Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến tiết 41

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến tiết 41

TIẾT 31 Ngày 28 tháng 9 năm 2008

VĂN BẢN: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 ( Trích Truyện Kiều)

A/ Mục tiêu:

- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niền thương nhớ của Kiều cảm nhận được tấm lòng thương nhớ, thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều.

- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

B/ Lên lớp

1. Ktbc ? Thuật ngữ là gì? Cho VD?

2. Vào bài

3. Bài mới

I/ Tìm hiểu chung

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến tiết 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 Ngày 28 tháng 9 năm 2008
Văn bản: 	Kiều ở lầu ngưng bích
 ( Trích Truyện Kiều)
A/ Mục tiêu: 
Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niền thương nhớ của Kiều cảm nhận được tấm lòng thương nhớ, thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều.
Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
B/ Lên lớp
Ktbc ? Thuật ngữ là gì? Cho VD?
Vào bài
Bài mới
I/ Tìm hiểu chung
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
? Cho biết vị trí đoạn trích?
? Về vị trí đoạn trích cho em những hiểu biết gì về văn bản ?
- Nằm ở phần 2 Gia biến và lưu lạc
- Kiều định tự vẫn khi biết mình bị lừa vào lầu xanh. Tú Bà cho Kiều ra ở 1 mình tại lầu Ngưng Bích chờ thực hiện âm mưu mới.
- Đoạn này diễn tả tâm tư cuả Kiều trong những ngày bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích.
2. Bố cục
? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
- 3 phần
- phần1: 6 dòng đầu(khung cảnh nơi giam giữ Kiều).
- phần2: 8 dòng tiếp(lòng thương nhớ của Kiều).
- phần3: 8 dòng cuối(Nỗi buồn của Kiều).
 II/ Phân tích
1. Cảnh nơi giam giữ Kiều
? Em hiểu gì về câu thơ đầu?
? Khoá xuân có nghĩa là gì?
? Câu thơ 2-3-4 có nghĩa là gì? các câu thơ ấy gợi lên điều gì?
?Một cảnh tượng ntn gợi lên từ những câu thơ đầu?
? Từ cảnh tượng này em hiểu gì về thân phận của Thuý Kiều?
? Từ cảnh ấy cuộc sống của Kiều diễn ra ntn?
? Điều này cho thấy Kiều đang phải chịu đựng 1 cuộc sống ntn?
? Qua 6 dòng thơ đầu cho em hiểu gì về nội dung? 
- Kiều đang ở lầu Ngưng Bích.
- khoá xuân(Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng).
- hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mông trời nước.
- Từ lầu Ngưng Bích chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt.
- Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ,lạnh lẽo, thiếu vắng sự sống của con người.
- Nhỏ bé đơn độc, bơ vơ giữa 1 thế giới lạnh lẽo và hoang vắng.
- Sáng làm bạn với mây, khuya làm bạn với ngọn đèn. Tâm tư buồn bã.
- Quanh quẩn, buồn bã, lạc lõng, bơ vơ.
-- Thiên nhiên hoang lạnh, xa lạ.
- Con người cô độc, nhỏ bé. 
2. Nỗi lòng thương nhớ của Kiều
? 8 câu thơ tiếp diễn tả điều gì?
? Những lời nào hướng về Kim Trọng? Những lời nào hướng về cha mẹ?
? Nhớ đến người yêu Kiều đã tưởng tượng ra những gì?
? Vì sao khi nhớ về tình yêu Kiều vẫn cảm nhận được tấm lòng son của mình cho dù thân phận nàng lúc nàybơ vơ.?
? Nhớ thương 1 tình yêu trong cảnh ngộ bản thân đang bất hạnh người đó phải có phẩm chất tâm hồn ntn?
? Với cha mẹ Kiều đã nghĩ gì?
 ? Em hiểu gì về 2 câu:
 “ Sân lai cách mấy nắng mưa
 Có ..............................ôm”
? Qua những lời giãi bày của Kiều em đọc được những nét đẹp đẽ, cao quý nào trong tính cách nhân vật Kiều?
- Tâm trạng thương nhớ Kim trọng và cha mẹ
-4 câu tiếp (tưởng ...... cho phai)
-4 câu sau ( xót người ........... người ôm)
- Nhớ tới chén rượu thề nguyền.
- Tưởng tượng cảnh Thuý Kiều cũng đang hướng về mình.
- Thân phận bị trôi nổi nhưng tình yêu với Kim Trọng vẫn nguyên vẹn.
- Vì cho dù không đền đáp được tình yêu, thì Kiều vẫn nặng lòng với chàng Kim.
- Sâu sắc, thuỷ chung,thiết tha với hạnh phúc lứa đôi.
- - Xót thương cha mẹ sáng-chiềutựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần
- Xót thương cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nôm.
- Nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
- Có nghĩa, có tình, thuỷ chung son sắt
3. Nỗi buồn của Kiều
 Học sinh đọc 8 câu tiếp
? Có những cảnh nào được gợi tả ở đây?
?Tất cả cảnh ấy thể hiện điều gì?
? Lời độc thoại” Buồn trông” lặp đi lặp lại trong đoạn thơ có tác dụng gì?
? Từ đó em cam,r nhận được nỗi đau nào trong tâm hồn và số phận nàng Kiều?
- Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.
- Những cánh hoa trôi dạt trên sóng nước.
- Bãi cỏ đơn điệu kéo dài tới tận chân trời.
- Sóng và gió biển ầm ầm quanh lầu Ngưng Bích.
- Tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: Đó chính là sự cô đơn, thân phận chìm nổi lênh đênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu,cha mẹ và cae sự bàng hoàng, lo sợ.
- Diễn tả nỗi buồn chồng chất kéo dài.
- Gợi day dứt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người.
- Tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người.
- 1 tâm hồn bị hành hạ
- 1 số phận bơ vơ, lạc lõng bị đe doạ..
III/ Tổng kết
? Qua văn bản đem lại cho em những hiểu biết gì?
? Về nghệ thuật có gì đáng chú ý?
- Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều.
-Thể thơ lục bát truyền thống
- Tả cảnh ngụ tình
- điệp từ ngữ
IVDặn dò
Học thuộc lòng bài thơ
Chuẩn bị tiết 32
Tiết 32 Ngày 29 tháng 9 năm 2008
Miêu tả trong văn bản tự sự
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh
Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự .
Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản
B/ Lên lớp
Ktbc ? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Qua đó nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
Vào bài
Bài mới
I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
 Học sinh đọc đoạn trích
? Đoạn trích kể về việc gì?
? Sự việc ấy diễn ra theo 1 trình tự ntn?
? Bạn kể lại nội dung đoạn trích đã đầy đủ chưa?
? Từ đó xem các sự việc chính có bạn nêu lên sau đây đã đầy đủ chưa?
? Hãy nối các sự việc ấy thành 1 đoạn văn?
? Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật QT có nổi bật không? câu chuyện có sinh động không? Tại sao?
GV đưa ra 2 cách: đoạn trích và cách kể như ghép các sự việc học sinh so sánh 2 cách này. Hãy rút ra nhận xét?Vì sao?
? Vậy hãy tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn văn tự sự?
? đến đây em thấy yếu tố miêu tả có vai trò ntn đối với văn bản tự sự?
- Kể về việc vua QT chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
- Dựa vào các sự việc ở dưới kể lại.
- Đầy đủ.
- học sinh tự nối.
- Không mà câu chuyện trở nên khô khan kém hấp dẫn. Vì đơn giản kể lại sự việc, tức là mới trả lời câu hỏi” Việc gì mới xảy ra” chứ chưa trả lời được câu hỏi” Việc đó diễn ra ntn”.
- Cách kể như trong đoạn trích sinh động hơn.
- Vì có các yếu tố miêu tả trả lời cho câu hỏi ntn?.
- Nhân có gió bấc.......... làm hại mình.
- Quân Thanh chống........... mà chết.
- Quân Thanh thừa........... đại bại.
- Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
* Ghi nhớ: SGK học sinh đọc
II/ Luyện tập:
 Bài tập1: - Tả người: Vân xem ..........
 ................................kém xanh
Tả cảnh: + Cỏ non xanh tận........
 ...............................bông hoa.
 + Tà tà bóng.....................
 ..........................bắc ngang.
Đoạn trích chị em Thuý Kiều Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả, nhất là tả người. Nhằm tái hiện lại chân dung” Mỗi người......10” của Thuý Kiều và Thuý Vân. Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, 1 thủ pháp quen thuộc và nổi bật trong thơ cổ.
Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ. Nó góp phần làm cho người đọc có khoái cảm thẩm mĩ.
BT3-4 GV hướng dẫn học sinh làm
III/ Dặn dò 
 _ Học bài cũ, làm bài tập
Chuẩn bị tiết: 33
Tiết 33 Ngày29 tháng 9 năm 2008
Trau dồi vốn từ
A/ Mục tiêu
Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
B/ Lên lớp
ổn định lớp và ktbc ? Em thấy yếu tố miêu tả có vai trò ntn đối với văn bản tự sự?
Vào bài
Bài mới
 I/ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
 Học sinh đọc VD
? Tiếng việt có khả năng đáp ứng các yêu cầu giao tiếp của chúng ta không? tại sao?
? Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng việt, mỗi chúng ta phải làm gì? Tại sao?
? Xác định lỗi diễn đạt trong những câu sau?
? Vì sao có những lỗi này? Vì tiếng của ta nghèo hay người viết “ không biết dùng tiếng ta” ?
 Như vậy để biết dùng tiéng ta cần phải làm gì?
- Có vì: Tiếng việt rất giàu, đẹp và luôn luôn phát triển.
- Chúng ta phải không ngừng trau dồi từ của mình, biết vận dụng một cách nhuần nhuyễn tiếng việt trong nói và viết. Vì đó là cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt có hiệu quả nhất, nó thể hiện lòng tự hào dân tộc.
 Học sinh quan sát VD
- Cả 3 câu người viết đều mắc lỗi dùng từ.
a/ Thừa từ “đẹp”(thắng cảnh có nghĩa là cảnh đẹp).
b/ Sai từ dự đoán
c/ Dùng sai từ đẩy mạnh
- Vì người viết không biết chính sác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng. Rõ ràng không phải do tiếng ta nghèo mà do người viết không biết dùng tiếng ta.
- Phải nắm được đầy đủ và chính sác nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Ghi nhớ : SGK học sinh đọc
II/ Rèn luyện để làm tăng vốn từ
 Học sinh đọc VD
? Em hiểu ý kiến đó ntn?
? Hãy so sánh hình thức trau dồi vốn từ đã dược nêu trong phần một và hình thức trau dồi vốn từ của nguyễn du qua đoan trích của Tô Hoài.?
? Vậy muốn trau dồi vốn từ cần phải làm gì?
- Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hàoNguyễn Du bằng cách học lời văn tiếng nói của Nguyễn Du.
- ở phần I chúng ta đề cập đến việc trau dòi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa của cách dùng từ.
- Còn ở phần trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
* Ghi nhớ: SGK học sinh đọc 
III/ Luyện tập BT1/ Hậu quả - b
 Đạt là - a
 Tinh tú là- b
BT2/ -
a/ Tuệt chủng: Bị mất hẳn nòi giống
Tuyệt tự: không có con trai nối dõi
Tuyệt giao: cắt đứt mọi quan hệ
Tuyệt thực: Nhịn ăn hoàn toàn
Tuyệt đỉnh: điểm cao nhất mức cao nhất
 Tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối
 Tuyệt tác: phát triển nghệ thuật hoàn mĩ
 Tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánh bằng
 b/ đồng âm: có vỏ âm thanh giống nhau
 đồng bộ: Các bộ phận hữu quan phối hợp với nhau một cach nhịp nhàng
 đồng chí: cùng chí hướng cùng nhau lí tưởng
 đồng dạng: có cùng một dạng như nhau
BT3: 
Im lặng thay bằng : yên tĩnh vắng lặng
Cảm xúc................: Cảm động, xúc động, cảm phục
Dự đoán.................: phỏng đoán, ước đoán, ước tính
IV/ Dặn dò
Học và làm bài tập
Chuẩn bị bài mới
Tiết 34-35 Ngày 1 tháng 10 năm 2008
Viết bài tập làm văn số 2
A/ Mục tiêu:
Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
Rèn kỹ năng diễn đạt trình bày
B/ Lên lớp
ổn định lớp
đề bài
Tưởng tượng 20 năm, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 
C. Dàn bài + đáp án:
Đầu thư: -Giới thiệu sự việc định kể (1,5đ)
Nội dung: Diễn biến sự việc (6đ)
Cụ thể:
Bước chân vào cổng trường cảnh tượng ngôi trường đập vào mắt (2đ)
+ Quang cảnh Nhớ về quá khứ
+ học sinh
Vào trường, đi dọc hành lang + Nhớ lại hình ảnh thầy cô giáo cũ (4đ)
 + Phòng học, lớp học
 + Tìm gặp các thầy cô giáo cũ
 + Gặp lại các thầy cô giáo cũ+bạn bè trở thành gv
 + Hình ảnh các thầy cô giáo cũ so với trước
 + Công tác hiện nay của các  ... ì chú ý?
? Tác dụng của biện pháp so sánh này
? Kết quả?
? Em có nhận xét gì về việc đánh cướp của VT( Về thời gian, lực lượng, hành động, kết quả.)
? Theo em đặc điểm nào trong tính cách LVT được bộc lộ qua những lời nói hành động đó của chàng?
? Nếu bình luận về sự việc đánh cướp cảu VT thì lời bình luận của em là gì?
_ Học sinh quan sát tranh
? Nếu chọn thơ đề tên cho tranh minh hoạ trong SGK thì em sẽ chọn lời thơ nào?
- VT gặp cướp hoành hành
+ Hành động: bẻ cây làm gậy
- 1 mình đánh tan cướp
- Lời nói: Kêu rằng: Bớ......... hại dân
- Hành động: dứt khoát, tung hoành, dũng mãnh(không nghĩ gì đến tính mệnh hiểm nguy)
- Lời nói: Tuyên chiến với bọn cướp hung ác, không để chúng hại dân lành.
- Bọn cướp: 
 + Thái độ: mặt phừng phừng
+ Lời nói: dám tới
+ hành động: 4 phía phủ vây
- VT: Tả đột hữu xông, phá vòng
- Nthuật: So sánh(so sánh với Triệu Tử Vân là tướng trẻ của Lưu Bị thời Tam Quốc đã dũng cảm 1 mình phá vòng vây Tào để bảo vệ A Đẩu con Lưu Bị)
- Tác dụng: Làm nổi bật hành động dũng cảm của VT
- Kết quả: 4 phía vỡ tan, quăng gươm giáo- chạy. Phong Lai bị 1 gậy thân vong
- Trận đánh diễn ra rất nhanh, mặc dù lực lượng rất chênh lệch. Kết quả bọn lâu la tan vỡ, cuống cuồng chạy trốn. Tướng cướp Phong Lưu chống không nổi bị 1 gậy bỏ mạng
- Anh hùng, tài năng
- Kiên quyết và quả cảm làm việc nghĩa
- Là thư sinh nhưng có khí phách của người anh hùng
- Coi trọng lẽ phải, căm ghét áp bức, không sợ gian nguy.
- VT tả đột hữu xông
....................dương gian.
2. Cuộc trò chuyện giữa LVT và KNN
? ãy tóm tắt nd cuộc trò chuyện giữaLVT và KNN?
? Sau khi đánh tan bọn cướp . VT đã gạt đi những lời nói nào có giá trị khắc hoạ rõ nét nhân vật LVT?
? Qua những lời nói này em hiểu gì về con người VT? 
? Qua những cử chỉ, hành động, lời nói của VT em có tình cảm gì dành cho nhân vật?
? để giới thiệu rõ được nhân vật NN tác giả đã sử dụng loại chi tiết chủ yếu nào?
? Những lời nói nào của NN có giá trị khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật?
? Qua những lời lẽ đó em thấy NN là người ntn?
? Từ đó em dành cho nhân vật này tình cảm gì?
? Từ cuộc trò chuyện của LVT và KNN em mong ước điều gì ở họ?
 Sau khi đánh tan bọn cướp VT nghe tiếng khọc trong xe liền hỏi vọng vào. Từ trong xe, NNga dãi bày sự việc gặp nạn, xin được đền ơn. VT gạt đi vì theo chàng “ Làm ơn há dễ ....ơn”.
- Hỏi ai than khóc- ( hỏi han ân cần, an ủi, quan tâm)
- Khoan khoan....... coi trọng danh 
- Nàng là.............. dự và bổn phận
- Làm ơn há......vô tư trong sáng 
 trong việc cứu người
- Nhớ câu kiến...... coi trọng khí phách
- Làm người thế.... của người anh hùng
- Ngay thẳng, trong sáng, nghĩa hiệp
- Ngưỡng mộ, quí trọng, tin tưởng.
- Lời nói của nhân vật
- Thưa rằng.
 Quê nhà..........Hà Khê( chân thật)
- đâu dám cãi..........đành( Hiếu thảo)
- Lâm nguy.........1 hồi ( Trong trắng)
- Trước xe quân tử......sẽ thưa ( Nết na)
- Hà Khê.............. cho chàng( Ân nghĩa)
- Là cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức.
- yêu mến, mến mộ
- Học sinh trả lời
IV/ Tổng kết
? Qua văn bản em cảm nhận được vẻ đẹp nào của những con người tuổi trẻ như VT và NN?
? Về nghệ thuật có gì chú ý
- Khí phách cao thượng
- Nết na tình nghĩa
- Coi trọng nghĩa khí
- Trân trọng giá trị đạo đức truyền thống
- Khát vọng hạnh phúc
- Khát vọng hành đạo giúp đời.
NT: Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói
V/ Dặn dò
Học thuộc lòng đoan trích
Chuẩn bị bài mới tiết 40
Tiết40 Ngày 4 tháng 10 năm 2008
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể.
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
B/ Lên lớp 
 1. Ktbc ? Đọc thuộc lòng văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Vào bài
Bài mới
I/ Tìm hiểu yếu tố nội tâm trong văn bản tự sự
 Học sinh đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
? Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều?
? Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh và đoạn sau là miêu tả nội tâm?
 ?Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
? Như vậy miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
- Học sinh đọc đoạn văn 2
? Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật cuả tác giả ?
? Từ đó em hiểu miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?
* Tả cảnh:
- Trước lầu...........
.............................dặm kia
- Buồn trông.....................
.......................................ghế ngồi
* Miêu tả nội tâm:
- Bên trời góc..............
.....................................vừa người ôm
- Miêu tả bên ngoài bao gồm cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người, sự vật... có thể quan sát trực tiếp được.
- Miêu tả nội tâm bao gồm những suy nghĩ của nhân vật(ở đây là nàng Kiều)về thân phận, quê hương,cha mẹ...
- Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. Và ngược lại từ việc miêu tả tâm trạng người đọc hiểu được hình thức bên ngoài.
- Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “ chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm tư tưởng của nhân vật. Những yếu tố này nhiều khi không thể tái hiện được bằng miêu tả ngoại hình. Vì thế miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
- Miêu tả nội tâm giao tiếp qua nét mặt,cử chỉ của Lão Hạc.
* Ghi nhớ: SGK
II/ Luyện tập
BT1.Học sinh làm GV hướng dẫn
Cần chú ý MGS: - Quá niên trạc ngoại tứ tuần
 ......................... bảnh bao
 ............................. tót sỗ sàng
 Cò kè............................
 TK: Nỗi mình thêm...................
 ..............................mặt dày
III/ Dặn dò:
Học và làm bài tập
Chuẩn bị bài mới tiết41
Tiết 41 Ngày 5 tháng 10 năm 2008
Ngữ văn: Bài 9: Lục vân tiên gặp nạn
 (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
B/ Lên lớp
Ktbc ? Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Đình Chiểu?
Vào bài
Bài mới
I/ Tìm hiểu chung
1. Đọc và tìm hiểu từ khó
2. Vị trí đoạn trích
?Nêu vị trí đoạn trích ?
? Nếu tóm tắt nội dung được kể trong văn bản thì em sẽ kể tóm tắt ntn?
? Đoạn trích trên được chia làm mấy phần?Từ đâu đến đâu? Nội dung của mỗi phần?
- Nằm ở phần 2 của truyện.
- Trong đêm, dưới thuyền . Trịnh Hâm đã đẩy Vân Tiên xuống sông. Nhờ Giao Long và ông chài, Vân Tiên thoát chết. Ông chài muốn VT ở lại cùng vui cuộc sống chài lưới nhưng VT tỏ ý khước từ.
 2 phần
+ Phần1: ..............xót xa tấm lòng( VT gặp nạn)
+ Phần2: Còn lại( VT thoát nạn) 
II/ Phân tích:
LVT gặp nạn
? LVT đã gặp nạn gì?
? Trịnh Hâm đã dùng những thủ đoạn gì để hại VT?
? Em có nhận xét gì về các thủ đoạn giết người này của y?
? Qua đó em hiểu gì về con người của Trịnh Hâm?
? Nhưng vì sao Trịnh Hâm quyết tâm hãm hại VT?
? Vậy vì lòng ghen ghét đố kị, Trịnh Hâm đã hãm hại bạn. Từ đó em suy nghĩ gì về lòng đố kị ghen ghét của con người?
?Thủ đoạn của Trịnh Hâm làm ta nhớ tới nhân vật nổi tiếng thâm độc nào trong truyện cổ tích dân gian nước ta?
? Các nhân vật ấy đều gợi lên trong ta cảm xúc gì?
* Trịnh Hâm âm miêu hại chết VT.
- Lừa VT xuống thuyền hứa chở về quê.
- đêm khuya mới ra tay.
Lợi dụng đêm khuya vắng vẻ đẩy VT xuống sông.
- Giả kêu trời phui pha( Vờ kêu trời, thương tiếc để xoá tội)
- Vờ nhân từ.
- Lén lút thực hiện
- Có tính toán để xoá tội
- Giả dối, nham hiểm, độc ác, hèn hạ, bất nhân, bất nghĩa.
- Vì lòng ghen ghét đố kị
- Lònh đố kị là nguyên nhân của sự phản bội và độc ác.
- Con người cần tránh xa thói xấu này.
- Lí Thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh
- Căm ghét và ghê tởm.
2. Lục Vân Tiên thoát nạn
? Vân Tiên được cứu thoát chết ntn? 
GV: Như chú thích 5 cho biết: Giao long: con rồng nước, hay gây sóng dữ....
? Chi tiết này gợi cho em liên tưởng đến nhân vật đặc biệt nào trong 1 truyện cổ đã học?
? Có gì đặc biệt trong hành động cứu người của gia đình ông chài?
? Việc này nói lên đức tính gì của những người lao động ?
? Khi để VT được Giao Long và ông chài cứu sống tác giả NĐC đã thể hiện tình cảm ntn đối với người nghĩa hiệp và người lao động bình thường?
? Sau khi được cứu ai là người đã có ý định cưu mang VT?
? VT đã tỏ thái độ gì? Vì sao?
? Nhưng ông Ngư đã nói gì?
? từ đó em cảm nhận được điều tốt đẹp nào trong con ông Ngư?
? Để giữ VT ở lại ông Ngư đã cảm hoá chàng bằng cách nào?
? Em có nhận xét gì qua câu nói của ông Ngư?
- Rồng nước (cá xấu giúp)
- Gia đình ông chài cứu chữa.
( Đây chính là yếu tố hoang đường kì ảo và ngẫu nhiên được đưa vào để tiếp tục mach truyện phát triển, để cho câu chuyên thêm li kì, hấp dẫn và chủ yếu để thể hiện quan niệm thiện, ác của tác giả. Theo quan niệm của dân gian “ ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, ác giả ác báo”.........)
- Con Hổ có nghĩa
“ Vớt ngay lên bờ”- Mọi người khẩn trương, không hề tính toán.
“ Hối con, vầy lửa, ông hơ, bà hơ” – Không nề hà tận tình cứu chữa.
- Coi trọng tính mạng con người
- Sẵn lòng cứu giúp người khi hoạn nạn.
- Yêu quí con người nghĩa hiệp như VT
- Tin vào nhân nghĩa của những người lao động bình thường như gia đình ông chài.
- Ông Ngư.(ở cùng ta, hẩm hút, vui...)
-E ngại (Vì đã hỏng cả 2 mắt)
- Chẳng mơ ( Chẳng chờ trả ơn)
- Không vụ lợi, trọng nhân nghĩa.
- Gợi lên cảnh vui thú của chài lưới
“ Rày doi...............Hàn Giang”
+ Có cảnh thanh cao phóng khoáng( doi, vịnh, gió, trăng, thuyền)
+ Con người hoà trong cảnh ấy: Tự do, phóng khoáng, mệt mài chài lưới ( hứng gió, chơi trăng, nghêu ngao, thung dung, vui say, tắm mưa, chải gió)
- Lời nói của ông Ngư về cuộc sống của mình cũng chính là tiếng lòng của NĐC. Những khát vọng về 1 cuộc sống đẹp, về 1 lối sống đáng mơ ước đối với con người.
III/ Tổng kết
? Qua văn bản em hiểu được những loại tính cách nào của con người?
? Từ đó em tin vào điều gì ở con người?
? Tư tưởng và tình cảm mà nhà thơ NĐC muốn gửi gắm qua sự việc LVT gặp nạn?
? Từ văn bản em hãy nhận xét về cách miêu tả nhân vật của tác giả?
- Trịnh Hâm hiểm độc, tàn nhẫn
- Ông Ngư từ tâm, cao cả
- Lương thiện sẽ thắng độc ác
- Trọng nhân nghĩa, ghét bội bạc
- Tin vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động bình thường.
NT: Miêu tả nhân vật qua sự kết hợp hành động, lời nói và tâm lí.
IV/ Luyện tập
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập
V/ Dặn dò
- Học và làm bài tập.
- Chuẩn bị tiết42

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 31...41.doc