Tiết 7
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó có ý thức xây dung bố cục khi tạo lập văn bản.
-Bước đầu xây dung được bố cục hợp lí, rành mạch cho cách làm bài.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, phân tích bố cục trong vb.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một vb nói (viết) cụ thể.
3. Thái độ:
- Rèn luyện ý thức bố trí, sắp xếp các nội dung của một vấn đề theo một trình tự, hệ thống rành mạch, hợp lí.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Một số văn bản mẫu, Câu hỏi trắc nghiệm để KTBC
2. Học sinh: - Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn: 03.09.2010 Ngày dạy: 07.09.2010 Tiết 7 Bố cục trong văn bản A.Mục tiêu cần đạt I.Mức độ cần đạt -Hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó có ý thức xây dung bố cục khi tạo lập văn bản. -Bước đầu xây dung được bố cục hợp lí, rành mạch cho cách làm bài. II. Trọng tâm kiến thức – kĩ năng 1. Kiến thức: - Tác dụng của việc xây dựng bố cục. 2. Kĩ năng: - Nhận biết, phân tích bố cục trong vb. - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một vb nói (viết) cụ thể. 3. Thái độ: - Rèn luyện ý thức bố trí, sắp xếp các nội dung của một vấn đề theo một trình tự, hệ thống rành mạch, hợp lí. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số văn bản mẫu, Câu hỏi trắc nghiệm để KTBC 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài mới C.Các hoạt động dạy và học Bước 1: ổn định tổ chức Bước 2: Kiểm tra bài cũ(5phút) Thế nào là liên kết trong vb? Tại sao phải liên kết trong vb? Ptiện để liên kết trong vb là gì? Vì sao các câu thơ sau không tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh? Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. Sè sè nắm đất bên đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh. A. Vì chúng không vần với nhau C. Vì chúng có vần nhưng ý của các câu không lk B. Vì chúng có vần nhưng vần gieo không đúng luật D. Vì các câu chưa đủ ý trọn vẹn Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động 1: Tạo tâm thế - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý - Phương pháp : Thuyết trình - Thời gian : 1 phút Thày Trò Ghi chú - Qua giờ học trước, chúng ta đã biết rằng sẽ không thể hiểu được một cách cụ thể về vb cũng như khó có thể tạo lập được những vb tốt nếu như không có sự lkết. Nhưng trong vb chỉ có sự lkết thôi thì chưa đủ mà còn phải chú ý đến bố cục. Vậy bố cục trong vb là gì? Vì sao vb cần phải có bố cục? Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này qua nội dung học hôm nay. - Hs nghe - Hs ghi bài Hoạt động 2, 3, 4 : Tìm hiểu bài ( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm, hệ thống hoá các nội dung kiến thức) Phương Pháp : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình... Kĩ thuật : Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não Thời gian : 15phút Thày Trò Chuẩn KT - KN cần đạt Ghi chú I.Hướng dẫn tìm hiểu bài I.1. Tìm hiểu khái niệm - Gv viên cho HS chia nhóm để làm bài tập 1. - Chỉ đại diện HS trong nhóm phát biểu trước lớp. ?Lá đơn được trình bày mấy phần? ?Trình bày nội dung lá đơn ?Những nội dung ấy được sắp xếp theo một thứ tự như thế nào? ?Có thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được không? Gv: Cách sắp xếp các phần , các đoạn , các ý trong lá đơn theo trình tự như trên được gọi là bố cục văn bản. ?Vậy em hiểu bố cục văn bản là gì?Bố cục có vai trò như thế nào trong việc xây dựng văn bản? - Nhận xét và chốt - Ghi bảng I.2.Hdẫn hs tìm hiểu những y/c về bố cục trong vb. - Y/c: đọc ví dụ 2. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn. ? Văn bản trên đã nêu đủ ý của truyện “ ếch ngồi đáy giếng “ chưa? ? Đọc văn bản trên em có hiểu được truyện kể gì không ? Vì sao? ? Văn bản gồm mầy đoạn văn ? Các câu trong đoạn có tập trung thành ý lớn không? ý đoạn một có phân biệt được với ý đoạn hai phần của văn bản? ? Theo em, nên sắp xếp bố cục 2 câu chuyện này ntn? - Nhận xét và chốt - Ghi bảng I.3. Hdẫn hs tìm hiểu các phần của bố cục. ?Hãy nêu n/v của 3 phần MB, TB, KB trong vb miêu tả và tự sự? ? Mỗi phần có nhiệm vụ như thế nào? II.Hướng dẫn học sinh rút ra ghi nhớ - Chỉ định hs nhắc lại những nội dung lớn đã tìm hiểu và kết luận. - Chỉ định hs đọc ghi nhớ. I. Tìm hiểu bài I.1. Tìm hiểu khái niệm - Hs thực hiện - Hs trình bày, - Các nhóm nhận xét. - Hs nghe - Hs kết luận: . Bố cục VB: là sự sắp xếp các phần các đoạn , các ý tứ muốn biểu đạt thành một trình tự trước sau rành mạch, hợp lý. -> Bố cục có vai trò quan trọng trong văn bản.VB không thể được xây dựng một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. - HS ghi vở I.2.Tìm hiểu y/c về bố cục + Học sinh đọc ví dụ 2 - Vb chưa đủ ý - Văn bản đọc lên không hiểu được vì: Kể lộn xộn, không có bố cục hợp lý. - Văn bản gồm hai đoạn văn song các câu trong đoạn không tập trung thành một ý lớn, đoạn hai không thể phân biệt được - Hs nêu ý kiến. - HS ghi vở I.3. Tìm hiểu các phần của bố cục. - Mỗi phần có một nhiệm vụ riêng. -Các phần trong văn bản không được lặp lại nhau.Nếu lặp lại văn bản sẽ không rành mạch -Cả ba phần trong văn bản đếu rất cần thiết , trong trường hợp không cho phép, không thể bỏ đi phần nào được, bởi vì mở bài không chỉ đơn thuần là sự thông báo đề tài của văn bản, mở bài còn phải cố gắng làm cho người tiếp nhận văn bảncó thể đi vào đề tài đó một cách dễ dàng, tự nhiên và hừng thú Thân bài là phần chính của văn bản. Kết bài không chỉ có nhiệm vụ nhắc lại đề tài hay đưa ra những lời hứa hẹn, cần phải tạo ra một kết bài sao cho văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp cho người tiếp nhận .Như vậy bố cục văn bản mới hợp lý -Bố cục ba phần của văn bản có khả năng giúp cho văn bản trở nên rành mạch, hợp lý. II. Ghi nhớ - Hs thực hiện y/c I.Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong vb 1. Bố cục của vb a. Ví dụ b. Nhận xét - Vb được viết phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí. 2. Những y/c về bố cục trong vb a. Ví dụ b. Nhận xét - Nội dung các phần, các đoạn trong vb thống nhất chặt chẽ đồng thời cũng phân biệt rành mạch - trình tự s.xếp các phần, các đoạn phải lôgic và làm rõ ý đồ của người viết. 3. Các phần của bố cục - 3 phần: MB, TB, Kb II. Ghi nhớ. ( SGK/ 30) Hoạt động 5 : Luyện tập , củng cố Phương pháp : Vấn đáp giải thích Kĩ thuật : Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); Thời gian : 18-20 phút. Thầy Trò Chuẩn KT – KN cần đạt Ghi chú - Y/c Nhóm 1 thực hiện BT 1 (SGK/ 30) theo kĩ thuật khăn trải bàn. - Nhóm 2, 3, 4 thực hiện BT 2,3 theo kĩ thuật các mảnh ghép. - Hs thực hiện y/c - Mỗi nhóm cử đại diện chia sẻ kết quả một bài tập... BT1. BT2. + Tìm hiểu bố cục truyện:“Cuộc chia tay của những con búp bê” - Hai anh em khi mẹ bắt chia đồ chơi. - Hai anh em nhớ lại trước đây. - Hai anh em chia đồ chơi. - Hai anh em đến trường - Hai anh em phải chia tay nhau. BT3. Bước 4: . Hướng dẫn tự học ở nhà - Thời gian: 5 phút -Học bài, thuộc ghi nhớ SGK .Đọc phần đọc thêm -Hoàn thiện các bài tập vở BTNV - Chuẩn bị bài:Mạch lạc trong văn bản: . Nghiên cứu các nội dung tìm hiểu ******Hết******
Tài liệu đính kèm: