MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I - Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Rèn luyện kỷ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
- Biết viết đoạn văn miêu tả nội tâm nhân vật.
II - Tiến trình hoạt động dạy - học:
1. Ổn định.
2. Bài cũ: Tóm tắt ngắn ngọn truyện Lục Vân Tiên?
3. Bài mới.
Thứ 2 ngày 30 tháng 10 năm 2006 Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự I - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. - Rèn luyện kỷ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. - Biết viết đoạn văn miêu tả nội tâm nhân vật. II - Tiến trình hoạt động dạy - học: 1. ổn định. 2. Bài cũ: Tóm tắt ngắn ngọn truyện Lục Vân Tiên? 3. Bài mới. I - Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: 1. Đọc lại đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích. GV gọi học sinh đọc văn bản trên. - HS đọc lại ?: Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều? - Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh. Trước Lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung Hoặc: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn + Những câu thơ miêu tả nội tâm Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai ?: Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh và đoạn sau là miêu tả nội tâm? - Đoạn đầu thể hiện rõ những màu sắc, hình dáng, âm thanh của cảnh vật. - Đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ bên trong của nàng, nghĩ về tâm trạng cô đơn, bơ vơ nơi đất khách ?: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật? - Giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. ?: Em có thể lấy vài ví dụ liên hệ với một số đoạn văn miêu tả khác? - Vũ Nương ra bến Hoàng Giang ?: Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự? - Là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. GV gọi HS đọc đoạn văn 2 - Đọc đoạn văn và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật: - Miêu tả nét mặt, cử chỉ. ?: Rút ra bài học * Ghi nhớ: HS đọc SGK. II. Luyện tập: Bài tập 1: 1, Những câu thơ tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhịu áo quần bảnh bao 2, Những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thêm hoa một bước lệ hoa mấy hàng Ngại ngùng dín gió e sương Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày Bài tập 2: Đóng vai Nàng Kiều kể cho lớp nghe việc báo ân báo oán. Ví dụ: Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm cay nghiệt như mụ và xưa nay càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái. + Giọng đay nghiến: Đời xưa, đời này . III - Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 3. - Học kỹ bài. - Soạn bài: “Lục Vân Tiên gặp nạn” Thứ 2 ngày 30 tháng 10 năm 2006 Tiết 41: Lục Vân tiên gặp nạn I - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường. - Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích. II - Tiến trình tiết dạy: 1. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga? Nêu ý nghĩa của đoạn trích. 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài Lục Vân Tiên gặp nạn. I. Đọc - Hiểu chú thích: 1, Đọc. GV gọi HS đọc chú thích HS đọc ?: Vị trí đoạn trích? GV gọi HS đọc đoạn trích - Đoạn này nằm ở phần thứ 2 của truyện. ?: Đọc đoạn trích có từ nào em chưa hiểu? - HS trả lời, GV chữa. - GV hướng dẫn HS hiểu một số từ ở SGK. II - Tìm hiểu văn bản. ?: Đoạn thơ có thể chia làm mấy phần? - Tám câu thơ đầu: Hành động tôi ác của Trịnh Hâm. ?: Cái thiện và ác ở đây được biểu hiện qua những hành động nào? - Đoạn sau miêu tả việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch nhân cách cao cả của Ngư ông. ?: Em hãy nêu rõ hành động đó? 1 - Tâm địa và hành động ác của Trịnh Hâm: GV gọi HS đọc bài? ?: Phần kể tội ác Trịnh Hâm được tác giả kể qua những câu nào? - Tình cảnh thầy trò Vân Tiên rất bi đát, tiền đã hết, mắt đã mù đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm. ?: Em hãy nêu rõ tình cảnh của thầy trò Vân Tiên lúc này? - Trịnh Hâm đã lừa Tiểu đồng vào rừng trói vào gốc cây rồi ra nói dối với Vân Tiên là Tiểu đồng đã bị cọp vồ Vân Tiên bơ vơ lúc này mới ra tay. ?: Vì sao Trịnh Hâm quyết định hảm hại Vân Tiên? - Vì tính độ kỵ, ghanh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình đ sự độc ác đã ngấm vào máy thịt, bản chất. ?: Có người nói đây là hành động bất nhân, bất nghĩa đúng không? - Hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa vì đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp hoạn nạn vì Vân Tiên vốn là bạn của hắn. ?: Để giết Vân Tiên, Trịnh Hâm đã sắp đặt kế hoạch như thế nào? - Lợi dụng đêm khuya, khi mọi người đã ngủ yên trên thuyền, giữa khoảng trời nước mênh mông xô Vân Tiên. ?: Thái độ sau khi hành động? - Giả tiếng kêu trời. ?: Tìm thành ngữ chỉ bản chất Trịnh Hâm? - Lấy lời phui pha, kể lể để che lấp tội ác ?: Em có nhận xét gì về đoạn thơ tự sự này? - Sắp xếp các tình tiết hợp lý. - Diễn biến hành động nhanh gọn. - Lời thơ giản dị, mộc mạc. ?: Nhận xét của em về xh thời đó? - Cái ác lan tràn. ?: Nguyễn Đình Chiểu có mất lòng tin ở con người không? - Không, ông tin ở nhân dân 2. Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của Ngư ông: GV gọi HS đọc đoạn thơ cuối. ?: Khi biết Vân Tiên bị nạn, gia đình ông Ngư đã hành động như thế nào? Hãy phân tích hành động đó? - Cả nhà chạy chữa bằng phương pháp dân giã. Vây lửa, hơ bụng dạ - Hành động rất cao đẹp: thấy người bị nạn là cứu, việc nghĩa là làm. ?: Sau khi cứu Vân Tiên, Ngư ông đã đề nghị với Vân Tiên điều gì? - Đề nghị Vân Tiên ở lại. - Ông chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu Vân Tiên “Dốc lòng trả ơn” ?: Trong tác phẩm mấy lần tác giả nói đến tấm lòng hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài? - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệ Nga - Ông Tiều cứu Vân Tiên ra khỏi hang. - Ngư ông cứu Vân Tiên: Dốc lòng .. ơn GV gọi HS đọc đoạn thơ: Ray doi .. Hàm Giang. ?: Cuộc sống Ngư ông đẹp như bài thơ miêu tả như thế nào? - Cuộc sống bồng bềnh sông nước, ngao du thưởng ngoạn gió trăng, cuộc sống tự do thung dung giữa đất trời ngoài vòng danh lợi. ?: Quan niệm của ông Ngư thế nào là cao đẹp? - Sống nhân nghĩa biết yêu thương con người. ?: Qua hình ảnh ông Ngư, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện cách nhìn nhân dân ta như thế nào? ?: Kết cấu đoạn truyện? - Kẻ ác hảm hại người hiền, người hiền được cứu giúp. ?: Dựa vào tác phẩm chứng minh nhiều lần Nguyễn Đình Chiểu dùng kết cấu này? Mục đích? - Khẳng định lòng tin sâu sắc ở đạo lý và nhân dân, đồng thời cho thấy cái ác làm đầu, cuộc đấu tranh chống cái ác là cấp thiết của nhân dân ta lúc bấy giờ. 3. Cảm nhận nghệ thuật đoạn thơ cuối. - Cho HS phát biểu tự do. - GV tổng kết: Lời ông Ngư nói về cuộc sống của mình là đoạn thơ hay: ý từ phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm. III. Tổng kết: ?: Nêu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. HS trả lời, giáo viên tổng kết rút ra nghi nhớ ở SGK. III. Luyện tập: Kết cấu giống truyện cổ: Cái ác hảm hại người hiền, người hiền được cứu. IV. Về nhà: - Học thuộc lòng đoạn trích. - Phân tích vẻ đẹp của ông Ngư. - Soạn bài “Đồng chí”. Thứ 5 ngày 02 tháng 11 năm 2006 Tiết 42: chương trình địa phương phần văn I - Mục tiêu cần đạt: - Bổ sung vào vốn hiểu biết vào văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả về một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình. - Bước đầu biết sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương. - Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương. II - Tiến trình tiết dạy: Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Bài cũ: Học thuộc lòng một đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” và nêu nội dung, nghệ thuật. Giới thiệu bài mới. Bài mới: Ghi mục lên bảng Hoạt động 2: 1, Trình bày các tác giả, tác phẩm của địa phương từ 1973 đến nay. - HS tập hợp theo bảng thống kê TT Họ và tên quê quán tên TP - Đại diện tổ đọc trước lớp bảng thống kê đã sưu tầm được Kim Oanh, Trần Hà TP: Bài ca quê hương - Các nhóm bổ sung, nhận xét lẫn nhau. Hoạt động 3: 2, Giới thiệu ngắn gọn một tác phẩm tâm đắc về quê hương. HS đọc tác phẩm “Bài ca quê hương” - Trần Hoà - Nêu nét chính về nội dung - Nêu nét chính về nghệ thuật. ND: Thể hiện lòng tự hào và tình yêu quê hương tha thiết. NT: - Thể thơ lục bát - Hình ảnh so sánh được sử dụng đặc sắc. Hoạt động 4: Nhận xét, biểu dương, khuyến khích những tác phẩm các tổ, cá nhân đã sưu tầm được. Hoạt động 5: Hướng dẫn công việc ở nhà. + Tiếp tục sưu tầm, bổ sung vào bảng thống kê + Tìm đọc và sưu tầm những tác phẩm hay viết về địa phương. Soạn: Tổng kết từ vựng Thứ 7 ngày 04 tháng 11 năm 2006 Tiết 43: tổng kết về từ vựng I - Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đ 9 (từ đơn và từ phức; thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ) II - Tiến trình tiết dạy: Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cơ bản Bài cũ: Lồng trong nội dung bài mới Giới thiệu bài mới Bài mới: Ghi mục lên bảng Hoạt động 1: I. Từ đơn và từ phức: ?: Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ: 1. Từ đơn: Là từ chỉ gồm 1 tiếng. VD: Nhà, cây, sách, cặp, bút . ?: Nêu khái niệm từ phức? ?: Từ phức có mấy loại? Thế nào là từ ghép, từ láy? Ví dụ: 2. Từ phức: Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng. - Từ phức gồm 2 loại + Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: Sách vở, áo quần, nhà ga + Từ láy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. VD: lạnh lùng, ầm ầm, xanh xanh. 3. Xác định từ ghép, từ láy. ?: Xác định từ ghép, từ láy. Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp láy. Từ ghép: Các từ còn lại. ?: Từ láy nào “giảm nghĩa” và từ láy nào tăng nghĩa so với tiếng gốc? 4. Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, kinh lạnh, xôm xốp. - Tăng nghĩa: Các từ còn lại. Hoạt động 2: II. Thành ngữ: ?: Nhắc lại khái niệm thành ngữ? 1. Khái niệm: Là loại cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 5 nhóm làm 5 bài tập a, b, c, d. Các nhóm trả lời, nhận xét lẫn nhau 2. Tìm tổ hợp từ là thành ngữ, tục ngữ. a, c: tục ngữ b, d, e: thành ngữ 3. Tìm thành ngữ: ?: Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật? thực vật? Chia nhóm - hoạt động theo trò chơi tiếp sức Lên rừng xuống biển Lên voi xuống chó . Đầu voi đuôi chuột .. Lá rụng về cội . VD: Vợ chàng quỹ quái Phen này kẻ cắp . 4. Tìm dẫn chứng sử dụng thành ngữ . - Tin sương luống những .. Bên trời góc biển . Hoạt động 3: III. Nghĩa của từ: ?: Nhắc lại khái niệm nghĩa của từ. 1. Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hình ảnh, quan hệ) mà từ biểu thị Chọn cách hiểu đúng 2. Cách hiểu đúng: cách a. IV. Từ nhiều nghĩa và hi ... tái đến tận xương tuỷ”. - Khi nghe con hỏi Phi líp có muốn làm bố cháu thì chị lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường hai tay ôm ngực. 4. Nhân vật Phi líp: ?: Bác Phi líp được giới thiệu qua những chi tiết nào? ?: Có thể hình dung về con người Bác ra sao? - Một bàn tay chắc nịch và một giọng to ồm ồm. - Một bác thợ cao lớn .... đang nhìn em với vẽ nhân hậu. - Bác mỉm cười khi trò chuyện với Xi mông, an ủi em. đ Có thể hình dung Bác khoẻ mạnh nhân hậu. ?: Nêu diễn biến tâm trạng của Phi líp qua các giai đoạn khi gặp Xi mông trên đường đưa Xi mông về nhà, khi gặp chị Blăng sốt, lúc đối đáp với Xi mông? - Khi gặp Xi mông. - Khi đưa Xi mông về nhà, Phi líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị được nữa. - Khi đối đáp với Xi mông, phần vì thương Xi mông, phần vì cảm mến Blăng sốt, Bác nói nửa như thật, nửa như đùa: Vui lòng làm bố của Xi mông ?: Việc đưa Xi mông về nhà và nhận làm bố của em cho ta hiểu thêm điều gì về bác Phi líp? - Bác là người rất yêu mến trẻ con, thấu hiểu nổi khát khao của con trẻ, Bác là người đứng đắn nhân hậu, tử tế. IV. Tổng kết: ?: Nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến ba nhân vật chính? ?: Từ đó, tác giả nhắc nhở ta điều gì? - HS trả lời - GV rút ra ghi nhớ. - HS đọc nhiều lần ghi nhớ ở SGK. V. Hướng dẫn học ở nhà. - Học kỹ bài. - Chuẩn bị bài: Ôn tập về truyện. Ngày 16 tháng 04 năm 2007 Tiết 153: ôn tập về truyện I - Mục tiêu cần đạt: + Ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại đã học trong những chương trình Ngữ văn lớp 9. + Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện: Trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện. + Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. II - Tiến trình hoạt động dạy - học: Hoạt động 1:. Lập bảng kê các tác phẩm truyện đã học.. TT Tên tác phẩm Tác giả Nước Năm sáng tác Tóm tắt nội dung 1 Làng Kim Lân Việt Nam 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở ơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tih thần kháng chiến của người nông dân. 2 Lặng Lẽ Sa Pa Ng. Thành Long Việt Nam 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sỹ, cô kĩ sư, người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi SaPa. Qua đó truyện ca ngơlị những người lao động thầm lặng, có cách sống dẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. 3 Chiếc lược ngà Ng. Quang Sáng Việt Nam 1966 Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu. 4 Cố Hương Lỗ Tấn Tr. Quốc 1923 Trong chuyến về thăm quê nhân vật tôi đã chứng kiến những đổi thay theo hướng suy tàn của làng quê và cuộc sống người nông dân. Qua đó truyện miêu tả thực trạng của xã hội nông thôn Trung Hoa đồng thời đang đi vào tiêu điểm mình suy ngẫm về con đường đi của xã hội. 5 Những đứa trẻ Mác xim Goki Nga Trích thời thơ ấu Câu chuyện về tình bạn nảy nở giữa chú bé nhà nghèo Aliôsa với những đứa trẻ con viên sỹ quan sống thiếu tình thương ở bên hàng xóm. Qua đó khẳng định tình cảm hồn nhiên trong sáng của trẻ con bất chấp những cản trở của quan hệ xã hội. 6 Bến quê Ng. Minh Châu Việt Nam 1945 Qua những cảm xúc suy ngẫm của nhân vật Nhĩ cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẽ đẹp bình dị, gần gủi của cuộc sống của quê hương. 7 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê Việt Nam 1971 - Cuộc chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ Hoạt động 2: Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh trong các truyện. - Có 5 truyện ngắn Việt Nam từ sau năm 1945 được học trong chương trình Ngữ văn 9 sắp xếp theo các thời kỳ lịch sử như sau: + Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Làng (Kim Lân) + Thời kỳ kháng chiến chống Mĩ: Chiếc lược ngà (Ng. Quang Sáng); Lặng lẽ SaPa (Ng. Thành Long); Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). + Từ sau năm 1975: Bến quê (Ng. Minh Châu). - Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kỳ lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, từ sau cách mạng tháng 8 - 1945, chủ yếu là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật, ông Hai, người thanh niên, ông Sáu và bé Thu, ba cô gái thanh niên xung phong. Hoạt động 3: Tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học. - Về phương thức trần thuật: Chú ý những truyện sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất. Nhưng có những tác phẩm tuy không xuất hiện trực tiếp nhân vật kể chuyện xưng “tôi” mà truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật thường là nhân vật chính. + ở kiểu thứ nhất: (xưng tôi) Chiếc lược ngà, những ngôi sao xa xôi. + ở kiểu thứ hai: Làng, lặng lẽ SaPa, Bến quê. Ngày 17 tháng 04 năm 2007 Tiết 154: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp) I - Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: A - Từ loại C - Thành phần câu B - Cụm từ D - Các kiểu câu. - Các tiết học được thiết kế theo hướng: hệ thống hoá kiến thức thông qua các hiện tượng cụ thể theo kiểu bài thực hành. II - Tiến trình hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập. 2. Bài mới: C. Hệ thống các thành phần câu: Hoạt động 1: Ôn tập về thành phần chính và thành phần phụ. ?: Trong câu có những thành phần chính, thành phần phụ nào? Thành phần chính Thành phần phu Chủ ngữ + vị ngữ Trạng ngữ + khởi ngữ ?: Thành phần chính và các dấu hiệu nhận biết chúng? Hoạt động 2: Phân tích các câu sau và điền các thành phần câu vào các cột theo bảng mẫu. a, Đôi càng tôi mẫu bóng b, Sau một hồi trống thúc vang dội cả làng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào bếp. c, Còn tấm gương ... nó vẫn là người bạn trung thực chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối ... Chủ ngữ Vị ngữ Đôi càng tôi Mẫm bóng II. Thành phần biệt lập: ?: Nêu các thành phần biệt lập? Tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú. ?: Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây là thành phần gì của câu? Tình thái Cảm thán Gọi - đáp Phụ chú Có lẽ Dừa xiên thấp lè tè, quả tròn, nước dừa nếp Có khi ơi Bẩm Ngẫm ra D - Các kiểu câu: I. Câu đơn: 1, Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu đơn sau: a - Nhưng nghệ sỹ / không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. b - Nghệ thuật / Là tiếng nói của tình cảm. 2, Trong đoạn trích sau đây, câu nào là câu đặc biệt? a, Có tiếng nói lèo xèo ở gian trên, tiếng mụ chủ .... b, Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi. II. Câu ghép: 1 - Hãy tìm câu ghép trong các đoạn trích sau đây. a, Anh gửi vào tác phẩm .... lời nhắn nhủ, anh muốn.... b, Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng c, Ông lão vừa nói ... vì kinh ngạc ấy mà ông hả hê cả lòng. III. Biến đổi câu: 1 - Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau: - Quen rồi. - Ngày nào ít: Ba lần. IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau: 1 - Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu nghi ván? chúng có được dùng để hỏi không? - Không phải. - Con quên rồi chứ gì. 2 - Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu cầu khiến? chúng được dùng để làm gì? a, - ở nhà trong em nhá! Đừng có đi đâu đấy. b, - vô ăn cơm. - cơm chín rồi 3 - Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích sau đây có hình thức của kiểu câu nào? - Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc. + Sao mày cứng đầu quá vậy hả? V. Hướng dẫn về nhà: - Học kỹ bài. - Làm bài tập còn lại SGK. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra. - GV giới thiệu tác phẩm theo SGK. II. Đọc - Hiểu văn bản: - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - GV tóm tắt, HS tóm tắt. - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó ở SGK. Ngày 04 tháng 05 năm 2007 Tiết 165 - 166: Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ) I - Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS cảm nhận được tình cảm của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới có tinh thần giám nghĩ giám làm, giám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta. - Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch như về cách tạo tình huống phát triển mâu thuẩn. Cách diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ. II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. 1) Giới thiệu bài. GV yêu cầu HS đọc kỹ phần chú thích. GV nêu vài nét về tác giả, tác phẩm. Hoạt động của giáo viên và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung về văn bản: HS đọc phần chú thích 1. Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng. - Từng tham gia quân đội. - Các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ đề cập, phản ánh một cách sâu sắc những vấn đề thời sự nóng hổi trong đời sống xã hội đương thời. 2. Tác phẩm: HS đọc phần giới thiệu vở kịch. - Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới trong phương thức lề lối hoạt động sản xuất ở Xí nghiệp Thắng Lợi của đất nước ta lúc bấy giờ... GV giới thiệu cho HS nắm được vị trí của cảnh 3. - Cảnh 3: Tình huống mâu thuẩn tính cách của các nhân vật chính được bộc lộ: Cuộc đối đầu gay găt, công khai đầu tiên giữa hai tuyến nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt. 3. Đọc văn bản - tìm hiểu tình huống kịch: HS đọc phân vai đoạn trích. ?: Mâu thuẩn cơ bản của vở kịch là gì? - Quyết định táo bạo của Giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn đã gây ra những phản ứng gay gắt cho phó giám đốc và quản đốc. - Tình huống xung đột + Phản ứng của trưởng phòng tổ chức. + Phản ứng của quản đốc phân xưởng + Phản ứng của phó giám đốc. Hoạt động 2: II. Tính cách các nhân vật: 1. Giám đốc Hoàng Việt: ?: Theo em giám đốc Hoàng Việt là người như thế nào? - Là người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, giám nghĩ, giám làm vì sự phát triển của Xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. - Là người trung thực thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin và chân lý. 2. Kĩ sư Lê Sơn: ?: Kĩ sư Lê Sơn có năng lực, tính cách gì nổi bật? - HS thảo luận - trả lời. - Có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi - Từng gắn bó nhiều năm cùng Xí nghiệp đ dù biết cuộc đấu tranh sẽ rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị. 3. Nhân vật Nguyễn Chính: ?: Em hiểu thế nào về tính cách nhân vật Nguyễn Chính? - Tiêu biểu cho loại người máy móc bảo thủ, nhưng cũng gian ngoan nhiều mánh khoé. - Nguyễn Chính luôn vin vào cơ chế các nguyên tắc mặc dù đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới, anh ta khéo léo luồn lách xu nịnh cấp trên.
Tài liệu đính kèm: