là muốn miêu tả tình cảm của con chó Bấc đối với chủ. Nhưng trước đó, sau đoạn mở đầu, tác giả lại dùng 1 đoạn nói về tình cảm của chủ với Bấc. đó là 1 dụng ý nghệ thuật. Bởi đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình cảm đặc biệt của chó với người.
II. Phân tích
1. Giới thiệu Bấc
? Lai lịch của bấc được giới thiệu ở những thời điểm nào?
? Trước khi gặp Thoóc-tơn, cuộc sống của Bấc diễn ra ntn?
? Chính thức Bấc đã cảm nhận được những gì về quãng đời này?
? Từ đó Bấc có 1 cuộc sống ntn ở nhà thẩm phán Mi-lơ?
? điều gì phát sinh bên trong Bấc khi gặp được chủ mới là Thoóc-tơn?
? Thế nào là tình yeu thương thực sự?
? Chính bấc đã cảm nhận những gì từ tình yêu thương thực sự này?
? Thế nào là tình yêu thương sôi nổi, cuồng cháy, nồng nhiệt?
? Thương yêu đến độ tôn thờ là 1 tình thương yeu ntn?
? Từ đó Bấc đã có 1 cuộc sống ntn khi gặp Thoóc-tơn?
? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn này?
? Từ đó đặc điểm nào của Bấc được bộc lộ?
- Trước và sau khi gặp chủ mới là Thoóc-tơn.
- Tại nhà thẩm phán Mi-lơ. (đi săn và đi lang thang đây đó với những cậu con trai của ông thẩm hoặc hộ vệ những đứa cháu nhỏ của ông thẩm)
- Có tình cảm, nhưng tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường.
- Có tình bạn nhưng đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng
- Hoàn thành trách nhiệm trong vai đầy tớ.
- Nhàn hạ nhưng nhạt nhẽo.
- Tình yêu thương, 1 tình yêu thương thực sự và nồng nàn.
- Yêu thương đến độ sâu sắc, chân thành, từ bên trong tình cảm.
- Thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt.
- Trạng thái cảm xúc mãnh liệt, tràn đầy, không gì kìm hãm nổi đang diễn ra trong nội tâm khi được yêu thương.
- Quí trọng, cảm phục, ngưỡng vọng người mình yêu thương.
-1 cuộc sống có ý nghĩa vì thoả mãn được nhu cầu tình cảm.
- So sánh bằng những nhận xét tinh tế.
- Sự lặp lại các từ thuộc trường từ vựng tình yêu thương (sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ, cuồng nhiệt).
- Khao khát và quí trọng tình yêu thương.
2. Tình cảm của Thoóc-tơn đối Bấc
? Tình cảm của Thoóc – tơn dành cho Bấc có những biểu hiện cụ thể nào?
? Việc Thoóc-tơn chăm sóc chó của mình vì anh không thể nào không chăm sóc nói gì về tình cảm của anh đối với loài vật?
? Những cử chỉ của Thoóc-tơn như chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻngồi xuống trò chuyện lâu với chúng cho thấy Thoóc-tơn là 1 ông chủ ntn?
? Thoóc-tơn có thói quen dùng 2 bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh với đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm . Thói quen ấy cho thấy tình cảm của anh đối với Bấc có gì đặc biệt?
? Thoóc-tơn đã nhận thấy Bấc bật vùng dậy trên 2 chân, miệng cười, mắt long lanh và khi đó anh muốn kêu lên trân trọng: “ Trời đất! đằng ấy Hầu như biết nói đấy!” Chi tiết này nói gì về tình cảm của Thoóc-tơn và Bấc?
? Chi tiết Bấc tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất cho thấy Bấc đã cảm nhận được gì từ tình cảm của Thoóc-tơn?
? Cách kể chuyện trong đoạn này có gì đặc biệt?
? Từ đó, Thoóc-tơn hiẹn lên là 1 chủ nhân ntn của con chó Bấc?
- Không thể nào không chăm sóc.
- Không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng.
- anh có thói quen dùng 2 bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh với đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm.
- Tình cảm yêu quí loài vật có sẵn, tự nhiên, đầy trách nhiệm.
- Biết yêu thương, quí trọng con vật của mình.
- Có cách biểu hiện tình cảm giản dị, chân thật, hồn nhiên.
- Thân thiện, gần gũi, đầy tình thương yêu.
- Yêu quí nhau do hiểu nhau như những người bạn.
- Tình yêu thương chân thật, nồng cháy.
? Kết hợp kể và tả nhân vật bằng các chi tiết tỉ mỉ, câu văn biến hoá bằng quan hệ từ và các dấu ngát câu liên tục.
- Yêu quí loài vật bằng tình cảm thân thiện, gần gũi, hiẻu biết và quí trọng Một ông chủ lí tưởng.
3. Tình cảm của Bấc đối với chủ
? Tình cảm của Bấc dành cho chủ là Thoóc-tơn có những biểu hiện cụ thể nào?
? Về hành động?
? Về cảm xúc?
? Khi cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn như thế, Bấc muốn thể hiện tình cảm nào của mình với chủ?
? Những cử chỉ : Nằm phục ở chân Thoóc-tơn, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử chỉ hoặc thay đổi trên nét mặt của Thoóc-tơn. Cho thấy Bấc bộc lộ tình cảm nào đối với chủ nó?
? Chi tiết Bấc không muốn rời Thoóc-tơn 1 bước , luôn bám theo gót chân anh, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ, cho thấy tình cảm nào với chủ nó?
? Có gì độc đáo tong nghệ thuật kể chuyện ở đoạn này?
? Qua cách kể chuyện đó, tình yêu thương của con chó Bấc được bộc lộ ntn?
- Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn
- Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ..
- Bấc không muốn rời Thoóc-tơn 1 bước
- Nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá.
- Tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt
- Nó sợ Thoóc-tơn cũng lại bién khỏi cuộc đời nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa{} đã đi qua rồi biến mất trước đây. Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh.
- Gần gũi, vút ve, đáp lại những cử chỉ thân ái của chủ dành cho mình
- Phục tùng, tôn thờ, ngưỡng mộ.
Sâu nặng, biết ơn và trung thành
- Đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật (loài vật) bằng năng lực tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn.
- 1 tình yêu thương giống như tình yêu thương của con người: là nhu cầu sống từ bên trong tâm hồn, sâu sắc, quên mình và thuỷ chung.
III. Tổng kết
? Từ văn bản trên em cảm nhận được những gì về tình yêu thương?
? Chuyện kể rằng khi Thoóc-tơn chết, con chó Bấc đã hoàn toàn dứt bỏ con người và trở thành con chó hoang. Em có suy nghĩ gì về tình yêu thương từ sự kết thúc này?
? Qu a văn bản em cảm nhận được tài năng nổi bật gì của nhà văn Mĩ Gi. Lân-đơn?
? Tình cảm nổi bật của nhà văn trong chuyện này?
? Ngoài con chó Bấc em còn biết con chó nào xuất hiện trong các tác phẩm của các nhà văn nữa không?
? Nếu có 1 con vật giống như Bấc em sẽ cư xử với nó ntn?
- Con người và loài vật đều cần đến tình yêu thương.
- Tình yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng, thuỷ chung.
- Những gì tốt đẹp đều được xây cất từ tình yêu thương.
- Mất tình yêu thương chân thật là mất đi lòng tin, cơ sở huỷ hoại những gì tốt đẹp.
- Năng lực quan sát và nhận xét, trí tưởng tượng phi thường về loài vật.
- Am hiểu và yêu quí loài vật- 1 biểu hiện của tình cảm nhân đạo trong sáng của nhà văn.
- Cậu vàng(Lão Hạc-Nam Cao); Con chó vàng(Sao không về vàng ơi-Trần Đăng Khoa)
-học sinh
IV. Dặn dò: Chuẩn bị tiết 157: Kiểm tra tiếng việt.
Tiết 158 Ngày 11/4/2009
Luyện tập viết hợp đồng
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh
Ôn lại kiến thức lí thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng
Viết được 1 văn bản hợp đồng
B/ Lên lớp
Ktbc ? Nêu những đặc điểm của hợp đồng?
 ? Hợp đồng gồm có những mục nào?
Vào bài
Bài mới 
I ôn tập lí thuyết
? Mục đích và tác dụng của hợp đồng là gì?
? Trong các văn bản sau: văn bản nào có tính chất pháp lí?
- Tường trình
- Biên bản
- Báo cáo
- Hợp đồng
? Một bản hợp đồng gồm có những mục nào?
? Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào?
? Những yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng ra sao?
- Là hình thức văn bản dùng để ghi lại kết kết quả đã được thoả thuận giữa các tập thể hoặc cá nhân với nhau...
- Hợp đồng
Phần đầu
Nội dung
Phần kết thúc
Các điều mục
- Trong sáng, rõ ràng, cụ thể, chính xác.
II/ Luyện tập
BT1: yêu cầu:
a/ 1.
b/ 2.
c/ 2.
d/ 2.
BT2:
Trình bày theo trình tự và những thông tin có sẵn
BT3-4: H/s làm - đọc- sửa chữa
GV tổng kết
III/ Dặn dò
Học và làm bài tập
Chuẩn bị tiết 159-160: Tổng kết phần văn học nước ngoài
tiết 159-160: Ngày 14/4/2007
Tổng kết phần văn học nước ngoài
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh
Tổng kết , ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nứơc ngoài đã được học trong 4 năm(lớp 6-9)
B/ Lên lớp
Ktbc
vào bài
Bài mới 
I/ Lập bảng thống kê theo mẫu
TT
Tên tác phẩm
(đoạn trích)
tên tác giả
(người dịch)
nước
(châu)
Thế kỉ
thể loại
lớp
1.
Cây bút thần
văn học d.gian
TQ
o/ rõ
Truyên d.gian
cổ tíchT kì
6
2.
Ông..... vàng
Apuskin
(Vũ Đình Liên dịch)
Nga
19
Truyênd.gian
cổ tích T kì
6
Xa ngắm .....lư ( Vọng ......bố)
Lí Bạch
Tương Như-dịch
TQ
8
Thơ trữ tình,Thấtngôn
tứ tuyệt đườngluật
7
4
Cảm nghĩ...... tĩnh(Tĩnh dạ tứ)
Lí Bạch
Tương Như-dịch
TQ
8
Thơ trữ tình cổ thể
7
5
Ngẫu nhiên..... quê Hồi hương ..... thư
Hạ Tri Chương
PSVĩ, TTSan- dịch
TQ
8
Thơ trữ tình Thấtngôn
tứ tuyệt đườngluật
7
6
Bài ca.............. phá (Mao ốc .. phá ca)
Đỗ Phủ
KhươngH. Dụng.d
TQ
8
Cổ thể Thơ trữ.t
t.ngôn trườngthiên
7
7
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen( Ng. minh
Hải-Vũ M. Toàn. dich)
Đan
19
Truyện ngắn-
truyện cổ tích
8
8
Đánh nhau với..... gió
Xéc-van-téc
Phùng Hữu Tửu dich
TâyBanNha
16-17
Tiểu thuyết
Truyện hiệp sĩ
8
9
Chiếc lá cuối cùng
OHẻni
Ngô Vĩnh Viễn. dịch
Mĩ
19
Truyện ngắn
8
10
Hai cây Phong
Trích người thầy đầu t
Ai-ma-tốp(Ngọc =,
cao xuân hạo,bồX.Tiến
Kéc-ghi di
20
Truyện ngắn
8
11
Đi bộ ngao du
Ê min hay về giáo dục
G. ru xô
Phùng hữu Tửu. dịch
Pháp
18
Nghị luận
8
12
Ông g. đ. học làm quí tộc
(Trưởng giả hl sang)
Mô-li-e
Tuấn Đô. dich
Pháp
18
Hài kịch Kich nói
8
13
Cố hương
Lỗ Tấn
(Chương Chính. dịch)
TQ
20
Tự truyện-truyện ngắn
9
14
Những đứa trẻ
Trích T. thuyết thờiT.ấu
M.Ror-ki
Trần Khuyến.d
nga
20
Tiểu thuyết tự thuật
9
15
Mây và sóng
R. Ta- go
Nguyễn Khắc Phi.d
ấn độ
20
Thơ trữ tình thơ tự do
16
Rô bin xơn...... hoang
Trích tiểu thuyết Rô..cruxô
Đi- Phô
Phùng Hữu Tiểu,d
Anh
17-18
Tiểu thuyết phiêu
9
17
Bố của Xi-mông
Mô pa xăng
Lê Hồng Sâm.d
Pháp
19
Truyện ngắn
9
18
Con chó bấc
Trích tiếng gọi nơi.... dã
G. Lân Đơn
Mạnh chương,Ng công ái, vũ Tuấn Phương.d
Mĩ
20
Tiểu thuyết
9
19
Lòng yêu nước
IÊ ren bua
Thép mới .d
Nga
20
Nghị luận
6
20
Bàn về đọc sách
Chu Quang Tiềm
Trần Đình Sử.d
TQ
20
Nghị luận
9
21
Chó sói và....ten
H. ten
Phùng Hữu Tửu.d
Pháp
19
Nghị luận
9
II/ Giá trị nội dung
- Bộ phận văn học nước ngoài ở THCS mang đậm sắc thái, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở các nước thuộc những thời đại khác nhau, giúp chúng ta bồi dưỡng những tình cảm, yêu cái thiện, ghét cái ác....
- Cung cấp nhiều kiến thức bổ ích như nghệ thuật thơ đường, lối thơ văn xuôi, bút kí chính luận, nghệ thuật hài kịch....
III/ Luyện tập
Học thuộc lòng bài thơ mình yêu thích
Kể tóm tắt 1 truyện
IV/ Dặn dò:
học và làm bài tập
Chuẩn bị tiết 161 Bắc sơn
tiết 161 Ngày 15/4/2007
Bắc sơn
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hành động cứu người cách mạng của nhân vật Thơm trước sự săn lùng của bọn phản cách mạng.
- Thấy được thiẹn cảm của quần chúng
- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua hành động(cử chỉ, lời nói) và trong biến cố căng thẳng.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
B. Lên lớp
1. Bài cũ: ? Vì sao nói Thoóc-tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc?
 ? Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn có gì đặc biệt so với những ông chủ khác, so với Ních và Xơ-kít?
2. Vào bài
3. Bài mới
I. Tìm hiểu chung
1. Vài nét về thể loại kịch
Học sinh đọc mục ** SGK
? Hãy tóm tắt những nét cốt yếu về thể loại kịch?
- là 1 trong 3 loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ: Trữ tình, tự sự và kịch.
- Dùng ngôn ngữ trực tiếp của các nhân vật(đối thoại, độc thoại,bàng thoại), cử chỉ, hành động để thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong hiện thực đời sống.
- Kich-thể loại nghệ thuật tổng hợp: Văn học-sân khấu.
- Kịch có các thể loại: Kịch dân gian,hí kịch, kinh kịch, kịch hiện đại.
- Nội dung chính của kịch thể hiện trong cốt truyện
2. đọc văn bản và tìm hiểu từ khó
GV: yêu cầu đọc phân vai
3. Bố cục:
? Vì sao Bắc Sơn được gọi là kịch?
? Các dấu hiệu cấu trúchình thức kịch được thể hiện ntn trong văn bản này?
? Theo em, các lớp kịch trong văn bản này gần với phương thức biểu đạt nào đã học? Vì sao?
? Từ đó hãy tóm tắt nội dung sự việc trong hồi kịch này?
? Biến cố làm thành xung đột kịch trong hồi kịch này là gì?
? ở đây xung đột kịch diễn ra giữa các lực lượng xã hội nào?
? Nhân vật tiêu biểu cho mỗi lực lượng là nhân vật nào?
- Dùng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật để thể hiện mâu thuẫn xung đột trong đời sống. 
- đây là hồi 4 của vở kịch năm hồi. Hồi 4 chứa 4 lớp kịch. Mỗi lớp kịch có số nhân vật không đổi.
Lớp I: đối thoại giữa vợ chồng Thơm-Ngọc
Lớp II: Thơm- Thái- Cửu
Lớp III; Thơm – Ngọc
Lớp IV: Thơm
- Tự sự
Vì: Câu chuyện kịch được kể bằng 1 chuỗi các sự việc
- Ngọc(chồng Thơm) rời nhà để cùng đám Việt gian lùng bắt 2 cán bộ CM là Thái và Cửu để lấy tiền thưởng. Thái,Cửu vô tình chạy vào nhà Thơm, may được Thơm che dấu và chạy thoát.
- Bọn phản động(trong đó có Ngọc) truy bắt cán bộ CM (Thái và Cửu). Quần chúng CM(Thơm) bí mật giải thoát cho cán bộ CM.
- Cách mạng >< Phản CM.
(Thái-Cửu-Thơm) >< (Ngọc và đồng bọn) 
- Thơm >< Ngọc
II. Phân tích
1. Nhân vật Thơm
?Nhân vật Thơm xuất hiện trong lớp kịch nào?
? Những lớp kịch nào tập trung thể hiện sự đấu tranh của Thơm với chồng?
? Những lớp kịch nào thể hiện hành động của Thơm trong việc giải thoát cho cán bộ CM?
? Tóm tắt hành động kịch trong lớp III.?
? Lúc này, Thơm có những lờp nói nào 
khác thường đối với chồng?
? Sự khác thường trong những lời nói này của Thơm là gì?
? Vì sao Thơm có những lời nói khác thường đó?
? Qua hành động này, ta hiểu thêm điều gì về nhân vật Thơm?
? Tóm tắt hành động kịch trong lớp II?
? Trong tình huống này Thơm có những cử chỉ nào?
? Trong những lời Thơm nói với Thái và Cửu, những lời nào bộc lộ rõ nhất thái độ của Thơm đối với CM?
? Những cử chỉ, thái độ ấy cho thấy Thơm là người ntn đối với CM?
? nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Thơm trong các lớp kịch này?
? Từ đó tính cách nhân vật Thơm hiện lên ntn?
? em hiểu gì về những người là quần chúng CM qua nhân vật Thơm?
- Cả 3 lớp.
- Lớp 3
- Lớp 2 và 3
- Ngọc về, Thơm khôn khéo giữ chồng ở nhà để tạo an toàn cho Thái và Cửu trốn thoát.
- Tôi nói anh thằng Sáng chả ra cái gì. Tôi nghĩ tôi chán quá{}Không biết anh thằng Sáng có chấp trách không?
- Chỉ thương anh thằng Sáng vất vả, lo nghĩ nhiều{} rồi thì đến mang bệnh, mang tật.
- Tôi van anh thằng Sang. Mai thì ở nhà mà ngủ cho nó lại sức
- Sao không mời các ông ấy lên chơi cả cho vui có được không?
- Dịu dàng, thân thiện hơn. Nhưng là những lời nói cửa miệng, không thật lòng. Đó là những lời nói vờ, nói dối.
- Vờ gây tình cảm với chồng để tạo điều kiện cho Thái, Cửu trốn thoát.
- Nếu có lợi cho CM, có thể làm tất cả, kể cả giả dối với người thân.
- Bị truy đuổi Thái và Cửu vô tình chạy vào nhà Thơm. Sau chút bối rối, Thơm đã giấu họ trong nhà để họ thoát ra phía sau.
- Gật dầu se sẽ
- Ngăn lại
- Hốt hoảng
- Ngoan ngoãn và mau lẹ, đẩy 2 người vào trong buồng.
- Tôi cứ lo 2 ông. Tưởng các ông chạy được xa rồi.
- Tôi không báo 2 ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ không báo 2 ông đâu.
- Có tình cảm đặc biệt với CM.
- Quí trong người CM, khinh ghét kẻ bán nước theo giặc.
- Thể hiện diẽn biến tâm lí phức tạp của nhân vật bằng các cử chỉ, lời nói điển hình.
- Trong sáng,thẳng thắn, lương thiện.
- Căm ghét bọn tay sai bán nước với bọn giặc cướp nước.
- Nhiều thiện cảm với CM.
- Sẵn sàng đặt lợi ích CM lên trên hết.
2. Nhân vật Ngọc
? Nhân vật Ngọc xuất hiện trong những lớp kịch nào?
? Hành động xuyên suốt lớp kịch này của nhân vật Ngọc là gì?
? Để thực hiện hành động này, Ngọc đã phải đối mặt với 1 người đó là ai?
? Xuất hiện trong lớp 3, tính cách Ngọc bộc lộ qua những lời nói điển hình nào?
? Qua đó em thấy tính cách của nhân vật bộc lộ ntn?
? Nhân vật Ngọc tiêu biểu cho loại người nào trong thời kì khó khăn của CM?
? Xung đột trong lớp kịch này còn là xung đột của những tính cách. Qua 2 nhân vật Thơm và Ngọc hãy chỉ ra nội dung xung đột của 2 tính cách này?
? Sự xung đột của 2 tính cách này gợi tình cảm gì của người đọc.?
- Lớp I và III
- Lùng bắt 2 cán bộ CM là Thái và Cửu để lấy tiền thưởng.
- Thơm – vợ Ngọc.
- Thôi thì chẳng may chú mấy thằng Sáng đã như thế. Chứ lị.
- Bắt được 2 thằng ấy thì cũng được vài.
- Giả nhân, giả nghĩa. Hám tiền, hám danh.
- Sợ giặc, làm tay sai cho giặc để mưu cầu lợi ích riêng.
- Phản bội nhân dân đất nước.
 Thơm Ngọc
- Ngay thẳng >< Quanh co
- Trong sáng >< Hiểm độc
- Giàu tình nghĩa >< Bất nghĩa
- Yêu quí, cảm thông. (với Thơm)
- Ghê sợ, căm ghét ( với Ngọc)
III. Tổng kết
?Qua văn bản em nắm được gì về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Ghi nhớ: SGK học sinh đọc
Chuẩn bị tiết 162: Tổng kết TLV

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 156...161.doc