Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 35: Trau dồi vốn từ

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 35: Trau dồi vốn từ

Tiết 35 : TRAU DỒI VỐN TỪ.

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

1. Nắm đư¬ợc những định hư¬ớng chính để trau dồi vốn từ : hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ, tăng c¬ường vốn từ mới.

2. Rèn kĩ năng dùng từ chính xác.

3. Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG

1.Kiến thức:Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản. Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn ản tự sự

2.Kĩ năng: Phát hiện và phân tích được tác dụng cua rmieeu tả trong văn bản tự sự. Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự

III. CHUẨN BỊ

1. Thầy : Bảng phụ.

 Lấy thêm,lựa chọn mẫu khác.

2. Trò : Học, làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 -Ôn lại những tiết chữa lỗi dùng từ lớp 6

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 35: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 35 : TRAU DỒI VỐN TỪ.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ : hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ, tăng cường vốn từ mới.
2. Rèn kĩ năng dùng từ chính xác.
3. Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1.Kiến thức:Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản. Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn ản tự sự
2.Kĩ năng: Phát hiện và phân tích được tác dụng cua rmieeu tả trong văn bản tự sự. Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự
III. CHUẨN BỊ 
1. Thầy : Bảng phụ.
 Lấy thêm,lựa chọn mẫu khác..
2. Trò : Học, làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 -Ôn lại những tiết chữa lỗi dùng từ lớp 6
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
	 ?Tại sao ta phải tìm ra các lỗi dùng từ trong diễn đạt?
3. Bài mới.
Từ là chất liệu để tạo nên câu.Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ,tình cảm,cảm xúc của con người,người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú.Từ đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
A.TÌM HIỂU CHUNG
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
Lệnh:1 em đọc to rõ lời nói của PVĐ 
- Đọc ví dụ (Bảng phụ)
-Cả lớp theo dõi
1.Nội dung lời khuyên:
?Qua ý kiến trên em hiểu tác giả muốn nói điều gì
?Như vậy TV có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của ta không?Vì sao?
?Vậy muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi chúng ta phải làm gì?
GV khái quát ý
-+Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng yêu cầu của người Việt
 +Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt Mỗi các nhân phải ko ngừng trao dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trao dồi vốn từ
-> Đáp ứng
-Biết vận dụng nhuần nhuyễn TV trong nói và viết
- Tiếng Việt có khả năng đáp ứng yêu cầu của người Việt
-Mỗi cá nhân cần trau dồi vốn từ.
- Đọc ví dụ 2
- Đọc ví dụ 2.
H: Xác định lỗi diễn đạt trong những câu trên ?
- VD a :dùng thừa từ “đẹp”.
- VD b: dùng sai từ “dự đoán” -> cần thay bằng từ “ước đoán”.
- VD c: Dùng sai từ “đẩy mạnh” -> cần thay bằng từ “mở rộng”.
2.Xác định lỗi diễn đạt
a. thừa từ “đẹp”.
b.“dự đoán” -> “ước đoán”. 
c. “đẩy mạnh” -> “mở rộng”,”thu hẹp”
H: Giải thích vì sao có những lỗi này, vì “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta” ?
- Rút ra nhận xét.
-> Vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng.
H: Từ ví dụ vừa phân tích, hãy cho biết muốn sử dụng tốt tiếng Việt ta cần làm gì ?
- Rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ : sgk / 100.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu việc rèn luyện để làm tăng vốn từ.
II. Rèn luyện làm tăng vốn từ.
Lệnh:đọc toàn đoạn trích
- Đọc ví dụ.
* Ví dụ:
H: Em hiểu ý kiến trên như thế nào?nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì có liên quan đến trau dồi vốn từ?
-> Nhà văn Tô Hoài phân tích : quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Ý kiến Tô Hoài: Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
H: So sánh hình thức trau dồi vốn từ đã nêu ở phần 1 với hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài ?
-> Phần 1 đề cập đến việc trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện(trên cơ sở đã biết nhưng có thể chưa biết rõ). Còn về trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi thêm những từ mà mình chưa biết
H: Từ VD vừa phân tích có thể trau dồi vốn từ bằng cách nào ?
- Rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: sgk
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
B. Luyện tập.
- Đọc yêu cầu bài tập 1
Bài tập 1:Chọn cách giải thích đúng
H: Hãy chọn cách giải thích đúng ?
- Làm miệng -> nhận xét.
- Hậu quả là: b
- Đoạt là : a
-Tinh tú: b
H: Sửa lỗi dùng từ ở những câu trong bài tập 3 ?
- Đọc yêu cầu bài tập 3 
- HS lên bảng làm bài.
-> Nhận xét.
Bài tập 3/102:
a. Dùng sai từ “im lặng” 
-> sửa : “yên tĩnh”, “vắng lặng”.
b. Dùng sai từ “thành lập” -> sửa: “thiết lập quan hệ ngoại giao”.
c. Dùng sai từ “cảm xúc” -> sửa: “cảm động”, “cảm phục”.
H: Dựa theo ý kiến của Hồ Chí Minh em hãy nêu cách thực hiện để làm tăng vốn từ ?
- Đọc yêu cầu bài tập 5.
- 2 HS lên bảng làm bài.
-> Nhận xét.
Bài tập 5/`03
a. Nhuận bút : Tiền trả cho một tác phẩm.
b. Thù lao : Trả công để bù đắp và lao động đã bỏ ra.
- Đọc yêu cầu bài tập 8, 9
Bài tập 8/104
- GV chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện yêu cầu một bài tập.
- Nhóm 1: BT8.
- Nhóm 2 : BT9.
-> Trình bày
-> Nhận xét – cho điểm.
- Năm từ ghép : bảo đảm - đảm bảo, đấu tranh - tranh đấu ; đợi chờ – chờ đợi
- Từ láy : dạt dào – dào dạt ; đau đớn - đớn đau
Bài tập 9/104
- Bất : bất biến, bất công, bất diệt 
*HƯỚNGDẪNTỰ HỌC:Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học
 4/Củng cố:
Làm bài tập trắc nghiệm: 1/Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
 Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải biết làm gì ?	
A. Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
B. Phải biết sử dụng thành thạo câu chia theo mục đích nói.
C. Phải nắm được các từ có nét chung nét nghĩa.
D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
2/Nối từ thích hợp ở cột A với ND thích hợp ở cột B để có các cách giải thích đúng về nội dung các từ
A
B
1/Đồng âm
a,Là những lời hát truyền miệng của trẻ em
2/Đồng giao
b,Là những người cùng học một thầy
3/Đồng môn
c,Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau
 Bổ sung bài tập 2: Xác định nghĩa.
 a. Tuyệt với nghĩa dứt, không còn gì:
 - Tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống.
 - Tuyệt giao: cắt đứt mọi quan hệ giao tiếp.
 - Tuyệt tự: không có người nối dõi.
 - Tuyệt thực: nhịn đói, không chịu ăn để phản đối- một hình thức đấu tranh.
 b. Tuyệt với nghĩa cực kỳ, nhất:
 - Tuyệt đỉnh: điểm cao nhất, mức cao nhất.
 - Tuyệt mật: cần được giữ bí mật tuyệt đối.
 - Tuyệt tác: tác phẩm văn học nghệ thuật hay, đẹp, hoàn mỹ.
 - Tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánh bằng.
 c. Đồng với nghĩa cùng nhau, giống nhau:
 - Đồng âm: có vỏ âm thanh giống nhau.
 - Đồng bào: những người cùng một giống nòi, một dân tộc quan hệ như ruột thịt.
 - Đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
 - Đồng chí: người cùng chí hướng, cùng chung lý tưởng.
 - Đồng dạng: có cùng một dạng như nhau.
 - Đồng khởi: cùng vùng dậy trong một thời điểm.
 - Đồng môn: cùng học một thầy, một trường, một môn phái.
 - Đồng niên: cùng một năm, một tuổi.(còn gọi đồng tuế)
 - Đồng sự: cùng làm việc ở một cơ quan, nganghàng nhau.
 d. Đồng với nghĩa trẻ em:
 - Đồng ấu: trẻ em còn nhỏ(khoảng 6,7 tuổi).
 - Đồng dao: lời hát dân gian của trẻ em.
 - Đồng thoại: truyện viết cho trẻ em.
 đ. Đồng với nghĩa( chất) đồng:
 - Trống đồng: nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống, đúc bằng đồng, trên mặt có chạm những hoạ tiết trang trí.
5.Chuẩn bị bài mới:
 -Học bài
 -Học ghi nhớ SGK
- Hiểu nội dung bài học.
- Bài tập về nhà : 2, 4, 6 / 102, 103.
- Chuẩn bị : Viết bài TLV số 2 ( Lập dàn ý các đề trong sgk / 105 ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 35.doc