Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 162 đến tiết 173

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 162 đến tiết 173

Tiết 162- 163-164 .

TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN.

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6-lớp 9 phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự phối hợp của chúng trong thực tiễn làm văn . Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trng.

- Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. Viết đợc văn bản cho phù hợp.

B. Chuẩn bị :

Bảng phụ.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :

I. Hệ thống hoá các kiểu văn bản

?Kể tên các kiểu văn bản đã học.

?Nêu phơng thức biểu đạt của các kiểu văn bản đó.

?Cho ví dụ.

Học sinh trả lời, đọc bảng tổng kết ở SGK.

Học sinh thảo luận các câu hỏi nh SGK.

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 162 đến tiết 173", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18/4/2009
Tiết 162- 163-164 .
Tổng kết tập làm văn.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6-lớp 9 phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự phối hợp của chúng trong thực tiễn làm văn . Biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trng.
- Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. Viết đợc văn bản cho phù hợp.
B. Chuẩn bị :
Bảng phụ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
I. Hệ thống hoá các kiểu văn bản
?Kể tên các kiểu văn bản đã học.
?Nêu phơng thức biểu đạt của các kiểu văn bản đó.
?Cho ví dụ.
Học sinh trả lời, đọc bảng tổng kết ở SGK.
Học sinh thảo luận các câu hỏi nh SGK.
? So sánh tự sự khác miêu tả như thế nào?
?Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào?
?Nghị luận khác điều hành như thế nào?
?Biểu cảm khác thuyết minh như thế nào?
Học sinh cử đại diện trả lời-Các nhóm nhận xét-Giáo viên đưa đáp án đúng lên bảng phụ.
?Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau không? Vì sao?
?Có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? 
Lấy ví dụ?
Giáo viên chia nhóm cho học sinh làm câu hỏi 5,6,7.
Học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu nét đặc 
trưng của kiểu văn bản trong TLV khác với thể loại văn học tương ứng (cho ví dụ).
Học sinh trình bày vào bảng phụ.
? Điểm giống nhau giữa các kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình.
? Điểm khác nhau?
* Sự khác biệt của các kiểu văn bản.
- Tự sự : trình bày sự việc.
- Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của chúng.
- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phơng diện có tính khách quan.
- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm.
- Biểu cảm: Cảm xúc.
Không, mỗi văn bản có những đặc trưng khác nhau
Có thể phối hợp
* Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản.
1. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự .
- Giống: Kể về sự việc.
- Khác: 
+ Văn bản tự sự: Xét hình thức, phương thức.
+Thể loại tự sự : Đa dạng ( Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch.......)
- Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự:
Cốt truyện+ nhân vật + sự việc + kết cấu.
2. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình.
- Giống: Chứa đựng cảm xúc-> tình cảm chủ đạo.
- Khác:
+ Văn bản biểu cảm: bày tỏ cảm xúc về một đối tợng (văn xuôi).
+Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc P2 của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ).
3. Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
+ Thuyết minh: giải thích cho một cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận. 
- Tự sự: Sự việc d/c cho vấn đề .
- Miêu tả:
II. Tập làm văn trong chơng trình ngữ văn THCS.
- Đọc- hiểu văn bản->học cách viết tốt.
- Đọc.
III. Các kiểu văn bản học ở lớp 9 .
Giáo viên hệ thống đặc điểm 3 kiểu văn bản lớp 9 .
Kiểu văn bản
Đặc điểm
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự
Văn bản nghị luận
Mục đích
Phơi bày nội dung sâu kín bên trong đặc trng đối tợng 
Trình bày sự việc
Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về vai trò.
Các yếu tố tạo thành 
Đặc điểm khả quan của đối tợng
Sự việc, nhân vật
Luận điểm, luận cứ, luận chứng.
( Khả năng kết hợp ) đặc điểm cách làm.
Phơng pháp 
Thuyết minh : giải thích.
Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định .
- Hệ thống lập luận.
- Kết hợp miêu tả, tự sự .
Hoạt động 4 : Hớng dẫn học ở nhà.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức trọng tâm đã học ở lớp 9.
- Chuẩn bị soạn bài : Tôi và chúng ta .
19/4/2009
Tiết 165-166
Tôi và chúng ta
 Lưu Quang Vũ
A. Mục tiêu cần đạt :
- Cảm nhận được tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
- Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch như viết về cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, cách diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
B. Lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ?
 ? Tóm tắt vở kịch bắc Sơn ?
2. Vào bài
3. Bài mới
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Học sinh đọc chú thích.
Giáo viên giới thiệu chung về tác giả.
Giáo viên giới thiệu bối cảnh hiện thực đất nước sau 75-80.
Giới thiệu về vở kịch .
? Xác định các nhân vật chính, phụ? Đọc phân vai .
? Xác định nội dung của đoạn trích.
Giáo viên giới thiệu về khung cảnh trước đó của xí nghiệp T.Lợi để học sinh hiểu tình huống kịch ở cảnh 3.
? Trong kịch có hai tuyến nhân vật, hãy chỉ ra những tuyến nhân vật đó?
?Chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản giữa hai tuyến ở những mặt nào trong mối quan hệ công việc điều hành tổ chức sản xuất và quản lí trong xí nghiệp .
? Sự xung đột đó là biểu hiện mối quan hệ giữa những tư tưởng khác nhau như thế nào?
Đọc cảnh kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào?
(Học sinh thảo luận từng nhân vật).
? Nêu vài nét về nhân vật này? Tìm những chi tiết tiêu biểu về nhân vật này?
? Kĩ s Lê Sơn là người như thế nào?Chi tiết nào cho thấy điều đó?
? Phó giám đốc Chínhlà người như thế nào?Hãy tìm những chi tiết nói lên điều đó?
? Vở kịch thể hiện điều gì?
?Cảm nhận của em về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch.
- Nhà thơ, nhà sáng tác kịch trưởng thành từ quân đội.
- Đặc điểm kịch : Đề cập đến thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời-> Xã hội đang đổi mới mạnh mẽ.
2. Tác phẩm: 9 cảnh
- Trích trong "Tuyển tập kịch".
- Cảnh 3.
3. Đọc-tìm hiểu chú thích.
a,Đọc, tìm hiểu chú thích.
b,Đại ý:
Cuộc đối thoại gay gắt, công khai đầu tiên giữa hai tuyến mật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.
II. Phân tích :
1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản.
- Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết táo bạo.
-> Giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phơng án làm ăn mới.
=> Tuyên chiến với cơ chế quản lý, phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.
- Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa hai tuyến.
Hoàng Việt và Sơn
-Tư tưởng tiên tiến dám nghĩ, dám làm.
Phòng tổ chức lao động, tài vụ, quản đốc phân xưởng.
Phó Giám đốc
-tư tưởng bảo thủ, máy móc
=> Mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều đổi thay mạnh mẽ, đồng bộ.
2. Những nhân vật tiêu biểu:
a, Giám đốc Hoàng Việt.
+ Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm.
+ Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
b, Kĩ s Lê Sơn.
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp.
+ Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp.
c, Phó giám đốc Chính.
+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé.
+ Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh.
d, Quản đốc phân xưởng Trương.
- Suy nghĩ, làm việc nh một cái máy.
- Thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với công nhân.
3. ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống.
- Cuộc đấu tranh giữa hai phái : đổi mới và bảo thủ.
=> Phản ánh tính tất yếu và gay gắt nhưng tình huống xung đột nêu trên là vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống sinh động.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng vì nó phù hợp với yêu cầu thực tế đời sống, thúc đẩy sự đi lên của xã hội . Họ không đơn độc mà đợc sự ủng hộ của số đông trong xã hội.
II. Tổng kết.
- Nghệ thuật : Kịch với nhân vật tính cách rõ nét.
- Nội dung : Vấn đề đổi mới trong sản xuất.
Học sinh đọc ghi nhớ.
IV. Học sinh luyện tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫm kịch trong đoạn trích.
?Sự phát triển của mâu thuẫn kịch.
?Phát biểu tình cảm của em với một nhân vật trong kịch.
V. Hớng dẫn học ở nhà.
- Tập diễn kịch .
- Chuẩn bị bài "Tổng kết văn học" .
Ngày.21/4/2009
Tiết 167-168-
Tổng kết văn học.
	A. Mục tiêu:
- Hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn toàn cấp THCS.
- Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam
- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với các thời kì trong tiến trình vận động của văn học
- Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.
B. lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ?
( Lồng vào bài mới)
2. Vào bài
3. Bài mới
I/ Nội dung
1. Thống kê tác phẩm theo mẫu dưới đây:
Văn học dân gian
Văn học trung đại
Văn học hiện đại
1. Truyện
- Truyền thuyết
- Cổ tích
- Ngụ ngôn
2. Ca dao
3. tục ngữ
4. Sân khấu
1. Truyện
2. Thơ
3. Truyện thơ
4. Văn nghị luận (hịch, cáo...)
1. Truyện, kí
2. Tuỳ bút
3. Thơ
4. Kịch
5. Văn nghị luận
2. Nhắc lại định nghĩa về từng thể loại
a/ Truyền thuyết::
Là 1 loại truyện cổ dân gian kể về 1 câu chuyện lịch sử, 1 sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử thời xa xưa, mang lại yếu tố kì diệu hoang đường
Truyền thuyết thể hiện cách cảm cách nghĩ, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử được kể.
b/ Truyện cổ tích:
Là 1 loại truyện cổ dân gian kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật như: Nhân vật bất hạnh, dũng sĩ, mồ côi, thông minh, ngốc nghếch...
Truyện cổ thường mang yếu tố hoang đường, nó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về cái thiện thắng cái ác, cái tốt thay thế cái xấu, ước mơ về ấm no hạnh phúc
Cổ tích thấm đượm thiết lí: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,tham thì thâm, thật thà là cha mánh khoé...
c/ Truyện cười : là truyện nêu bật tình huống buồn cười nhằm mua vui, giải trí cho con người
d/ Truyện ngụ ngôn:
Là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện về loài vật , đồ vật, cây cối... hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm nêu lên bài học luân lí.
e/ Ca dao-dân ca:
Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần lớn là thơ lục bát, ngắn gọn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và tâm hồn của họ trong dòng chảy thời gian
Dân ca là những bài hát trữ tình dân gian của mỗi miền quê, có làn điệu riêng
g/ Tục ngữ: 
Là những câu ngắn gọn, lưu truyền trong dân gian, hoặc có vế có đối, hoặc có vần vè, hoặc so sánh ẩn dụ... đúc kết kinh nghiệm sản xuất, nêu lên bài học nhân sinh, để mọi người vận dụng, biểu đạt tình cảm, tư tưởng hành động của mình vào cuộc sống hàng ngày.
h/ Chèo:
Là loại hình sân khấu dân gian
Nội dung chèo cổ giàu giá trị nhân đạo, nói lên những bi kịch cuộc đời, lên án những ngang trái bất công
Vai hề trong chèo cổ thể hiện tiếng cười dân gian rất hóm hỉnh yêu đời
Sâ khấu chèo ngày xưa là sân đình
Chèo hình thành qua truyện cổ tích, truyện Nôm
Tính kịch sung đột đơn giản xoay quanh trục “bĩ cực” – “thái lai”
Kết thường có hậu theo quan niệm đạo đức nhân dân.
3. Văn học thời trung đại
* Những tác phẩm – thể loại đã học
- Truyện truyền kì: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Truyện chương hồi: Hoằng Lê nhất thống Chí ( Ngô Gia Văn Phái)
- Tuỳ bút: Chuyện cũ trong phủ chúa TRịnh ( Phạm Đình Hổ)
- Truyện thơ Nôm: Truyện Kiều và Lục Vân Tiên
A/ Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
? Văn học VN được tạo thành mấy bộ phận lớn?
2 bộ phận lớn: + Văn học dân gian
 + Văn học viết
I/ Các bộ phận hợp thành nền văn học VN
1. Văn học dân gian
? Văn học dân gian được hình thành từ khi nào?
? Là sản phẩm của ai?Chủ yếu tầng lớp nào?
? Nó được lưu truyền chủ yếu bằng cách nào?
? Văn học dân gian có vai trò ntn?
? Nó bao gầm của những dân tộc nào?
? Nhận xét về thể loại?
- Từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung, phát triển trong các thời kì lịc sử tiếp theo
- Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hoá dân gian
- là sản phẩm của ND, chủ yếu là tầg lớp bình dân
Bằng truyền miệng, thường có hiện tượng dị bản
- Nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của nhân dân và là kho tàng phong phú cho văn học viết khai thác, phát triển.
- Bao gồm văn học của nhiều dâ tộc trêndất nước VN
- Hầu hết các thể loại của văn học dân gian thế giới, đồng thời lại có 1 số thể loại riêng (vè, truyện, thơ, chèo, tuồng đồ,,,)
2. văn học viết
	? Xuất hiện từ thời gian nào?
? Văn học viết gồm có những thành phần nào?
? Thời gian ra đời và đặc điểm của văn học chữ 
hán?
? ? Thời gian ra đời và đặc điểm của văn học chữ Nôm?
? Thời gian ra đời và đặc điểm của văn học chữ quốc ngữ?
- Xuất hiện từ thế kỉ X, trong thời kì giành lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc
- Xét về mặt văn tự bao gồm: văn học chữ hán, văn học chữ Nôm, văn học chữ quốc ngữ.
- Xuất hiện từ buổi đầu của văn học viết và tồn tại, phát triển trong suốt thời kì vh trung đại (từ Tk X đến hết TK XIX), còn có 1 số tác phẩm ở thế kỉ XX
- VH chữ Hán tiếp thu nhiều yếu tố của văn hoá và tư tưởng trung hoa, nhưng vẫn là 1 thành phần của văn học VN, mang tinh thần dân tộc, thể hiện đời sống tư tưởng, tâm lí dân tộc.
- Xuất hiện muộn hơn văn học chữ Hán ( ở thế kỉ XIII , nhưng tác phẩm cổ nhất còn lại đến nay là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV)
- Tồn tại song song văn học chữ Hán và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XVIII-XIX, mà những đỉnh cao tiêu biểu là Tuyện Kiều của ND, thơ Hồ Xuân Hương.
- Xuất hiện từ TK XVII, đến cuối TK XIX mới được dùng để sáng tác văn học
II. Tiến trình lịch sử văn học VN
? VH VN trải qua mấy thời kì? Hãy nêu cụ thể từng thời kì?
3
- Từ TK X đén hết TK XIX ( Còn gọi là thời kì văn học trung đại)
- Từ TK XX đến 1945: vh chuyển sang thời kì hiện đại
- Từ sau CM tháng 8 -1945 đến nay: nền văn học của thời kì mới- thời kì độc lập, dân chủ và đi lên cnxh văn học đã trải qua 2 giai đoạn:
+ 1945-1975
+ 1975- đến nay
III/ Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học VN
? Hãy nêu những nét đặc sắc của văn học VN?
? Về quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật:?
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là truyền thống tinh thần nổi bật của dân tộc từ xa xưa và đã thành nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt các thời kì pt của VH VN
- Tinh thần nhân đạo cũng là 1 truyền thống tư tưởng sâu đậm của văn học VN
- Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan
Về quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật: Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác của ta thường được kết tinh trong những tác phẩm có quy mô không lớn, chú trọng sự tinh tế mà dung dị, có vẻ đẹp hài hoà.
* HS đọc ghi nhớ SGK
IV/ Luyện tập
BT1 / HS căn cứ vào bảng thống kê tác phẩm đã chuẩn bị ở nhà để làm bài tập này
BT2/ Yêu cầu:
VHDG: là sản phẩm của quần chúng ND, không mang tính cá thể
VHV: là sản phẩm trực tiếp của nhà văn, mang dấu ấn cá nhân tác giả
VHDG: chỉ chọn lọc, khái quát những cái chung tiêu biểu cho cộng đồng(toàn thể ND hay 1 tầng lơp, bộ phận trong quần chúng)
VHV: đặc biệt là thời kì hiện đại, văn học ko chỉ quan tâm đến những cái chung mà còn chú ý tới số phạn, tính cách và mọi vấn đền của cá nhân con người.
VHDG: được sáng tác và lưu truyền chủ yếu = phương thức truyền miệng
VHV: phải = chữ viết và các hình thức ghi chép, lưu giữ lại được (trên thẻ tre, đá, gỗ, trên giấy...)
BT3: ảnh hưởng trên nhiều phương diện:
thể loại, mô -típ chủ đề, cốt truyện, nhân vật,, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, thành ngữ, tục ngữ, ca dao... 
* HS đọc ghi nhớ SGK
Tiết 169
Tổng kế văn học ( tiếp )
A/ Mục tiêu: 
Trên cơ sở những kiến thức về từng thể loại mà học sinh đã được hình thành dần trong quá trình tiếp nhận các tác phẩm văn học của chương trình ngữ văn THCS
Xây dựng những tri tức có tính khái quát và hệ thống
Bước đầu hiểu được những căn cứ để phân chia thể loại văn học và nhận diện được 1 số thể loại văn học tiêu biểu
B/ Lên lớp:
Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu những nét đặc sắc của văn học VN?
? VH VN trải qua mấy thời kì? Hãy nêu cụ thể từng thời kì?
vào bài
Bài mới
Phần B: Sơ lược về 1 số thể loại văn học
? Thể loại văn học là gì?
? Căn cứ vào đâu để phân chia ra các thể loại văn học?
? Nhìn trên tổng thể sáng tác văn học gồm mấy loại?
- Là sự thống nhất giữa 1 loại nội dung với 1 dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống
- vào đặc điểm của hiện tượng đời sống được miêu tả trg tác phẩm, phương thức chiếm lĩnh thực tại của tác giả, cách thức tổ chức tác phẩm và lời văn mà người ta phân chia ra các thể loại văn học
- thuộc 3 loại(hay loại hình) 
+ là tự sự,
+trữ tình
+ Kịch
Ngoài ra còn có loại nghị luận, chủ yếu sử dụng phương thức lập luận
- Thể loại văn học vừa có tính ổn định, vừa biến đổi trong lịch sử, vừa có tính chung của mọi nền văn học, lại mang tính đặc thù của mỗi nền văn học dân tộc
I/ Một số thể loại văn học dân gian
	? văn học dân gian được xếp thành mấy nhóm?
_ 3 
+ Các thể tự sự dân gian gồm: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích
+ Trữ tình dân gian: Ca dao-dân ca
+ Sân khấu dân gian: chèo, tuồng
II/ Một số thể loại văn học trung đại
1. các thể thơ
? Có thể chia làm mấy nhóm?
? Nguồn gốc thơ ca TQ có mấy loại chính?
Các thể thơ có nguồn gốc dân gian gồm những thể nào?
2 nhóm
+ Nguồn gốc thơ ca TQ
+ Nguồn gốc dân gian VN
2
+ Thể cổ phong
+ Thể đường Luật ( xuất hiện từ thời Đường)
Thể lục bát
Thể song thất lục bát
2/ Các thể truyện, kí
? Gồm có những thể nào ?
? Về nội dung của các thể này?
? Bố cục của truyện ra sao?
Hầu như chỉ có truyện, kí chữ Hán và được viết bằng văn xuôi
- Có loại đậm yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo, 
- Có loại kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, nghĩa sĩ, vua chúa.
- Bố cục theo lối chương hồi, mỗi hồi 1 biến cố.
3. Truyện thơ Nôm
? Truyện thơ Nôm là loại truyện ntn?
? Truyện thơ Nôm xuất hiện vào thời kì nào?
? Truyện thơ Nôm gồm có những loại nào?
- Là loại truyện được viết = thơ, chủ yếu là thơ lục bát.
- Xuất hiện vào khoảng TK XVII và pt rực rỡ ở TK XVIII,XIX
- Có 2 loại
+ bình dân
+ bac học
4. Một số thể văn nghị luận
? Gồm có những thể nào?
? Hịch là gì?
? Cáo là gì?
 - chiếu, biểu, hịch, cáo
- là văn hùng biện, thường do vua chúa, tướng soái làm ra nhằm kêu gọi, kích lệ quân sĩ, dân chúng trong những cuộc chiến đấu
- Là thể văn chính luận mà vua chúa hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để tuyên cáo thành quả của 1 sự nghiệp mới hoàn thành
III. Một số thể loại văn học hiện đại
? đặc điểm của các thể loại văn học hiện đại?
- Thể loại trong văn học hiện đại hết sức đa dạng, lại biến đổi nhanh chóng vì tính chất dân chủ, không bị ràng buộc quá chặt chẽ vào các quy tắc, đề cao sự tìm tòi sáng tạo của nhà văn trong nền văn học hiện đại
IV. Ghi nhớ: Hs đọc
V/ Luyện tập: yêu cầu học sinh dựa vào các kiến thức đã ôn tập để làm bt
VI. Dặn dò: Chuẩn bị thi kì II
Tiết 173
Thư (Điện) chúc mừng và thăm hỏi.
A. Mục tiêu cần đạt :
- Hiểu thường hợp viết th (điện) chúc mừng và thăm hỏi .
- Biết cách viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Vận dụng để viết thư (điện) trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập.
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Học sinh đọc ví dụ 1 SGK về 5 trờng hợp cần viết th(điện) .
Học sinh tìm thêm ví dụ.
?Mục đích và tác dụng của viết th (điện).
:
Giáo viên cho học sinh đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong SGK mục II (bài tập 1+2) .
Học sinh trả lời-Giáo viên nhận xét bổ sung.
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Các trờng hợp cần viết th, điện (SGK) .
- Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể .
II. Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
- Nêu được lý do (chúc mừng thăm hỏi) mong muốn điều tốt lành .
- Viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình.
* Ghi nhớ : SGK.
III. Luyện tập.
BT1:
HS hoàn chỉnh lần lượt 3 bức điện ở mục II 1 theo mẫu
BT2 - Tình huống viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e.
Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c.
IV Dặn dò:
Hè cần ôn lại kiến thức đã học trong chương trình THCS
Chuẩn bị cho kiến thức vào lớp 10

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 162...173.doc