Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26: Đánh nhau với cối xay gió

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26: Đánh nhau với cối xay gió

Tuần 7/ Tiết 26

S: 19/10/2009

G: 22/10/2009 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 ( Trích " Đôn Ki-hô-tê" * Xéc -van- tét)

I. MỤC TIÊU

 - Giúp hs: thấy được tài nghệ của Xéc- van- tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan- chô Pan- xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt xấu của hai nhân vật và rút ra bài học thực tiễn; nhận biết được nghệ thuật xây dựng nhân vật theo lối tương phản đối lập

 - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn bản tự sự đoòng thời rèn kĩ năng khái quát kiến thức bằng sơ đồ.

 - Giáo dục ý thức học tập những đức tính tốt, phê phán những thói xấu để hoàn thiện bản thân.

II. CHUẨN BỊ

 - Gv: Sơ đồ dạy văn bản, thiết kế giáo án trên Power Point, máy chiếu.

 - Hs: tìm hiểu thông tin về tác giả, tập tóm tắt văn bản bằng sơ đồ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Tổ chức lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

 - Gv chiếu câu hỏi

 Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong văn bản " Đánh nhau với cối xay gió'!.

 - Hs tóm tắt - Gv bổ sung và minh hoạ bằng một số hình ảnh trên màn hình.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26: Đánh nhau với cối xay gió", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7/ Tiết 26
S: 19/10/2009
G: 22/10/2009
đánh nhau với cối xay gió
 ( Trích " Đôn Ki-hô-tê" * Xéc -van- tét)
I. Mục tiêu
	- Giúp hs: thấy được tài nghệ của Xéc- van- tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan- chô Pan- xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt xấu của hai nhân vật và rút ra bài học thực tiễn; nhận biết được nghệ thuật xây dựng nhân vật theo lối tương phản đối lập
	- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn bản tự sự đoòng thời rèn kĩ năng khái quát kiến thức bằng sơ đồ.
	- Giáo dục ý thức học tập những đức tính tốt, phê phán những thói xấu để hoàn thiện bản thân.
II. Chuẩn bị
	- Gv: Sơ đồ dạy văn bản, thiết kế giáo án trên Power Point, máy chiếu.
	- Hs: tìm hiểu thông tin về tác giả, tập tóm tắt văn bản bằng sơ đồ.
III. Các hoạt động dạy học
	1. Tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Gv chiếu câu hỏi
	 Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong văn bản " Đánh nhau với cối xay gió'!. 
	- Hs tóm tắt - Gv bổ sung và minh hoạ bằng một số hình ảnh trên màn hình.
	3. Bài mới
	* Gv tóm tắt nội dung cơ bản của tiết 1 và giới thiệu tiết 2
- Gv chiếu những nét cơ bản về chân dung hai nhân vật đã phác hoạ được ở tiết 1.
- Gv chia bảng thành 2 cột
- Hs quan sát vào phần 1-2 trong văn bản
? Khi chợt nhìn thấy những chiếc cối xay gió, hai thầy trò Đô Ki- hô-tê đã có những nhận đinh khác nhau như thế nào?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
? Em có nhận xét gì về nhận định của hai nhân vật? Theo em vì sao hai người lại có những nhận định khác nhau như vậy ?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
? Từ những nhận định khác nhau như vậy, 2 nhân vật đã có những hành động gì? Em hãy tìm những chi tiết cụ thể thể hiện điều đó.
- Hs tìm chi tiết- Gv bổ sung
? Em có nhận xét gì về hành động của 2 nhân vật và giọng điệu kể chuyện của nhà văn?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
? Theo em giọng kể như vậy có tác dụng gì cho việc khắc hoạ nhân vật.
- Hs trả lời- gv bổ sung
? Hậu quả của hành động điên rồ của Đôn Ki-hô-tê là gì? Hai nhân vật đã có những suy nghĩ như thế nào về sự thất bại ấy?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
?Kết cục như vậy giúp em rút ra được bài học gì cho mình.
Hs tự bộc lộ ( những hành động điên rồ khi không tỉnh táo sẽ có kết cục không tốt đẹp)
?Qua sự phân tích trên chúng ta có thể bổ sung thêm được những nét gì cho chân dung 2 nhân vật?
- Hs trả lời- Gv bổ sung trên màn hình
? Khi bị trọng thương, Đôn Ki-hô-tê đã xử sự như thế nào? Vì sao? Em có nhận xét gì về cách xử sự đó?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
? Trước cách xử sự của Đôn Ki-hô-tê, Xan -chô Pan- xa đã bày tỏ thái độ như thế nào? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật này?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
- Hs chỉ rõ sự khác nhau của 2 nhân vật trong chuyện ăn ngủ và nhận xét về 2 nhân vật
- Gv bổ sung
- Hs bổ sung những nét cơ bản cho chân dung 2 nhân vật
- Gv bổ sung trên màn hình
? Đọc văn bản chúng ta thấy rất buồn cười, theo em, tiếng cười ấy bắt nguồn từ đâu? Em có nhận xét gì về lối kể chuyện của tác giả?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
- Hs khái quát những ưu điểm và nhược điểm của hai nhân vật
- Gv khái quát lên màn hình để học sinh theo dõi
- Hs nhận xét về nghệ thuật của tác giả khi xây dựng 2 nhân vật và chỉ rõ sự tương phản của hai nhân vật
? Theo em, dụng ý nghệ thuật của tác giả khi đặt 2 nhân vật cạnh nhau là gì?
- Hs trả lời- Gv bổ sung
? Em thích nhân vật nào trong 2 nhân vật? Vì sao?
- Hs bộc lộ
? Em thử kết hợp những ưu điểm của 2 nhân vật, chúng ta sẽ có một con người như thế nào?
- Gv trình chiếu
? Qua việc xây dựng cặp nhân vật tương phản về mọi mặt, tác giả muốn đề cao cái gì và giễu cợt cái gì? Văn bản đã đem đến cho em bài học bổ ích nào?
- Hs trả lời- Gv chốt lên màn hình
- Hs nhận xét những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
- Gv bổ sung
- Hs khái quát quan niệm sống của hai nhân vật
- Hs bộc lộ quan niệm
3. Phân tích 
a. Giới thiệu vài nét về Đôn Ki-hô-tê và Xan- chô Pan-xa
b. Nhận định và hành động của hai thầy trò Đôn ki-hô tê trước những cối xay gió. 
Đôn Ki-hô-tê
Xan-chô Pan- xa
- Cho rằng những cối xay gió là những tên khổng lồ ghê gớm cần phải tiêu diệt->vận may để thể hiện tinh thần hiệp sĩ , cơ hội để có thể giàu có.
=> suy nghĩ nực cười, mơ mộng hão huyền, viển vông => Đầu óc hoang tưởng
- Xông lên đánh nhau với cối xay gió dù biết đó là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức ( thét lớn, cầu mong tình nương cứu giúp, tay lăm lăm ngọn giáo...) => rất hiên ngang, dũng cảm nhưng điên rồ, nực cười vì đánh nhau với cối xay gió.
- Thất bại nặng nề nhưng vẫn không chấp nhận sự thật mà cho rằng pháp sư đã hãm hại mình.=>hoang tưởng quá mức
- Khẳng định đó là những chiếc cối xay gió với những cánh quạt và nói rõ nguyên lí hoạt nguyên lí hoạt động của chúng.
=> suy nghĩ, lập luận rất đúng đắn, thực tế=> đầu óc tỉnh táo
- Can ngăn và đứng ngoài cuộc giao chiến.=>nhút nhát, ích kỉ
- Cho rằng thất bại của Đôn Ki-hô-tê là điều tất yếu=> rất tỉnh táo
* Giọng kể tự nhiên, hóm hỉnh, hài hước càng làm nổi bật sự hoang tưởng, điên rồ của Đôn Ki-hô-tê, sự tỉnh táo của Xan-chô Pan-xa.
c. Quan niệm, cách xử sự của hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê khi bị đau đớn và về chuyện ăn, ngủ
Đôn Ki-hô-tê
Xan-chô Pan- xa
- Bị trọng thương mà không kêu rên vì bắt chước các hiệp sĩ=> có vẻ tự trọng, mạnh mẽ nhưng rất nực cười
- Không ăn, không ngủ nghĩ đến người yêu (bắt chước các hiệp sĩ)=> chung thuỷ một cách điên rồ 
- Hơi đau một tí là rên rỉ ngay
=>yếu đuối, nhút nhát
- Ung dung, thoải mái đánh chén, ngủ một mạch tới sáng => quá quan tâm đến nhu câu vật chất=> thực dụng, tầm thường
* Lối kể chuyện hấp dẫn:những chi tiết rất buồn cười , phóng đại, tương phản, giọng điệu tự nhiên, dí dỏm, giễu cợt=> nhân vật hiện lên rất sống động
- Nếu kết hợp những ưu điểm của 2 nhân vật chúng ta sẽ có một con người lí tưởng
4. Tổng kết
- Nội dung: Cặp nhân vật tương phản về mọi mặt với những điểm tốt xấu khác nhau , bổ sung cho nhau=>Đề cao những ước mơ, lí tưởng, hành động cao đẹp vì chính nghĩa; giễu cợt sự viển vông, hoang tưởng, thực dụng, tầm thường.
- Nghệ thuật: Sử dụng thành công nghệ thuật tương phản, đối lập; thủ pháp trào lộng, phóng đại
III. luyện tập
? Em đồng tình với quan niệm sống của nhân vật nào hơn ? Vì sao?
	4. Củng cố
	- Hs tóm tắt nội dung và nêu ý nghĩa của văn bản.
	- Gv bổ sung bằng sơ đồ.
	5. Hướng dẫn
	- Nắm vững nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
	- Soạn bài " Tình thái từ": tìm hiểu khái niệm và lấy ví dụ.
***************************
trường thcs phạm sư mạnh
tổ khoa học xã hội
Giáo án hội giảng 20/11
năm học 2009-2010
	- Tiết 26- Ngữ văn 8
	- Tên bài: đánh nhau với cối xay gió
	 ( Trích " Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
	- Họ tên Gv: Nguyễn Thị phượng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 26 nv8.doc