Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 54 đến tiết 57

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 54 đến tiết 57

 Tiết 54. Tập Làm Thơ Tám Chữ.

I/ Mục tiêu cần đạt .

Vận dụng kiến thức đã học về văn, tiếng Việt, Tập làm văn đã học để tập làm thơ tám chữ.

Tích hợp với các bài văn và Tiếng Việt đã học.

Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ khi tập làm thơ tám chữ.

II/ Tiến trình lên lớp.

Kiểm tra bài cũ . Đọc thuộc lòng bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá “ của nhà thơ Huy Cận. Qua đó nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 54 đến tiết 57", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày: 27./10./2008
 Tiết 54. Tập Làm Thơ Tám Chữ.
I/ Mục tiêu cần đạt .
Vận dụng kiến thức đã học về văn, tiếng Việt, Tập làm văn đã học để tập làm thơ tám chữ.
Tích hợp với các bài văn và Tiếng Việt đã học. 
Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ khi tập làm thơ tám chữ.
II/ Tiến trình lên lớp.
Kiểm tra bài cũ . Đọc thuộc lòng bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá “ của nhà thơ Huy Cận. Qua đó nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Bài mới: 
I. Nhận diện thể thơ tám chữ
Giáo viên gọi học sinh đọc các ví dụ (sgk).
cho biết số lợngchữ ở mỗi dòng thơ ?
? xác định và gạch dưới những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn .
Nhận xét về cách gieo vần đó .
? Nhận xét cách ngắt nhịp ?
Qua phát triển ví dụ em có nhận xét gì về thể thơ tám chữ
Đoạn 1: Vần:
+ Các cặp vần: tan - ngàn, mới – gội, bừng – rừng, gắt – mật.
+ Nhận xét : Vần chân theo từng cặp khuôn âm .
Đoạn 2: 
+ Các cặp vần: Về – nghe, học – nhọc, bà - xa.
nhận xét : vàn chân chân gián cách theo từng cặp khuôn âm .
Đoạn 3: 
+ các cặp vần : ngát – hát, non – son, đừng - dựng, tiên – nhiên.
+ Nhận xét : vần chân gián cách theo từng cặp(còn gọi là vần ôm).
Cách ngắt nhịp: 
Rất linh hoạt, không theo một công thức cứng nhắc nào.
Trên thực tế, cách ngắt nhịp không chỉ phụ thuộc vào ý mà còn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi ngời, do đó không nên áp đặt máy móc.
* Ghi nhớ(sgk).
II/ Luyện tập
BT1/ ............ca hát
 ...............ngày qua
.....................bát ngát
.....................muôn hoa
BT2/ ..........cũng mất; tuần hoàn; .........đất trời
BT3/ rộn rã sửa lại là vào trường
III/ Thực hành làm thơ 8 chữ
BT1/ vườn; gia
BT2 a/ ...............bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương?
 b/ ...............thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta!
IV/ Dặn dò: về nhà tập làm thơ 8 chữ
 Ngày:28./10./2008
 Tiết 55. Trả Bài Kiểm Tra Văn.
I/ Mục tiêu.
Qua bài viết, cũng cố lại nhận thức về các truyện trung đại đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, lối kể chuyện . Học sinh nhận rõ được ưu điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục.
Rèn kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân nhận xét bài làm của bạn.
II/ Tiến trình lên lớp.
ổn định lớp
Vào bài
Trả bài
III/ đáp án và biểu điểm
Phần trắc nghiệm (3,5đ)
Câu1 (1,5đ); Mỗi ý đúng 0,25đ (nối đúng như sau: 1àd; 2àc;3,4,5àg; 6àa)
Câu2: (o,5 đ) Khoanh vào C
Câu 3 (o,5 đ) Khoanh vào B
Câu 4 (o,5 đ) Khoanh vào D
Câu 5 (o,5 đ) Khoanh vào A
Phần tự luận: (6,5đ)
Câu 1: (2đ) – Là kiệt tác văn học kết tinh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
+ Giá trị hiện thực: Là bức tranh về xã hội hiện thực và xã hội bất công tàn bạo 
 Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa 1đ
+ Giá trị nhân đạo: Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo
 Cảm thương số phận bi kịch của con người
 Kđịnh đề cao tài năng nhân phẩm và ước mơ Kvọng chân chính 1đ
 của con người
Câu 2: (4,5đ) Tbày được các ý sau:
- đây là 2 nhân vật tượng trưng cho 2 thế lực thiện và ác 1đ
- Tính chất thiện ác trong 2 nhân vật được thể hiện qua những hành động cụ thể và đều được đẩy tới mức tột cùng. 1đ
+ Nếu như T.Hâm quyết tìm cách hãm hại V.Tiên 1đ
+ Ông Ngư tìm mọi cách để cứu VT
Đó là sự đối lập hoàn toàn với những âm mưu thấp hèn độc ác của TH
+ TH quyết tìm cách hãm hại VT vì tính đố kị, ganh ghét tài năng của VT
+ Ông Ngư có tấm lòng bao dung, nhân ái hào hiệp 1đ
+ T.Hâm chỉ lo đến công danh cá nhân
+ Ông Ngư lại mơ ước 1 cuộc sống tự do ngoài vòng danh lợi 0,5đ
IV/Giáo viên nhận xét ưu điểm nhược điểm của lớp.
* Ưu điểm : 
+ Nhiều em hiểu đề bài 
+ Phần tự luận làm đúng thể loại, trình bầy rõ ràng đủ 3 phần, chữ viết sạch đẹp.
* Nhược điểm
+ Câu 1 phần tự luận 1 số em chưa hiểu về cách viết đoạn văn 
+ còn một số em làm chưa đầy đủ rõ nội dung, chưa biết làm một bài văn nghị luận
+ Chữ viết còn sấu mắc lỗi chính tả, nhiều đoạn không đọc được
* Đọc mẫu
Giáo viên đọc 1, 2 bài khá, 1 bài trung bình để học sinh nhận xét .
Giáo viên trả bài.
IV/ Hướng dẫn học ở nhà.
Lập dàn ý vào vở bài tập.- Chuẩn bị tiết 56-57
Tiết 56-57 Ngày 1/11/2008
Bếp lửa
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được
Niềm thương cảm và biết ơn chân thành của người cháu đối với bà.
Tình yêu quí đối với gia đình, quê hương đất nước
Học tập được cách biểu cảm kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận
B/ Lên lớp
Ktbc
Vào bài
Bài mới
 Văn bản: Bếp lửa
 ( Bằng Việt)
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả- tác phẩm ( Xem SGK)
2. Đọc và tìm hiểu từ khó
 3. Thể thơ: 8 chữ, tự do
4. Bố cục
? Văn bản “bếp lửa” là 1 tác phẩm trữ tình. Trong 1 bài thơ trữ tình thường tồn tại 2 loại hình tượng:
Nhân vật trữ tình trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ, là nhân vật trung tâm của tác phẩm
Đối tượng trữ tình là con người sự vật được nhân vật trữ tình hướng tới.
? Từ đó em hãy xác định 2 loại hình tượng này trong bài bếp lửa?
? Bài thơ được trình bày theo bố cục ntn?
Học sinh xem tranh minh hoạ
Cảm nhận của em về bức tranh
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người cháu
- Đối tượng trữ tình trong bài thơ là người bà và bếp lửa
 3 phần
P1: 3 dòng đầu ( Bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà)
P2: Các đoạn giữa (Cảm nghĩ về bà và bếp lửa)
P3: 4 dòng cuối ( tự cảm của người cháu)
Học sinh tự bộc lộ
II/ Phân tích
1.Bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà
? Từ 3 dòng thơ đầu cho biết: Trong kí ức đầu tiên của người cháu có hình ảnh nào?
? Những lời thơ nào hiện lên hình ảnh ấy?
? Về nghệ thuật có gì đáng chú ý?
? Từ láy “ chờn vờn, ấp iu” trong các lời thơ trên có giá trị ntn
GV: Hình ảnh đầu tiên trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh bếp lửa ở 1 làng quê VN từ thời thơ ấu. Chờn vờn là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ bên bếp lửa vừa gợi cái mờ nhoà của hình ảnh kí ức theo thời gian. Từ ấp iu là 1 sáng tạo mới mẻ của nhà thơ trẻ. Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của 2 từ ấp ủ và nâng niu. ấp iu gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, lại rất đúng với công việc nhóm lửa.
? từ bếp lửa đã khơi nguồn trong cháu tình cảm gì?
? Vì sao nỗi nhớ thương bà lại gợi lên từ bếp lửa?
? Em hiểu gì về câu thơ: “ Cháu thương.....mưa”
GV: Biết mấy nắng mưa là 1 cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà.
? Đoạn thơ mở đầu đã hé mở về 1 tình cảm bà
cháu ntn được phát lộ tiếp trong bài thơ này?
* Hình ảnh bếp lửa
- Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
- Từ láy: chờn vờn, ấp iu
- Gợi hình ảnh bếp lửa hồng sớm mai trong gia đình ở 1 miền quê yên tĩnh.
- gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc
- Tình cảm nhớ thương của cháu với bà.( cháu .........nắng mưa)
- Vì lo toan của người bà vùng quê nghèo gắn bó với bếp lửa
- không nói thời tiết mà nói thời gian kéo dài cùng với nỗi vất vả kéo dài của con người, ở đây là bà.
- Nỗi lòng thương bà bền bỉ trong con người cháu
* Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ, sâu nặng
2. Cảm nghĩ về bà và bếp lửa
 Học sinh đọc lại những câu thơ tiếp theo
? Phần tiếp theo của văn bản tập trung diễn tả những cảm nghĩ gì của cháu?
? Những dòng thơ nào ứng với những ý trên?
? ấn tượng sâu đậm về bếp lửa gắn với tuổi thơ của cháu là gì?
GV: kỉ niệm về thời thơ ấu rất xa (năm mới lên 4 tuổi) nhưng chính vì thế mà mạnh, sâu thànhấn tượng ám ảnh suốt cả đời
? Khói bếp trong mỗi ngôi nhà có thể là dấu hiệu ấm no, cũng có thể là dấu hiệu của cuộc sống lầm than. Vậy mùi khói trong đoạn thơ này gợi hình ảnh 1 cuộc sống ntn để tác giả viết “ nghĩ lại....... cay”
Gv: Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa ứng với chiều dài của cuộc kháng chiến chống pháp.
? trong kỉ niệm của cháu, ấn tượng sâu đậm nhất về bếp lửa và bà trong quãng thời gian này là gì?
? Vì sao tiếng tu hú ám ảnh người cháu đến thế?
? Theo em có nỗi niềm nào của người cháu vang vọng trong lời thơ: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà. Kêu chi........xa”?
? bếp lửa của bà được nhen nhóm lại trong những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi gợi cho em những hiểu biết gì về người bà?
GV: Miên man theo dòng cảm xúc hồi tưởng, hình ảnh bà càng hiện lên rõ nét, cụ thể với những phẩm chất cao quí:bình tĩnh, vững lòng, đinh ninh vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh, làm trọn nhiệm vụ hậu phương để người đi xa công tác được yên lòng. Lời dặn trực tiếp của bà khi cháu viết thư cho bố không chỉ giúp ta hình dung rõ ràng giọng nói, tiếng nói tình cảm và suy nghĩ của bà mà còn làm sáng lên phẩm chất của người bà, người mẹ VN yêu nước, đầy lòng hi sinh, kiên trì nhóm lửa, giữ lửa.
? Theo em người cháu nghĩ gì về người bà kháng chiến khi viết lời thơ: 
 “ Rồi sớm chiều lại bếp.......
 Một ngọn lửa lòng..............
 Một ngọn lửa chứa niềm..........?
- H/s đọc đoạn thơ: 
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
..thiêng liêng - bếp lửa!
GV: Người cháu biết rằng đến tận bây giờ bà vẫn nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
? Bây giờ những gì được nhóm lên từ bếp lửa của bà?
? Bếp lửa của bà bây giờ có gì khác thời bà lận đận?
? Từ đó người cháu đã có bếp lửa mới và người bà ntn?
? Về nghệ thuật có gì đáng chú ý ở đoạn thơ này?
? điệp từ nhóm trong từng câu thơ có những ý nghĩa giống và khác nhau ntn?
GV: Từ bếp lửa của bà, nhà thơ đã thốt lên:
“ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa
? Em hiểu ntn về điều kì lạ và thiêng liêng này?
* Những cảm nghĩ cảu cháu về bếp lửa và bà. Trong kí ức người cháu, những kỉ niệm về bếp lửa và bà hiện dần cùng thời gian.
- Thuở ấu thơ: Lên 4 tuổi...........khói
 .............................mũi còn cay
- Qua tuổi thiếu niên:
 Tám năm ròng................
 .................. chứa niềm tin dai dẳng
- Đến tuổi trưởng thành:
 Lận đận...................mưa
 .......và thiêng liêng bếp lửa
- Mùi khói ( lên 4 tuổi..........còn cay)
-Gợi hình ảnh 1 cuộc sống ngày trước
- Tiếng tu hú
 “ Tu hú kêu trên.............xa
 Khi tu........................
 Tiếng tu hú sao................
 Tu hú ơi chẳng.................
 Kêu chi ..................”
- gắn liền với kỉ niệm của người cháu.
(Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, râm ran trong vườn lá, trên cánh đồng cứ khắc khoải kêu mãi, kêu hoài, trong hiện thực đã tha thiết, trong nỗi nhớ lại càng da diết hơn. Nhà thơ đang kể chuyện, như tách hẳn ra trò chuyện trực tiếp với bà: Bà còn nhớ không bà?... về những câu chuyện bà kể cho cháu nghe, về những cử chỉ, việc làm tận tuỵ, đầy tình yêu thương đùm bọc, chở che của bà-thay cha mẹ(vì bận công tác chưa về) mà chăm sóc, dạy dỗ cháu cháu. Vẫn cứ liên quan đến hình ảnh bếp lửa và người bà nhóm lửa, giờ đây còn vấn vít tiếng chim tu hú. 1 lần nữa nhà thơ như lại tách ra khỏi hiện tại, đắm chìm trong suy tưởng để trò chuyện với con chim quê hương, trách nó không đến ở với bà để bà đỡ nhớ cháu, đỡ cô đơn tuổi già)
- Giặc đốt làng, nhà cháy, bà vẫn vững lòng
 “ Năm giặc đốt........................
 Hàng xóm 4 bên..................
 Đỡ đần bà.....................
 Vẫn vững lòng...........ninh”
 Đó là người bà kháng chiến người bà yêu nước
- Ngọn lửa ấy được thắp lên bằng tình yêu thương cháu con.
- Ngọn ấy được thắp lên bằng niềm tin vào kháng chiến thắng lợi, con cháu sẽ trở về quây quần bên bếp lửa........
- Niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Những tâm tình tuổi nhỏ
- Bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung.
- Bếp lửa không của riêng mình, bà không của riêng mình. Bếp lửa vui, bà vui.
- NT: sd điệp từ :nhóm
(- Giống: cùng gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa của bà.
- Khác: ở ý nghĩa cụ thể từng câu. Nhóm lửa để
+ sửi ấm cho bà cháu qua cái lạnh bút của sương sớm.
+ cho cháu ăn đỡ đóilòng mà như còn đem đến cho đứa cháu nhỏ cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình yêu thương vô hạn của bà.
+ Lòng bà còn mở rộng hơn cùng với nồi xôi gạo mới mùa gặt là tình cảm xóm làng đoàn kết, gắn bó, chia sẻ ngọt bùi.
+ Nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ.
- Bếp lửa của bà kì lạ vì không gì có thể dập tắt được, nó cháy lên trong mọi cảnh ngộ.
- Vì nó giản dị, bình thường và phổ biến trong mọi gia đình VN, nhưng bếp lửa cũng thật cao quí, kì diệu và thiêng liêngvì nó luôn gắn liền với bà- người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa, người tạo nên tuổi thơ ấu của cháu.
- Bếp lửa trở thành 1 mảnh tâm hồn, 1 phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu
- Bếp lửa của bà thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng lên mãi tình cảm của bà cháu (trong cuộc đời mỗi con người yêu gia đình, yêu quê hương...)
3. Tự cảm của người cháu
GV: 4 câu thơ cuối là lời tự bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành.
? Người cháu tự thấy mình đã có những may mắn gì trong cuộc sống của mình?
? Tuy vậy nhưng cháu vẫn không quên những gì?
? Người cháu đã tự nhắc lòng điều gì?
? Cái có hiện hữu trong hàng trăm thứ cao siêu dài rộng dễ che lấp không chỉ 1 bếp lửa nhỏ bé của bà. Từ đó em có liên hệ gì đến cuộc sống của thế hệ mình hôm nay?
- Được đi học nước ngoài, tiếp nhận những điều tốt đẹp (giờ cháu đã xa..............trăm ngả)
Có rất nhiều thứ mới mẻ, thứ nào cũng đẹp, cũng vui.Cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc
- ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà nơi quê hương. (nhưng vẫn chẳng lúc nào............
 Sớm mai.............................chưa)
- Không được quên những lận đận đời bà
- Không được quên tấm lòng ấm áp của bà
- Không được quên những tận tuỵ hi sinh vì tình nghĩa của bà.
- Cuộc sống no đủ, niềm vui dễ dàng trăm ngả,điều đó có thể khiến ta quên mất những điều bình thường mà thiêng liêng, kì diệu như bếp lửa của bà
III/ Tổng kết
? Bài thơ xao động ta những tình cảm gì?
? Từ bài thơ em rút ra những kinh nghiệm nào để làm văn biểu cảm?
- Tình bà cháu ấm áp, bền bỉ
- Đó là lòng yêu quí gia đình, quê hương đất nước thường trực trong mỗicon người VN
- Làm văn biểu cảm cốt ở tấm lòng sâu sắc, chân thật với những điều tốt đẹp.
- Làm văn biểu cảm cần kết hợp với nhiều yếu tố khác như tự sự, miêu tả và nghị luận
Hướng dẫn đọc thêm
 Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ.
Mục tiêu bài học.
Kiến thức: Tình yêu thương con va ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, từ đó phần nào hiểu được tình yêu quê hương đất nước và khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này; giọng thơ tha thiết, ngọt ngào, két cấu bố cục độc đáo .. làm nên giá trị riêng của bài thơ.
Rèn kĩ năng đọc khúc hát ru, phân tích bố cục và hình ảnh trong bài thơ hát ru trữ tình.
Bài mới
I. Tìm hiểu chung.
Gọi học sinh đọc chú thích nêu vài nét về tác giả?
Hoàn cảnh sáng tác?
Gọi 1, 2 học sinh đọc .
yêu cầu: Giọng tha thiết ngọt ngào, lưu ý các đoạn điệp khúc, các câu thơ có đối xứng.
? Hiện lên ở lời ru thứ nhất là hình ảnh người mẹ Tà Ôi đang làm gì?
Câu nào hay nhất, xúc động nhất?
lần thứ 2.
Tác giả dùng nghệ thuật gì? ý nghĩa?
? ở đoạn 3 công việc có gì khác?
? Qua 3 lời ru của tác giả em thấy người mẹ hiện lên là ngời mẹ nh thế nào?
? Qua từng lời ru em thấy tình cảm của mẹ đối với con như thế nào?
Hoà chung với tình cảm của con người là tình cảm gì?
? Tại sao tác giả viết con mơ cho mẹ ? ý nghĩa?
Mơ ước cuối cùng có ý nghĩa gì?
Nêu nội dung – nghẹ thuật của tác phẩm.
? Qua tác phẩm – tac giả muốn thể hiện và ngợi ca ai và tình cảm gì.?
Tác giả - tác phẩm.
Nguyễn khoa Điềm: (1943)ở Phong Hoà - Phong Điền, Thừa Thiên Huế .
+ là nhà thơ trởng thành trong kháng chiến chống Mỹ..
Tác phẩm : sáng tác(1971) khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên .
Đọc.
Từ khó.
A – kay(con: dân tộcchung).
Cu – Tai(bé trai tên là Tai).
Thể loại:Thơ trữ tình, thể 8 tiếng vần chân, liền, cách.
Bố cục: 3 đoạn.
II. Phân tích.
Hình ảnh ngươi mẹ qua những lời ru.
Qua 3 lời ru của nhà thơ.
Mẹ giã gạo nuôi bộ đội .
 Nhịp chày nghiêng.
 Mồ hôi.má em.
Vất vả nặng nhọc em gắn lièn với mẹ.
Vai  nhấp nhô.
Lưng lời.
Từ láy -> sự vất vả, cố gắng của mẹ trong công việc, tiếng hát cát lên từ trái tim tâm hồn của mẹ .
Mẹ đi tỉa bắp.
lưng núi  lưng mẹ / so sánh -> cách nói chân thực của người miền núi.
Mặt trời đồi.
Mặt trời lưng.
ẩn dụ -> con là lẽ sống, hy vọng của mẹ.
mẹ chuyển lán, đạp, rừng => Công việc nhiệm vụ của người chiến sĩ ,mẹ trở thành người chiến sĩ đánh Mỹ.
Đó là người mẹ chiến khu vát vả nghèo khó nhưng một lòng một dạ với Cách Mạng. Và kháng chiến , thắm thiết yêu con, và nặng tình với buôn làng với bộ đội , quyết tâm đóng góp sức mình vào cuộc chiến đấu chống Mỹ.
Qua lời ru của mẹ.
mẹ thương a-kay thương bộ đội,
.. làng đói,
..đất nớc.
lời ru là tình yêu thơng vô bờ của mẹ dành cho con. Hoà với tình cảm ấy là tình cảm chung với bộ đội, với buôn làng, với Cách Mạng. Thể hiện qua kết cấu đối xứng.
“Con mơ cho mẹ”/ sự gắn bó máu thịt giữa 2 mẹ con.
được thấy Bác Hồ 
làm ngời tự do.
mơ ước cảm động và cao đẹp -> khát vọng độc lập - tự do, mơ ước tương lai hạnh phúc cho con cho đất nước.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ (sgk).
- ngời mẹ Tà Ôi – ngời mẹ đảm đang, anh hùng chống Mỹ xâm lược: Càng trong gian khổ càng yêu thương con càng mơ ước con lớn khôn khoẻ mạnh gắn liền tình yêu con với lòng yêu nước.
IV/ Luyện tập GV hướng dẫn học sinh làm
IV/ Dặn dò 
Học thuộc lòng bài thơ - chuẩn bị tiết 58 ánh trăng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 54...57.doc