Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 53

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 53

Tiết 42.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

A. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Hiểu biết đôi nét về tác giả Hồ Dzếnh và đọc hiểu bài thơ “ Luỹ tre xanh” của Hồ Dzếnh

- Bước đầu biết cách sưu tầm , tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.

- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.

B. Lên lớp

1. Ktbc. ? Đọc thuộc lòng đọan trích Lục Vân Tiên gặp nạn?

 ? Tư tưởng và tình cảm mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua văn bản là gì?

2. Vào bài.

3. Bài mới.

Bài 1: Luỹ tre xanh

 ( Hồ Dzếnh)

I/ Tác giả

Học sinh đọc đôi nét về tác giả Hồ Dzếnh trang 18,19

 

doc 16 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 42 đến tiết 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 14/10/2008
Tiết 42.
Chương trình địa phương 
A. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Hiểu biết đôi nét về tác giả Hồ Dzếnh và đọc hiểu bài thơ “ Luỹ tre xanh” của Hồ Dzếnh
- Bước đầu biết cách sưu tầm , tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.
B. Lên lớp
1. Ktbc. ? Đọc thuộc lòng đọan trích Lục Vân Tiên gặp nạn?
 ? Tư tưởng và tình cảm mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua văn bản là gì?
2. Vào bài.
3. Bài mới.
Bài 1: Luỹ tre xanh
 ( Hồ Dzếnh)
I/ Tác giả
Học sinh đọc đôi nét về tác giả Hồ Dzếnh trang 18,19
?Tóm tắt đôi nét về tác giả Hồ Dzếnh?
- Tên thật là Hà Triệu Anh
-Cha: Hà Kiến Huân(từ TQ di cư sang)
- Mẹ: Đặng Thị Văn (láI đò trên sông ghép)
- Sinh ra: Làng Đông Bích, xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá
- Thuở nhỏ sống với cha mẹ ở miền núi Như Xuân rồi về thị xã T.Hoá, theo học trường nhà Chung. Từ trung học, học ở Hà Nội
- 1943 bắt đầu sáng tác văn học.
- Kháng chiến chống Pháp, ông sống ở T. Hoá
- 1954 chuyển ra HN
II/ Tác phẩm
đọc và tìm hiểu từ khó
Phân tích
? Hình ảnh làng quê VN hiện lên trong bài thơ ntn? 
? Em có nhận xét gì về hình ảnh làng quê nơi đây?
? Hình ảnh đó gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì?
“ Tôi yêu nhưng chính là say
 Tình quê hương Việt-bàn tay dịu dàng
 Thơ tôi.
 ..cái làng xa xa.”
Em có suy nghĩ gì khổ thơ này?
- Thân thuộc, gần gũi lúc nào cũng tơ vương
+ Lưng tre, sông dài, cỏ mượt, tháng 6 ươm tơ, tháng giêng lên chùa
+ Có chợ,đong ngô, đổi gạo
 làng gần đô thị.
+ Yêu tình quê hương Việt- bàn tay dịu dàng
+ Con sông be bé, cáI làng xa xa
Cảnh sinh hoạt ở làng quê thật dân dã ấm áp , giản dị
- yêu quí, gắn bó với quê hương mình
- Tình cảm mà tác giả dành cho quê hương của mình vô cùng thân thương, lúc nào cũng tơ vương. Tình cảm ấy thấm đẫm trong con người ông. 1 tình mẫu tử đã đành, mà còn không quên được tấm lòng của người dân Việt
III/ Đọc thêm bài : Quê hương
IV/ Luyện tập: Từ 2 bài thơ của Hồ Dzếnh, em hãy tưởng tượng và viết 1 bài văn về hình ảnh làng quê T. Hoá những năm trước 1945.
Học sinh viết - đọc và thảo luận
Giáo viên nhận xét
V/ Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ: Luỹ Tre xanh
đọc thêm : Văn học Thanh Hoá đầu thế kỉ XX đến 1945
Tiết 43 - 44 Ngày15 tháng 10 năm 2008
Tổng kết về từ vựng 
( Từ đơn, từ phức... từ nhiều nghĩa... Trường từ vựng )
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9(Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, và hiện tượng chuyển nghĩa của từ....)
B. Lên lớp:
1. Ktbc. ? Học thuộc lòng văn bản Luỹ Tre xanh của Hồ Dzếnh? Qua đó nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
2. Vào bài.
3. Bài mới.
I. Từ đơn và từ phức
? Từ đơn là gì?Cho ví dụ?
? Từ phức là gì ? Cho ví dụ?
? Phân biệt các loại từ phức? Cho ví dụ?
-Học sinh quan sát BT2-
? Phân biệt từ láy và từ ghép trong 2 VD?
? Xác định từ láy và từ ghép trong VD2?
-Là từ chỉ gồm một tiếng ( nhà, cây, biển, ghế...)
- Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng từ phức
- Từ phức gồm 2 loại: Từ ghép và từ láy
+ Từ ghép: Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa ( xăng dầu, xe đạp, bàn ghế...)
+ từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng (đẹp đẽ, lạnh lùng, xôn xao...)
-Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc,tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng,mong muốn.
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi. lấp lánh
- Từ láy tăng nghỉa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
- Từ láy giảm nghĩa: Còn lại
II. Thành ngữ
1. ? Thành ngữ là gì ? Cho ví dụ?
2. ? Xác định thành ngữ, tục ngữ trong ví dụ2 .Hãy giải nghĩa?
3.? Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được?
? Tìm 2 thành ngữ trong văn chương?
-Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh...
VD: Mẹ tròn con vuông, lên voi xuống chó...
* Thành ngữ gồm: b, d, e
-giải nghĩa:
b. ... Làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
d. ... Lòng tham vô độ, có cái này lại đòi cái khác.
e. ... Hành động giả dói được che đậy một cách tinh vi, rất dễ đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin.
* Tục ngữ gồm: a, c.
-giải nghĩa:
a. ... Hoàn cảnh sống môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.
c. ... nghĩa đen: Muốn giữ gìn thức ăn, với chó phải treo lên, vói mèo thì phải đậy lại.
+ nghĩa bóng: Muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ ứng biến, tuỳ từng đối tượng mà có cách hành xử tương ứng.
-Chó: Chó cậy gần nhà, Chó cắn áo rách...
- Chuột: chuột sa chĩnh gạo 
- Nhờ gió bẻ măng, dây cà ra dây muống...
* Giải thích thành ngữ: Chó cắn áo rách là ẩn dụ chỉ hoàn cảnh khốn cùng của người nghèo.
nghĩa cả thành ngữ: Đã khốn khổ lại còn gặp thêm tai hoạ hoặc các tai hoạ dồn dập ập đến đầu một kẻ bất hạnh nào đó.
-Đặt câu: Anh ấy vừa bị mất trộm, nay lại cháy nhà, đúng là cảnh chó cắn áo rách.
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi 3 chìm với nước non
-Hoạn Thư hồn lạc phách siêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
III. Nghĩa của từ
1..? Nghĩa của từ là gì?
2. ? Chọn cách hiểu đúng...?
3. ? Cách giải thích nào trong 2cách giải thích sau là đúng? Vì sao?
- Là sự vật mà từ biểu thị.
a. Hợp lí
b. Chưa hợp lí.
c. Có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc(a)và nghĩa chuyển( thất bại là bài học kinh nghiệm ho thành công)
d. Sai: vì mẹ và bà có chung nét nghĩa(người phụ nữ)
a. không hợp lí. Vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa tính từ.
b. đúng vì rộng lượng định nghĩa cho từ độ lượng( từ đồng nghĩa) phần còn lại cụ thể hoá cho từ rộng lượng.
IV. từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1.Khái niệm?
- Học sinh đọc 2 câu thơ-
? Từ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Học sinh nhắc lại khái niệm-
- Nghĩa chuyển( thềm hoa, lệ hoa là các định ngữ nghệ thuật)
V. Từ đồng âm
1. Khái niệm?
? Trong hai trường hợp a,b trường hợp nào có hiện tượng nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? vì sao
- Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
a, Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành.
b, Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ đường trong đường ra trận không có một mối liên hệ nào với nghĩa của từ đường trong ngọt như đường. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
VI. Từ đồng nghĩa
1. Khái niệm
2. ? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau? (xem phần 2.)
3. xem câu hỏi trong sgk
- Học sinh nhắc lại khái niệm .
- a,b không đúng; c, đúng. 
- Từ “xuân“ chỉ một mùa trong năm, một năm lại tương ứng với một tuổi; như vậy lấy một mùa để chỉ bốn mùa là phép hoán dụ ( bộ phận chỉ toàn thể) ; bốn mùa bằng một tuổi là phép so sánh tương đồng
VII. Từ trái nghĩa
1. Khái niệm
2. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong ví dụ 2?
3. Xem các cặp từ (sgk) có thể xếp các cặp từ trái nghĩa thành hai nhóm? Mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào? Nhóm 1:sống- chết; nhóm 2: già- trẻ.?
- Học sinh nhắc lại khái niệm.
- Xấu-đẹp; xa- gần; rộng- hẹp...
- Nhóm 1: chiến tranh- hoà bình; đực-cái; chẵn-lẻ.
- Nhóm 2: yêu - ghét; cao - thấp; nông - sâu; giàu- nghèo. 
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
1. Học sinh nhắc lại khái niệm 
2. Điền từ ngữ vào ô trống
Từ
(xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ phức
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép
Toàn bộ
Bộ phận
Chính phụ
Đẳng lập
Láy vần
Láy đơn
IX. Trường từ vựng
- Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 Ví dụ : Trường từ vựng về “tay”
Các bộ phận về tay: Bàn tay; cổ tay; ngón tay; đốt tay; móng tay...
Hình dáng của tay: To; nhỏ; dài; ngắn; dày; mỏng...
X. Dặn dò
 Chuẩn bị cho tiết 45 trả bài TLV số 2.
Tiết 45 Ngày16 tháng 10 năm 2008
Trả bài tập làm văn số 2
A.Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết bài này.
- rèn kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
B. lên lớp.
1. Ktbc. ? Nhắc lại thế nào từ đơn? từ phức? Cho VD
 ? Nhắc lại thế nào là từ đồng âm? Từ đồng nghĩa? Cho VD?
2. Vào bài.
3. Bài mới.
I. Đề bài: GV chép lại đề lên bảng
II. Tìm hiểu đề:
Thể loại: Tự sự
Hình thức: Viết thư
DN: Tưởng tượng 20 năm sau về thăm trường cũ kể cho một người bạn cũ nghe......
III. Dàn bài:
Đầu thư: -Giới thiệu sự việc định kể
Nội dung: Diễn biến sự việc
Bước chân vào cổng trường cảnh tượng ngôi trường đập vào mắt
+ Quang cảnh Nhớ về quá khứ
+ học sinh
Vào trường, đi dọc hành lang + Nhớ lại hình ảnh thầy cô giáo cũ
 + Phòng học, lớp học
 + Tìm gặp các thầy cô giáo cũ
 + Gặp lại các thầy cô giáo cũ+bạn bè trở thành gv
 + Hình ảnh các thầy cô giáo cũ so với trước
 + Công tác hiện nay của ác thầy cô
Cuối thư: Hứa hẹn
 Lời chúc
 Ký tên
IV. Nhận xét chung:
Về kiểu bài
Cấu trúc, nội dung, hình thức
Học sinh đọc những bài giỏi, khá, yếu để so sánh
Học sinh đổi bài cho nhau để trao đổi rút kinh nghiệm
V. Nhắc nhở: - Xem lại bài, sửa những lỗi cơ bản
 - Chuẩn bị tiết 46
Tiết 46 Ngày17 tháng10 năm 2008 
Bài 10 Văn bản:	Đồng chí
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
-Cảm nhận được vẻ đẹp chan thật giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng .
-Năm được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
-Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, hình ảnh tẻong một tác phẩm thơ.
B. Lên lớp.
1 Ktbc ? Đọc thuộc lòng văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn
2. Vào bài
3. Bài mới
I.Tác giả-tác phẩm
-Học sinh đọc chú thích
? Tóm tắt đôi nét về tác giả, tác phẩm?
- Chính Hữu ( Trần Đình Đắc) sinh 1926
- Quê Can lộc- Hà Tĩnh
- tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ
- Làm thơ từ 1947 chỉ viết về người lính và cách mạng.
- Bài thơ được sáng tác đầu 1948
II. Tìm hiểu bài thơ
Đọc và tìm hiểu từ khó
Thể thơ: Tự do
Bố cục:
? Văn bản có mấy nội dung chính?
?Theo em cảm hứng của bài thơ là gì?
-3 nội dung chính
+ Những cơ sở của tình đồng chí (6 câu đầu)
+ Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí (11 câu tiếp)
+ Hình ảnh hai người lính trong phiên canh gác (3 câu còn lại)
-Cảm hứng về tình đồng chí đồng đội của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp (chủ yếu)
- Hình ảnh anh bộ đội cách mạng.
III. Phân tích.
Những cơ sở của tình đồng chí
Học sinh đọc lại 6 câu đầu
? Trong cảm nhận của nhà thơ tình đồng chí lạc quan đến những con người với những không gian cụ thể nào?
? Có gì giống nhau trong không gian và con người để tạo thành tình đồng chí?
? Bên cạnh tác giả muốn thể  ... ặc y+x
-Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
 + Mượn tiếng Hán
 + Mượn tiếng Anh, Pháp ,nga
? Điền vào ô trống thích hợp?
Các cách phát triển từ vựng
Phát triển nghĩa của từ
Phát triển số lượng từ ngữ
Thêm nghĩa
Chuyển
nghĩa
Vay mượn
Tạo từ ngữ mới
2. Dẫn chứng:
- Thêm nghĩa: +Bủa tay... kinh tế (kinh tế nghĩa là trị nước cứu đời)
 + Nền kinh tế nước nhà(kinh tế nghĩa là toàn bộ hoạt động của con người 
 trong sản xuất, lưu thông và sử dụng hàng hoá )
-Chuyển nghĩa: + Mùa xuân.......cây
 Làm .......... xuân
 + Cô ấy đang còn xuân chán.
-Tạo từ mới: + Kinh tế tri thức, sở hữu trí tuệ....
-Vay mượn: ...
3. Yêu cầu:
- Không thể: vì số lượng các sự vật hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn; do đó nếu cứ ứng với mỗi một sự vật hiện tượng, khái niệm mới lại phải có thêm một từ mới thì số lượng từ ngữ quá lớn, quá cồng kềnh, rườm rà.
 II. Từ mượn
Khái niệm: 
Học sinh nhắc lại khái niệm từ mượn-
Yêu cầu:
Không đúng: vì mượn để làm giàu
 - không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có từ ngữ vay mượn
b. Không đúng. Vì đây là nhu cầu tự nhiên
c. đúng
d. sai
3. Nhóm từ: săm....... là những từ vay mượn đã được việt hoá nó được dùng giống như những từ thuần việt
- Nhóm a-xít......là những từ vay mượn chưa được việt hoá, nó khác tiếng việt về cách cấu tạo và thường khó phát âm hơn từ thuần việt.
III. Từ hán việt
Khái niệm.
Chọn:
Sai vì khái niệm từ gốc hán rộng hơn khái niệm từ hán việt
đúng vì trên thực tế từ HV chiếm một tỉ lệ rất lớn(trên 60 %) 
Sai 
Sai
IV. thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
Khái niệm : -Học sinh nhắc lại thuật ngữ và biệt ngữ xã hội-
Thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn
Học sinh lấy VD
V. trau dồi vốn từ
1. khái niệm:
2.Học sinh giải thích các từ( sáchthiết kế )
3. Sửa.
a. –béo bổbéo bở
b. - đạm bạctệ bạc
c. – tấp nậptới tấp
 VI. Dặn dò: - Xem lại kiến thức về từ vựng
 - Làm bài tập
 - Chuẩn bị tiết 50
Tiết 50 ngày 20/10/2008
 Nghị luận trong văn tự sự
Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được thế nào là nghị luận trong VB tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
Luyện tập, nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
Lên lớp:
kiểm tra bài cũ:
Vào bài:
Bài mới:
Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
 Học sinh đọc đoạn trích 
GV: Nghị luận là nêu lí lẽ dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng(luận điểm) nào đó.
? Căn cứ vào định nghĩa này, hãy tìm và 
chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính 
chất nghị luận trong hai đoạn trích trên?
? Qua đó em hiểu nội dunh và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
?Yếu tố nghị luận làm cho đoạn văn sâu sắc ra sao? 
Đoạn a: Là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình ,thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không có để “ chỉ buồn chứ không hề giận” . Để đi đến không lấy ông giáo đã đưa ra các lụan điểm và lập luận sau:
 -Nêu vấn đề: Nếu ta... không bao giờ ta thương.
 -Phát triển vấn đề: 
 + Vợ tôi không ác...khổ quá ròi (nên mới có những lời nói, hành động có vẻ ich kỉ và tàn nhẫn) vì sao?
 +Khi ta mới đau chân chỉ nghĩ đến cái chân đau. (qui luật tự nhiên)
 +khi ta khổ quá ...nữa. (qui luật tự nhiên)
 +Bản tính tốt ... lấp mất. (mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng)
 -Kết thúc vấn đề: Khi đã thuyết phục được mình ông chỉ buồn chứ không nỡ giận
Đoạn b: Diễn ra dưới hình thức nghị luận 
 -Lời của Kiều mềm mỏng
 -Hoạn Thư cũng sâu sắc
Diễn ra dưới 4 luận điểm
 + Nàng nói tới quan hệ xã hội:”Lòng ...ai”
 +Nàng nói về chuyện đàn bà: ”Rằng...tình”
 +nhắc nhở đạo lí làm người: “ nghĩ ...theo”
 +Trót gây đau khổ, chỉ chờ vào tấm lòng độ lượng.
Kiều tâm phục, khẩu phục: “Truyền ....ngay”
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa
Học sinh đọc ghi nhớ
II.Luyện tập
Bài tập 1. Yêu cầu
Lời của tác giả
Thuyết phục tác giả (chính mình) trước những hiện tượng phức tạp của con người và cuộc sống xung quanh.
Bài tập 2. Đoạn trích b mục I.1 ( Xem đoạn b)
III. Dặn dò
Học bài cũ, làm bài tập 
Chuẩn bị tiết 51,52
Tiết 51-52 Ngày 21/10/2008
đoàn thuyền đánh cá
Mục tiêu:
-Hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và lao động của tác giả tạo nên những hình ảnh đẹp và tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ.
-Luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích các yếu tố nghệ thuật của bài thơ.
B. Lên lớp:
1.ktbc ? Nội dunh và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
2.vào bài:
3. bài mới:
Bài 11 Văn bản: đoàn thuyền đánh cá
Tìm hiểu chung:
1. Tác giả- tác phẩm: 
 2. Đọc và tìm hiểu từ khó:
 II. Phân tích:
Học sinh quan sát 2 khổ thơ đầu:
? Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm nào?
? Trong lời thơ này không gian và thời gian được hình tượng hoá ntn?
?Bằng cách nào t.giả đã sáng tạo ra các hình ảnh đó?
? Hình dung cảnh tượng thiên nhiên?
?Về nghệ thuật đoạn thơ có gì đặc sắc?
? ý nghĩa?
? Từ đó nội dung thứ nhất của bài ca lao động này là gì? 
 -Học sinh đọc tiếp 4khổ tiếp theo.
? Trong phần văn bản tiếp theo tác giả tập trung miêu tả hoạt động trên biển, chủ yếu nhằm vào những đối tượng nào ? 
?Nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ?( về ngôn ngữ, đại từ, động từ, tính từ)
? Sự sáng tạo đó mang lại hiệu quả gì?
? Cách miêu tả con thuyền có gì đặc sắc?
? Từ đó gợi lên một cảnh tượng ntn?
? Đoàn thuyền đánh cá hoạt động ra sao?
? Hình ảnh các loài cá được miêu tả ntn?
? Đoạn thơ: “ Ta hát...buổi nào” gợi trong em điều gì?
? Cảnh người lao động đánh cá ra sao?
? Từ đó em hiểu cách nhìn của t.giả về mqhệ giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống ntn?
Học sinh đọc đoạn thơ cuối-
? Hai câu đầu có gì chú ý?
? Có gì khác nhau ở hai từ này?
? Từ đó tạo âm hưởng ntn cho đoạn thơ?
? Đoàn thuyền đánh cá trở về khi nào?
? Hình ảnh” Đoàn thuyền.... mặt trời’’ gợi một cảnh tượng ntn?
? Từ đó em cảm nhận được một cuộc sống lao động ntn trên biển?
- mặt trời xuống.
-Sóng cài then; đêm sập cửa.
-Mặt trời lặn ví như hòn lửa chìm xuống biển
-Con sóng, biển đêm ví như then cài cửa của biển.
-Bằng trí tưởng tượng.
-Biển cả kì vĩ, tráng lệ như thần thoại.
-nghệ thuật: đối lập
+2 câu đầu: sự sống biển cả khép lại
+2 câu sau: hoạt động của con người bắt đầu``lại’’(thường xuyên)
- Làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả
- Ca ngợi sự lao động bền bỉ, lạc quan, dũng cảm của con người trước biển.
-Cá và thuyền đánh cá
-Đại từ xưng hô: em – cá
-Động từ: loé
-TT: vàng choé
Tạo được những hình ảnh sinh động và mới lạ về cá biểnTạo nên bức tranh thơ đầy màu sắc kì ảo về biển.
-Lôi cuốn người đọc.
- Thuyền lái gió, buồm trăng
- Lướt... biển bằng.
Con thuyền dũng mãnh lao đi giữa mênh mông biển nướcĐó là một cảnh tượng cao cả, tráng lệ.
Dặm xa Kì công, gian khó, táo 
Thế trận bạo, quyết liệt, dũng 
 cảm Hiệp đồng 
-Cá thu, nhụ, chim, đé, song đẹp lộng lẫy, rực rỡ.
- Lạc quan lao động, ân tình với biển cả, yêu biển và tin yêu cuộc sống.
-Sao mờ kéo lưới- trời sáng 
-Kéo xoăn tay 
Khẩn trương, miệt mài, nặng nhọc Nhưng hiệu quả. 
Thiên nhiên thống nhất hài hoà với con người – con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.
- Câu 1: Dùng quan hệ từ: với
- Câu 2: Dùng quan hệ từ: cùng
-Với: thanh trắc; cùng: thanh bằng
Với phát âm cao, mạnh hơn tạo âm điệu khoẻ, âm vang hơn.
-Hào hùng.
- Chạy đua cùng mặt trời Trời sáng
- Mặt trời đội biển
- Đoàn thuyền chở nặng đầy cá, giương buồm lao nhanh trên biển lúc rạng đông.
Nhịp sống hối hả, mãnh liệt.
 Thành quả lao động to lớn 
III. tổng kết
? Em cảm nhận được nhữnh vẻ đẹp nào của cuộc sống được phản ánh trong bài thơ?
 ? Qua bài thơ em học tập được kinh nghiệm nào khi viết văn miêu tả và biểu cảm?
-Thiên nhiên tráng lệ.
- Con người lao động dũng cảm giỏi giang làm chủ cuộc sống.
- Khi miêu tả ngoài quan sát còn cần đến trí tưởng tượng, liên tưởng.
-Muốn biểu cảm sâu sắc phải có cảm xúc mãnh liệt, dồi dào
IV. Luyện tập:
-Yêu cầu: học sinh phân tích khổ thơ đầu hoặc cuối bài thơ
V. Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ
 Chuẩn bị bài mới
Tiết: 53 Ngày 22/10/2008
Tổng kết về từ vựng ( Từ tượng thanh ... )
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm vững hơn và biết sử dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9 ( Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng)
B. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ. ? Đọc thuộc lòng văn bản Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
 ? Em cảm nhận được nhữnh vẻ đẹp nào của cuộc sống được phản ánh trong bài thơ?
2. Vào bài.
3. Bài mới.
 I Từ tượng thanh và từ tượng hình
? Hãy nhắc lại khái niệm từ tượng thanh?
? Khái niệm từ tượng hình?
? tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
-Học sinh đọc đoạn văn-
? Xác định các từ tượng hình trong đoạn văn?
? Phân tích giá trị sử dụng?
-Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người: vd: ào ào, ư ử, lanh lảnh...
- Là từ gợi tả hình ảnh, dánh vẻ, trạng thái của sự vật: ví dụ: lắc lư, rũ rợi...
- Tắc kè, tu hú, chèo bẻo, quốc...
-Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
- Miêu tả đám mây một cáchcụ thể sinh động.
 II.Một số phép tu từ từ vựng
 1. Ôn lại các khái niệm.
? So sánh là gì?
- Là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
? ẩn dụ là gì?
Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diẽn đạt.
? Nhân hoá là gì?
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
 VD: Buồn trông con nhện giăng tơ
 ......................... sao mờ
? Hoán dụlà gì?
L à gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
VD: áo nâu cùng với áo xanh
 Nông thôn .... lên.
? Nói quá là gì?
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng.
VD: Lỗ mũi thì 8 gánh lông
 .................... cho.
? Thế nào là nói gảm-nói tránh?
Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
? Chơi chữ là gì?
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.
VD: Tiền đâu là đầu tiên.
 2.Vận dụng
 -Học sinh đọc các đoạn thơ-
? Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ ?
Yêu cầu: 
2a. ẩn dụ: -từ ( hoa, cánh) dùng để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của Kiều
 - từ (cây, lá ) dùng để chỉ gia đình của Kiều
Cả (hoa, cánh, cây, lá ) đều đẹp nhưng mong manh trước bão tố cuộc đời.
b. So sánh: Tiếng đàn so sánh với các âm thanh của tự nhiên.
c. Nói quá.
d. Nói quá.
e. Chơi chữ.
3a. Điệp từ “ còn” và dùng từ nhiều nghĩa “say sưa”
Nói quá.
So sánh.
III. Dặn dò: -Xem lại kiến thức về từ vựng
Chuẩn bị tiết 54

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 42...53.doc