Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 63 đến tiết 90

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 63 đến tiết 90

 Tiết 63.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT

 A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Thấy được sự phong phú của ngôn ngữ trên các vùng miền của đất nước ( phương ngữ ).

 B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Nêu và giải quyết vấn đề, luyên tập kiểm tra.

 C. CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án bài giảng, tài liệu, đề bài.

 - HS: Tìm hiểu bài học ở nhà, sưu tầm một số tài liệu liên quan đến bài học.

 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức. ( 1 )

 - Kiểm tra sĩ số.

 II. Kiểm tra bài cũ.

 III. Bài mới

 

doc 51 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 63 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2008	
Ngày dạy: 24/11/2008
 Tiết 63.
chương trình địa phương phần tiếng việt
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Thấy được sự phong phú của ngôn ngữ trên các vùng miền của đất nước ( phương ngữ ).
	b. Phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, luyên tập kiểm tra.
	c. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, tài liệu, đề bài.
	- HS: Tìm hiểu bài học ở nhà, sưu tầm một số tài liệu liên quan đến bài học.
	d. Tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ.
	III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động: Huớng dẫn luyện tập. ( 20’ )
- GV: Tổ chức cho HS làm bài tập.
- HS: Tiến hành làm bài tập theo yêu cầu của GV.
- GV: Hướng dẫn HS:
? Giải thích thuật ngữ: phương ngữ: từ địa phương.
? Tìm các từ chỉ có ở địa phương nhất định, không có từ toàn dân ?.
? Các từ giống về nghĩa nhưng khác về ngữ âm?
? Các từ đồng âm khác nghĩa giữa các địa phương?
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của dân tộc Việt ta?
- GV: Gọi HS trả lời.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét và đưa
- GV: Tổ chức cho Hs làm bài tập.
- HS: Đọc đoạn trích và trả lời theo yêu cầu của GV.
? Chỉ ra những từ địa phương được sử dụng trong đoạn thơ ?
Bài tập 1.
a. Chỉ sự vật, hiện tượng.
VD: 
- nốc: chiếc thuyền.
- nuộc chạc: mối dây
- Nam bộ: mắc: đắt.
- Quảng Trị: bọc: cái túi áo.
b. Giống về nghĩa nhưng khác về âm. 
- Cho các từ: bố, mẹ, giả vờ, đâu, nghiện, vào, xa, cái bát, vừng, thuyền, quả, quả doi, quả dứa, tuyệt vời, thấy. Hãy tìm những từ tương ứng ở địa phương ?.
c. Từ đồng âm nhưng khác nghĩa giữa địa phương.
- Hòm: đồ đựng -> quan tài.
- Nón: ->chỉ mũ nói chung
- Sự phong phú trong cuộc sống lao động sinh hoạt cũng dẫn đến sự phong phú về mặt ngôn ngữ.
Bài tập 2.
- Đây là đoạn trích trong bài thơ " Mẹ Suốt" viết về 1 bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngữ địa phương góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê, tình cảm suy nghĩ, tính cách của 1 người mẹ trên vùng quê ấy làm tăng sự sống động, gợi cảm.
Kiểm tra 15 phút:
Đề bài:
1.từ nào dưới đây không phải từ Hán - Việt?
Phi cơ C. Cơ hội 
Hải đội D. Ruộng đất
2.Trong các từ Hán- Việt sau yếu tố phong nào nghĩa là gió ?.
A.Phong lưu C. Cuồng phong
B. Phong kiến D.Tiên phong
3.Biện pháp tu từ nào được dùng trong câu: “ Gươm mài đá, đá núi cũng mòn- Voi uống nước , nước sông phải cạn ”? 
A. Nhân hoá, nói quá. C. Chơi chữ, nói quá.
B. Hoán dụ, nói quá. D. Điệp ngữ, nói quá.
4. hãy chọn cách hiểu đúng: Bách khoa thư có nghĩa là:
A. Cuốn từ điển đầy đủ các ngành. C.Cuốn từ điển của trường bách khoa.
B.Cuốn sách nói về khoa học công nghệ. D.Cuốn sách chuyên về khoa học.
5.Chọn từ ngữ tương đương với phương ngữ miền Trung với từ ngã ?.
A. Té. C. Rớt.
B. Bổ. D. Vấp.
6.lấy ví dụ về một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau?
	IV. Củng cố. ( 3’ )
	- GV: Nhắc lại sự phong phú của phương ngữ.
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm bảng tổng kết ( theo mẫu ) về tài liệu phương ngữ địa phương.
	- Chuẩn bị: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
Ngày soạn: 23/11/2008
Ngày dạy: 25/11/2008
Tiết 64 - Tập làm văn: 	 Đối thoại, độc thoại 
và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
	A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
	- Hiểu thế nào là độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
	- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.
	b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề.	
	c. Chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo, bảng phụ.
	- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà, tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. 
	III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. ( 24’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu.
- HS: Đọc đoạn văn. 
- GV: Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai?
? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trao đổi qua lại?
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
- GV: Thế nào là đối thoại?
- HS: Rút ra dựa vào VD tìm hiểu.
- GV: Câu "- Hà, nắng gớm, về nào..." ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không?
Hãy dẫn ra các câu đó?
- HS: Phát hiện ra đây là những lời độc thoại của nhân vật ông Hai.
- GV: Hiểu thế nào là độc thoại?
- HS: Rút ra dựa vào VD tìm hiểu.
I. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ: Đoạn trích "Làng" của Kim Lân.
a. Ba câu đầu: Những người tản cư đang nói chuyện với nhau.
- ít nhất là 2 người tham gia.
- Dấu hiệu:
+ Có hai lượt lời qua lại, nội dung nói giữa mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.
+ Thể hiện bằng hai gạch đầu dòng.
Đối thoại : là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, trong văn tự sự được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp.
b. Câu "- Hà, nắng gớm, về nào...": Lời ông Hai nói một mình, nói trống không không cần người đáp mục đích để lảng tránh, thoái lui. Đó chỉ là lời độc thoại.
- Câu tương tự: Chúng bay ăn miếng cơm hay....
- GV: Những câu như: Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu hỏi này không có dấu gạch đầu dòng như những câu đã tìm hiểu ở mục a, b?
- HS phát hiện, so sánh.
- GV: Em hiểu như thế nào là độc thoại nội tâm?
- GV cho HS thảo luận theo bàn câu hỏi: Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của ông Hai như thế nào?
- HS làm việc tập thể, rút ra nhận xét chung.
- GV: Kết luận vấn đề.
- HS: Đọc ghi nhớ SGK.
....nhục nhã thế này! 
* Độc thoại : là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Khi nói thành lời, có dấu gạch ngang đầu dòng.
c. Những câu đó là của ông Hai hỏi chính mình, không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Vì không nói ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng. Đó là những câu độc thoại nội tâm.
* Độc thoại nội tâm: là độc thoại trong suy nghĩ.
d. Tác dụng của cách diễn đạt trên:
- Tăng tính chân thật, sinh động của chuyện, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với làng chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Đồng thời khắc hoạ rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
2. Kết luận: 
- Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập. ( 15’ )
- GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 1.
-HS: Đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV: Gợi ý::
+ Cuộc đối thoại có bình thường không?
+ Chứng tỏ người nói ở đây có tâm trạng như thế nào?
+ Việc biểu hiện tâm trạng đó giúp ta hiểu gì về nhân vật ông Hai?
- HS: Trình bày, nhận xét, kết luận.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
II. Luyện tập.
Bài 1: Tác dụng của hình thức đối thoại:
- Cuộc đối thoại không bình thường diễn ra giữa vợ chồng ông Hai:
Có 3 lượt lời trao và 2 lượt lời đáp.
- Vi phạm phương châm về cách thức, lịch sự.
- Tác dụng: Tái hiện cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán trường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
	IV. Củng cố. ( 3’ )
	- HS: Nêu khái niệm và ví dụ về đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- BTVN: Làm bài tập 2 vào vở bài tập, đọc thuộc ghi nhớ SGK.
	- Chuẩn bị bài: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.	
Ngày soạn:	23/12/2008	
Ngày dạy: 26/12/2008
Tiết 65 - Tập làm văn: 
Luyện nói
Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
	A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
	- Củng cố lại kiến thức đã học về văn tự sự, đặc biệt là vận dụng các yếu tố miêu tả (miêu tả nội tâm) và nghị luận trong bài văn tự sự. 
	- Học sinh biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, lập luận, có đối thoại, độc thoại.
	b. Phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập.
	c. Chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
	- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	d. tiến trình lên lớp:
	I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
	- Kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
	Câu hỏi: Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ?.
	III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh. ( 7’ )
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS: Trình bày sự chuẩn bị của mình.
- GV: Nhận xét sự chuẩn bị bài của HS. 
I. Chuẩn bị ở nhà.
- Bài tập về nhà:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện nói trên lớp. ( 27’ )
- GV: Gọi HS trình bày bài viết của mình.
- HS: Trình bày theo yêu cầu của GV.
- GV: Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Trình bày những sự việc gì ? 
+ Diễn biến như thế nào ?
+ Phần nào sử dụng yếu tố nghị luận? ? Chỗ nào có đối thoại? Độc thoại? Độc thoại nội tâm? 
+ Em sẽ dùng ngôi kể nào?
+ Nhận xét về tác phong? Ngữ điệu? Nội dung? Sự kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm ? Độc thoại?
- HS : Thảo luận, nhận xét.
- GV : Nhận xét và đánh giá.
II. Luyện nói trên lớp
1. Trình bày bài chuẩn bị ở nhà.
- Trình bày bài làm. 
2. Sửa các lỗi.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
	IV. Củng cố. ( 3’ )
	- GV: Nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm các bài làm của học sinh.
	V. Dặn dò. ( 2’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học, làm hoàn chỉnh bài tập vào vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài: Lặng lẽ Sa Pa. 
Ngày soạn: 23/11/2008
Ngày dạy: 26/11/2008
Tiết 66 - Văn bản: 
lặng lẽ sa pa
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
	- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
	- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
	b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề.
	c. Chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
	- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham ... văn biểu cảm của Aliôsa khi liên tưởng về mẹ có tác dụng gì?
- HS nhận xét và lí giải.
? Vì sao trong câu chuyện Aliôsa (nhà văn) không nhắc tên đến bọn trẻ nhà đại tá? 
- HS nhận xét và lí giải: câu truyện thêm kết quả, đậm đà màu sắc cổ tích.
II. Phân tích:
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương 
- A li-ôsa : bố mất ở với bà ngoại.
- 3 đứa con ông đại tá : mẹ mất sống với bố và dì ghẻ (quý tộc).
 Đều sống thiếu tình thương, thuộc các giai cấp khác nhau.
- Bọn trẻ quen nhau tình cờ. Ali ôsa cứu thằng em bị ngã xuống giếng - chúng chơi thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau.
- Tình bạn trong sáng hồn nhiên .
 Tác giả nhớ lại tuổi thơ cay đắng, nhưng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của mình .
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Aliôsa.
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết: : "Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con" - sự so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu.
Thể hiện sự cảm thông của Aliôsa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện "Chúng lặng lẽ bước ra khỏi xe và đi vào nhà khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ........" - So sánh chính xác thể hiện dáng dấp của bọn trẻ và thể hiện được thế giới nội tâm của chúng đồng thời cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn.
3. Chuyện đời thường và vườn cổ tích 
- Chi tiết bọn trẻ nhắc đến dì ghẻ - Ali ôsa liên tưởng đến nhân vật mụ gì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích - Trí tưởng tượng phong phú và sự lo lắng thương các bạn .
- Chi tiết người "mẹ thật" Aliôsa lạc ngay vào thế giới cổ tích - động viên các bạn và nỗi thất vọng trẻ thơ thể hiện khao khát tình yêu thương của mẹ .
- Hình ảnh người bà nhân hậu kể chuyện cho cháu nghe, khái quát "có lẽ tình cảm những người bà đều tốt" chúng kể về ngày trước, trước kia, có lúc ...
 Nhớ nhung hoài niệm những ngày sống tươi đẹp .
- Yếu tố cổ tích làm cho truyện đầy chất thơ thể hiện ước mong hạnh phúc yêu thương của trẻ thơ hồn hậu đáng yêu
Hoạt động 3: Tổng kết - luyện tập
? Nêu khái quát nội dung chính của đoạn trích học?
? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản là gì?
- HS tóm tắt lại. GV bổ sung.
Học sinh đọc ghi nhớ. 
GV cho HS làm việc theo nhóm: Chia bài văn 3 phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần
 Đại diện nhóm trả lời. GV bổ sung.
III. Tổng kết - luyện tập 
1. Nội dung - nghệ thuật: 
- Chủ đề : Tình bạn thân thiết giữa chú bé Ali ôsa với 3 đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thương, bất chấp cản trở của người lớn .
- Nghệ thuật kể chuyện :
+ Tự thuật .
+ So sánh chính xác .
+ Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật .
+ Đời thường, cổ tích lồng vào nhau .
2. Luyện tập : Câu 1 SGK .
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT; làm bài 4.
	- Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra Văn- Tiếng Việt.
	D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
	* Thời gian
	* Kiến thức
	* Tổ chức các hoạt động:
	 Ngày soạn:	31/12/2007	Ngày dạy: 04/01/2008
Tiết 86: 	trả bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Tự nhận thấy khả năng nắm bắt kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình của HS. Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. 
- Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở những bài viết sau, biết vận dụng tích hợp các kiến thức một cách có hiệu quả. 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra.
3. Thái độ: Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS.
- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp.
	* Tổ chức trả bài cho HS:
	Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài.
- HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 74.
 	Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. 
- GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.... 
	Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
Lớp
Giỏi
Khá
tb
Yếu, kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
9A/37
4
10.8
16
43.3
12
32.4
5
13.5
9b/38
1
2.6
16
42.1
16
42.1
5
13.2
	Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét.
- Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu.
 Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm..
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Tiếp tục củng cố kiến thức Tiếng Việt đã học.
- BTVN: Làm lại bài dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp.
	D. ĐáNH GIá, ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
	* Thời gian
	* Kiến thức
	* Tổ chức các hoạt động: 
	Ngày soạn:	01/01/2008 	Ngày dạy: 07/01/2008 
Tiết 87: trả bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Tự nhận thấy khả năng nắm các văn bản thơ và truyện hiện đại đã học trong học kì I - lớp 9. Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. 
- Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở những bài viết sau, biết vận dụng kiến thức các phân môn một cách có hiệu quả. 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra.
3. Thái độ: Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS.
- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp.
	* Tổ chức trả bài cho HS:
	Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài.
- HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 75.
 	Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. 
- GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.... 
	Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
Lớp
Giỏi
Khá
tb
Yếu, kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
9A/37
0
0
11
29.7
17
46.0
9
24.3
9b/38
1
2.6
4
10.5
26
68.5
7
18.4
	Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét.
- Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu.
 Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm..
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Tiếp tục củng cố kiến thức về thơ và truyện trung đại, hiện đại đã học.
- BTVN: Làm lại bài dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp.
	D. ĐáNH GIá, ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
	* Thời gian
	* Kiến thức
	* Tổ chức các hoạt động: 
	Ngày soạn:	03/01/2008 	Ngày dạy: 07-09-10/01/2008 
Tiết 88,89: tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.
- Qua hoạt động làm thơ 8 chữ, các em phát huy tinh thần sáng tạo tạo hứng thú trong học tập rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng làm thơ tám chữ.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: ? Kể tên các bài thơ đã học viết theo thể thơ tám chữ?
	* Tổ chức cho học sinh hoạt động:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận diện thể thơ 8 chữ.
HS đọc 3 ví dụ SGK trang 144.
? Điểm giống nhau của 3 ví dụ trên về hình thức thơ như thế nào?
? Số chữ trong mỗi dòng thơ?
? Cách gieo vần của mỗi ví dụ: tìm và gạch dưới những chữ gieo vần?
? Khổ thơ gồm mấy dòng thơ?
- HS xác định và trả lời cá nhân. GV nhận xét chung.
? Nêu đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
HS nêu khái quát lại. GV cho HS đọc ghi nhớ.
I. Nhận diện thể thơ 8 chữ.
1. Ví dụ
- Mỗi ví dụ mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
- Gieo vần khác nhau.
Ví dụ a: gieo vần an, ưng, liền nhau.
Ví dụ b: gieo vần "oc"
Ví dụ c: gieo vần "at" cách nhau.
2. Kết luận.
 (Ghi nhớ SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu: điền từ vào chỗ trống với những từ đã cho.
Yêu cầu: Phải phù hợp nghĩa.
Bài 2: Tương tự như bài 1.
GV chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm bài 1 - 2.
Bài 3: Cho HS đọc và tự sáng tạo thêm, yêu cầu có vần ương hoặc a ở cuối.
II. Luyện tập.
Bài 1: Điền
Câu 1: Ca hát	Câu 3: Bát ngát
Câu 2: Ngày qua	Câu 4: Muôn hoa
Bài 2: Điền.
Câu 1: Cũng mất	Câu 3: Đất trời
Câu 2: Tuần hoàn
Bài 3: Thêm câu:
Của đàn chim tung cánh đi muôn phương.
Tiết 89: Hoạt đông 3: Tập làm thơ tám chữ
- GV cho các tổ thi làm thơ tám chữ.
- Các tổ làm: Các cá nhân làm, đọc trước tổ, chọn ra bài xuất sắc nhất để chọn thi với các tổ khác.
- Bài chọn thi giữa các tổ được đọc trước lớp, cả lớp nhận xét, góp ý về nội dung, hình thức.
- GV nhận xét chung và cho điểm các tổ.
 * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Tiếp tục làm thơ tám chữ
- Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I.
	D. ĐáNH GIá, ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
	* Thời gian
	* Kiến thức
	* Tổ chức các hoạt động: 
	Ngày soạn:	06/01/2008 	Ngày dạy: 09-10/01/2008 
Tiết 90: trả bài kiểm tra tổng hợp học kì i
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Tự đánh giá kết quả làm bài kiểm tra học kì I. Rút ra được những ưu khuyết điểm về kiến thức, kĩ năng, phương pháp làm bài.
- Tự nhận thấy khả năng nắm các kiến thức đã học trong học kì I - lớp 9. Nhận rõ được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. 
- Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở những bài viết sau, biết vận dụng kiến thức các phân môn một cách có hiệu quả. 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra.
3. Thái độ: Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Chấm và liệt kê những lỗi cần sửa bài cho HS.
- HS: Đọc và chuẩn bị kiến thức của bài kiểm tra ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. tổ chức hoạt động dạy học
* ổn định lớp.
	* Tổ chức trả bài cho HS:
	Hoạt động 1: Tái hiện lại đề và kiến thức cho đề bài (4 đề).
- HS đọc lại đề bài, xác định yêu cầu của đề.
- Giáo viên giúp HS xác định kiến thức của bài làm theo đáp án tiết 82-83.
 	Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết. 
- GVnhận xét về cách sử dụng kiến thức, cách trình bày bài làm, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.... 
	Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
Lớp
Giỏi
Khá
tb
Yếu, kém
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
9A/37
0
0
11
29.7
24
64.9
2
5.4
9b/38
0
0
11
28.9
24
63.2
3
7.9
	Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc - nhận xét.
- Đọc hai bài đạt khá - giỏi; Một bài thuộc loại yếu.
 Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm..
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Tiếp tục củng cố kiến thức đã học.
- BTVN: Làm lại bài dựa trên cơ sở đã sửa lỗi trên lớp.
	D. ĐáNH GIá, ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH:
	* Thời gian
	* Kiến thức
	* Tổ chức các hoạt động: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9(99).doc