Tiết 31 -32 Mã Giám Sinh mua Kiều
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc học hình tượng nhân vật qua một đoạn trích
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG:
1.Kiến thức
Thái độ khinh bỉ căm phẫn của tác giả đối với bản chất xấu ã đê hèn của bọn buôn người,đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp nhân phẩm
- Thấy đư¬ợc tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ, tính cách thông qua diện mạo, cử chỉ
III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Thầy : Nghiên cứu TLTK, bảng học tập
2. Trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài theo hướng dẫn .
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
Trong toàn tác phẩm nhân vật Mã Giám Sinh xuất hiện không nhiều nhưng gã trở thành một điển hình sống động,một loại lưu manh đê tiện với tất cả mọi chi tiết từ ngoại hình đến tâm tính ,từ ngôn ngữ đến hành động,hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đoạn trích.
Tiết 31 -32 Mã Giám Sinh mua Kiều I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc học hình tượng nhân vật qua một đoạn trích II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG: 1.Kiến thức Thái độ khinh bỉ căm phẫn của tác giả đối với bản chất xấu ã đê hèn của bọn buôn người,đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp nhân phẩm - Thấy được tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ, tính cách thông qua diện mạo, cử chỉ III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. 1. Thầy : Nghiên cứu TLTK, bảng học tập 2. Trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.. IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Trong toàn tác phẩm nhân vật Mã Giám Sinh xuất hiện không nhiều nhưng gã trở thành một điển hình sống động,một loại lưu manh đê tiện với tất cả mọi chi tiết từ ngoại hình đến tâm tính ,từ ngôn ngữ đến hành động,hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đoạn trích... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung I/Tìm hiểu chung - GV hướng dẫn HS đọc. v đọc-gọi hs đọc -Miêu tả MGS :Nhấn giọng ở từ ngữ MT.Đoạn tả Kiều:giọng sâu lắng xót xa.Đoạn kể về cuộc mua bán:giọng linh họat GV: TK đã thề nguyền đính ước với Kim Trọng sau đó KT về Liêu Dương hộ tang chú mất.Gia đình Kiều bỗng gặp tai biến –bọn sai nha đến nhà bắt cha và em đánh đập tra khảo đòi tiền”Rường cao rút ngược dây oan Dẫu là đá cũng nát gan lọ người” TK quyết định bán mình chuộc cha và em.Kẻ tìm đến mua Kiều là gã giám sinh họ Mã,Kiều trở thành đối tượng để người mua cân đong sắc tài.Đoạn trích kể và tả về việc MGS đến mua Kiều và tâm trạng TK. H: Nêu vị trí đoạn trích ? -HS nêu -Vị trí: nằm ở phần II từ câu 618-652 ?Hãy cho biết PTBĐ -PTBĐ: TS+MT+BC ?Đoạn trích này có thể chia thành mấy phần? GV :chúng ta có thể không phân tích theo đoạn mà phân tích theo tuyến nhân vật ?Từ khó -2 phần : -MGS đến nhà Kiều -Công việc mua bán -hs nêu II/Đọc- hiểu văn bản 1.Nội dung a/Chân dung Mã Giám Sinh ? Tác giả giới thiệu về Mã Giám Sinh qua các phương diện nào ?Hãy đọc những câu thơ tương ứng? ?Những chi tiết về dáng vẻ cho biết MGS là người ntn? hs phát hiện-đọc -Dáng vẻ. -hs nhận xét -Dáng vẻ : +Tuổi tác : Quá niên trạc ngoại tứ tuần. +Diện mạo : Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao ->Đứng tuổi nhưng ăn chơi,thiếu đứng đắn ?Khi ra mắt trong buổi vấn danh MGS có những cử chỉ ntn? Nhận xét? ? “ngồi tót” là ngồi ntn? ?Lao xao là loại từ gì? giải nghĩa? ?Qua phân tích giúp ta hiểu gì về MGS? +/cử chỉ : “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” (ĐT-Bổ tố)-ngồi nhanh,mạnh vào ghế trên thường dành cho người lớn tuổi trong gia đình “Trước thầy sau tớ lao xao” từ láy tượng thanh ->nhốn nháo ồn ào mất lịch sự -HS nhận xét -cử chỉ : ->là kẻ vô văn hoá,mất lịch sự ?Hãy đọc lên những lời nói của gã?ND trả lời có chính xác không?Lí lịch của một người mang danh đi hỏi vợ có rõ ràng không? ?Qua những lời này lộ ra đặc điểm nào trong tính cách của y? -1 em đọc: “Hỏi tên rằng...” “Rằng:mua ngọc...” -nhận xét: Cách trả lời cộc lốc,hỏi tên thì nói họ (MGS có thể hiểu theo 2 cách), hỏi quê ở Lâm Truy lại nói ở Lâm Thanh (dối trá-mập mờ ) -Cộc lốc ,giả dối,mập mờ lai lịch -Lời nói : ->là người thô lỗ trịch thượng ?Hãy khái quát lại những bản chất của MGS được bộc lộ qua các chi tiết MT ngoại hình trên?Cách dùng từ ngữ ntn? -dùng nhiều từ láy tượng hình,tượng thanh là kẻ ăn chơi,phóng đãng trâng tráo ?Có gì đặc biệt trong cách nói của MGS trong cuộc mua bán “Rằng mua ngọc...” ?Tính cách nào của gã lại được bộc lộ ? -hs so sánh với cách nói khi mới ra mắt: khi tiêu tiền thì noí năng mềm mỏng,lịch sự... gỉa dối xảo quyệt kiểu con buôn Lệnh : Đọc lại những câu kể về MGS trong cuộc mua bán ?t/g sử dụng nhiều từ loại gì?Tác dụng gì trong việc tả cách chọn hàng? ?Em thấy trong thực tế có ai đi hỏi vợ lại hỏi giá bao nhiêu không?có ai cò kè trả giá vợ không?Điều đó cho thấy bản chất thật của MGS và mụ mối là những kẻ ntn? -1 em đọc “Đắn đo cân ...” -Dùng 1 loạt ĐT liên tiếp->tả trực tiếp ,kĩ lưỡng tỉ mỉ cách chọn mặt hàng cân đong đo đếm -hs nhận xét Cuộc mua bán diễn ra căng thẳng-bớt 1 ,thêm 2 ->giá cả bị giảm từ )nghìn vàng chỉ còn 400 Bộc lộ bản chất buôn thịt bán người GV:Trong cuộc sống thường nhật ta thấy có những cuộc mặc cả diễn rakhi mua mớ rau con cá nhưng chưa thấy ai đi mặc cả một con người.Qua bức tranh tả thực sắc sảo cua rND giúp chúng ta thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của bọn buôn thịt bán ngưổitng XHPK núp dưới hình thức đi hỏi vợ nhưng có lẽ đây là cuộc mua bán ghê tởm nhất Lệnh: Hãy đọc những câu thơ “Nỗi mình thêm tức ...như mai” -hs đọc b. Tâm trạng Thuý Kiều. ?Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng?Phân tích hiệu quả NT? -Dùng điệp từ,số từ tăng tiến,ẩn dụ(buồn như cúc,gầy như mai..) ->vẻ đẹp héo hon ủ rũ H: Em cảm nhận được gì về hình ảnh của Kiều qua đoạn thơ trên ? - Hoàn cảnh tội nghiệp vì nàng là món hàng đem bán -> Nỗi đau đớn tái tê. H: Tại sao Kiều chấp nhận bán mình chuộc cha mà lúc này không giấu được nổi nỗi buồn đau tê tái? -> Là người ý thức được nhân phẩm trước cảnh đời ngang trái khi nghĩ tới tình duyên dang dở và gia cảnh tai bay vạ gió -Nàng xót xa vì gia đình bị tai bay vạ gió phải dứt tình với Kim Trọng H: Em hiểu gì về tâm trạng Thuý Kiều? ?Câu cuối đoạn trích viết dưới dạng câu khẳng định,nó khẳng định điều gì? GV: Trong tp có 17 lần t/g nói đến thế lực đồng tiền (Trong tay sẵn có...Một ngày lạ thói...) - HS nhận xét. -Khẳng định thế lực của đồng tiền trong XH -hs nghe -Nỗi Đau đớn tủi nhục ê chề khi rơi vào tay MGS -Đau khổ câm lặng, hành động như một cái máy ═=>Hiện thực xã hội phơi bày,Kiều là nạn nhân của thế lực đồng tiền. H: Qua đoạn trích em hiểu gì về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du ? -> Thái độ khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người, tố cáo thế lực đồng tiền, chà đạp lên con người. - Niềm cảm thương trước thực trạng con người bị chà đạp. c.Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du:Thể hiện thái độ khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người,xót thương đồng cảm Thúy Kiều H: Hãy nêu những thành công về nghệ thuật của đoạn trích ? - HS tổng kết. 2.Nghệ thuật:Miêu tả nhân vật MGS quâ diện mạo hành động, ngôn ngữ..thể hiện bản chất xấu xa Gọi 1 em đọc ghi nhớ 1 em đọc ghi nhớ 3.Ý nghĩa văn bản:Đoạn thơ thể hiện tấm lòng thương cảm , xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp, lên án hành vi bản chất xấu xa của những kẻ buôn người * Ghi nhớ : sgk *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: -Học thuộc lòng đoạn trích,phân tích nhân vật MGS trong đoạn trích, sưu tầm những câu thơ đoạn thơ khác trong Truyện Kiều miêu tả nhân vật phản diện.Hiểu và dùng được một số từ thông dụng 4.Củng cố: ?Nếu để đặt lại tên cho đoạn trích em sẽ đặt ntn? -Một cuộc mua bán kì lạ. -Chân dung bọn buôn thịt bán người. - “Hỏi vợ”... ?So sánh bút pháp miêu tả nhân vật của t/g đối với 2 tuyến nv : thiện -ác H: Qua hai văn bản vừa học em hiểu gì về số phận của Kiều cũng như số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến? 5.Chuẩn bị bài mới: -Học bài -Học ghi nhớ SGK - Hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản vừa học. - Phân tích nhân vật MGS bằng một bài văn ngắn. - Soạn : Kiều ở lầu Ngưng Bích +Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích? +Nỗi nhớ của Kiều? +Tâm trạng Kiều qua cảnh vật?
Tài liệu đính kèm: