Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 45

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 45

Tiết 41:

Lục vân tiên gặp nạn

A. mục tiêu :

1. Kiến thức: Giúp học sinh

 Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện-cái ác trong đoạn thơ nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả, gửi gắm nơi những người lao động bình thường

 Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật xắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích

1. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả

B. chuẩn bị :

C. tiến trình lên lớp:

 * Bài cũ:

- Đọc thuộc lòng đoạn thơ kể sự việc Lục Vân Tiên đánh cướp.

- Cảm nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên?

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 41 đến tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 8 / 10 / 2010
 Ngày dạy : / 10/ 2010
Tiết 41:
Lục vân tiên gặp nạn
A. mục tiêu :
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
	Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện-cái ác trong đoạn thơ nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả, gửi gắm nơi những người lao động bình thường
	Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật xắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích 
Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể, tả
B. chuẩn bị :
C. tiến trình lên lớp:
 * Bài cũ:
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ kể sự việc Lục Vân Tiên đánh cướp. 
- Cảm nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên?
* Bài mới:
- Giáo viên tóm tắt chuyện ở bài trước.
Hoạt động1: 	I. Tìm hiểu chung
? Nêu vị trí đoạn trích ?
-GV hướng dẫn đọc. đọc mẫu. HS đọc.
- Giải nghĩa từ khó: 5, 7, 9, 10 
? Đoạn trích có thể chia mấy phần ? Nêu ý chính của mỗi phần ?
? Nhận xét về kết cấu của đoạn trích
? Vậy theo em đoạn trích trên thuộc phần nào trong tác phẩm ?
- GV kể cho HS nghe về cuộc gặp gỡ giưa Trịnh Hâm Vân Tiên và cho thấy tâm địa Trịnh Hâm
1. Vị trí đoạn trích:
- Phần thứ 2/4 của tác phẩm
2. Đọc – tìm hiểu từ khó.
3. Bố cục:
2 phần
- Phần 1: Trịnh Hâm và hành động tội ác
- Phần 2: Ngư ông và những tấm lòng lương thiện.
-> Kết cấu đối lập nhau. 
	II. Phân tích
	1.Hành động và tội ác của Trịnh Hâm
? Người mà Trịnh Hâm hại là ai, có quan hệ gì với hắn ta và có hoàn cảnh ntn ?
? Trịnh Hâm chọn thời điểm và địa điểm nào để thực hiện hành động tội ác ?
? Em có nhận xét gì về thời gian, địa điểm ấy ? 
? Hành động tội ác của Trịnh Hâm diễn ra ntn ? Nêu suy nghĩ của em về hành động
 đó ?
? Nguyên nhân nào dẫn tới việc Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên ?
? Từ những điều tìm hiểu ở trên, cho thấy Trịnh Hâm là người ntn ?
- GV: Qua nhân vật này cùng với một số nhân vật khác thuộc lực lượng cái ác, nhà thơ muốn cảnh báo về sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức XH thời bấy giờ .
- Người bị hại: vốn là bạn, bị mù, không nơi nương tựa.
- Thời điểm: đêm khuya lặng lẽ
- Địa điểm: trên thuyền, giữa khoảng trời nước mênh mông, chỉ có sao và sương bay mịt mờ.
-> Thuận lợi cho tội ác hoành hành.
- Hành động: xô Vân Tiên xuống sông sâu, giả vờ kêu che dấu tội ác.
 -> Hành động có âm mưu, độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
- Nguyên nhân: vì đố kị, ghen ghét tài năng Vân Tiên.
=> Trịnh Hâm là kẻ ác, sự đố kị độc ác ăn sâu trong máu thịt 
	 2- Ông Ngư – tấm lòng lương thiện 
GV: Sau khi bịTrịnh Hâm xô suống sông, V.Tiên được giao long rồi ông Ngư cứu giúp
? Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của ông Ngư khi gặp V. Tiên bị nạn ?
? Nhận xét về hành động của ông Ngư ?
? Sau khi cứu được tính mạng và biết hoàn cảnh của V.Tiên, ông Ngư đã đề nghị điều gì ? Lời đề nghị ấy chứng tỏ ông là người thế nào ?
- GV đọc 14 câu cuối
? Nêu nhận xét của em về lời lẽ của ông Ngư trong những câu thơ trên ?
? Tìm những từ ngữ, câu thơ thể hiện quan niệm sống của ông Ngư và nói rõ nội dung của quan niệm đó ?
? Nêu suy nghĩ của em về quan niệm sống của ông Ngư ?
? Qua hành động cứu người và lời lẽ bày tỏ quan niệm sống của ông Ngư, em hãy nêu nhận xét chung về nhân vật này ?
. 
- Hành động: xem thấy, vớt ngay, hối con vầy lửa, ông hơ, mụ hơ... 
-> Khẩn trương, chân tình, chu đáo.
- Đề nghị: “người ỏ cùng ta...” 
-> Ông Ngư có tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp.
- Quan niệm sống:
 + Lời lẽ giản dị, dân dã 
 + Quan niệm: sống vì nhân nghĩa, thích tự do, lạc quan, gắn bó với thiên nhiên 
-> Ông Ngư là hiện thân của cái thiện.
=> Gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện, vào con người lao động bình thường. 
 Nêu khái quát chủ đề của đoạn trích ?
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích ?
? Đoạn trích cho em hiểu gì về thái độ, tình cảm của tác giả ? 
III- Tổng kết- Luyện tập
- * Chủ đề: sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
- Nghệ thuật: kết cấu đối lập giữa cái thiện và cái ác; ngôn ngữ bình dị.
Luyện tập: câu 4 (phần đọc hiểu VB)
 HS làm bài cá nhân, trình bày trước lớp. HS nhận xét, GV nhận xét, bổ sung (nếu cần)
C. Củng cố, dặn dò
 - Đọc diễn cảm, nắm được chủ đề, nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
 - Làm bài tập phần Luyện tập.
 - Chuẩn bị tiết 42: CTĐP phần Văn , soạn bài Quê hương của Hồ Dzếnh
 * Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 08 /10/2010
 Ngày dạy: /10/2010
Tiết 42:
Chương trình địa phương phần văn
Đọc hiểu bài thơ Quê hương của Hồ Dzếnh
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức: Giúp học sinh 
	Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình 
	- Tìm hiểu những nét nổi bật của bài thơ Quê hương của Hồ Dzếnh đó là tình yêu quê hương xứ sở, sự gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với Thanh Hóa
 2. Kĩ năng:
	Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sưu tầm các tài liệu văn học, và phân tích thơ trước Cách Mạng 
B. Tiến trình lên lớp
 * ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
? Suy nghĩ về cái thiện và cái ác trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn”
* Bài mới:
Hoạt động 1: 
	I.Tìm hiểu chung:
? Qua sưu tầm và tìm hiểu ở nhà em hay giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Hồ Dzếnh?
? Hãy kể tên một số tác phẩm của ông mà em biết?
? Bài thơ Quê hương được rút ra từ tập thơ nào của Hồ Dzếnh?
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ với giọng chân thành, sâu lắng
Cho HS đọc và gọi HS khác nhận xét
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Hãy xác định cách gieo vần của bài thơ trên ? 
? Nêu đại ý của bài thơ “ Quê hương” ?
1. Tác giả Hồ Dzếnh ( 1906 – 1991)
- Tên thật là Hà Triệu Anh, cha là người Trung Quốc, mẹ người làng Đông Bích, Quảng Trường, Quảng Xương, Thanh Hóa
- Lúc nhỏ theo cha sống ở Như Xuân sau đó về quê mẹ
- Năm 1937 ông bắt đầu viết văn làm thơ
- Các tác phẩm chính: Chân trời cũ ( truyện ngắn) Quê ngoại ( Thơ- 1943)...
2. Bài thơ Quê hương
- Rút ra từ tập Quê ngoại năm 1943
- Nội dung: Hình ảnh quê hương và tình cảm gắn bó máu thịt với quê ngoại
3. Đọc và tìm hiểu bài thơ
- GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ
4. Thể thơ
Sử dụng thể thơ truyền thống: thơ lục bát
Hoạt động 2:	II. Phân tích
 1. Hình ảnh quê hương và tuổi thơ tác giả 
? Hình ảnh quê hương hiện ra trong bài thơ là vùng quê nào ? 
? Chi tiết nào miêu tả cảnh làng quê ?
? Câu thơ “Trời trong ... ” tác giả có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
? Nhận xét của em về cảnh làng quê hiện ra trong bài thơ ?
? Tình cảm với quê hương được bộc lộ ntn qua bài thơ ? 
? Em cảm nhận được tình cảm của nhà thơ với quê hương ntn ? Tình cảm đó chân thật ra sao ? 
? Nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của bài thơ ?
Luyện tập: Dựa vào bài thơ và thực tế bản thân, em hãy viết một bài văn ngắn có tiêu đề : Quê hương - tuổi thơ tôi.
HS viết bài, trình bày.
HS khác nhận xét. GV nhận xét
- Làng quê ven sông Ghép với nghề dệt lụa.
+ Con người: giặt lụa cầu ao, nắng ửng má đào ghẹo duyên 
+ Thiên nhiên: trời trong, nắng ửng, nước thắm mây huyền
Biện pháp nhân hóa 
 -> Phong cảnh hữu tình, cuộc sống thanh bình.
2. Tình cảm với quê hương
- “say” cảnh đẹp quê hương
- buồn nhớ, lưu luyến về quê hương: 
- nhớ kỉ niệm với làng quê: có lần tôi thấy tôi yêu,...
-> Tình cảm yêu mến, gắn bó máu thịt với quê ngoại.
III. Tổng kết, luyện tập:
C. Củng cố, dặn dò
 - Sưu tầm một số tác phẩm văn học địa phương.
- Tìm hiểu đặc điểm văn học quê hương qua những sáng tác đó.
- Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng.
* Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 08 /10/2010
 Ngày dạy: /10/2010
Tiết 43+ 44
Tổng kết về từ vựng
A.Mục tiêu :
	1.Kiến thức: 	Giúp học sinh 
- Nắm vững hơnvà biết vận dụng những kiến thức từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
- Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyễn nghĩa của từ
Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của từ, trường từ vựng 2. Kĩ năng: 
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hệ thống hơn các kiến thức đã học về từ vựng 
B. Chuẩn bị :
C.Tiến trình lên lớp
Kiểm tra bài cũ: Vì sao cần phải rèn luyện để làm tăng vốn từ cho VD 
- Bài mới:
Hoạt động1: 	I.Từ ĐƠN, Từ PHứC
? Xét về đặc điểm cấu tạo từ được chia thành mấy loại?
? Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ?
? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ?
? Từ phức gồm mấy loại? Cho ví dụ?
? Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ?
? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?
- HS đọc và làm bài tâp 2 SGK
Từ Từ đơn: Là từ chỉ gồm một tiếng.
Từ phức: Là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng.
Từ phức 	Từ ghép: là từ được tạo 
 cách ghép các tiếng có 
 quan hệ về ý.
 Từ láy: gồm những từ 
 phức có quan hệ láy âm
 giữa các tiếng.
Bài tập 2: 
a, Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
b, Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
* Bài tập : 
a, Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b, Tăng nghĩa: nhấp nhô, sach sành sanh, sát sàn sạt.
Hoạt động 2: 	II. Thành ngữ 
? Hãy cho biết thành ngữ là gì?
cho VD ?
- HS làm bài tập SGK.
- GV cho học sinh làm và trình bày và tự nhận xét lẫn nhau.
Giáo viên lưu ý cho Học sinh:
* Thành ngữ thường là một ngữ cố định bổ thị một khái niệm, có giá trị tương đương với một từ, được dùng như một từ có sẵn trong kho từ vựng.
- Mẹ tròn con vuông = tốt đẹp, trọn vẹn.
- ăn cháo đá bát = tráo trở, bội bạc.
* Tục ngữ : là một câu tương đối hoàn chỉnh biểu thị một phán đoán, hoặc một nhận định.
- Bài tập 3, 4 Học sinh làm theo nhóm.
1. Khái niệm: 
Thành ngữ là cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh 
VD: Ăn cháo đá bát, mèo mả gà đồng
2 Xác định thành ngữ:
Nhóm 1: 
b. Đánh trống bỏ rùi ( việc làm vô trách nhiệm)
d. Được voi đòi tiên ( Lòng tham không đáy )
e. Nước mắt cá sấu ( giả dối được che đậy để đánh lừa người nhẹ dạ)
* Tục Ngữ: 
a. Gần mực thì đen gần đèn thì rạng ( Môi trường hoàn cảnh ảnh hưởng đến nhân cách con người)
c. Chó treo mèo đậy ( Tuỳ cơ ứng biến)
chó cắn áo rách ( động vật )
cây nhà lá vườn ( thực vậy ) 
Hoạt động3: III. Nghĩa của từ 
? Nghĩa của từ là gì ? cho VD ?
- HS đọc II2
? Hãy chọn cách hiểu đúng và giải thích vì sao ?
- HS đọc III3
? Lựa chọn cách giải thích đúng và cho biết vì sao đúng vì sao sai ?
1. Khái niệm:
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị sự vật, tính chất, họat động, quan hệ...
VD: 
Tốt – xấu -> tính chất
Đi đứng -> hoạt động 
2. Xác định nghĩa:
a. Chọn cách hiểu: 
Cách a: hợp lí đúng nghĩa 
Cách b: không hợp lí 
Cách e: sai nghĩa -> nghĩa chuyễn
b. chọn cách giải thích:
cách a: Khái niệm rộng phần định nghĩa là tính chất
cách b: giải thích hợp lí là cách cụ thể hoá cho rộng luợng
Hoạt động4: 	IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
? Từ nhiều nghĩa là gì ? cho VD ?
? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì ? cơ sở hình thành nghĩa chuyển là gì ?
- GV cho học sinh đọc VD2:
Nổi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng 
? Từ hoà trong “ thềm hoa”, “ lệ hoa” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
? Vậy có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa hay không ? vì sao?
 Không ->đây chỉ là nghĩa tạm thời để tăng giá trị nghệ thuật chưa đựoc cố định hoá 
1. Khái niệm: 
- Từ có thể có một hay nhiều nghĩa từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và chuyển
VD: Xuân: nghĩa gốc: Mùa đầu tiên, nghĩa chuyển : sức sống, tuổi trẻ
- Chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa 
* Nghĩa chuyển hình thành trên cơ sở nghĩa gốc 
* Nghĩa gốc: xuất hịên đầu tiên
2. Xác định nghĩa:
- Từ hoa dùng theo nghĩa chuyển ( thềm hoa = đẹp, sang trọng )
lệ hoa= Nước mắt đẹp, tinh khiết => nghĩa tạm thời 
Tiết 2
Hoạt động5: 	V. Từ đồng âm
? Nhắc lại khái niệm từ đồng âm và cho VD ? 
GV cho học sinh đọc các VD – SGK 
1. Từ đồng âm:
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nghĩa ( có phát âm tương tự )
VD: đường ( ăn), đường ( đi)
2. Bài tập 
a. Từ lá: hiện tượng nhiều nghĩa vì “ lá phổi” là nghĩa chuyển của lá trong “ là càng xanh”
b. Hiện tượng đồng âm vì âm giống nhau, nghia khác nhau 
đường ( đi ), đường ( ăn ) 
Họat động 6	VI. Từ đồng nghĩa
? Từ đồng nghĩa là gì ? cho VD ?
? Hãy lựa chọn cách hiểu đúng trong 4 cách ở SGK 
1. Khái niệm: 
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau 
VD: Máy bay, tàu bay, phi cơ
2. Chọn cách hiểu:
a. Không đúng vì ngôn ngữ nào cũng có
b. Không đúng: vì đồng nghĩa có thể là ba hoặc nhiều hơn
c. Đúng
d. Đúng: Vì nhiều trường hợp sử dụng từ đồng nghĩa không thể thay thế 
* Bài tập: 
Câu 2 chọn d.
Câu 3: Xuân = tuổi.
Dựa trên cơ sở: Xuân là từ chỉ mùa trong một năm khoảng thời gian tác giả ứng với một tuổi.
-> Lấy bộ phận thay cho toàn thể -> một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- Từ xuân: Thể hiện tư tưởng lạc quan của tác giả. Tránh lỗi lặp từ.
Hoạt động 7:	VII. Từ trái nghĩa
? Từ trái nghĩa là gì cho VD ?
-GV lưu ý : một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau 
GV : Nhóm sống – chết biểu hiện hai khái niệm đối lập và loại trừ nhau
1. Khái niệm:
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau ( được sử dụng tạo các hình tượng tương phản)
VD: đen – trắng, xanh- chín
2. Xác định nghĩa:
- Xấu đẹp, xa gần, rộng hẹp
* nhóm sống- chết ( trái nghĩa lưỡng phân)
Chiến tranh – hoà bình 
Chẵn – lẽ
* Nhóm già trẻ ( Thang độ)
- Yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giầu- nghèo
Hoạt động 8:	VIII. Cấp độ khái quát nghĩa của từ
? Hãy nêu khái niệm về cấp độ khái quát nghĩa của từ?
? Từ nghữ nghĩa rộng là gì ? từ ngữ nghĩa hẹp là gì ?
Cá
Thú
 Động vậtChim
1. Khái niệm: 
- Nghĩa của từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ nghữ khác. 
- Một từ nghữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
- Một số từ ngư được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó bị bao hàm
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này có thể là nghĩa hẹp với từ ngữ khác
=> Các từ ngữ có quan hệ bao hàm hoặc được bao hàm nhau về nghĩa 
 Hoạt động 9: 	IX. Trường từ vựng 
Hãy cho biết trường từ vựng là gì ? cho một số VD ?
? Hãy phân tích từ “ bể” và từ “ tắm” trong đoạn trích ?
? Nêu tác dụng của từ “ tắm”, “ bể” trong đoạn trích?
1. Khái niệm: 
Là một tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa 
VD: 
Mặt: mắt. mủi, miệng ..
Mủi: sống mủi, khoang mủi...
Miệng: răng, lưỡi, vòng miệng...
2 . Phân tích:
Trường từ vựng: Tắm bể nằm trong trường từ vựng 
Nơi chứa nước: bể, ao, hồ...
Công dụng: tắm, tưới, rửa
Tính chất : mát mẻ, ngọt mặn..
Màu sắc: xanh, đục, trong...
- Làm cho câu văn giàu hình ảnh và mang giá trị tố cáo
Họat động 10: Hoạt động: Hướng dẫn học ở nhà
- Lập bảng hệ thống hoá các kiến thức Tiếng Việt đã học.
- Làm hoàn chỉnh các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 45: Trả bài tập làm văn số 5
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 08 /10/2010
 Ngày dạy: /10/2010
Tiết 45:
Trả bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu :
Kiến thức: 
Giúp học sinh nắm vững cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận được những chỗ mạnh yếu của bản thân khi viết loại bài này 
	2. Kĩ năng:
	Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thức diễn đạt 
B. Chuẩn bị :
* Chuẩn bị của thầy: 
SGK, SGV
Đáp án, biểu chấm
Những ưu nhược của bài làm
C.Tiến trình lên lớp:
 * ổn định lớp
* Tổ chức trả bài
 - GV ghi lại đề bài lên bảng
Đề bài Tưởng tượng hai mươi sau vào một mùa hè em về thăm trường cũ .Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
 1. Tìm hiểu đề:
 ? Xác định yêu cầu của đề bài ? 
 + Thể loại :Viết thư – tự sự. Có sự kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự
 + Nội dung : Kể về buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách
 2. Lập dàn bài
 1,Mở bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ ,vị trí của mình khi viết thư cho bạn 
- Cảm xúc của “tôi” 
 2, Thân bài:
 a Miêu tả cảnh tượng ngôi trường và những đổi thay (gắn với cảnh ngày hè) 
 + Nhà trường lớp học
 + Cảnh thiên nhiên
 b. Tâm trạng của mình 
 + Xúc động 
 + Kỷ niệm gợi về 
 + Kỷ niệm với người viết thư 
 c. Kết thúc buổi thăm 
 3, Kết bài: - Suy nghĩ về ngôi trường. Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp 
 - Kết thúc thư
3- Nhận xét, đánh giá
 - GV cho HS căn cứ vào dàn ý và yêu cầu của bài, tự nhận xét bài làm của mình.
 - GV nhận xét chung về ưu- nhược điểm trong bài làm của HS.
 4- Sửa bài: Gv cho HS nêu cách sửa lỗi, tự sửa lỗi trong bài của mình. GV nhận xét, uốn nắn thêm về cách kết hợp biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả vào bài thuyết minh; cách dùng từ, diễn đạt. 
 5- Trả bài, đọc bài, lấy điểm: GVtrả bài, chọn 1,2 bài làm tốt nhất đọc trước lớp cho HS tham khảo
 6. Kết quả kiểm tra:
+ Điểm giỏi: 8->9 điểm: 
+ Điểm khá : 6->7 điểm: 
+ Điểm TB : 4->5 điểm : 
C.Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhắc nhở, dặn dò học sinh sửa bài viết.
- Chuẩn bị tiết 46: soạn bài “ Đồng chí ”
* Rút kinh nghiệm :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBS-Van 9- Tuan 9.doc