Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 27 đến tiết 31

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 27 đến tiết 31

TIẾT 27: CHỊ EM THUÝ KIỀU

 (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh :

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.

- Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều : trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.

- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.

- Rèn luyện kĩ năng đọc truyện thơ Kiều, phân tích n/v bằng cách so sánh, đối chiếu.

B. Chuẩn bị:

C. Tiến trình dạy học

*ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ :

1, Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.

2, Tóm tắt một cách ngắn gọn Truyện Kiều của Nguyễn Du.

* Giới thiệu bài mới :

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả nhiều bức chân dung n/vật đặc sắc. Hai chân dung đầu tiên mà người đọc được thưởng thức đó chính là chân dung hai người con gái họ Vương - hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. Thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ "Chị em Thuý Kiều" trích trong Truyện Kiều là một trong những vần thơ tuyệt bút. 24 câu lục bát miêu tả sắc, tài và đức hạnh chị em Thuý Kiều, Thuý Vân - 2 tuyệt thế giai nhân - với tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc Ng Du.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 27 đến tiết 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 14/9/2010
 Ngày dạy: /9/2010
Tiết 27: Chị em Thuý Kiều
 (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh :
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
- Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều : trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
- Rèn luyện kĩ năng đọc truyện thơ Kiều, phân tích n/v bằng cách so sánh, đối chiếu.
B. Chuẩn bị :
C. Tiến trình dạy học
*ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ : 
1, Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
2, Tóm tắt một cách ngắn gọn Truyện Kiều của Nguyễn Du.
* Giới thiệu bài mới :
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả nhiều bức chân dung n/vật đặc sắc. Hai chân dung đầu tiên mà người đọc được thưởng thức đó chính là chân dung hai người con gái họ Vương - hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. Thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ "Chị em Thuý Kiều" trích trong Truyện Kiều là một trong những vần thơ tuyệt bút. 24 câu lục bát miêu tả sắc, tài và đức hạnh chị em Thuý Kiều, Thuý Vân - 2 tuyệt thế giai nhân - với tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc Ng Du.
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu
- Hai HS đọc - Nhận xét cách đọc.
- GV cho HS giải nghĩa một số từ khó.
? Hãy xác định vị trí đoạn trích ?
GV đọc phần mở đầu Truyện Kiều.
? Hãy tìm bố cục đoạn trích?
? Theo em tại sao tác giả lại tả theo trình tự và bố cục như vậy?
I. Tìm hiểu chung.
1, Đọc. Giải nghĩa từ khó 
2, Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều (sau 4 câu thơ nói về gia đình họ Vương, tác giả dành 24 câu thơ để nói về Thuý Vân, Thuý Kiều.
3, Bố cục đoạn trích: 4 phần.
- 4 câu đầu : Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều.
- 4 câu tiếp theo : Vẻ đẹp Thuý Vân.
- 12 câu còn lại : Vẻ đẹp Thuý Kiều.
- 4 câu cuối : Nhận xét chung về cuộc sống hai chị em. 
-> Bố cục hợp lý : Tác giả tập trung miêu tả kĩ nhân vật Thuý Kiều vì vậy đây là nhân vật chính của truyện, nhân vật Thuý Vân chỉ làm nền cho Thuý Kiều. 
GV cho HS đọc 4 câu thơ đầu:
? Hai câu đầu giới thiệu điều gì?
? Hãy tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp hai chị em Thuý Kiều?
? Tác giả đã dùng bút pháp nào để miêu tả?
(lấy hình ảnh thiên nhiên đẹp để nói về vẻ đẹp con người).
?Nhận xét về vẻ đẹp của hai chị em Kiều ? 
? Câu thứ 4 giới thiệu khái quát vẻ đẹp hai chị em thế nào?
 “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
đ Vẻ đẹp không giống nhau nhưng đều là vẻ đẹp hoàn mĩ. 
GV cho HS đọc 4 câu tiếp.
? Chân dung Thúy Vân được tác giả miêu tả bằng những chi tiết nào ?
? Nhà thơ dùng biện pháp nt gì để miêu tả Thuý Vân ?
? Nhận xét của em về vẻ đẹp của Thuý Vân?
? Qua cách miêu tả chân dung của Thúy Kiều, em có thể dự đoán điều gì về số phận của Thuý Vân?
(Đó là vẻ đẹp hoàn hảo, hoà hợp, êm đềm với xung quanh - mây thua, tuyết nhường) 
- GV cho HS đọc 12 câu tiếp.
? Theo em tg’ có dụng ý gì khi tả Thuý Vân trước Thúy Kiều? Vẻ đẹp của Thuý Kiều được miêu tả như thế nào? 
- “ Kiều càng sắc sảo, mặn mà”: biện pháp đòn bẩy (mượn Vân để tả Kiều, vẻ đẹp của Kiều vượt trên vẻ đẹp của Vân), không chỉ đẹp về hình dáng bên ngoài mà còn đẹp ở tâm hồn, trí tuệ .
? Miêu tả chân dung Thúy Kiều, tg’ chỉ tả chi tiết nào ? Tại sao ?
Tg’ tả Vân chú ý khuôn mặt tròn như trăng đầy đặn, phúc hậu. Còn với Kiều là đôi mắt, ánh mắt, màu mắt trong sáng long lanh như làn nước trong xanh êm ả của mùa thu. Đôi mắt biết nói, đôi mắt cửa sổ của tâm hồn, một tâm hồn rất nhạy cảm. 
? Bút pháp miêu tả chân dung Thúy Kiều có giống Thuý Vân không?
(Gợi ý: Em có thể hình dung từng bộ phận trên khuôn mặt Kiều như Th.Vân không ?)
? Hiệu quả của bút pháp nghệ thuật trên đối với việc miêu tả chân dung Kiều ?
? Tg’ khẳng định vẻ đẹp của Kiều ntn ?
- GV liên hệ:
 “ Một vừa hai phải ai ơi
 Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
? Em dự cảm được điều gì về số phận của Thúy Kiều qua sự miêu tả của tg’ ? Do đâu em có dự cảm như vậy ?
- GV liên hệ:
 “ Một vừa hai phải ai ơi
 Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
? Tác giả đã ca ngợi tài hoa của nàng như thế nào?
Tác giả nhấn mạnh tài gì?
? Nhận xét chung về tài, sắc của Kiều ?
? Bốn câu thơ cuối cho ta biết cuộc sống, đức hạnh của chị em Thuý Kiều ntn? 
? Cảm hứng nhân đạo của Ng Du được thể hiện ntn qua đoạn trích này ?
 GV: đoạn trích thể hiện quan niệm tài mệnh tương đố.
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của đoạn trích ?
II- Phân tích : 
1. Chân dung hai chị em Thuý Kiều :
- Hai ả tố nga: Hai cô gái đẹp.
+ Vẻ đẹp về hình dáng: mai cốt cách.
+ Vẻ đẹp về tâm hồn: tuyết tinh thần 
Bút pháp: so sánh ước lệ. 
đVẻ đẹp mảnh mai, thanh cao trong trắng, đài các.
2. Chân dung Thuý Vân
- Khuôn mặt: như trăng, đầy đặn, phúc hậu
- Lông mày: sắc nét, đậm như con ngài
- Miệng cười: tươi thắm như hoa
- Giọng nói: trong như ngọc
- Mái tóc : óng ả hơn mây (mây thua)
- Làn da: trắng mịn màng hơn tuyết (tuyết nhường)
Biện pháp: ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, tả cụ thể, chi tiết.
-> Vẻ đẹp đoan trang, hiền thục, phúc hậu, quí phái. 
-> báo hiệu nàng có một cuộc sống suôn sẻ, hạnh phúc.
3. Chân dung Thuý Kiều:
- Đôi mắt “làn thu thuỷ”: đôi mắt như nước mùa thu
Lông mày “nét xuân sơn”: núi mùa xuân
Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, ước lệ, điểm nhãn chấm phá cốt nêu cái thần. 
Tác dụng: chân dung Kiều đẹp tuyệt đỉnh, không bút nào có thể tả hết.
- Sắc đẹp của Kiều: 
+ Khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”: không tạo nên sự hài hoà êm đềm giữa người với thiên nhiên. 
+ Sắc chỉ 1, tài may ra có người thứ 2 : khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị không ai có thể sánh nổi.
-> Cuộc đời Kiều sẽ chịu nhiều bất hạnh. 
* Tài :
- Thông minh trời phú. 
- Tài: thơ, vẽ tranh, ca hát, chơi đàn (tỳ bà), sáng tác.
đ Tài, sắc toàn diện, lý tưởng.
4. Đức hạnh của chị em Thuý Kiều:
- Sống trong một gia đình gia giáo 
- giữ gìn khuôn phép.
III. Tổng kết - luyện tập :
1. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Đề cao giá trị con người,nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân.
- Nguyễn Du trân trọng cái đẹp đồng thời lo lắng cho số phận của những con người tài hoa nhan sắc -> tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du.
2. Nghệ thuật :
- Bút pháp ước lệ, ẩn dụ, so sánh.
- Tả khái quát -> tả chi tiết
- Phương pháp đòn bẩy, gợi tả
3. Nội dung : SGK.
D. Củng cố, dặn dò
 - Học thuộc lòng đoạn thơ.
 - Viết đoạn văn tả tài, sắc của hai chị em Kiều - Vân.
 - Chuẩn bị tiết 28: soạn bài Cảnh ngày xuân 
* Rút kinh nghiệm: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
-------------------------- *** -------------------------
Ngày soạn: 14/9/2010
 Ngày dạy: /9/2010
Tiết 28: Cảnh Ngày xuân
Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du
A. Mục tiêu cần đạt 
- Giúp học sinh :
+ Thấy được nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du : kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giầu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật,
+ Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh.
B. Chuẩn bị:
C. Tiến trình dạy học.
* ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ : 
? Đọc thuộc lòng đoạn trích " Chi em Thuý Kiều ". Hãy cho biết bút pháp nghệ thuật chủ yếu của Nguyễn Du sử dụng để tả chân dung hai chị em Thuý Kiều là gì ?
*Giới thiệu bài: 
Với đoạn trích " Chị em Thuý Kiều " đã cho ta thấy Nguyễn Du là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả chân dung. Còn với đoạn trích " Cảnh ngày xuân " ta sẽ thấy ông là bậc thầy trong tả cảnh thiên nhiên. " Cảnh ngày xuân " gồm 18 câu thơ, từ câu 39 -> 56 của Truyện Kiều là một bức hoạ về cảnh xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc, của chị em Thuý Kiều. Đây là đoạn thơ tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của đại thi hào Nguyễn Du...
* Bài mới : 
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu
- HS đọc , nhận xét cách đọc.
- GV kiểm tra việc giải nghĩa từ khó.
? Xác định vị trí, nội dung của đoạn trích.
? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần ? Nội dung mỗi phần là gì ?
? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả ở đoạn trích này ?
-> Bố cục theo trình tự thời gian cuộc du xuân. Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt được miêu tả theo trình tự không gian, trình tự thời gian.
? Bức họa mùa xuân được tg’ miêu tả bằng những hình ảnh, màu sắc nào ?
GV: Hai chữ "đưa thoi" rất gợi hình gợi cảm. Nó không chỉ giúp người đọc hình dung ra cảnh mùa xuân rất đặc trưng, bởi én về báo hiệu mùa xuân đến, mà còn gợi ra thời gian mùa xuân đẹp đang trôi rất nhanh. "Thiều quang" gợi lên cái nắng ấm ấp, bầu trời trong sáng của tiết xuân, cái mênh mông bao la của đất trời.
- “Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
- Màu sắc chủ đạo là màu xanh của cỏ, điểm xuyết màu trắng hoa lê.
? Nhận xét về bút pháp tả cảnh và cách dùng từ ngữ của Ng. Du khi tả cảnh mùa xuân ? 
Bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá, thay đổi trật tự từ trong câu. 
? Qua vài nét gợi tả của tác giả, em cảm nhận ntn về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bốn câu thơ đầu ? 
- GV: Chỉ bằng 4 câu thơ với bút pháp nghệ thuật tả kết hợp với gợi Nguyễn Du đã cho người đọc thưởng thức một bức hoạ tuyệt tác về mùa xuân trong sáng : có cánh én chao liệng trên bầu trời khoáng đạt, trong xanh ;thảm cỏ non trải rộng tới chân trời; trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng.Một sự hài hòa đến mức tuyệt điệu. Tất cả gợi lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi,thanh khiết, giàu sức sống. Với chữ "điểm"thi nhân đã thổi hồn vào cảnh vật khiến cảnh vật rất sinh động và có hồn .
- GV giới thiệu: trong ngày Thanh minh có 2 hoạt động cùng diễn ra một lúc: lễ tảo mộ và hội đạp thanh
? Em hãy liệt kê những từ ghép là danh từ, động từ, tính từ xuất hiện trong 8 câu thơ ? Những danh từ, động từ, tính từ đó gợi tả được điều gì ?
? Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật trong 8 câu thơ tả cảnh lễ hội và cho biết tác dụng của nó ?
- GV: Thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ. Các từ ghép, từ láy là danh từ, động từ, tính từ đã được Nguyễn Du sử dụng chọn lọc tinh tế , làm sống lại không khí lễ hội mùa xuân, một nét đẹp văn hoá lâu đời của Phương Đông, của Việt Nam . 
? Cảnh lễ hội trong tám câu thơ đã gợi lên nét đẹp truyền thống của văn hoá lễ hội ngày xưa. Đó là nét đẹp gì ? 
GV: Đời sống tâm linh, phong tục cổ truyền trong lễ tảo mộ được nói đến với nhiều cảm thông, chia sẻ . Các tài tử giai nhân, 3 chị em Kiều trong buổi du xuân không chỉ cầu nguyện cho những vong linh ... trong các VB khoa học
II. Đặc điểm của thuật ngữ
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại mỗi khái niệm chỉ đợc biểu thị bằng 1 thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
C. Củng cố, dặn dò
Bài tập 1 : Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 3 câu.
Các từ lần lượt điền :
Lực....( Vật lý). Xâm thực.........( Địa lý ). Hiện tượng hoá học.......( Hoá học). Trường từ vựng.......( Ngữ văn). Di chỉ.......( Lịch sử ). Thụ phấn......( Sinh học). Lưu lượng...( Địa lý)
Trọng lực ....( Vật lý). Khí áp.....( Địa lý). Đơn chất ....( Hoá học). Thị tộc phụ hệ.....( Lịch sử). Đường trung trực....( Toán học)
Bài tập 2 : - Điểm tựa là 1 thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. ở đoạn trích này nó ko được sử dùng như một thuật ngữ, mà " Điểm tựa " chỉ nơi làm chỗ dựa chính ( Ví tựa như của đòn bẩy)
Bài tập 3 : - Trường hợp a, từ " hỗn hợp " được dùng như một thuật ngữ.
 - Trường hợp b, từ " hỗn hợp " được dùng như một từ thông thường.
Bài tập 4, 5 : Học sinh làm ở nhà.
D. Củng cố, dặn dò
 - Nắm được khái niệm, đặc điểm của thuật ngữ. Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tiết 30: Xem lại bài viết số 1.
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------- *** ---------------------
 Ngày soạn: 14/9/2010
 Ngày dạy: /9/2010 
Tiết 30 : Trả bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu cần đạt :
- Ôn tập, củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt :
+ Kiểu bài : Có đúng là văn bản thuyết minh không ?
+ Nội dung : Các tri thức cung cấp có đầy đủ, khách quan không ?
+ Có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lý, có hiệu quả không ? 
B.Chuẩn bị :
- GV : chấm bài, thồng kê tỉ lệ % bài G,K,TB, Y. 
C.Tổ chức các hoạt động dạy học 
* ổn định lớp. 
* Giới thiệu bài : yêu cầu, tác dụng của tiết trả bài.
* Tổ chức trả bài 
 Đề bài: Cây lúa với người dân Việt Nam.
 1-Tìm hiểu đề:
 ? Hãy xác định yêu cầu của đề bài ?
Kiểu bài: thuyết minh (có kết hợp một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả)
Đối tượng: cây lúa Việt Nam.
 2- Tìm ý, lập dàn ý
 ? Giới thiệu về cây lúa VN, em cần giới thiệu những gì ?
 ? Em hãy lập dàn ý cho bài văn ?
 HS trình bày. GV nhận xét, sửa chữa,bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý chi tiết.
 A. Mở bài: giới thiệu cây lúa VN
 B. Thân bài: 
 1.Nguồn gốc: từ cây lúa hoang được con ngời thuần hoá thành lúa trồng.
 2. Đặc điểm: + Thuộc họ lúa, thân mềm, lá dài, quả có vỏ bọc ngoài.
 + Cây nhiệt đới, ưa sống dưới nước, nhiệt độ cao. 
 3. Các loại lúa
 4. Quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch lúa
 5.Vai trò của cây lúa trong đời sống của người Việt:
 + là nguồn lương thực chính trong đời sống con ngời.
 + chế biến các món ăn, các loại bánh
 + là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước.
 + làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; 
 + dùng làm chất đốt, bện chổi, lợp nhà
 C.Kết bài: Vị trí của cây lúa trong đời sống tình cảm của ngời VN: đi vào thơ ca, gắn bó lâu đời với người nông dânVN.
 ? Có thể kết hợp biện pháp nghệ thuật nào? kết hợp yếu tố miêu tả và ý nào trong bài?
 HS trình bày. GV có thể định hướng thêm cho HS.
 3- Nhận xét, đánh giá
 - GV cho HS căn cứ vào dàn ý và yêu cầu của bài, tự nhận xét bài làm của mình.
 - GV nhận xét chung về ưu- nhược điểm trong bài làm của HS:
	+ Những bài làm khá: Tuân, Dung, Đạt, Hồng, Hiền Lan, Mai
+ Những bài chưa đạt yêu cầu (chưa xác định được yêu cầu của đề bài, còn yếu về viết câu, dựng đoạn, lỗi chính tả sai nhiều): Bình, Lương, Phi, Quang, Quân, Vũ.
	*Tỷ Lệ: 	 Khá: 11HS = 37,9 %
	 	 TB: 12HS = 41,4%
	 Yếu: 6HS = 20,7%
 4- Sửa bài: Gv cho HS nêu cách sửa lỗi, tự sửa lỗi trong bài của mình. GV nhận xét, uốn nắn thêm về cách kết hợp biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả vào bài thuyết minh; cách dùng từ, diễn đạt. 
 5- Trả bài, đọc bài: GVtrả bài, chọn 1,2 bài làm tốt nhất đọc trước lớp cho HS tham khảo.
D.Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhắc nhở, dặn dò học sinh sửa bài viết.
- Chuẩn bị tiết 31: soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------- *** ---------------------
 Ngày soạn: 14/9/2010
 Ngày dạy: /9/2010 
Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
( Trích Truyện Kiều )
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh :
- Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Thuý Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, nhân hậu của nàng. 
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Rèn kĩ năng làm văn tự sự tả tâm trạng nhân vật.
B. Chuẩn bị:
C. Tiến trình dạy học.
* Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc đoạn " Cảnh ngày xuân "
- Nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu.
* Bài mới : 
*Giới thiệu bài: nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của Ng Du được thể hiện rõ trong đoạn trích....
* Dạy bài mới : 
? Nêu vị trí đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ?
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu
- HS đọc - nhận xét.
GV kiểm tra việc nhớ từ khó của học sinh.
? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nội dung từng phần ?
? Em có nhận xét gì về bố cục của đoạn trích ?
Học sinh đọc 6 câu thơ đầu.
? Hai chữ "khoá xuân" gợi hoàn cảnh của Kiều ntn ?
? Khung cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được hiện ra qua con mắt của Kiều ntn ?
(Gợi ý: không gian, cảnh vật ở đây được miêu tả như thế nào? )
Giáo viên bình.
? Hình ảnh " mây sớm đèn khuya " gợi tính chất gì của thời gian.
? Sáu câu đầu cho thấy Kiều đang ở tâm trạng như thế nào?
GV: bình
Học sinh đọc 8 câu tiếp.
? Trong cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, Kiều đã nhớ tới ai? 
?Kiều nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không?
- Nhớ Kim Trọng trước -> phù hợp với quy luật tâm lí, thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du.
? Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào? Tại sao nàng lại nhớ sâu sắc như vậy?
? Em hiểu " Tấm son...phai " như thế nào?
? Qua đó em cảm nhận được tâm trạng gì của Kiều khi nhớ chàng Kim.
? Đọc câu thơ thể hiện tâm trạng Kiều khi nhớ cha mẹ ?
? Nỗi nhớ cha mẹ có khác gì với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu.
? Hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để sáng tỏ điều đó.
? Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng.
- GV bình: Trong hoàn cảnh ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng người đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ -> Kiều là người thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
- Học sinh đọc 8 câu cuối.
? Cảnh là thực hay hư? Cảnh có cho em cảm nhận được tâm trạng của Kiều không ?
? Tg’ đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì ? 
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình
? Cảnh chiều tà bên bờ biển hiện ra trước mắt Kiều có những hình ảnh nào ? Mỗi hình ảnh ấy gợi lên cảm giác gì ?
? Cảnh được miêu tả theo trình tự ntn ? 
-> Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động.
? Trong 8 câu thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ?
- Điệp ngữ “buồn trông”.
? Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình và biện pháp điệp ngữ , Ng.Du đã diễn tả được tâm trạng của Kiều ntn ?
? Đặc sắc nghệ thuật được thể hiện qua đoạn trích là gì ?
? Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào ? 
I. Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đoạn trích
2. Đọc. Giải nghĩa từ khó
3. Bố cục : 3 phần.
- 6 câu đầu : Tâm trạng của Kiều trước lầu Ngưng Bích.
- 8 câu tiếp theo : Nỗi lòng thương nhớ.
- 8 câu cuối : Tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
II. Phân tích
1. Hoàn cảnh của Kiều.
- Hoàn cảnh: giam lỏng
- Không gian: bát ngát, cát vàng bụi bay, dãy núi xa mờ => không gian mênh mông hoang vắng.
- Cảnh vật : non xa, trăng gần, cát vàng bụi hồng gợi sự mênh mông, rợn ngợp, cô đơn trơ trọi.
- Thời gian : " mây.....khuya"- tuần hoàn khép kín, Kiều bị giam hãm trong không gian, làm bạn với mây, đèn trăng.
=> Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
2. Nỗi thương nhớ người thân yêu.
- Kiều nhớ Kim Trọng và nhớ cha mẹ. 
* Kiều nhớ Kim Trọng :
- Nhớ buổi thề nguyền đính ước.
- Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng.
-> Kiều nhớ với nỗi đau đớn xót xa. Khẳng định lòng thuỷ chung son sắt.
* Kiều nhớ cha mẹ : Kiều thương và xót.
- Thương : Cha mẹ sáng, chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần.
- Xót : Lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà không được chăm sóc......
- Các thành ngữ : " quạt nồng ấm lạnh "
+ Điển cố : Sân lai, gốc tử -> Thể hiện tình cảm trực tiếp, xót thương 
-> Nỗi nhớ thương thể hiện lòng hiếu thảo của người con xót xa ân hận vì không báo đáp cha mẹ.
3, Tâm trạng của Kiều
+Thấp thoáng cánh buồm xa xa: cảm giác cô đơn
+ Hoa trôi man mác: gợi thân phận nổi nênh vô định
+ Nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh: gợi cảm giác trống vắng.
+ Gió cuốn, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi: gợi nỗi bàng hoàng, lo sợ. 
=> Tâm trạng cô đơn, đau buồn, lo âu, sợ hãi đến cùng cực. Tâm trạng ấy là điệp khúc, từng lớp, từng lớp trào dâng đang nhấn chìm con người đau khổ
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2. Nội dung : Tác giả cảm thương cho tình cảnh của Kiều, ca ngợi vẻ đẹp thuỷ chung, nhân hậu trong tâm hồn Kiều.
Luyện tập.
Học sinh làm bài tập 1 : Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình : miêu tả cảnh qua cái nhìn của nhân vật đồng thời diễn tả tâm trạng nhân vật.
D. Củng cố, dặn dò 
 - Học thuộc lòng đoạn trích.
- Làm bài tập : Phân tích 8 câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
 - Chuẩn bị tiết 32: Miêu tả trong văn tự sự.
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------- *** ---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 _T6.doc