SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A/ Mục tiêu:
-Giúp học sinh nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của 1 ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ:
+ Tạo thêm từ ngữ mới
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
B/ Lên lớp
1. Ktbc. ? Tóm tắt vài nét về văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí . Qua đó nêu vài nét về nội dung của văn bản
2. vào bài.
3. bài mới.
Tiết 25 Ngày 22 tháng 9 năm 2008 Sự phát triển của từ vựng A/ Mục tiêu: -Giúp học sinh nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của 1 ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: + Tạo thêm từ ngữ mới + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài B/ Lên lớp Ktbc. ? Tóm tắt vài nét về văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí . Qua đó nêu vài nét về nội dung của văn bản vào bài. bài mới. I/ Tạo từ ngữ mới. ? Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được trên cơ sở các từ : điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu,tri thức, đặc khu, trí tuệ? ? Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó? trong tiếng việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x+ tặc(như: không tặc, hải tặc...) hãy tìm những từ ngữ mới xuấthiện cấu tạo theo mô hình đó? Giải thích? ? Qua phân tích VD em thấy cách để phát triển từ vựng là cách nào? - Điện thoại di động ,Sở hữu trí tuệ, Kinh tế tri thức, Đặc khu kinh tế. - Điện thoại di động( điện thoại cầm tay): điện thoại vô tuyến, có kích thước nhỏ, có hể mang theo người, được sử dung trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao. - Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như: quyền tác giả quyền phát minh.... -- Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. - Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn về công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi. - Không tặc: những kẻ chuyên cướp trên máy bay. - hải tặc: những kẻ chuyên cướp trên tàu biển - Lâm tặc: những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng - Nghịch tặc: kẻ phản bội làm giặc * Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng việt. * Ghi nhớ: SGK Học sinh đọc II/ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Học sinh đọc 2 đoạn trích a-b ? Tìm những từ ngữ hán việt trong 2 đoạn trích trên? ? Tiếng việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau: a/ Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong. b/ Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá... ? những từ này có nguồn gốc từ đâu? ? Bên cạnh cách tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên là cách để phát triểntừ vựng tiếng việt thì còn cách nào nữa? a/ Thanh minh, lễ, tiết,tảo mộ, hội, đạp thanh,yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân. b/ Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, đoan trang, tuyết, trinh, bạch, ngọc. - AIDS đọc là “ết” - Ma- két- tinh - Mượn của tiếng anh * Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là 1 cách để phát triển từ vựng tiếng việt. Bộ phận mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là từ mượn tiếng hán. * Ghi nhớ: SGK Học sinh đọc III/ Luyện tập BT1:a/ x+ trường - Thị trường, chiến trường, công trường, thương trường, phi trường..... b/ x+ tập - Học tập, kiến tập, thực tập, luyện tập, sưu tập.... BT2: _ Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng, quán nhỏ, tạm bợ _ Đường cao tốc: đường XD theo tiêu chuẩn chất lượng cao, dành cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ từ100 km/h trở đi. _ Thương hiệu: Nhãn hiệu thương mại có uy tín trên thị trường BT3: _ Từ mượn hán việt: Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế _ Từ mượn châu Âu: xà phòng, ra điô , cà phê, ca nô... IV dặn dò Học và làm bài tập Chuẩn bị tiết 26 Tiết 26: Ngày 23 tháng 9 năm 2008 Truyện Kiều của Nguyễn Du A/ Mục tiêu: - Giúp học sinh - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc. B/ Lên lớp 1. Ktbc ?hiện tượng phát triển từ vựng của 1 ngôn ngữ bằng cách nào? ? tăng số lượng từ ngữ nhờ vào đâu? 2. Vào bài 3. Bài mới I/ Giới thiệu về Nguyễn Du Học sinh đọc ? Tóm tắt đôi nét về tác giả? - sinh 1765 mất 1820 - Tên tự: Tố Như, hiệu Thanh Hiên - Quê: Tiên Điền,Nghi Xuân, Hà Tĩnh - GĐ quí tộc có truyênf thống vă học - Cha là tiến sĩ Nguyễn Nhiễm, tể tướng của chúa Trịnh. - Anh là Nguyễn Khản làm quan to thời Lê-Trịnh. Mẹ Trần Thị Tần người kinh bắc 2. Thời đại xã hội ? Thời đại xã hội mà Nguyễn Du sống là khoảng thời gian nào? Có đặc điểm gì và có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông hay không? - Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX hết sức sôi động, bão táp. + chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng + Bão táp khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, đỉnh cao là diệt Nguyễn, Trịnh, Xiêm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp và tâm hồn, tính cách Nguyễn Du Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du ? Về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du có điểm gì cần chú ý? - Giai đoạn ấu thơ và thanh niên: Mồ coi cha 9 tuổi, mồ coi mẹ12 tuổi. Sống học tập ở Thăng Long, học giỏi nhưng đi thi chỉ đỗ tam trường - Những năm lưu lạc sống cuộc đời gió bụi ở quê vợ thái bình(1786-1796) về ở ẩn tại Hà Tĩnh(1796-1802) - Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn được nhà Nguyễn tin dùng, thăng từ cai bạ Quảng Bình lên tham tri bộ lễ rồi Chánh sứ tuế cống Thanh triều - Là người hiểu biết sâu rộng cuộc sống con người, có tấm lòng nhân ái 4. Tác phẩm ? Những tác phẩm chính của Nguyễn Du? - Chữ hán (có 243 bài): các tập thơ: Thanh Hiên thi tập; Bắc Hành tạp lục; Nam trung tạp ngâm - Chữ Nôm: Truyện Kiều; Văn chiêu hồn.... II/ Truyện Kiều - Thể loại: Truyện Nôm - Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân(TQ) 1. Tóm tắt 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật a. Giá trị nội dung * Giá trị hiện thực - Bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người. - Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh tài hoa trong XHPK * Giá trị nhân đạo - lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo, các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người. - Cảm thương trước số phận bi kịch của con người - Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và mơ ước, khát vọng chân chính của con người. b. Giá trị nghệ thuật * Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ và thể loại - Về ngôn ngữ: Tiếng việt văn học trở nên giàu và đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú - Về thể loại: Thể thao lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện, nhuần nhuyễn. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, tả hành động nhân vật, đặc biệt là miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. * Ghi nhớ: SGK h/s đọc IV/ Dặn dò : - Nắm lại kiến thức của bài Chuẩn bị tiết 27 Tiết27 Ngày 24 tháng 9 năm 2008 chị em thuý kiều A/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du; khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển . - Thấy được cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều; trân trọng, ca ngợi vẻ dẹp của con người - Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật. B/ Lên lớp: 1. Ktbc. Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và các giá trị của Truyện Kiều? 2. Vào bài. 3. bài mới. Chị em Thuý Kiều (Trích Truyện Kiều) I/ Tìm hiểu chung Đọc văn bản và tìm hiểu từ khó 2. Vị trí đoạn trích ? Dựa theo diễn biến cốt truyện hãy xác định vị trí của đoạn trích này? ? Theo em vì sao có thể tách đoạn văn bản này thành 1 văn bản độc lập mang tên “ Chị em Thuý Kiều”? ? Em có thể làm rõ thêm nội dung đoạn trích này bằng cách đặt cho văn bản cái tên khác được không? - Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Thuý Kiều. - Vì đoạn này diễn đạt trọn vẹn 1 nội dung; Tài sắc chị em Thuý Kiều - Tài sắc chị em Thuý Kiều 3.Bố cục ? Dựa vào diễn biến nội dung, có thể chia văn bản này thành những đoạn nào, ứng với những ý chính nào? ? Trong đó nội dung trọng tâm nằm ở phần nào của văn bản? Vì sao em nghĩ như thế? -3 đoạn + 4 dòng đầu: Giới thiệu chị em Thuý Kiều. + 4 dòng tiếp: Vẻ đẹp của Thuý Vân + Phần còn lại: Vẻ đẹp của Thuý Kiều - Phần miêu tả chị em Thuý Kiều là nội dung chính của văn bản. Vì chiếm câu chữ nhiều nhất tập trung cho nhân vật chính của đoạn trích là Thuý Kiều. II/ Phân tích 1. Giới thiệu chị em Thuý Kiều Học sinh đọc 4 câu thơ đầu ? Em hiểu “ 2 ả tố Nga” là gì? ? Em hiểu gì về câu “Mai cốt.....thần”? ? Hai câu cuối cho em biết điều gì? ? Về nghệ thuật đoạn văn có điểm gì đáng chú ý? ? Nếu chuyển đoạn thơ này thành văn xuôi thì đoạn văn của em sẽ được viết ntn? ? Từ đó em đồng ý với nhận xét nào về ưu thế của thơ so với văn xuôi trong các nhận xét sau? ? đoạn thơ đã sử dụng những phương thức nào? ? Sự kết hợp đó mang lại hiệu quả gì? - Vẻ đẹp trong trắng, cao quý của nàng tiên trên cung Quảng theo truyền thuyết. - ý nói cả 2 chị em đều duyên dáng thanh cao, trong trắng. - Vừa nhận xét khái quát vẻ đẹp của mỗi người - Vẻ đẹp của Kiều-Vân có những điểm khác nhau nhưng đều toàn vẹn - Bút pháp chủ đạo là: ước lệ, gợi tả - Biện pháp nghệ thuật chủ đạo là: so sánh, ẩn dụ, tượng trưnglấy các hình ảnh thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người - Sử dụng thành ngữ: 10 phân vẹn 10 - Học sinh chuyển - thơ ngắn gọn hơn so nvới văn xuôi - thơ gợi hơn kể - thơ khó hiểu hơn nhưng nếu hiểu được thì cảm thấy hay hơn Cả 3 ý trên đều đúng -2 dòng đầu(tự sự); dòng3(miêu tả); dòng4(biểu cảm) - Vừa kể việc, vừa khắc hoạ nhân vật, vừa bộc lộ thái độ của tác giả 2. Vẻ đẹp của Thuý Vân ? Những từ ngữ, hình ảnh nào cần lưu ý miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân? ? “ khuôn trăng..... nang” nghĩa là gì? ? Về nghệ thuậ có gì chú ý? ? Từ đó em hình dung được những vẻ đẹp nào của Thuý Vân? - Khuôn trăng, nét ngài, hao cười, ngọc thốtngôn ngữ mới lạ. Vẻ đẹp trang trọng, cao sang, quý phái khác thường - Gương mặt đầy đặn như trăng, lông mày hơi đậmCốt tả đôi mắt đẹp Câu này nhằm gợi tả vẻ đẹp phúc hậu của Thuý Vân - Những hình ảnh so sánh,ẩn dụ. - Tươi trẻ, đầy sức sống nhưng phúc hậu và đoan trang 3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều ? Phần văn bản tiếp theo cho thấy vẻ đẹp của Kiều được tôn thêm ở mấy mặt? ? Những dòng nào tập trung tả sắc, những dòng nào tập trung tả tài? ? 4 câu tiếp tả nhan sắc của Kiều so với cách tả Thuý Vân có điểm gì giống và khác? ? ở đây vẻ đẹp của đôi mắt được miêu tả ntn? ? Từ vẻ đẹp này em liên tưởng đến vẻ đẹp nào khác của nàng? ? Đến đây em hiểu vẻ đẹp nào trong con người Kiều? ? Kiều đẹp hơn người không chỉ về sắc mà cả về tài. điều đó được thể hiện ở những từ ngữ nào? ? Đặc biệt nhấn mạnh ở năng lực nào? ? Bản nhạc hay nhất của Kiều là gì? ?Vì sao? Với Kiều đó là bản nhạc hay nhất? ? Giới thiệu tài đàn hát của Kiều tác giả muốn ta yêu mến thêm vẻ đẹp nào của nàng? ? Em đọc dược thiện cảm nào của tác giả khi ông dành cho nhân vật? - 2 cả sắc và tài - Sắc: 6 dòng trên(Kiều càng... hoạ 2) - Tài: 6 dòng tiếp(Thông minh... nhân) - Giống: Vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ - Khác; Với Vân tả chú ý tới khuôn mặt. Với Kiều là nét đẹp đôi mắt, màu mắt, ánh mắt - ánh mắt trong sáng như nước mùa thu, đôi mày của nàng thanh thoátnhư nét núi mùa xuân. - Vẻ đẹp tâm hồn(đôi mắt là cửa sổ tâm hồn) - Vẻ đẹp toàn vẹn cả hình thể lẫn tâm hồn, không có cái đẹp nào sánh kịp - thông minh,thi, hoạ,ca ngâm - Năng lực đàn hát của Kiều - Bản nhạc nhan đề bạc mệnh Vì đó là bản nhạc khóc thương cho số phận bất hạnh của con người, gợi niềm thương cảm cho người đọc - Vẻ đẹp của tài hoa nghệ thuật - Vẻ đẹp của tâm hồn nhân ái - Trân trọng, tin yêu tài trí con người III/Tổng Kết ? Về nội dung có gì chú ý? ? Nét đặc sắc về nghệ thuật? - Ca ngợi vẻ đẹp tài năng của Vân-Kiều - Bút pháp nghệ thuật ước lệ. IV/ Luyện tập Học sinh đọc thuộc đoạn thơ V/ Dặn dò Chuẩn bị tiết 28 Tiết 28 Ngày 24 tháng 9 năm 2008 Cảnh ngày xuân A/ Mục tiêu 1 Ktbc ? đọc thuộc lòng đoạn trích Chị em Thuý Kiều ? Tại sao Tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước rồi mới miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều? 2. Vào bài 3. Bài mới Văn bản: Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) I/ Tìm hiểu chung Đọc Tìm hiểu chú thích ? Qua phần chú thích em hiểu gì về văn bản cảnh ngày xuân? - Trích từ tác phẩm truyện Kiều - Vị trí: Sau đoạn tả tài sắc chị em Thuý Kiều - Nội dung: Tả cảnh xuân, cảnh lễ hội và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều 3. Bố cục ? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? 3 phần 4 dòng đầu: khung cảnh ngày xuân 8 dòng tiếp: cảnh lễ hội trong tết thanh minh. 6 dòng còn lại: cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về II/ Phân tích 1. Khung cảnh ngày xuân ? Hai câu đầu gợi tả điều gì? ? Cảnh mùa xuân được giới thiệu vào thời điểm nào? ? Vẻ đẹp của mùa xuân tháng 3 gợi lên ntn? ? Về nghệ thuật có gì đặc biệt? Gợi tả cảnh mùa xuân Tháng3 Cỏ (cỏ non........trời) Hoa(cành.....hoa) Bầu trời trong sáng Mặt đất tươi xanh Không gian yên ả, thanh bình - nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá 2. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh ? Đoạn văn bản giới thiệu cảnh lễ gì? hội gì? ? Cảnh người đi dự lễ? Chơi hội được miêu tả ntn? ? Về nghệ thuật có gì chú ý? ? Cách tả này mang lại hiệu quả gì? ? Từ đó 1 bức tranh lễ hội ntn gợi lên? ? Theo em khi làm sống lại 1 không lễ hội tưng bừng như thế, nhà thơ đã thể hiện tình cảm dân tộc ntn? - Lễ ở đây là tảo mộ - Hội: hội đạp thanh - Không khí lễ hội đông vui, rộn ràng, náo nức. - Người đi chơi lễ, hội là những tài tử giai nhân, trai thanh gái lịch - Nhiều từ ghép liên tiếp - biện pháp: so sánh -Nhịp thơ: 4/4; 4/2; 2/4 - Gợi vẻ đẹp sinh động, hấp dẫn - đông vui, náo nhiệt, mang sắc thái điển hình của lễ hội tháng 3 - Yêu quí, trân trọng vẻ đẹp, giá trị của truyền thống văn hoá dân tộc 3. Cảnh chị em du xuân trở về ? Cảnh tượng cuối lễ hội được gợi tả = những chi tiết thời gian và không gian điển hình nào? ? Em sẽ hình dung 1 cảnh tượng ntn từ những chi tiết miêu tả ấy? ? Cảnh tượng này tương phản ntn với cảnh ngay xuân được miêu tả trước đó? ? Về nghệ thuật có gì đáng chú ý? ? Từ láy đó có sức gợi tả điều gì? -Thời gian: chiều tối(tà tà.... tây) - không gian: + khe nước(nao nao... quanh) + Cây cầu (Nhịp cầu... ngang) + Con người (Chị em....về) - Cảnh và người ít, thưa vắng Không còn được bát ngát, trong sáng, đông vui, náo nhiệt - Sử dụng từ láy: thơ thẩn, nao nao - Gợi tả tâm trạng con người III/ Tổng kết ? Qua văn bản em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của cuộc sống đang diễn ra? ? Em hình dung ntn về những người trẻ tuổi như chị em Thuý Kiều? ? Qua văn bản em nhận thấy những phẩm chất nổi bật nào của tác giả? - Thiên nhiên tươi đẹp - Con người thân thiện, hạnh phúc - Tốt đep, khát khao, hạnh phúc đáng được hưởng hạnh phúc 1 cuộc sống tốt lành - yêu thiên nhiên - Hiểu lòng người - Có tài miêu tả IV/ luyện tập GV hướng dẫn học sinh làm bài tập V Dặn dò: Chuẩn bị tiết 29 Tiết 29 Ngày 24 tháng 9 năm 2008 Thuật ngữ A/ Mục tiêu: Giúp học sinh Hiểu được khái niệm Thuật ngữ và một số đặc diểm cơ bản của nó. Biết sử dụng chính xác các Thuật ngữ B/ Lên lớp: Ktbc ? Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày Xuân . Qua đó nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? Vào bài Bài mới I/ Thuật ngữ là gì? Gv cho học sinh quan sát VD và đọc ? So sánh 2 cách giải thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối? (xem Vd SGK) ? Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học? ? Như vậy em có nhận xét gì về cách giải thích nghĩa của VD trên Học sinh đọc VD2- ? EM đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào? ? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào? ? Như vậy qua phân tích VD em hiểu thuật ngữ là gì? - Cách 1: là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính - Cách 2: Thể hiện dược đặc tính bên trong của sự vật. Đặc tính này không thể nhận biết được qua kinh nghiện và cảm tính của nó - C2 - C1: là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường . - C2: là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ. - Thạch nhũ: môn địa lí - Ba dơ: Hoá học - ẩn dụ: Ngữ văn - phân số thập phân: Toán học - Dùng trong loại văn bản khoa học- công nghệ. * ghi nhớ : SGK học sinh đọc II/ Đặc điểm của thuật ngữ ? Thử tìm xem những thuật ngữ dẫn trong mục I-2 ở trên còn có nghĩa nào khác không? Học sinh quan sát VD2-sgk ? Cho biết 2 VD đó, ở VD nào, từ muối có sắc thái biểu cảm? ? Qua đó em rút ra đặc điểm cho thuật ngữ? - không( thuật nhữ chỉ có 1 nghĩa) - Các từ ngữ không phải thuật ngữ thường có nhiều nghĩa. - VD2: Muối có sắc thái biểu cảm, đây là 1 từ thông thường(gừng cay muối mặn chỉ tình cảm của con người) VD1: Muối là 1 thuật ngữ, không có tính biểu cảm, không gợi lên những ý nghĩa bóng bẩy. Muối là muối chứ không phải là 1 cái gì khác. * Ghi nhớ: SGK Học sinh đọc III/ Luyện tập BT1: yc Lực: vật lí Xâm thực: Địa lí Hiện tượng hoá học: Hoá học Trường từ vựng: Ngữ văn Di chỉ: Lịch sử Thụ phấn : Sinh học Lưu lượng : Địa lí TRọng lực: Vật lí KHí áp : địa lí đơn chất: Hoá học Thị tộc phụ hệ: Lịch sử Đường trung trực: toán học BT2: ở đây không dùng như 1 thuật ngữ BT3: Trường hợp a: Từ hỗn hợp được dùng như 1 thuật ngữ Trường hợp a: Từ hỗn hợp được dùng như 1 từ thông thường Đặt câu: thức ăn hỗn hợp Đội quân hỗn hợp BT4 : Định nghĩa từ cá của sinh học: động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang... IV Dặn dò: Học và làm bài tập Chuẩn bị tiết 30 Tiết 30 Ngày 25 tháng 9 năm 2008 Trả bài tập làm văn số 1 A/ Mục tiêu Giúp học sinh đánh giá bài làm của mình, rút kinh nghiệm sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả. B/ Lên lớp ổn định lớp ktbc ? Muốn làm 1 bài văn thuyết minh hay, sinh động và hấp dẫn chúng ta phải làm gì? Bài mới I/ Tiến trình tổ chức trả bài Đề bài: Cây lúa Việt Nam Tìm hiểu đề Thể loại: thuyết minh Đối tượng: Cây lúa Phạm vi: Việt Nam Dàn bài: a. Mở bài: Giới thiệu cây lúa và tầm quan trọng của nó đối với người á Đông b. Thân bài: - Nguồn gốc cây lúa - Đặc điểm - Sự phát triển của cây lúa + Trước khi gieo hạt + Cây mạ đem cấy + Thời kì con gái + Thời kì trổ bông, làm đòng + Thời kì chắc hạt đến chín Các loại lúa Lợi ích, vai trò của lúa trong đời sống con người Kết bài : Khẳng định lại tầm quan trọng của lúa GV trả bài học q/s đối chiếu với bài của mình rút ra nhận xét GV nhận xét Về kiểu bài nhiều em còn sa vào miêu tả, biểu cảm Về nội dung: Còn sơ sài, lộn xộn Về cấu trúc: 3 phần chưa rõ ràng ở 1 vài em Hình thức trình bày: 1 số em chữ còn quá xấu hay mắc lỗi chính tả GV yêu cầu học sinh đọc các bài văn hay, đoạn hay đọc các đoạn yếu kém và trao đổi cho nhau rút kinh nghiệm II/ Dặn dò: Sửa lại các lỗi chính tả Chuẩn bị tiết 31
Tài liệu đính kèm: