Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 74 đến tiết 90

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 74 đến tiết 90

 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

-Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10- 15), làm tốt các bài kiểm tra 1 tiết tại lớp.

-Qua kiểm tra Gv đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng, thái độ để có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn yếu.

B/ Các bước lên lớp:

1/ Ổn định:

2/Bài mới:

Hoạt động 1: GV chép đề cho HS

*Đề bài:

Câu 1: Tác giả của bài thơ “Đồng chí”

Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Nêu vẻ đẹp của người lính trong bài thơ “bài thơ tiểu đội xe không kính”

Câu 3: Nêu điểm khác nhau về cách xây dựng hình ảnh trong 3 bài thơ ‘Đống chí” “Tiểu đội xe không kính” “Đoàn thuyền đánh cá”

Câu 4: Phân tích nét nổi bật tính cách nhân vật Ông Hai Thu trong truyện Làng của Kim Lân

Câu 5: Tóm tắt cốt truyện văn bản “Chiếc lượt ngà” của Nguyễn Quang Sáng

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 74 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 75
KIỂM TRA VĂN THƠ HIỆN ĐẠI
Ngày soạn: 30/12/09
Ngày giảng:7/12/09
 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10- 15), làm tốt các bài kiểm tra 1 tiết tại lớp.
-Qua kiểm tra Gv đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng, thái độ để có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn yếu.
B/ Các bước lên lớp:
1/ Ổn định:
2/Bài mới: 
Hoạt động 1: GV chép đề cho HS
*Đề bài:
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Đồng chí”
Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Nêu vẻ đẹp của người lính trong bài thơ “bài thơ tiểu đội xe không kính”
Câu 3: Nêu điểm khác nhau về cách xây dựng hình ảnh trong 3 bài thơ ‘Đống chí” “Tiểu đội xe không kính” “Đoàn thuyền đánh cá”
Câu 4: Phân tích nét nổi bật tính cách nhân vật Ông Hai Thu trong truyện Làng của Kim Lân
Câu 5: Tóm tắt cốt truyện văn bản “Chiếc lượt ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: 1,5đ
Tác giả của bài thơ Đồng chí 0,5đ
Bài thơ được viết năm 1948
Sau khi t/g cùng đồng đội chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc
Câu 2: 2đ
Hiên ngang ung dung
Bất chấp khó khăn gian khổ hiểm nguy
Có tinh thần đồng đội keo sơn gắn bó
Có trái tim vì miền Nam
Có bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ thời đánh Mỹ
Câu 3: 1,5đ
Đồng chí : hình ảnh chân thực, bình dị
TĐX không K : hình ảnh độc đáo
ĐTĐC hình ảnh rực rỡ tráng lệ huy hoàng
Câu 4: 3đ
Yêu làng,gắn bó với làng, luôn tự hào về làng
Yêu làng gắn bó với tình yêu đất nước lòng thủy chung với cách mạng, với cụ Hồ
Đặt xã hội trong tình huống nghe tin làng theo giặc
Câu 5: 2đ
Hoàn cảnh: ông Sáu xa nhà đi chiến đấu khi trở về con gái đã lên 8 tuổi
Vừa về đến nhà ông vội đến với con nhưng bé Thu sợ hãi và lạ lẫm
Trong hững ngày ở nhà ông tìm mọi cách gần con để vỗ về nhưng bé Thu cự tuyệt. Ông Sáu không kìm được tức giận đánh bé Thu
Bé thu bỏ sang nhà ngoại , đêm hôm ấy ngoại giải thích
Hôm sau bé Thu về nhà nhận cha cũng là lúc ông Sáu lên đường
Ông Sáu trở lại chiến khu nhớ thương con ông làm chiếc lược ngà
Ông Sáu hy sinh gởi lại chiếc lược ngà cho ông Ba cùng với ánh mắt nhắn gởi 
Hoạt động 2: GV theo dõi HS làm bài. HS làm bài nghiêm túc
Hoạt động 3: GV thu bài, kiểm tra số lượng bài
Hoạt động 4: GV nhận xét tiết kiểm tra.
Hoạt động 5: GV dặn dò
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn 9 Năm 2009- 2010
A/ Phần văn bản:
1/Nắm toàn bộ chú thích tất cả các văn bản đã học ở HKI. (từ tuần 1- 17)
2/Học thuộc lòng các văn bản thơ hiện đại, các đoạn trích của tác phẩm: Truyện kiều, Truyện Lục Vân Tiên, nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm đó, đoạn trích đó.
3/Đối với các văn bản nhật dụng: Phong cách HCM, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, tuyên bố....trẻ em. Nắm được các văn bản nhật dụng đó bàn về những vấn đề gì? những vấn đề đó được trình bày bằng những phương thức nào?
4/Đối với những tác phẩm văn xuôi trung đại: CNCGNXương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, HLNTChí (Hồi thứ 14 ) phải tóm tắt cốt truyện- nắm giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm đó.
5/Tóm tắt Truyện Kiều, truyện LVTiên
6/Đối với TP văn xuôi hiện đại: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Cố hương- thì tóm tắt TP, nắm vững và phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các TP đó.
B/ Phần Ngữ pháp:
1/Các phương châm hội thoại.
Bài tập SGK
2/Xưng hô trong hội thoại.
Bài tập SGK
3/Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Vận dụng: đưa một số lời nói làm lời dẫn trực tiếp và gián tiếp.
4/Nêu các cách phát triển từ vựng. Cho ví dụ.
-Thế nào là phát triển nghĩa.
-Phát triển nghĩa bằng các cách nào?
-Thế nào là cách phát triển bằng cách tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
5/Thuật ngữ là gì? Ví dụ. Đặc điểm của thuật ngữ?
6/Thế nào là trau dồi vốn từ. Các cách trau dồi vốn từ.
Bài tập SGK/101, 102
7/Làm lại các bài tập và nắm kiến thức về bài Tổng kết từ vựng và bài ôn tập phần TV.
8/Nhận diện thể thơ 8 chữ. Tập làm thơ 8 chữ
9/Nắm lại kiến thức bài Chương trình địa phương.
C/ Làm văn:
1/Nắm vững lí thuyết kiểu bài Thuyết minh. Biết vận dụng yếu tố miêu tả, cách dùng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
*Thuyết minh một số đối tượng (cái bình thủy, chiếc áo dài, loài ếch, hoa mai, cây lúa...), Một số hiện tượng (mây, mưa..), một vài món ăn dân tộc, một di tích thắng cảnh, một tác phẩm, tác giả.
2/Nắm vững lí thuyết kiểu bài tự sự. Biết vận dụng yếu tố nghị luận miêu tả trong văn tự sự. Chú ý cách dùng ngôi kể. Cách dùng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
*Làm các số đề tự sự trong SGK.
Điện Phước , Ngày 5 tháng 12 năm 2009
 GVBM
 Phan Thị Minh Nguyệt
Tuần:16
Tiết :76
CỐ HƯƠNG
 ( Lỗ Tấn)
Ngày soạn :1/12/09
Ngày giảng:7/12/09
A. Mục tiêu cần đạt : giúp hs
Nắm được tác giả , tác phẩm
Xác định được ngôi kể ,thể loại và bố cục văn bản
 B. Chuẩn bị :
 1. Thầy: - tranh ảnh lỗ tấn.
 2. Trò: - đọc trước và tóm tắt tác phẩm.
 - soạn bài theo câu hỏi sgk.
C. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: - Nề nếp đầu giờ.
 2. Kiểm tra: Kiểm tra vở soạn và vở bài tập của học sinh 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:giới thiệu bài
Hoạt động 2: hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chung văn bản.
Nêu những nét cơ bản về tác giả lỗ tấn và tác phẩm “cố hương” 
- Hướng dẫn hs đọc, tóm tắt, tìm bố cục và ngôi kể.
* gv hướng dẫn hs đọc: giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả ; giọng ấp úng của nhân vật nhuận thổ, giọng chao chút của thím hải dương, giọng suy ngẫm, triết lí ở một số câu, đoạn.
- gv đọc mẫu một đoạn.
 Truyện kể về sự việc gì ?
 Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? 
 Có thể tóm tắt ngắn truyện “cố hương” như thế nào ?
 Em hãy cho biết truyện có thể chia ra làm mấy phần ?Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Em có nhận xét gì về đặc điểm bố cục của truyện ?
- Tìm hiểu sgk.
Giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả ; giọng ấp úng của nhân vật nhuận thổ, giọng chao chút của thím hải dương, giọng suy ngẫm, triết lí ở một số câu, đoạn.
- 3 -4 hs đọc
- kể lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi”, để bán nhà, đưa cả gia đình sinh sống nơi khác.
- ngôi kể : ngôi thứ nhất (nhân vật tấn xưng tôi)
- chọn ngôi kể ở ngôi thứ nhất cho nhân vật tôi, làm tăng đậm tính chất trữ tình của truyện. (tôi trực tiếp quan sát, cảm xúc, suy ngẫm, phát biểu quan niệm). 
- Sau hai mươi năm xa quê, “tôi” trở về thăm làng cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, “tôi” rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống quê mình sẽ được đổi thay.
- bố cục gồm ba phần :
+đoạn 1 : “từ đầu ... Đang làm ăn sinh sống” : tôi trên đương về quê.
+đoạn 2 : “tinh mơ sáng hôm sau ... Sạch trơn như quét” : những ngày tôi ở quê.
+ đoạn 3 : “còn lại” : tôi trên đường xa quê.
 Thấy được đặc điểm “đầu cuối tương ứng
I.Tìm hiểu chung :
1.Tác giả và tác phẩm:
- Lỗ Tấn : (1881 - 1936).
- Trích trong tập “gào thét” (1923).
2. Đọc và tóm tắt tác phẩm.
3. Ngôi kể và bố cục: 
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Bố cục 3 phần.
+đoạn 1 : “từ đầu ... Đang làm ăn sinh sống” : tôi trên đương về quê.
+đoạn 2 : “tinh mơ sáng hôm sau ... Sạch trơn như quét” : những ngày tôi ở quê.
+ đoạn 3 : “còn lại” : tôi trên đường xa quê.
4-Củng cố : Tóm tắt lại truyện
5-Dặn dò: Soạn bài theo câu hỏi
Tuần:17
Tiết :77-78
 CỐ HƯƠNG 
 ( tiếp theo ) 
Ngày soạn :2/12/09
Ngày giảng:8/12/09
A. Mục tiêu cần đạt : giúp hs
 1. Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
 2. Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
 3. Bồi dưỡng về tình yêu quê hương bản quán. 
B. Chuẩn bị :
 1. Thầy: - bảng phụ
 2. Trò: - đọc trước và tóm tắt tác phẩm.
 - soạn bài theo câu hỏi sgk.
C. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra: 
 Tóm tắt truyện cố hương ? nêu vài nét về tác giả?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
- hướng dẫn hs tìm hiểu nhân vật “tôi”.
 Có thể đồng nhất nhân vật tôi với tácgiả được không? Vì sao? 
 Tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ về cố hương “của tôi” được thể hiện trong chuyến về thăm từ biệt quê hương như thế nào ? 
 Cảnh làng quê trong con mắt người trở về sau hai mươi năm xa cách đã hiện ra ntn ?
 Cảnh đó dự báo một cuộc sống ntn đang diễn ra ở “cố hương” ?
Trước cảnh ấy, tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về ?
 Em hãy cho biết tâm trạng của tác giả khi ngồi trong thuyền nhìn về làng quê xa đang gần lại như thế nào ?
 Lí giải rõ về tâm trạng đó ? 
 Tại sao tác giả lại có tâm trạng và cảm xúc ấy ? 
 Biện pháp nghệ thuật đã sử dụng ở đoạn này là gì ? 
 Từ đó, hình ảnh cố hương đã hiện lên như thế nào trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê ?
 Những ngày sống ở quê, nhân vật “tôi” đã gặp nhiều nhà quen cũ, trong đó, cuọc gặp với những nhân vật nào được kể nhiều nhất ?
 Mối quan hệ giữa nhân vật tôi” với nhuận thổ được kể trong thời điểm nào ?
 Trong kí ức “tôi” hình ảnh nhân vật nhuận thổ xưa gắn với cảnh tượng nào ?
 Tại sao nhân vật “tôi” gọi đó là một thế giới thần tiên ?
 Hãy tìm những chi tiết về sự thay đổi của nhuận thổ qua cách nhìn của “tôi” ? 
 Qua những chi tiết đó ta thấy nhuận thổ là người như thế nào so với 20 năm trước ? 
 Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự thay đổi đáng buồn này ?
 Nét nổi bật trong cách xây dựng nhân vật nhuận thổ là gì ?
 Trong kí ức tôi nhân vật chị hai dương - người hàng xóm cũng được kể ntn ?
 Trong kí ức của “tôi” nhân vật chị Hai dương được kể ntn ?
Cũng sau 20 năm người phụ nữ ấy xuất hiện trước “tôi” với bộ dạng, lời nói, hành động ntn ?
 Em có nhận xét gì về sự thay đổi này ?
 Qua nhuận thổ và chị hai dương em có suy nghĩ gì về cố hương ? 
* Tìm hiểu đoạn cuối cùng :
 Vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy “lòng tôi không chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt” ?
 Khi rời “cố hương” nhân vật “tôi” đã mong ước điều gì 
 Y nghĩa cuối cùng của nhân vật “tôi” : “trên mặt đát vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” ?
Hoạt động 3: hướng dẫn hs rút ra nhận xét về văn bản về nghệ thuật và nội dung ?
Hoạt động 4 : hướng dẫn hs luyện tập (sgk)
- Tôi cũng là Tấn (tên tác giả), cũng quê ở thiện hưng, tỉnh triết giang bên bờ biển, trong cuộc đời, nhà văn đã vài lần về thăm quê ... Nhưng tôi vẫn là nhân vật văn học, kết quả sáng tạo, hư cấu nghệ thuật của tác giả.
- diễn biến tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả trong chuyến về thăm từ biệt quê hương lần cuối cùng được thể hiện qua 3 đoạn : trên dường về quê, những ngày ở quê và trên đường rờ ...  bài.
III. Ôn tập (tiếp theo) :
IV.Luyện tập (tiếp) :
* đề 1:
* đề 2:
 4.Củng cố: - học bài, ôn tập theo câu hỏi.
 5.Dặn dò: - về nhà thực hiện các đề bài.
Tuần:18
Tiết :85,86
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày soạn :14/12/09
Ngày giảng:21/12/09
I-Mục tiêu cần đạt: 
Đánh giá học sinh về tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học 
Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn và khả năng tư duy ,hệ thống kiến thức
II-Chuẩn bị :Hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng
III.Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Đề bài theo sở GD&ĐT Quảng Nam
Tuần:19
Tiết :87
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
Ngày soạn :14/12/09
Ngày giảng:22/12/09
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-Củng cố cách nhận diện thể thơ 8 chữ đã học ở bài 11. Nhận diện về đặc điểm, khả năng biểu hiện của thể thơ 8 chữ thông qua 1 số bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ đã học trong chương trình.
-Tập làm thơ 8 chữ với những đề tài về quê hương, đất nước, tuổi học trò... để phát huy tính sáng tạo, hứng thú học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
II-Chuẩn bị :
*GV: một số bài thơ, đoạn thơ 8 chữ, một số đề tài
*HS: Đọc kỹ lại bài tập làm thơ 8 chữ ở bài 11, đọc lại một số bài thơ 8 chữ đã học trong chương trình và sưu tâm thêm một số bài thơ cũng như tự làm một bài thơ 8 chữ.
 III.Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2: HDHS nhận diện thể thơ 8 chữ
*cho hs đọc các đoạn thơ sgk
 Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở từng đoạn thơ ? 
 Tìm những chữ có khả năng gieo vần của mỗi dòng của từng đoạn thơ ? 
 Hãy nhắc lại thế nào là vần bằng ? Thế nào là vần trắc ? Vần liền ? Vần gián cách ở tiếng cuối cùng trong từng dòng thơ ? 
 Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ ?
*hướng dẫn thực hiện phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: hướng dẫn thực hành làm thơ tám chữ. 
 Hãy kể tên những bài thơ 8 chữ đã học ở lớp 8, lớp 9 ? 
 Dựa trên cơ sở nào em nhận diện thể thơ này ? Hãy nêu dẫn chứng và giải thích ?
 Hãy thảo luận trao đổi và hoàn chỉnh những bài thơ của nhóm mình để trình bày trên lớp ?
*khuyến khích và cho điểm những bài làm khá (tôn trọng sản phẩm của học sinh)
- gv : nhận xét định hướng giúp hs điều chỉnh lỗi sai.
Hoạt động 4 : hướng dẫn cùng làm một bài thơ.
- hướng dẫn hs thực hành làm thơ 8 chữ theo yêu cầu về : quê hương, gia đình, bạn bè, nhà trường.
+ từ 6 đến 10 câu thơ.
+ chú trọng nội dung và hình thức
*gv: nhận xét gợi ý cách sửa.
Hoạt động 5 : thi làm thơ.
Hoạt động 6 : sơ kết về tiết học
Những ưu điểm :
Hạn chế :
Phát huy những bài thơ hay, đạt yêu cầu, khuyến khích về nhà làm.
HS đọc
- mỗi dòng 8 chữ.
- vần chân ở cuối câu : được gieo liên tiếp hoặc gián cách. 
- vần trắc : chữ có thanh sắc, nặng, hỏi ngã. 
- vần bằng : chữ có thanh ngang hoặc thanh huyền.
- cách ngắt nhịp rất đa dạng : 2/6, 3/5, 4/4 ...
- nhớ rừng (thế lữ)
- quê hương (tế hanh)
- bếp lửa (phần lớn là 8 chữ)
- khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- hs nhắc lại.
* HS trình bày theo nhóm.
- HS nhận xét, phát hiện ra những chỗ chưa ổn định, hướng dẫn cách sửa về nội dung và hình thức.
*chia thành 4 nhóm (mỗi tổ một nhóm). Hình thức bốc thăm.
Làm theo đề tài: quê hương, gia đình, bạn bè, nhà trường.
 Nhóm phân công thành viên trình bày trước lớp.
- thực hiện bài thơ gồm 8 câu xen kẻ nhau, mỗi lần một câu.
- nối tiếp nhau cho phù hợp về hình thức (số chữ, gieo vần, ngắt nhịp) và nội dung (phải liên kết).
I. Nhận diện thể thơ tám chữ 
II- Thực hành :
Bài 1
III.Thực hành :
Bài 1 : 
*trình bày theo nhóm
Bài 2 :
*mỗi nhóm một bài thơ
Bài 3 :
* thi làm thơ.
Kí ức thời gian
Bạn thấy không mọi thứ đã xa rồi
Trong kí ức thời gian .... Sao nhanh thế ?
Tuổi thơ ngày xưa ... Ra đi lặng lẽ
Hoa phượng rơi ... Đọng lại chút hương buồn
Lớp học buồn tênh trong chiều trống vắng
Nỗi nhớ đầu ... Bạn sẽ nhớ về ai ...?
Nhớ người bạn thân cùng ngồi cạnh chỗ
Hay nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bâng khuâng !
Nếu có tìm, bạn hãy nhớ hàng cây
Nơi những buổi ta chơi trò nghịch ngợm
Dưới gốc bàng già, tỉ tê trò chuyện
Lưu luyến chia tay ... Buổi học cuối cùng
Nếu có nhớ bạn theo về phòng học
Nhớ bảng đen, bục giảng chốn học đường
Lời thầy cô trầm ấm mãi âm vang
Dệt hi vọng vào lòng ta mơ ước ...
Kí ức thời gian ...tuổi thơ còn đó
Thoáng chiều buồn cùng lê gót ngẩn ngơ
Chuyện vui buồn gom nhặt nhữngvần thơ
Theo kí ức thời gian tìm trong nỗi nhớ ...
Mùa hè chia tay
Bạn có thấy không, màu hồng trên má ?
Ánh nắng đang về tô đẹp tuổi thơ.
Bạn có thấy không, cánh hoa bé nhỏ ?
Rập rờn bay giữa làn gió trưa hè.
Khoảng trời riêng cánh én cứ chao đưa
Dệt trang sách gởi bao điều mơ ước....
Con đường cũ cùng tháng ngày sánh bước
Dấu thời gian đếm theo gót học trò ...
Bạn thấy không thế là đã sang hè
Phượng nở rộ tiếng ve sầu rộn rã
Quyển lưu bút mình trao tay vội vã
Tình học trò ... Theo dòng chữ ngây ngô
Năm học cuối những buồn vui lẫn lộn
Sắp xa trường, xa lớp học thân thương
Trong lòng ta đang xao xuyến vấn vương
Gom kỉ niệm của một thời thơ dại !
 4-Củng cố: tiếp tục tự làm thơ tám chữ ?
 5-Dặn dò: chuẩn bị bài : “phép phân tích và tổng hợp” 
Tuần:19
Tiết :88,89
NHỮNG ĐỨA TRẺ (hướng dẫn đọc thêm)
(trích : thời thơ ấu của M.go-rơ-ki)
Ngày soạn :16/12/09
Ngày giảng:24/12/09
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Cảm nhận trước những tâm hồn trong trắng, đáng yêu sống thiếu tình thương.
Hiểu rõ được nét đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của go-ro-ki trong đoạn trích trên.
Trân trọng tình bạn trong sáng cùng cảnh ngộ.
II-Chuẩn bị :
1. Thầy: - Ảnh, tư liệu và m. Go-ro-ki (tác phẩm thời thơ ấu)
2. Trò: - đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk.
III.Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: hướng dẫn hs tìm hiểu chung văn bản.
 Dựa vào chú thích em hãy cho biết đôi nét sơ lược về tác giả và tác phẩm ?
Ú chốt: 
 Xác định ngôi kể của truyện 
*hướng dẫn hs cách đọc 
- gv đọc mẫu một đoạn, gọi hs đọc phần còn lại.
- đọc các chú thích.
 Em hãy cho biết phương thức biểu đạt của văn bản ?
Hoạt động 2: hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
 Hoàn cảnh của a-li-ô-sa lúc nhỏ như thế nào ? Vì sao 3 đứa con của ông đại tá lại chơi thân với nhau ? 
 Mối quan hệ của hai gia đình (ông ngoại - đại tá) có tốt đẹp không ? Vì sao ? Theo em, vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc trong tác giả ?
 Giữa a-li-ô-sa và 3 đứa trẻ có những điều bất hạnh nào giống nhau ?
*hướng dẫn hs đọc phần còn lại 
 Em hãy nêu những quan sát và nhận xét tinh tế của tác giả
 về những đứa trẻ ? Thử phát hiện hình ảnh so sánh đặc sắc vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài vừa thể hiện thế giói nội tâm của ba đứa trẻ ?
Hoạt động 3: hướng dẫn hs rút ra ghi nhớ.
+ M.go-rơ-ki (1868 - 1936).
+ nhà văn lớn của nga và thế giới ở thế kỉ xx.
+ thời thơ ấu (1913 -1914) là tiểu thuyết tự thuật gồm13 chương.
- kể ở ngôi thứ nhất.
(đọc diễn cảm).
- tự sự kết hợp với miêu tả.
- a-li-ô-sa: mồ côi cha, mẹ đi lấy chồng khác, ở với ông bà ngoại.
- hoàn cảnh của ba đứa trẻ con ông đại tá: mồ côi mẹ, sống với dì ghẻ, luôn bị cấm đoán, đánh đòn ...
Ú hoàn cảnh sống giống nhau, thiếu tình thương yêu của gia đình. Mối quan hệ thành phần xã hội khác nhau : đại tá ôp-xi-an-ni-côp không cho những đứa con mình chơi với a-li-sa : “đứa nào gọi nó sang ?, cấm không được đến nhà tao”....
- gv hướng dẫn hs đọc đoạn từ : “trời đã bắt đầu tối...nhà tao !”
- hoàn cảnh sống thiếu tình yêu thương của bố mẹ, khiến a-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa con ông đại tá. Tình bạn trong trắng ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ và kể lại hết sức xúc động kỉ niệm “thời thơ ấu”
- a-li-ô-sa cảm thông với nỗi bất hạnh của ba bạn nhỏ : “chúng tớ không còn mẹ”, “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú con gà con”.
- bọn trẻ luôn bị áp chế, lẳng lặng vào nhà chẳng dám hé răng.
- so sánh đặc sắc : 
+ “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con”.
+ “mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoã”.
Ú a-li-ô-sa thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ.
- chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể.
? Những chi tiết nào trong truyện cho ta thấy được chuyện đời thường và vườn cổ tích đan xen vào nhau ? Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ?
- những chi tiết chuyện đời thường và cổ tích :
+ chuyện đời thường : người mẹ
Vườn cổ tích: mụ dì ghẻ độc ác trong cổ tích.
+ đời thường : dì ghẻ.
Vườn cổ tích ; mụ dì ghẻ phù thuỷ giả làm mẹ thật.
+ đời thường : người bà.
Vườn cổ tích : tưởng tượng những người sống lại nhờ nước phép.
Ú thực và mộng đan xen nhau.
I-Tìm hiểu chung :
1.Tác giả và tác phẩm. 
2. Đọc và tìm hiểu bố cục:
II.Cảm nhận về tác phẩm :
1. Những đúa trẻ gặp nhau.
a.Hoàn cảnh của a-l-ô-sa :
b.Hoàn cảnh của ba đứa con ông đại tá.
c.Mối quan hệ gia đình.
=>tình bạn trong sáng, thân thiết, cùng cảm thông, chia sẻ và hi vọng.
2. Những đứa trẻ bị cấm đoán:
=>bị đối xử lạnh lùng, tàn nhẫn, thô bạo.
3.chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
=>yêu quí, gắn bó, tình cảm trong sáng, ấm áp.
III. Tổng kết:
 *ghi nhớ : sgk.
 4-Củng cố: - đọc lại ghi nhớ/234.
 - truyện kể theo ngôi thứ mấy ? Nêu chủ đề của truyện ?
 5-Dặn dò: - chuẩn bị bài : “bàn về đọc sách” hkII
Tuần: 19
Tiết : 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ
Ngày soạn :16/12/09
Ngày giảng:25/12/09
I.Mục tiêu cần đạt : giúp hs
 1. Xác định lại yêu cầu đề bài. Rà soát lại kết quả bài làm so với đáp án.
 2. Củng cố nắm lại kĩ năng làm bài tổng hợp của 3 phân môn 
 3. Rèn luyện cách viết đoạn, cách phân tích thơ văn. Thấy được những ưu điểm - nhược điểm để có cách khắc phục.
II. Chuẩn bị : 
 1. Thầy: - chấm bài rút ra những sai sót của hs.
 - thấy được những mặt tốt và những hạn chế định hướng sửa chữa.
 2. Trò: - tự kiểm tra đánh giá lại bài, sửa theo đáp án và yêu cầu của thầy.
III.Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định: - nề nếp đầu giờ.
 2. Kiểm tra: 
 3. Bài mới:
Các hoạt động:
 I.Hướng dẫn thực hiện :
 +cho hs đọc lại đè bài. Xác định yêu cầu từng phần ? Từng câu ?
 +phát bài cho hs rà soát lại.
 +giáo viên hướng dẫn lại đáp án.
 II.Nhận xét về bài kiểm tra :
 Ưu điểm :
 - Phần lớn hiểu đề và thể hiện được yêu cầu đề bài.
 - biết cách nêu và phân tích dưới hình thức một đoạn văn (câu 1 tự luận)
 - biết cách làm bài văn tự sự theo yêu cầu.
 Nhược điểm :
 - phần trắc nghiệm còn có sự phân vân - kiến thức chưa vững.
 - phần tự luận : khả năng viết đoạn, phân tích, viết câu còn yếu, cách diễn đạt, chữ viết, cách trình bày phần còn hạn chế.
 4-Củng cố: đọc lại bài kiểm tra sai sót
 5-Dặn dò: chuẩn bị bài : “bàn về đọc sách” 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 16 19.doc