Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 71 đến tiết 80

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 71 đến tiết 80

 TIẾT 71

 CHIẾC LƯỢC NGÀ (T1)

 Nguyễn Quang Sáng

A.Mục tiêu bài học:

- HS tìm hiểu qua về tác phẩm :Năm được một số nét về tác giả tác phảm, ngôi kể, tình huống trong truyện

-Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.

-Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài kiểm tra phần Tiếng Việt, với phần tập làm văn ở bài ôn tập

- Rèn kĩ năng đọc , kể diễn cảm.

B- Chuẩn bị:

-ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

-Phiếu học tập

C-Tổ chức các hoạt động dạy và học

1.Kiểm tra:

- Kể tóm tắt nội dung truyện Lặng lẽ Sa Pa.Vì sao nói truyện ngắn này bàng bạc chất thơ, có thể coi như một bài thơ bằng văn xuôi về cảnh vật và con người ở Sa Pa?

- Nêu những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên?

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 71 đến tiết 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	============================
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Tiết 71
 Chiếc lược ngà (T1)
 Nguyễn Quang Sáng
A.Mục tiêu bài học:
- HS tìm hiểu qua về tác phẩm :Năm được một số nét về tác giả tác phảm, ngôi kể, tình huống trong truyện
-Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.
-Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài kiểm tra phần Tiếng Việt, với phần tập làm văn ở bài ôn tập
- Rèn kĩ năng đọc , kể diễn cảm.
B- Chuẩn bị:
-ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
-Phiếu học tập
C-Tổ chức các hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra:
Kể tóm tắt nội dung truyện Lặng lẽ Sa Pa.Vì sao nói truyện ngắn này bàng bạc chất thơ, có thể coi như một bài thơ bằng văn xuôi về cảnh vật và con người ở Sa Pa?
Nêu những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên ?
2.Bài mới :
a/Giơi thiệu bài
b/Bài mới
*Gọi HS đọc chú thích *
?Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng?
*GV : nhà văn Nguyễn Quang Sáng có nhiều kịch bản phim đặc biệt là Cánh đồng hoang, mùa gió chướng
-Nêu vị trí của đoạn trích?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài: chú ý giọng kể của tác giả: trầm tĩnh, cảm động , hơi buồn.Những đoạnvăn miêu tả tâm trạng của bé Thu, của ông Sáu, những câu đối thoại ngắn của các nhân vật cần chọn giọng đọc phù hợp
-Gv và học sinh nối tiếp nhau đọc
-Nhận xét cách đọc
-Giải thích từ khó trong SGK- HS đọc chú giải
-Các nhóm treo kết quả bài tập tóm tắt ở nhà.
Đại diện 2 nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét bổ sung
-Đoạn trích chia làm mấy phần?Nêu ý mỗi phần?
? Nhận xét gì về ngôi kể? ngôi kể ấy có tác dụng gì?
-Trong văn bản trích có 2 tình huống xảy ra? Theo em đó là những tình huống nào?Đâu là tình huống cơ bản?
*Trong tình huống 1 có thể chia làm 2 đoạn nhỏ
-Tình trạng cha con ông Sáu trước lúc chia tay
-Buổi chia tay đầy nước mắt
=>Đây là tình huống cơ bản
I.Đọc và tìm hiểu chung
1Tác giả- tác phẩm
a. Tác giả:
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ,quê ở An Giang
Từ sau 1954 tập kết ra Bắc, viết văn
b/Tác phẩm
Tác phẩm có nhiều thể loại chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
-Tác phẩm được viết năm 1966. Đoạn trích nằm ở phần giữa truyện
 2. Đọc – Từ khó
a/ Đọc
b. Từ khó: 15 từ ở SGK
c.Tóm tắt
3.Bố cục và ngôi kể:
- Bố cục: 3phần
+P1:Từ đầu đến “bắt nó về”- Tình trạng cha con anh Sáu trước buổi chia tay.
+P2:Tiếp đến:tuột xuống” –Buổi chia tay đầy nước mắt.
+P3 còn lại:Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
II.Đọc và tìm hiểu chi tiết
1.Ngôi kể và tình huống truyện
- Ngôi kể:
Ngôi thứ nhất,đặt vào nhân vật anh Ba.
Tác dụng: tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu truyện.
-Tình huống :
+Tình huống 1 :Ông Sáu về phép nhưng Thu không nhận cha.Đến lúc hiểu ra sự thật thì cha con lại phải chia tay
+Tình huống 2 : Ông đồn tình yêu thương vào làm chiếc lược ngà
D. :Củng cố , dặn dò
-Kể tóm tắt nội dung truyện.
+Về nhà: 
Nhóm 1(dãy 1): tìm các chi tiết :trong hai ngày tiếp theo thái độ và tình cảm của bé Thu đối với anh Sáu diễn biến như thế nào? 
Nhóm 2(dãy 2):Tìm hiểu về thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay.
Nhóm 3(dãy 3):Tìm hiểu các chi tiết về ông Sáu.
 Tiết 72: Chiếc lược ngà (T2)
 Nguyễn Quang Sáng
AMục tiêu bài học:
-Qua phân tích nhân vật , HS 
-Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.
-Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài kiểm tra phần Tiếng Việt, với phần tập làm văn ở bài ôn tập
- Rèn kĩ năng đọc , kể diễn cảm.
B- Chuẩn bị:
Các nhóm chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên
C-Tổ chức các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1:Khởi động
1. Tổ chức:
2,Kiểm tra:
Kể tóm tắt nội dung đoạn trích. Phân tích thái độ và tình cảm của bé Thu trong phút đầu gặp hai người khách lạ. Lí giải nguyên nhân của thái độ ấy?
Bài mới: Giáo viên tóm tắt nội dung tiết 1- giới thiệu vào bài tiết 2
-Hãy tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lý. Hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuói cùng khi ông Sáu đựơc về phép?
-Hai cha con gặp nhau trong hoàn cảnh như thế nào ?
-Thái độ và hành động của bé thu khi không nhận cha được thể hiện qua những chi tiết nào trong truyện ?
(* tâm lý và thái độ được thể hiện qua các chi tiết :
-Hốt hoảng mặt tái đi, vụt chạy kêu thét lên, chỉ gọi trống không với ông Sáu mà khong chịu gọi cha, nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước cơm- hất bỏ trứng cá ông Sáu gắp cho- bỏ sang bên bà ngoại, cố ý khua dây cột xuòng cho kêu thật to,,,)
-Sự ương ngạnh , bướng bỉnh của bé Thu có đáng trách kkhông? vì sao ?Em có nhận xét gì về cá tính của bé Thu?
(Hành động đó không đáng trách-Không phải là đứa bé hư vì bé Thu không chấp nhận một người khác với cha mình trong tấm ảnh vì trong hoàn cảnh éo le, trắc trở của chiến tranh, bé Thu còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt của cuộc sống, và người lớn cũng không ai kịp chuản bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường; nên ó không tin ông Sáu là cha mình vì vết sẹo trên mặt. Phản ứng tâm lý của nó là hoàn toàn tự nhiên. Tình cảm của em sâu sắc chân thật- trong cái cứng đầu của em có ẩn chứa cả niềm kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha đang ở chiến trường) 
-Được bà ngoại giảng giải- bé Thu đã có sự thay đổi về thái độ và hành động như thế nào? Tìm những chi tiết trong đoạn truyện để làm sáng tỏ điều đó?
*Trước giờ phút ông Sáu lên đường, thái độ của bé Thu Thay đổi đột ngột. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải toả. Nảy sinh sự ân hận nối tiếc: “Nghe bà kể :nó nằm im lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”
*Tình yêu và nỗi mong nhớ bùng ra mãnh liệt, hối hả và cuống quýt, thời gian không cho phép bé Thu chần chừ, do dự)
=>Qua diễn biến của câu chuyện, em có nhận xét gì về tính cách của bé Thu?
(:Thu có cá tính cứng cỏi đến mức tưởng như bướng bỉnh, ương ngạnh nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ cuả trẻ con)
-Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đói với con được thể hiện qua các chi tiết sự việc nào trong truyện? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy ?
(Gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương , mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao gia đình..chiếc lược ngà đã trở thành một kỷ vật thiêng liêng thấm đãm nước mát và máu của ngwoif cha- một tấm lòng yêu thương con vô bờ bến )
2. Nhân vật bé Thu:
a. Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu.
-Hai cha con gặp nhau sau 8 năm trời xa cách
=>Bé Thu lo lắng và sợ hãi ,ngờ vực lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách
=>Một cô bé bướng bỉnh ương ngạnh đầy cá tính nhưng không đáng trách bởi thái độ và hành động của em là để tự bảo vệ tổ ấm gia đình
b. Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận cha
=> Lần đầu tiên cất tiếng gọi “Ba” 
-Nó chạy xô tới, 2 tay ôm chặt lấy cổ ba nó , hôn tới tấp, hôn cả lên vết sẹo dài 
-Hai tay xiết chặt lấy cổ, dang cả hai chân cặp chặt lấy ba nó
-Nó chia tay ba trong tiếng nấc nghẹn ngào
=> Một tình cảm dồn nén mãnh liệt xen lẫn sự hối hận
*Tiểu kết : Thu là một cô bé có cá tính cứng cỏi nhưng tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, dứt khoát rạch ròi
2. Nhân vật ông Sáu 
=> Day dứt ân hận khi đã đánh con đã ám ảnh ông
-Ông đồn hết tất cả tình yêu thương nhớ nhung con vào làm chiếc lược ngà=> Chiếc lược ngà trở thành 1 kỷ vật thiêng liêng quý giá.
 III.Tổng kết-Luyện tập
?Đọc đoạn trích em cảm nhận được vẻ đẹp nào của tình cha con của bé Thu?Từ đó giá trị tình cảm nào của con người được khẳng định trong chiến tranh?
-Truyện kể theo lời kể của nhân vật nào? Cách chọn và kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nọi dung tư tưởng?
-Một học sinh đọc Ghi nhớ
-Yêu cầu HS đọc diễn cảm lại đoạn bé Thu nhận cha và thể hiện tình cảm với cha
a/ Tổng kết
-Tình cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hoàn cảnh éo le.Trong chiến tranh, những giá trị tình cảm của con người càng trở nên thắm thiết , bền chặt.
-Lựa chọn nhân vật kể thích hợp, sự chứng kiến khách quan đồng cảm, chi sẻ..
- 
b/Ghi nhớ
*Ghi nhớ: SGK 
c/Luyện tập
D.Củng cố ,dặn dò:
-Hệ thống lại nội dung bài.
-Chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt.
-Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt, kiểm tra về thơ và truyện hiện đại.
-------------------------------------------
Ngày giảng:
 Tiết 73: Ôn tập Tiếng Việt
 (Các phương châm hội thoạicách dẫn gián tiếp)
A.Mục tiêu bài học
1. Hệ thống hóa những kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì I lớp 9.
2. Tích hợp các văn bản văn và các bài Tập làm văn đã học.
3. Rèn luyện các kĩ năngtổng hợp về sử dụng tiếng Việt trong nói và viết.
B. Chuẩn bị:
1. Hợp đồng học tập.
2.Bảng phụ, phiếu học tập.
C.Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tra bài cũ :
2.Bài mới
-Nêu các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ?
-GV hướng dẫn HS ôn lại nội dung các phương châm đã học
*các nhóm trình bày bài tập của nhóm mình. 
-Các nhóm khác nhận xét
-Giáo viên kết luận.
Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh :
-Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh giật mình , trả lời:
-Thưa thầy "Sóng "là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
=>Vi phạm phương châm quan hệ)
*Tình huống 2: “Nói có đầu có đuôi”
=>Vi phạm phương châm về lượng
-Xưng hô trong hội thoại là gì? Cho ví dụ.?
-Nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong TV và cho biết cách dùng từ ngữ đó ?
(Tv có một hệ thống xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm)
+. Vì sao khi xưng hô ta cần phải căn cứ vào đối tượng giao tiếp và tình huống giao tiếp ?
=>Trong Tv xưng hô thường tuân theo phương châm “ xưng khiêm – hô tôn” em hiểu phương châm đó như thế nào Nêu ví dụ ?
(Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại 1 cách tôn kính?)
Ví dụ:
-Vua tự xưng là "quả nhân "(người kém cỏi ) để thể hiện sự khiêm tốn và gọi các nhà sư là "cao tăng "để thể hiện sự tôn kính.
-Các nhà nho tự xưng là "hàn sĩ ", "kẻ hậu sinh " và gọi người khác là "tiên sinh ".
*Thảo luận : vì sao trong TV khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
(Có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ quen thuộc: chức vụ – tên riêng....tình huống giao tiếp thân mật hay xã giao, thân sơ hay khinh trọng)
-Thế nào là lời dẫn gián tiếp? Lời dẫn gián tiếp? Nêu dấu hiệu nhận biết ?
+Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật - được đặt trong dấu ngoặc kép
+Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc vật có điều chỉnh cho thích hợp – kh ... gt; Có thể đồng nhất với nhân vật tôi được không?Vì sao ?
(Không thể đồng nhất vì tôi là nhân vật văn học, kết quả hư cấu NT sáng tạo của tác giả)
=>Nêu diễn biến, cảm xúc tâm trạng của nhân vật tôi trên đường về quê?
(Ngồi trong thuyền , nhìn qua khe hở mui thuyền về làng quê sau 20 năm mới gặp lại. Trong lòng phảng phất nỗi buồn se sắt , hắt hiu)
=>Tại sao tác gải có tâm trạng cảm xúc ấy?
(Đó là vì giữa cái mong ước, hy vọng và tác giả tưởng tượng ra đã khác xa với thực tế:H/a thôn xóm tiêu điều, hoang vắng . im lìm dưới vòm trời màu lá úa, u ám giưũa mùa đông, nhân vật toi thất vọng vì so với làng trong kí ức H/a “ mấy cọng tranh khô...”thật ấn tượng khi diễn tả sự sa sút
-Thái độ của tôi là buồn- thương cảm nhưng đành chấp nhận hoàn cảnh)
*Hoàn cảnh hiện tại: Tiêu điều , hoang vắng
*Trong kí ức : đẹp nhưng mờ nhạt
*Cảm xúc : lòng se lại buồn bã
*Hướng dẫn HS đọc- kể tóm tắt đoạn 2
-Tâm trạng của nhân vật tôi trong thời gian ở nhà được thể hiện như thế nào ?
(Thể hiện trong dòng kể chuyện, miêu tả cảnh vật và con người, sự việc so sánh, đối chiếu quá khứ và hiện taị...)
+HS kể lại cảnh gặp gỡ trò truyện với mẹ, thím hai Dương, những người đến mua đồ đạc- nhất là cảnh gặp gỡ trò chuyện với Nhuận Thổ.
=> Thái độ và tình cảm của nhân vật tôi qua những cảnh ấy như thế nào ?
(HS so sánh khái quát
*Hiện tại :Cảnh Nhuận Thổ lên thăm bạn cũ- sự thay đổi của Nhuận Thổ từ hình dáng đến cử chỉ, lời nói. Hoàn cảnh gia đình Nhuận Thổ, chị hai Dương,dân làng người mua đồ, lấy đồ- Thuỷ Sinh và bé Hoàng
*Hồi ức :Về thằng bé Nhuận Thổ đẹp đẽ, oai hùng. Tình bạn trong sáng hồn nhiên, ngày giỗ tổ nàng Tây Thi “ đậu phụ”)
*Cảm xúc : Nhân vật Tôi càng buồn hơn , đau xót hơn, cô đơn hơn vì cảnh vật con người thay đổi sa sút, nhếch nhác vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ. Sót sa vì sự ngăn cánh giữa tôi và Nhuận Thổ, không còn tìm đâu thấy bóng dáng của người bạn nhỏ tươi tắn, đẹp đẽ năm nào.Thương cảm và đành chấp nhận bùi ngùi chia tay với quê với cảnh, với người)
II.Đọc và tìm hiểu chi tiết
1.Nhân vật và phương thức biểu đạt
- Nhân vật:"tôi ",=> Nhân vật trung tâm
 -Nhuận Thổ, => Nhân vật chính
-Phương thức biểu đạt tự sự – kết hợp với miêu tả- biểu cảm nghị luận
2.Tâm trạng của nhân vật Tôi
a.Trên đường trở về thăm quê cũ 
-Phảng phất một nỗi buồn se sắt
-Ngạc nhiên không tin rằng đó có phải là làng cũ trong kí ức
-Về đến nhà, nỗi buồn hiu quạnh càng tăng lên khi nhìn thấy mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió
*Đó là thái độ buồn , thương cảm nhưng đành chấp nhận hoàn cảnh
 2. Những ngày " tôi" ở cố hương
*Cảnh người , việc trong hiện tại
-Sự thay từ hình dáng đến cử chỉ, lời nói.
-Hoàn cảnh gia đình hết sức nghèo túng, khó khăn của Nhuận Thổ
-Chị Hai Dương: đến chào , kể công , lấy đôi tất và cái cái dảu
-Dân làng đến chào , mua đồ, xin đồ , lấy đồ
*Cảnh người , việc trong hồi ức
-Tình bạn trong snág hồn nhiên giữa Tấn và Nhuận Thổ
*Cảm xúc tâm trạng:
-Buồn đau xót, cô đơn vì cảnh vật, con người thay đổi: sa sút, nghèo đói, cổ hủ
-Xót xa vì sự ngăn cánh
-Thương cảm và chấp nhận
3. Củng cố dặn dò:
1.Giáo viên hệ thống toàn bộ nội dung vừa học.
2. Hướng dẫn học bài:Tìm hiểu tiếp:khi rời cố hương.
	========================
Ngày soạn:
Ngày dạy 
Tiết 78 Cố hương(T3)
 Lỗ Tấn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Hướng dẫn học sinh đọc kể tóm tắt văn bản, tìm hiểucảm xúc và tâm trạng của nhân vật khi rời quê hương và một số nhân vật khác để thấy nét đặc sắc về nghệ thuật, nôi dung chủ đề tư tưỏng của tác giả trong truyện
2. Rèn kĩ năng đọc, kể , phân tích tâm trạng nhân vật.
B. Chuẩn bị:
-ảnh chân dung Lỗ Tấn.
Tập "Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn"
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra :
-Những ngày ở quê, nhận vật "tôi "gặp gỡ những ai? Cảm nhận về những nhân vật ấy như thế nào?
2. Bài mới
Đọc hiểu văn bản (tiếp)
*Gọi HS đọc: “ Tôi nằm xuống....hết”
-Trên thuyền rời quê, cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào ?Tôi nghĩ gì ? Sự đối chiếu giữa các khoảng thời gian, không gian có gì giống và khác các đoạn trên?
(*Cảnh vật hiện tại : con thuyền rời xa dần, mờ dần , ngôi nhà cũ và làng quê trong hoàng hôn
*Cảnh vật quá khứ : 1 cánh đồng cát, vòm trời xanh đậm, lơ lửng vầng trăng tròn vàng thắm
*cảm xúc tâm trạng:
-Không chút lưu luyến ( cảnh cũ , người cũ , hiện taịo, đau buồn, quá khứ tốt đẹp không bao giờ trở lại)
-Hy vọng , tin tưởng vào con đường đã chọn, vào tương lai thế hệ con cháu
-Mơ ước những cuộc đời mới tốt đẹp hơn)
=> Hình ảnh con thuyền, thằng bé Nhuận Thổ, con đường có dụng ý nghệ thuật gì ?
(Suy nghĩ và triết lý về H/a con đường.Con đường từ đâu mà ra “ Người đi mãi thành đường mà thôi”=> Triết lý về niềm hy vọng ước mơ)
=> Qua diễn biến tâm trạng và tình cảm của nhân vật tôi ta có thể nhận thấy tình cảm thống nhất,bản chất từ trong sâu thẳm của tôi đối với cố hương là gì ?
(*Những biểu hiện khác nhau của tình yêu quê hương- tuy buồn đau vì sự sa sút nghèo đói nhưng vẫn hy vọng vào tương lai.Đó là chủ đề tư tưởng và ý nghĩa sâu sắc)
=> Hãy tả lại chân dung Nhuận Thổ trong lần đến thăm bạn cũ ? Cảm nhận của em về nhân vật này ?
(Sự thay đổi lớn lao và toàn diện từ hình dáng đến lời nói, cử chỉ , suy nghĩ qua thời gian- từ chú bé hồn nhiên trở thành bác nông dân nghèo túng- đần độn – mụ mị- nhút nhát...nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp: đem quà quê tặng bạn, được tin đến ngay, không tham lam.....Hình ảnh Nhuận Thổ là minh chứng cụ thể về sự sa sút điêu tàn của Cố hương- Hình ảnh thu nhở của nông thôn TQ đầu thế kỷ 20)
=>Trong truyện có những H/A” con đường” nào?
(+H/A con đường với nghĩa đen: con đường sông đưa nhân vật tôi về quê và đưa gia đình rời quê. Hình ảnh con đường sông nước phần nào có ý nghĩa khái quát biểu trưng cho sự thay đổi luân chuyển của cuộc sống: con người như dòng chảy không ngừng.
+Con đường trong suy nghĩ liên tưởng của nhân vật tôi. Hình ảnh biểu tượng- khái quát triết lý về cuộc sống con người hiện tại đến tương lai. Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc hy vọng vào tương lai. Con đường không tự nhiên mà có “ Người ta đi mãi thành đường mà thôi”
=>Hình ảnh cố hương có ý nghĩa giá trị hiện thực như thế nào ?Nếu bỏ hình ảnh ấy- liệu giá trị của truyện sẽ như thế nào?
+H/A thu nhỏ của xã hội TQ
+Sự thay đổi của cố hương phản ánh sự thay đổi của xã hội
+Vấn đề bức thiết được đặt ra: phải xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai
?
-Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
(Đậm chất hồi ký, trữ tình , giọng buồn man mác
+Nhân vật tôi quan sát rung cảm- suy ngẫm..
-So sánh đối chiếu giữa hiện taị và quá khứ
-Những hình ảnh biểu tượng- biểu trưng giàu chất triết lý
=>Nêu ngắn gọn chủ đề của tác phẩm?
(Phê phán xã hội TQ, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân, của xã hội qua những suy ngẫm trong 1 chuyến về quê sự thay đổi của cố hương)
-Gọi HS đọc diễn cảm đoạn cuối
3. Khi rời cố hương:
-Lòng tôi không chút lưu luyến
-Hy vọng vào tương lai, vào con đường đã chọn
-Mơ ước cuộc đời mới tốt đẹp hơn
3/Nhân vật Nhuận Thổ
-Sự thay đổi lớn lao và toàn diện từ hình dáng đến lời nói, cử chỉ , suy nghĩ qua thời gian
- vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp: đem quà quê tặng bạn, được tin đến ngay, không tham lam....=> Sự sa sút điêu tàn của cố hương
4.Hình ảnh con đường và cố hương
a/ Hình ảnh con đường
-Trong suy nghĩ và liên tưởng của nhân vật tôi: con đường của niềm hy vọng vào tương lai, con đường đến với tự do và hạnh phúc
=>hình ảnh biểu tượng, khái quát, mang tính triết lý
b/ Hình ảnh cố hương
-Hình ảnh thu nhỏ của xã hội TQ(phản ánh sự biến đổi xã hội)
-Phải xây dựng những cuộc đời mới tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai
III. Tổng kết- Luyện tập
1.Tổng kết
*Nghệ thuật:: đậm chất hồi ký, so sánh đối chiếu, hình ảnh biểu tượng giàu chất triết lý
*Nội dung 
Ghi nhớ SGK.
2.Luyện tập
D. Củng cố dặn dò.
-Hệ thống kiến thức toàn bài.
-Hướng dẫn về nhà:Chuẩn bị bài Những đứa trẻ
Ngày soạn:
Ngày dạy 
Tiết 79: Trả bài kiểm tra tiếng việt
A.Mục tiêu
-Giúp HS thấy rõ được những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong quá trình lĩnh hội kiến thức TV vào làm bài
-GD ý thức học tập vươn lên
B.Chuẩn bị: những ưu khuyết điểm của HS
C.Lên lớp
	1.Kiểm tra
	2.Bài mới
I.Nhắc lại đề bài và yêu cầu của đề
	-Những kiến thức cơ bản: phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp – cách dẫn gián tiếp- tạo từ ngữ mới theo công thức x + 
II.Chữa bài
	1.ưu điểm
*Phần 1: Trắc nghiệm:
	Ưu điểm : Bài có nhiều tiến bộ, nắm chắc kiến thức tiếng Việt
* Phần tự luận:
	*ưu điểm : HS đã có kỹ năng dựng đoạnvà viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề, có kỹ năng đưa và sử dụng lời dẫn trực tiếp một cách hợp lý có sức thuyết phục
	*Tồn tại :
 - Nội dung đoạn văn chưa lô zích với lời dẫn trực tiếp 
 - Chưa có sự ăn khớp ăn nhập giữa nội dung đoạn văn và lời dẫn trực tiếp
 - Nội dung đoạn văn còn sơ sài lan man.
III. Kết quả
	1.Lớp 9 a: Tổng số bài: 26 bài
	-Điểm 9 : Điểm 5:
	-Điểm 8: Điểm 4
	-Điểm 7: Điểm 3:
	-Điểm 6: Điểm 2:
1.Lớp 9 b: Tổng số bài: 33 bài
	-Điểm 9 : Điểm 5:
	-Điểm 8: Điểm 4
	-Điểm 7: Điểm 3:
	-Điểm 6: Điểm 2:
*Theo dõi HS yếu :
	+Lớp 9A:
	+Lớp 9B:
D.Hướng dẫn về nhà
	-Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
	-Chuẩn bị cho bài KT học kỳ 1
	================================
Tiết 80 : trả bài kiểm tra văn và tiếng việt
I.Mục tiêu :
Giúp hS ôn lại những kiến thức cơ bản về hệ thống về truyện và thơ Hiện đại VN đã học trong chương trình, củng cố thêm ký năng làm bài KT trắc nghiệm , tự luận
	-Thấy rõ được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, có phương hướng khắc phục trong các bài viết tới
B.Chuẩn bị
	-Thầy : chấm bài, ghi chép các ưu khuyết điểm của HS
	- Trò : Rự nhận xét bài làm của mình so với đáp án trên cơ sở lời nhận xét của thầy
C.Lên lớp :
	1.Kiểm tra
	2.Bài mới 
I.Phân tích đề
II.Chữa bài
a.ưu điểm 
*Phần 1: Trắc nghiệm
	-Phần lớn làm tốt theo yêu cầu, khoanh tròn vào đáp án đúng
	-Tồn tại : một số bài còn chọn đáp án sai
*Phần 2: Tự luận 
1/ a- HS đã cảm nhận tốt về hình tượng anh thanh niên với phẩm chất và nhân cách sống cao đẹp: yêu nghề , say mê- ý thứuc trách nhiệm đối với công việc- tạo cho mình một cuộc sống khoa học, chủ động, sinh động phong phú để vượt qua sự thử thách vô cùng lớn lao: sự cô đơn
	-Khát khao tình cảm, quý trọng tình người- tận tình chu đáo với khách- một sự khiêm tốn thành thực
	-Âm thầm lặng lẽ cống hiến
 b- HS cảm nhận được nhan đề của tác phẩm: Sa-pa- nghe tên cứ nghĩ đến sự nghỉ ngơi- nhưng thựuc tế không phải như vậy: ở đây có những con người ngày đêm âm thầm lặng lẽ cống hiến làm việc cho quê hương, đát nước
b.Tồn tai :
	-Sự cảm nhận còn dàn trải , hời hợt, nôi dung còn ở mức độ sơ sài, kể lể...
	-Các ý trình bày còn lộn xộn, lan man thiếu lô gích
D.Hướng dẫn về nhà:
	-Xem lại toàn bộ nội dung, kiến thức đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 - tiet 71- 80.doc