Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 3 đến tiết 65

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 3 đến tiết 65

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

* Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Nắm được phương châm về lượng và về chất.

- Kỹ năng vận dụng thực hành

* Nội dung: - Phương pháp

- Ổn đinh;

- Bài mới.

- Giới thiệu: Lên lớp 9, chúng ta tiếp tục học kiểu văn bản này với một số yêu cầu cao hơn hư sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, kết hợp thuyết minh với miêu tả  làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn, sinh động, bớt khô khan.

 

doc 116 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 3 đến tiết 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGHI HẢI
T3.	 Ngày 04 tháng 09 năm 2007
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
* Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được phương châm về lượng và về chất.
- Kỹ năng vận dụng thực hành
* Nội dung: 	- Phương pháp
- Ổn đinh;
- Bài mới.
- Giới thiệu: Lên lớp 9, chúng ta tiếp tục học kiểu văn bản này với một số yêu cầu cao hơn hư sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, kết hợp thuyết minh với miêu tả Þ làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn, sinh động, bớt khô khan...
?Đọc (I) Sgk?
?Câu hỏi trả lời có đáp ứng An không?
?Vì sao truyện gây cười?
?Đọc ghi nhớ (Sgk)?
I. Phương châm về lượng:
1. Đọc và trả lời:
- Điều An cần biết là bể bơi, sông hồ, suối...
Đây là hiện tượng không bình thường của hành động nói vì không có nội dung. Khi nói không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
2. Đọc và trả lời.
- Gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói Þ pt truyện cười.
Þ khi giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những điều cần nói.
* Ghi nhớ: Sgk.
- Khi giao tiếp cần có nội dung.
- Nội dung phải đáp ứng yêu cầu.
- Không thiêu, không thừa.
?Truyện phê phán điều gì?trong giao tiếp điều gì nên tránh?
II. Phương châm về chất:
1. Đọc “Quả bí khổng lồ”.
- Phê phán tính nói khoác.
+ Không nên nói những điều mình không tin là sự thật, không có bằng chứng sự thật.
* Ghi nhớ: Khi giao tiếp:
+ Đừng nói những điều mình không tin (nói dối)
+ Đừng nói những điều không có bằng chứng.
III. Luyện tập:
BT1: Lỗi trong câu:
a, Thừa “nuôi trong nhà” vì đã có gia súc;
b, Thừa “có hai cánh” Vì chim đều có hai cánh
BT2: 
a, Nói có sách, mách có chứng
b, Nói dối.
c, Nói thừa.
d, Nói nhăng, nói cuội.
e, Trạng
BT3: Không tuân thủ phương châm về lượng thừa “có nuôi được không”
BT4: Người nói dùng những cụm từ trên nhằm:
a, Báo cho người nghe tính xác thực của thông tin mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b, Để chuyển ý, nhấn mạnh, nhắc nhở, dẫn ý để bảo đảm phương châm về lượng và là chủ định của người nói.
BT5: Ý các thành ngữ:
Bịa đặt vu khống
Nói thiếu căn cứ
Nói không chặt chẽ, rỗng
Nói mà không thực hiện.
Nói ba hoa, khoác lác
Þ Đây là những điều tối kỵ trong giao tiếp
* Dặn dò: - Đọc và làm bài tập.
 - Đọc và soạn “ Sử dụng  thuyết minh”
T4. 	 Ngày 05 tháng 09 năm 2007
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG
 VĂN BẢN THUYẾT MINH
* Yêu cầu: Giúp học sinh:
- Hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn
- Kỹ năng vận dụng thực hành
* Nội dung: 	- Phương pháp
- Ổn đinh;
- Bài mới.
- Giới thiệu: Lên lớp 9, chúng ta tiếp tục học kiểu văn bản này với một số yêu cầu cao hơn hư sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, kết hợp thuyết minh với miêu tả Þ làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn, sinh động, bớt khô khan...
? Văn bản thuyết minh?
? Các phương pháp thuyết minh?
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
a, Văn bản thuyết minh: là loại văn bản cung cấp tri thức cho người đọc về sự vật:
- Tri thức phải có tính khách quan
- Trình bày rõ ràng, chặt chẽ.
b, Phương pháp thuyết minh: Đinh nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh...
? Văn bản nêu nhứng đặc điểm gì của đối tượng? Tri thức?
? Vấn đề được thuyết minh bằng cách nào?
? Tác giả sử dụng biện pháp tưởng tượng, liên tưởng như thế nào?
? Tác giả tả được sự kì là của Hạ Long chưa?
2. Đọc và trả lời câu hỏi: Hạ Long đá và nước
- Sự phong phú, sinh động của Đá và Nước Þ cung cấp tri thức về Đá và Nước cho người đọc. Đặ điểm trên khó thuyết minh bằng đo đếm, liệt kê.
- “Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận” được thuyết minh bằng nhân hóa.
- Nước tạo nên sự di chuyển, chuyển động
- Sự liên tưởng đó dựa vào góc độ và tốc độ di chuyển của du khách. Tùy theo hướng của ánh sáng rọi vào đá, sự vật khác tạo nên thế giới sống động, biến hóa đến lạ lùng.Biến chúng từ những vật vô tri thành những vật sống động, có hồn.
- Tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long.
* Ghi nhớ: Sgk
III. Luyện tập
BT1:
a, Văn bản thuyết minh: Các điểm: giới thiệu loài ruồi có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi; khuyên bảo giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức giệt ruồi. Những nội dung đó được hình thức nghệ thuật gây hứng thú cho người đọc. Đó là các phương pháp:
- Định nghĩa
- Phân loại: các loại ruồi
- Số liệu: Số lượng vi khuẩn, số sinh sản
- Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dịch
b. Cac biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa, tình tiết Þ gây hứng thú, vừa là truyện vui, vừa được học.
BT2:
Đoạn văn gắn với kí ức tuổi thơ mê tín Þ lớn lên, tri thức khoa học đẩy lùi ngộ nhận
* Dặn dò: - Làm bài tập tiếp
 - Tiết sau luyện tập
 - Soạn bài 2
T5	 Ngày 06 tháng 09 năm2007
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG
 VĂN BẢN THUYẾT MINH
* Yêu cầu: Giúp học sinh hiểu:
- Kỹ năng vận dụng thực hành
* Nội dung: 	- Phương pháp
- Ổn đinh;
- Bài cũ: Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Bài mới.
I. Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, bút, nón...
(Đã được dặn về nhà chuẩn bị)
Yêu cầu
a, Nội dung: Nêu công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử ... của sự vật.
b, Hình thức: Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn: kể lại chuyện, tự thuật, nhân hóa...
Kiểm tra: Giáo viên xem kết quả việc chuẩn bị bài của lớp
II. Trình bày trên lớp
Lập dàn ý:
Giáo viên gọi học sinh trình bày dàn ý
Học sinh khác nhận xét bổ sung
Dàn ý hoàn chỉnh: chỉ định nhận xét bổ sung
Đọc phân thân bài: chỉ định nhận xét bổ sung
Đọc phần kết bài: chỉ định nhận xét bổ sung
Đọc cả bài: Cho học sinh khá giỏi xung phong.
Học sinh nhận xét đánh giá
Giáo viên phân tích bổ sung, nhận xét, đánh giá và cho điểm
* Các ý kiến nhận xét phải chỉ được các yếu tố, biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh đã trình bày.
III. Đọc thêm
Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh
Họ nhà kiến
* Dặn dò:	- Sưu tầm văn bản thuyết minh có yếu tố nghệ thuật
- Soạn bài 2.
T6+7	 Ngày 07 tháng 09 năm 2007
Bài 2: Văn bản
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu:
- Hiểu nguy cơ chiến tranh đang đe dọa sự sống trên trái đất. Phải ngăn chặn chiến tranh vì nền hòa bình.
- Nghệ thuật nghị luận: Chứng cứ, cách so sánh, lập luận chặt chẽ.
* Nội dung: 
- Phương pháp;
- Ổn định;
- Bài mới.
I. Giới thiệu
? Nêu những hiểu biết về tác giả?
? Tìm hệ thống luận đề, luận điểm?
1. Tác giả: Ga-bri-en Gacxia Macbet – nhà văn Cô lôm bia. Sinh 1928.
- Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực
- Nhận giải Nô bel về văn học năm 1982
2. Hệ thống luận đề, luận điểm:
- Luận đề: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Luận điểm: 
+ Chiến tranh hạt nhân – một hiểm họa khủng khiếp
+ Mọi người phải đấu tranh loại bỏ chiến tranh.
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Đọc và chú giải (sgk)
? Những lí lẽ để thấy sự tàn phá của vũ khí hạt nhân?
? Tìm những dẫn chứng, số liệu chứng minh ảnh hưởng của việc đua chiến tranh hạt nhân?
2. Phân tích
a, Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Bắt đầu bài viết bằng cách xác định thời gian đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với phép tính đơn giản: Mỗi người không trừ trẻ con, đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ. Xóa 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
- Tác giả còn đưa ra tính toán lí thuyết: Kho và khi ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa, phá hủy thế cân bằng của hệ mặt trời.
b, Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với cuộc sống loài người:
- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng con người được sống tốt đẹp hơn:
+ Dẫn chứng:
Sự đối lập giữa nguồn kinh phí cải thiện cho 500 triệu trẻ em với kinh phí cấp cho công nghệ chiến tranh (số liệu sgk)
Những con số thống kê cụ thể về giá trị của vũ khí; số tiền cần cho cải thiện cuộc sống con người.
- Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí con người mà còn phản lại quy luật tiến hóa của tự nhiên.
+ Dẫn chứng: Quá trình tiến bộ của thế giới tự nhiên và con người, về sự tiến hóa của sự sống: Khoa học địa chất và vác kỷ, các đại sinh học, địa chất >< khoảng thời gian ngắn ngủi vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống. “ Chỉ cần bấm nút”
? Nhận xét cách lập luận của tác giả?
- Lập luận cụ thể , giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực khoa học: Khoa học, xã hội, y tế, giáo dục để chứng minh.
? Tác giả đã nêu những lí lẽ nào để kêu gọi chống chiến tranh hạt nhân?
c, Nhiệm vụ của mọi người: đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho thế giới hòa bình.
- Khẳng định vai trò cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đề nghị mở nhà băng lưu trữ trí nhớ cho những thế hệ sau biết (giả thiết) mà phòng ngừa chiến tranh hạt nhân.
? Cảm nghĩ về văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?
III. Tổng kết: HS thảo luận
* Ghi nhớ: Học thuộc lòng
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người.
- Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã cướp đi của loài người những điều kiện để phát triển, loại trừ nạn đói, thất học và chữa bệnh.
- Mọi người phải đấu tranh loại trừ chạy đua chiến tranh hạt nhân.
- Bài viết có sức thuyết phục bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực cộng hưởng với nhiệt tình của tác giả.
IV. Luyện tập
Nêu cảm nghĩ về văn bản trên.
* Dặn dò: - Đọc lại văn bản trên
 - Soạn bài: Phương châm hội thoại.
T8.	 Ngày 08 tháng 09 năm 2007
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp)
* Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
- Kỹ năng vận dụng thực hành.
* Nội dung:
- Phương pháp;
- Ổn định;
- Bài cũ: Phương châm lượng, chất;
- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
1. Tìm hiểu phương châm quan hệ
? “ Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ tình huống hội thoại nào?
- HS thảo luận trả lời.
? Điều gì xảy ra khi có tình huốn hội thoại như vậy?
- HS trả lời.
? Em rút ra được gì khi giao tiếp?
- Hs đọc ghi nhớ SGK
1. Phương châm quan hệ:
- Tình huống hội thoại: Mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau
- Con người sẽ không giao tiếp với nhau được vì không hiểu nhau.
- Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (p/c quan hệ)
2. Tìm hiểu phương châm cách thức
? “Dây cà ra dây muống” cách nói như thế nào?
- Hs trả lời.
? Cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp?
- HS thảo luận, trả lời.
? Bài học rút ra là gì?
? Đọc truyện cười “Mất rồi”
? Vì sao ông khách hiểu lầm? Lẽ ra cậu bé phải trả lời như thế nào?
- HS thảo luận, trả lời.
? Em rút ra điều gì?
* HS đọc ghi nhớ: SGK
2. Phương châm cách thức
- Cách nói rườm rà, không rõ ràng, rành mạch
- Làm người nghe khó hiểu hoặc hiểu không đúng nội  ...  nhân xét, chỉnh sửa.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
BT1: Thứ 7 vừa qua, chi đội em sinh hoạt tại phòng học như thường lệ. Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. Không khí buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận có phải Nam là người bạn tốt. Nam vốn là người ít nói lại không chịu thanh minh cho mình.
Một lần Nam mách cô về việc các bạn tự ý bỏ học đi đá bóng. Một số bạn trong lớp đã hiểu lầm Nam. Tôi nghĩ bạn Nam nói với cô là một việc nên làm. Có như vậy bạn Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm.
Đọc bài tập 2:
? Câu cuối, tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận vào đoạn văn như thế nào?
- Học sinh thảo luận, trình bày
BT2:
- Yếu tố nghị luận thể hiện trong đoạn văn:
+ Ở lời nhận xét suy nghĩ của tác giả trước cách sống của bà nội: “ Người ta bảo ... Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được”
+ Thông qua chính lời dạy của bà. Bà bảo tôi: “ Dạy con... Dạy vợ...”
Người ta như cây, uốn cây phải uốn từ lúc còn non. Nếu để lớn lên mới uốn thì nó gãy, có khi còn bật vỡ mặt mình
Những câu trên đều là nêu ý kiến nhận xét có lập luận chặt chẽ, nêu lên một chân lý (tục ngữ) rồi từ đó suy ra các kết luận tất yếu bằng các nhận xét, phán đoán.
* Dặn dò: - Về nhà ôn tập, vận dụng yếu tố nghị luận
 - Soạn bài T61.
T61.	 Ngày 30 tháng 11 năm 2007 
	Bài 13. Văn bản:	LÀNG
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu:
- Ông Hai là một nông dân yêu làng, yêu nước.
- Tình yêu cảm động, độc đáo gắn liền với tình yêu kháng chiến, ghết Việt gian, đế quốc.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
- Kỹ năng phân tích nhân vật, tóm tắt tác phẩm.
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Bài cũ: Đoàn thuyền  ánh trăng.
	- Bài mới:
I. Giới thiệu:
?Giới thiệu và nét về tác giả?
1. Tác giả, tác phẩm:
- Kim Lân - Nguyễn Văn Tài, sinh 1920
- Sở trường viết truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với đời sống người nông dân.
?Hoàn cảnh sáng tác và tóm tắt tác phẩm?
- Tác phẩm “Làng” được sáng tác vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tóm tắt tác phẩm:
II. Đọc -Hiểu tác phẩm
?Nêuđại ý tác phẩm?
?Tìm bố cục đoạn văn?
Đọc (sgk)
Chú thích: (sgk)
Đại ý: Tác phẩm diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai - một nông dân rời làng đi tản cư trong kháng chiến chống Pháp.
Bố cục: 2 phần:
Từ đầu  “đôi lời” : Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
 Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính.
?Tìm hiểu văn bản?
?Tìm chi tiết thể hiện tình yêu làngcủa ông Hai ?
Phân tích:
- Yêu làng, khoe làng giàu đẹp, tự hào, hãnh diện về làng.
- không khí cách mạng của làng sôi sục.
- Buộc tản cư ông vẫn luôn khoe làng mình.
 + Nhà ngói, đường sá
 + Di tích truyền thống, sình phần cụ thượng
Þ Khi kể hai con mắt sáng, cái mặt biến chuyển.
?Trước khi nghe tin dữ tâm trạng của ông Hai ntn?
?Khi nghe tin làng theo giặc phản ứng của ông ntn?
- Ông đang ở trong phòng thông tin, tâm trạng phấn chấn “ruột gan như múa cả lên”.
- Ông vui vì không khí kháng chiến thắng lợi baonhiêu thì tin về làng lại làm cho ông buồn khổ bấy nhiêu.
?Học sinh thảo luận: thái độ ông khi nghe tin dữ?
- Thái độ tâm trạng: 
 + Quay phắt lại, lắp bắp hỏi
 + Cực kỳ đau khổ
 + Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân ran, ông lặng đi tưởng không thể được, một lúc sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, dọng lác hẳn đi.
 + Cúi gầm mặt, về mằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ông rít lên rồi ngờ ngợ, một loạt các câu hỏi, rồi trằn trọc
?Những chi tiết đó thể hiện tâm trạng cảu ông như thế nào?
- Nội tâm day dứt:
 + Không biết đi đâu về đâu 
 + Về làng không được (Làng theo giặc)
 + Đi đâu ngưới ta cũng đuổi
?Vì sao ông lại kể chuyện với con như thế?
+ Chẳng biết nói với ai, đành thủ thỉ với con cho với đi sự đau khố.
 + Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng trên má
? Chi tiết nào thể hiện sự căm giận của ông đối với Việt gian
? Tâm trạng, tấm lòng ông như thế nào? Tại sao ông đau đớn xúc động?
- Đau đớn tủi nhục khi nghe tin làng theo giặc. Ông là người yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến.
Khi nghe tin cải chính
? ông Hai nghe tin này vào lúc nào? Thái độ, việc làm của ông ra sao?
- Thái độ: hồ hởi vui vẻ,
- Nét mặt: tươi vui, rạng rỡ hẳn lên
+ Hành động: Chia quà cho con, đi khoe tin nhà ông bị đốt
+ Lật đật, bô bô (3 lần)
“ Múa tay lên mà khoe”
“ Ra láo, láo hết. Toàn là sai sự mục đích cả”
- Niềm hạnh phúc choáng ngợp trong tâm trí ông.
? Em suy nghĩ gì về thái độ, hành động, tâm trạng của ông Hai?
- Ông yêu làng, yêu nước tha thiết, Niềm tin vào kháng chiến, vào Bác Hồ,  khiến người đọc cảm động.
? Vì sao ông không buồn mà vui khi làng bị đốt?
- Ông biết hi sinh cái riêng vì cái chung (yêu nước, yêu Cách mạng)
- Đó là một dẫn chứng về việc làng không theo giặc
Þ Sự tài tình, tinh tế của tác giả.
5. Nghệ thuật
* Nghệ thuật:
a) Ngôn ngữ: mộc mạc, giản dị, đúng tính cách nông dân.
b) Xây dựng tính cách nhân vật:phù hợp với tầng lớp, giai đọan xã hội của nhân vật
c) Xây dựng tình huống hợp lý, hấp dẫn
* Nôi dung: Tình yêu làng, yêu nước, yêu Cách mạng. Trong đó nội dung tư tưởng mới: Người nông dân thời đại mới biết đặt tình yêu làng quê trong tình yêu đất nước, yêu Cách mạng.
6. Tổng kết: Đọc ghi nhớ SGK
* Luyện tập: BT2 trang 174 SGK
* Dặn dò: - Sọan tiết 63
 - Tóm tắt nội dung tác phẩm.
T63.	 Ngày 02 tháng 12 năm 2007
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Hiểu được sự phong phú về ngôn ngữ trên khắp đất nước
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Ổn định
	- Bài mới
BT1: Tìm phương ngữ
? Học sinh thảo luận, giáo viên nhận xét.
Nhút: món ăn Nghệ Tĩnh
Sầu riêng, chôm chôm: trái cây ở Nam Bộ
Bồ bồn: Loại rau xanh ở Nam Bộ (muối hoặc xào nấu)
Giống nghĩa nhưng khác âm
Bắc
Trung
Nam
Mẹ
mạ
Má
bố
bọ
Tía
Bà
Mè
Bà
quả
trấy
Trái
Cá quả
Cá tràu
Cá lóc
Ngã
bổ
Té
lợn
heo
Giống âm, khác nghĩa
Bắc
Trung
Nam
Nón
Nón
thứ đội đầu
Hòm (dụng cụ)
Hòm (đựng xác người)
Hòm (đựng xác người)
BT2: Có từ ngữ có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác
? Học sinh thảo luận, giáo viên nhận xét.
Þ Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng, miền do điề kiện tự nhiên, phong tục, tâm lý nhưng không nhiều lắm
BT3: Cách hiểu nào được coi là ngôn ngữ toàn dân
Là ngôn ngữ Bắc bộ, thủ đô Hà Nộivì trên thế giới người ta thường lấy tiếng thủ đô làm chuẩncho ngôn ngữ toàn dân.
BT4: (SGK)
? Học sinh làm bài, giáo viên nhận xét?
Để cho phù hợp với hoàn cảnh nên phải dùng từ địa phương
Chỉ nên dùng từ địa phương khi mình đang ở địa phương đó, nơi mọi người đang dùng một phương từ ngữ.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật người địa phương nào phải để cho họ nói theo địa phương họ. (Xem SGK)
* Dặn dò: Sọan bài T64.
T64.	 Ngày 05 tháng 12 năm 2007
ĐỘC THOẠI- ĐỐI THOẠI
VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Hiểu đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và tác dụng trong văn tự sự.
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện, kỹ năng vận dụng
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Ổn định
	- Bài mới
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hđộng 1: Đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Học sinh đọc SGK
- Học sinh thảo luận câu hỏi SGK
- Học sinh đại diện trình bày
? Mấy người trình bày? Chỉ ra dấu hiệu đó là một cuộc trao đổi qua lại?
? Nhận xét về ngôn ngữ của các câu: 
- Hà, nắng gớm, về nào
- Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu?
- Học sinh thảo luận:
- Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?
I. Đối thoại và độc thoại nội tâm tâm trong văn bản tự sự
1. VD: Đọc đọan văn SGK
- Trong đọan trích:
- Hai người phụ nữ tản cư đang trình bày chuyện với nhau vì có 2 lượt đối thoại qua lại.
Nội dung chuyện đều hướng vào nội dung chuyện của nhau và có dấu hiệu hình thức: Gạch ngang đầu dòng (-) Þ đây là lời đối thoại.
- Không phải là ngôn ngữ đối thoại vì nội dung ông nói không hướng về ai. Một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách tháo lui.
Đó là lời độc thoại
- Đây là những câu ông Hai noi với chính mình, không nói thành lời mà âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tâm trạng ông Hai thể hiện dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc
Þ Độc thoại nội tâm
2. Nhận xét:
? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung câu chuyện? Và thái độ người dân tản cư mà ông Hai gặp?
? Các hình thức diễn đạt ấy có tác dụng diễn biến tâm lý của ông Hai như thế nào?
- Học sinh thảo luận.
- Cách diễn đạt trên thể hiện một cách sinh đôhng không khí cuộc sống chung lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện thái độ căm giận của người dân tản cư đối với dân làng chợ Dầu tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật
- Các tình huống độc thoại và độc thoại nội tâm khắc họa sâu sắc, rõ nét tâm trạng của ông Hai: dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc
3. Bài học
? Có thể rút ra bài học thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Đọc ghi nhớ SGK
? Tác dụng của các hình thức đó?
- Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu các loài thoại.
- Độc thoại: là lời của một người không nhằm vào ai hoặc nói với chính mình. Khi độc thoại thành lời thì dùng gạch ngang đầu dòng (-) còn nói không thành lời thì không dung (-) Þ độc thoại nội tâm.
- Độc thoại nội tâm: Độc thoại không nói thành tiếng (suy nghĩ).
- Tác dụng: Tạo không khí cuộc sống thật, đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tình cảm, diễn biến tâm lí.
II. Luyện tập
Tác dụng hình thức đối thoại sau:
T65.	 Ngày 10 tháng 12 năm 2007
LUYỆN NÓI
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
* Mục tiêu: giúp học sinh:
- Biết cách trình bày vấn đề trước tập thể theo ngôi thứ nhất hoặc thứ 3 (có kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm).
* Nội dung:	- Phương pháp
	- Ổn định
	- Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:
1. Giới thiệu bài
- Yêu cầu cuộc sống
- Rèn luyện toàn diện
- Nội dung
Chuẩn bị
- Lập đề cương
- Đọc đề, phân tích đề
- Tổ 1 trình bày
Các tổ khác nhận xét
- Nhận xét về diễn đạt?
2. Công tác chuẩn bị
BT1: Tâm trạng của em sau khi gây ra 1 chuyện không hay cho bạn. (Các tổ chuẩn bị)
- Mở bài
- Thân bài
- Kết luận
Yêu cầu: Đã gây ra cho bạn chuyện gì? Không hay ở đâu? Hậu quả?
- Sau khi gây ra chuyện, tâm trạng em như thế nào?
+ Ân hận, day dứt, khổ tâm, nhưng khi nói lời xin lỗi? Vì sao có tâm trạng đó? ( Có thể là không đủ can đảm, phải hạ mình, cảm thấy xấu hổ, mất mặt...)
- Tâm trạng phức tạp, biết sai nhưng không dám xin lỗi. Sau đó đã xử sự thế nào? 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9(96).doc