Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 44 đến tiết 53

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 44 đến tiết 53

 Tiết 44. Tiếng việt:

TỔNG KẾT TỪ VỰNG

 A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Học sinh nắm vững hơn, biết vận dụng kiến thức đã học (Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng)

 - Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.

 B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Nêu và giải quyết vấn đề.

 C. CHUẨN BỊ:

 - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

 - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức. ( 1 )

 - Kiểm tra sĩ số.

 II. Kiểm tra bài cũ.

 III. Bài mới.

 

doc 19 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 44 đến tiết 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2008 	
Ngày dạy: 27/10 /2008
 Tiết 44. Tiếng việt: 	
tổng kết từ vựng
	A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
	- Học sinh nắm vững hơn, biết vận dụng kiến thức đã học (Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng)
	- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.
	b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề.	
	c. chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
	- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	d. Tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. 
 	III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập phần lý thuyết. ( 15’ )
- GV: Tổ chức cho HS ôn tập phần lý thuyết.
- HS: Thực hiện theo yêu cầ của GV.
 ? Nêu khái niệm về từ đồng âm?
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
- GV: Bổ sung.
- GV: Thế nào là từ đông nghĩa ? cho ví dụ minh hoạ ?.
 - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Thế nào là từ trái nghĩa ? cho ví dụ minh hoạ ?.
 - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Như thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ?
- HS: Tìm hiểu trả lời.
- GV: Thống nhất.
? Như thế nào là trường từ vưng ? cho ví dụ minh hoạ ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét đưa ra kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
4. Từ đồng âm.
- Là từ giống nhau về hình thức âm thanh (phát âm) nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì đến nhau.
- Từ đồng âm: Hai từ có ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
5. Từ đồng nghĩa.
- Là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Dùng để tránh hiện tượng lặp từ.
6. Từ trái nghĩa.
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Từ trái nghĩa được dùng trong thế đối, tạo hiện tượng tương phản gây ấn tượng mạnh làm lời nói thêm sinh động.
7. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
- Nghĩa một từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
8. Trường từ vựng.
- Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
a. Trường từ vựng: tắm, bể.
b. Tác dụng: làm tăng giá trị biểu cảm, làm câu nói có sức tố cáo mạnh hơn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. ( 25’ )
Bài tập 1. Hoàn thành sơ đồ sau.
Từ
(xét về đặc điểm cấu tạo)
 Từ đơn
Từ phức
Bài tập 2. Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau:
	Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
	( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn đọc lập )
 IV. Củng cố. ( 3’ )
 - HS: Nhắc lại các khái niệm , các đặc điểm cấu tạo của từ..
 V. Dặn dò. ( 1’ )
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Tiếp tục ôn về từ vựng.
- Nắm chắc kiến thức đã ôn tập.
 	- Chuẩn bị: Trả bài viết số 2.
Ngày soạn: 25/10/2008 	
Ngày dạy: 28/10 /2008
Tiết 45. Tập làm văn :	
trả bài tập làm văn số 2
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt.
	b. phương pháp:
	- Giảng, giải thích, thảo luận.
	c. chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài và chuẩn bị các lời nhận xét bài làm của HS, bảng chữa lỗi chung.
	- HS: Đọc và sửa ở nhà theo hướng dẫn của GV, tham khảo tài liệu liên quan đến bài học.
	d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. 
 	III. Bài mới.
Tổ chức trả bài:
	Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài. ( 7’ )
- HS: Đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- GV: Giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 34, 35.
 	Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. ( 7’ )
GV: Nhận xét về mặt ý tứ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả. 
	1. Ưu điểm 
	- Nội dung: Đa số học sinh nắm dược yêu cầu của đề.
	+ Biết vận dụng phương pháp kể chuyện theo thời gian, không gian.
	+ Sử dụng yếu tố miêu tả hợp lí (tả cảnh, tả người) trong văn bản tự sự.
	+ Có cảm xúc chân thực trong bài viết.
	- Hình thức: Trình bày sạch sẽ
	+ Bố cục rõ ràng ba phần: MB, TB, KB.
	+ Các đoạn văn rành mạch, diễn đạt lưu loát.
	+ Lỗi chính tả mắc ít hơn.
	2. Nhược điểm
	- Một số bài nội dung viết sơ sài.
	- Yếu tố miêu tả mờ nhạt, hoặc không có.
	- Một số chi tiết chưa chính xác( ngày 20/11 các lớp vẫn học).
	- Mắc lỗi diễn đạt chưa rõ ý. 
	- Một số bài trình bày bẩn, còn gạch xoá.
	- Câu dài, chấm câu chưa đúng nguyên tắc.
	Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. ( 7’ )
- GV: Đọc kết quả, tính tỉ lệ % khá, giỏi, trung bình, yếu kém.
Lớp
Giỏi
Khá
tb
Yếu, kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
9C
9B
	Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - bình. ( 10’ )
- Đọc hai bài khá - giỏi
- Một bài thuộc loại yếu.
 Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm. ( 8’ )
 IV. Củng cố. ( 3’ )
 - GV: Nhắc lại nhận xét về ưu khuyết điểm bài viết số 2.
 V. Dặn dò. ( 2’ )
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về văn thuyết minh.
 - Chuẩn bị bài viết tiếp theo.
- BTVN: Viết lại bài văn dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp.
	- Chuẩn bị: Đồng chí.
Ngày soạn: 25/10/2008 	
Ngày dạy: 29/10 /2008
Tiết 46. Văn bản:
Đồng chí
 (Chính Hữu)
	A. Mục tiêu : Giúp học sinh :
	- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
 - Nắm được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
 - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
	b. phương pháp:
	- Giảng, phát vấn, thảo luận nhóm.
	c. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, tranh ảnh minh họa.
	- HS: Sách giáo khao, vở ghi, tìm hiểu tài liệu liên quan đến bài học. 
	d. Tiến lên lớp :
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
	Câu hỏi: cái thiện và cái ác được thẻ hiện như thế nào qua nhân vật Trịnh Hâm và Ngư ông ?.
 	III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản ( 10’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
- HS: Đọc, tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
- GV: Bổ sung thống nhất.
- GV: Gọi HS đọc bài và tìm hiểu chú thích.
- HS: Đọc chậm rãi, tình cảm.
- GV: ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
 ? Văn bản được chia làm mấy đoạn?
- HS: Trả lời, nhận xét.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả: Chính Hữu (tên Trần Đình Đắc) sinh 1926, quê ở huyện Can Lộc Hà Tĩnh. 
2.Tác phẩm: Bài thơ sáng tác đầu năm 1948. II. Đọc- Hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Chú thích.
3. Bố cục.
- Thể loại: thơ tự do.
- Đoạn 1: Những cơ sở của tình đồng chí.
- Đoạn 2: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
- Đoạn 3: Hình ảnh người lính trong phiên gác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản. ( 20’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu văn bản.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
? Những hình ảnh " nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá" nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi ?
? Hai người bạn ấy có điểm gì giống nhau?
- HS: Tìm hiểu trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Tại sao câu thơ thứ bảy lại chỉ có hai tiếng "đồng chí" và dấu chấm cảm (!)?
? Cách viết đó đã đem lại hiệu quả gì?
- HS: Trả lời theo hướng dẫn của GV.
? Theo em, tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào?
? Theo em, từ 'mặc kệ" trong câu thơ có thể hiện theo nghĩa đen như vậy không ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
- GV: Bổ sung. giải thích, thống nhất.
? Phát hiện biện pháp nghệ thuật trong câu thơ? Tác dụng?
? Từ những chi tiết trên em cảm nhận được vẻ đẹp nào của tình đồng chí ?
- HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: ? Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh nào?
? Phân tích vẻ đẹp độc đáo của bức tranh trên?
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
- GV: Giải thích, thống nhất, kết luận.
- HS: Ghi nhớ.
- GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Thực hiện theo nhóm, trả lời. nhận xét.
- GV: Giải thích, thống nhất.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
a. Cơ sở của tình đồng chí.
- Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, họ có cùng mục đích, cùng lí tưởng 
đ Họ cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu, họ chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. 
- Họ đã trở thành đồng đội, đồng chí của nhau.
đ Nó như cái bản lề nối hai đoạn thơ, khép mở hai ý thơ cơ bản: cơ sở của tình đồng chí. Lời thơ giản dị nhưng rất thiêng đã khẳng định và ca ngợi tình cảm mới mẻ bắt nguồn từ tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu.
b. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
đ Họ cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: đó là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đánh giặc.
- "áo anh rách vai chân không giày"
đ NT: sống đôi: áo anh - quần tôi
 rách vai - vài mảnh vá
- Đó là vẻ đẹp của tình đồng chí: tình cảm chân thành, mộc mạc luôn đồng cam cộng khổ.
c. Hình ảnh người lính trong phiên gác.
- " Đêm nay trăng treo"
đ Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng.
đ Ba hình ảnh vừ thực vừa lảng mạn.
* Ghi nhớ: SGK - T 131
Hoạt động 3: Luyện tập. ( 5’ )
- GV: Tổ chức cho HS trả lời bài tập luyện tập.
- HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
III. Luyện tập:
Câu 1: C.
Câu 2: D.
Câu 3: D.
 IV. Củng cố. ( 2’ )
 - HS: Nhắc lại cơ sở hình thành tình đồng chí và giá trị nghệ thuật của văn bản..
 V. Dặn dò. ( 2’ ) Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức đã học.
 - BTVN: Học thuộc lòng bài thơ.
	- Chuẩn bị bài mới: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Ngày soạn: 25/10/2008 	
Ngày dạy: 29/10 /2008
 Tiết 47. Văn bản :	
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 ( Phạm Tiến Duật) 
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
	b. phương pháp:
	- Giảng, phát vấn, thảo luận nhóm.
	c. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, tranh ảnh minh họa.
	- HS: Sách giáo khao, vở ghi, tìm hiểu tài liệu liên quan đến bài học. 
	d. Tiến lên lớp :
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. 
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ, phân tích hình ảnh “ đầu súng trăng treo ”. ?.
 	III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản ( 10’ )
- Hs đọc chú thích (SGK)
- Gv: giới thiệu về chùm thơ đặc sắc của ông viết về người lái xe Trường Sơn, về người tha ...  bản. ( 25’ )
- GV: Tổ chưc cho HS tìm hiểu văn bản.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
? Đoàn thuyền ra khơi vào thời điểm nào ? Điều đó được diễn tả bằng phép nghệ thuật gì ? Phân tích .
- HS: Tìm hiểu, thảo luận, trả lời, nhận xét và kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
 ? Đêm xuống, vạn vật ở vào trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng với người dân chài thì lại bắt đầu công việc đánh cá trên biển. Ra khơi trong thời điểm ấy, người đánh cá có tâm trạng như thế nào? 
- HS: Trả lời, nhận xét.
- GV: Thống nhất, kết luận.
? Tìm hiểu tính nhạc của những câu thơ đầu? 
- HS: Tìm hiểu trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Hãy đọc lời hát của đoàn ngời đánh cá và lí giải vì sao ra khơi khi đêm xuống mà họ vẫn tràn đầy hứng khởi ?
- HS: Trả lời, kết luận.
- GV: Giải thích, bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
II. Phân tích.
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi :
- Thời gian : Mặt trời lặn, đêm tối bắt đầu- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá :
+ Mặt trời : như hòn lửa-> Cảnh biển hoàng hôn rực rỡ, ấm áp .
+ Sóng cài then, đêm sập cửa -> Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là tấm cửa không lồ, sóng biển là then cài -> Biển cả kì vĩ , tráng lệ ,rộng lớn mà gần gũi với con người .
-> " Lại " : chỉ công việc tiếp diễn hàng ngày cứ vào thời điểm ấy đoàn thuyền lại ra khơi ( nét đặc trưng của nghề đánh cá biển khơi) -> Tinh thần nhiệt tình lao động của người dân
-> Con người không xuất hiện trực tiếp mà hiện ra qua tiếng hát căng lên cùng cánh buồm -> tiếng hát có sức mạnh cùng gió biển thổi căng cánh buồm đẩy thuyền tiến ra khơi -> thái độ hào hứng, hăm hở, tin tưởng, khoẻ khoắn của lòng người.
-> Huy Cận hoà vào nhịp sống LĐ của người đánh cá bằng nhạc điệu trong thơ . 
- Nội dung lời hát thể hiện ước mơ đánh bắt được thật nhiều hải sản với hình thức diễn đạt thật lãng mạn, độc đáo.
- Con người say sưa hứng khởi bởi sự giàu đẹp của biển quê hương và niềm tin đánh được nhiều cá.
 IV. Củng cố. ( 3’ )
 - HS: Nhắc lại tác giả, tác phẩm và hình ảnh đoàn thuyền ra khơi.	
V. Dặn dò. ( 1’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.	
- Học thuộc lòng bài thơ.
-Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo của bài. 
Ngày soạn:03/11/2008 	
Ngày dạy: 05/11/2008
Tiết 52. Văn bản.
đoàn thuyền đánh cá ( tiết 2 )
 ( Huy cận )
	A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
	- Giúp HS thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"
	- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (h/ả, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
	b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
	c. chuẩn bị :
	- GV: Giáo án bài giảng, tham khảo tài liệu.
	- HS: Sgk, vở ghi, tìm hiểu bài học ở nhà. 
	d. Tiến trình lên lớp:
	I. ổn địng tổ chức. (1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
	Câu hỏi: Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài thơ  “ Đoàn thuyền đánh cá ” ? Nêu cảm nhận của em về cảnh đoàn thuyền ra khơi ?.
	III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết văn bản. ( 25’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
HS: Đọc tiếp 4 khổ thơ.
? Hình ảnh con thuyền ra khơi được miêu tả như thế nào? Phân tích cái hay cái đẹp của câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền ?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Đoàn thuyền đã ra khơi và con người bắt tay vào lao động. Vậy công việc của họ diễn ra như thế nào? Được miêu tả bằng nghệ thuật gì ?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Tác giả miêu tả đàn cá như thế nào ?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Trăng đã lên cao, người đánh cá cất cao tiếng hát gọi cá. Tiếng hát ấy có ý nghĩa gì?
- HS : Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- GV: Thống nhất.
? Tại sao tác giả so sánh biển như lòng mẹ?
- HS: Thảo luận, tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Hình ảnh đàn cá được miêu tả như thế nào? Có ý nghĩa gì?
- HS : Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: bổ sung, thống nhất.
? Như vậy qua cảnh lao động trên biển của đoàn thuyền , em hiểu gì về đất nước và con người Việt Nam trong lao động?
- HS: Trả lời, nhận xét.
- GV: Giải thích, thống nhất, kết luận. 
II. Phân tích.
2. Đoàn thuyền đánh cá trên biển 
-> Hình ảnh lãng mạn và thơ mộng : Gió là người lái, mảnh trăng là cánh buồm. Con thuyền lướt đi giữa mây cao biển lớn . Bút pháp lãng mạn đã biến con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la thành con thuyền kì vĩ khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. 
-> Tìm luồng cá trong lòng biển
- Dàn đan thế trận... -> Thả lưới 
=> NT ẩn dụ -> Hành động đánh cá của ngươì dân như chuẩn bị cho một trận đánh lớn với vũ khí là lưới.
-> NT liệt kê -> Rất nhiều cá quý chen nhau đông đúc . Dưới ánh trăng, màu sắc cá càng lấp lánh rực rỡ, cử động càng linh hoạt sinh động, làm trăng đẹp hơn, biển sáng hơn -> Tâm hồn nhà thơ thêm rung động, bật lên tiếng '' em" trìu mến.
-> Cái mới của sự sáng tạo nghệ thuật 1 hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ - 1 tưởng tượng đẹp của nhà thơ tạo nên cảnh lao động vừa đẹp, vừa vui, vừa nên thơ bởi sự hoà nhập con người và thiên nhiên cùng lao động.
- Biển cho ta cá như nguồn sữa mẹ nuôi lớn đời ta -> Biển luôn ưu đãi con người -> Sự biết ơn của tác giả với biển.
-> Hình ảnh đàn cá trong lưới rực rỡ sắc màu 
tươi rói lấp lánh dưới ánh bình minh, vừa thể hiện sự giàu đẹp của biển quê hương vừa thể hiện hiệu quả tốt đẹp của buổi lao động. Con người Việt Nam cần cù nhiệt tình lao động với tình cảm trí tuệ, tình yêu biển, yêu nghề.
3. Cảnh đoàn thuyền trở về.
- Câu hát thể hiện niềm vui vì thành quả lao động của con người sau một đêm lao động cật lực trên biển. 
-> Báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
-> Dự báo một cuộc sống hạnh phúc ấm no cho nhân dân vùng biển.
Hoạt động 2: Tổng kết. ( 5’ )
- GV: Hãy nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét và đưa ra kết luận theo hướng dẫn avf yêu cầu của GV.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
- Bằng bút pháp lãng mạn và nhịp điệu thơ khoẻ khoắn, nhà thơ đã có những tưởng tượng đẹp đẽ nói lên sự giàu đẹp của biển quê hương và tinh thần nhiệt tình lao động để khai thác tài nguyên làm giàu cho đất nước của con người Việt Nam.
Hoạt động 3: Luyện tập. ( 5’ )
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập.
- HS : Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
IV. Luyện tập.
- Cảm hứng bao trùm toàn bộ bài thơ là gì ?.
	IV. Củng cố. ( 3’ )
	 - HS: Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 	V. Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:	
	- Yêu cầu học sinh nắm kiến thức toàn bài, học thuộc lòng bài thơ.	- Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng.
Ngày soạn:05/11/2008 	
Ngày dạy: 08/11/2008
Tiết 53. Tiếng việt.
tổng kết về từ vựng
 (Tiết 4)
	A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
	- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh, tượng hình và 1 phép tu từ từ vựng ).
	b. phương pháp :
	- Nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập.
	c. Chuẩn bị :
	- GV: Giáo án bài giảng, bảng phụ, phiếu học tập.
	- HS: Sgk, tìm hiểu bài học trước ở nhà.
	d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi: ? Cho biết các hình thức trau dồi vốn từ ?
	III. bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập phần lý thuyết. ( 15’ )
- GV: Tổ chức cho HS ôn tập phần lý thuyết.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 ? Như thế nào là từ tượng thanh và từ tượng hình ? Cho ví dụ minh hoạ ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
- GV: Bổ sung.
- GV: Thế nào là phép tu từ so sánh ? cho ví dụ minh hoạ ?.
 - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Thế nào là ẩn dụ ? thế nào là nhân hoá ? cho ví dụ minh hoạ ?.
 - HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? Như thế nào là hoán dụ ? cho ví dụ minh hoạ ?.
? Nói quá có vai trò như thế nào ?.
- HS: Tìm hiểu trả lời.
- GV: Thống nhất.
? Như thế nào là nói giảm, nói tránh ? cho ví dụ minh hoạ ?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét đưa ra kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- HS: Điệp ngứ là gì ? Chơi cữ là gì ? cho ví dụ minh hoạ.
- GV: Thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình.
1. Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
2. Từ tượng hình: là những từ gợi tả h/ả, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Gợi tả h/ả âm thanh cụ thể sinh động.
Mèo, bò, tắc kè, (chim) cu.
- Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ mô tả đám mây cụ thể sinh động.
II. Một số phép tu từ từ vựng.
1. So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình gợi cảm.
2. ẩn dụ: So sánh ngầm làm tăng sự biểu cảm.
3. Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người.
4. Hoán dụ: dùng tên sự vật, hiện tượng này gọi thay cho tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi để tăng sức biểu cảm.
5. Nói quá: phóng đại qui mô tính cách của sự vật hiện tượng để gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
6. Nói giảm - nói tránh: cách nói tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê sự nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự.
7. Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc kiểu câu làm tăng giá trị cho lời văn.
8. Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. ( 20’ )
Bài tập 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ đã được sử dụng trong các câu thơ ? Phân tích tác dụng của chúng ?.
1. Hoa.. cánh: chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng lá cây: chỉ cuộc sống của họ/ ẩn dụ.
2. So sánh: tiếng đàn với tiếng hạc, suối, gió thoảng, trời đổ mưa.
3. Nói quá: khắc hoạ sắc đẹp có 1 không hai.
4. Nói quá: về khoảng cách xa giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh.
5. Chơi chữ: Tài - tai.
Bài tập 3. ?Phân tích nét độc đáo trong những đoạn thơ?
a. Điệp từ "còn" và từ "say sưa" đa nghĩa bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, kín đáo của chàng trai
b. Phép nói quá: diễn tả sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. Phép so sánh: miêu tả sắc nét sinh động âm thanh tiếng suối và cánh rừng dưới đêm trăng.
d. Phép nhân hoá: tự nhiên sống động gần gũi với con người.
e. ẩn dụ: thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ.
 IV. Củng cố. ( 3’ )
 	 - GV: Khắc sâu kiến thức đã ôn tập.
 V. Dặn dò. ( 1’ )
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Tiếp tục ôn về từ vựng.
- Nắm chắc kiến thức đã ôn tập.
 	- Chuẩn bị bài: Tập làm thơ tám chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9 tiep.doc